I. Mức độ cần đạt
- Củng cố hiểu biết về liên kết câu và liên kết đoạn văn.
- Nhận ra và sửa được một số lỗi về liên kết.
II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng
1. Kiến thức
- Một số php lin kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản.
- Một số lỗi liên kết có thể gặp trong văn bản
TUẦN 24 Ngày soạn: 12/ 2/ 2011 TIẾT 110 Ngày dạy: ./ 2 / 2011 LUYỆN TẬP LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN I. Mức độ cần đạt - Củng cố hiểu biết về liên kết câu và liên kết đoạn văn. - Nhận ra và sửa được một số lỗi về liên kết. II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng 1. Kiến thức - Một số php lin kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản. - Một số lỗi liên kết có thể gặp trong văn bản. 2. Kĩ năng - Nhận biết được phép liên kết câu, liên kết đoạn trong văn bản. - Nhận ra và sửa được một số lỗi về liên kết 3. Giáo dục HS theo từng nội dung của bài tập. III. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, bảng phụ ghi các bài tập. - HS: Đồ dùng học tập, chuẩn bị bài ở nhà. IV. Các bước lên lớp. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Có những hình thức nào để liên kết câu và liên kết đoạn văn? Cho ví dụ? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài. Hoạt động của GV và HS Nội dung */ GV hướng dẫn HS tìm hiểu, trả lời các câu hỏi sau: GV: Vì sao phải liên kết câu và liên kết đoạn? HS: Vì các câu trong đoạn liên kết với nhau thì ta mới có 1 đoạn văn hoàn chỉnh, các câu trong đoạn không liên kết với nhau thì chỉ có 1 chuỗi câu lộn xộn. GV: Có những loại liên kết nào? Dấu hiệu để nhận biết các loại liên kết đó? HS – liên kết nội dung: các câu tập trung thể hiện chủ đề. Trình tự sắp xếp hợp lí, logíc. - Liên kết hình thức: phân tích ngôn ngữ ( đồng nghĩa, trái nghĩa, quan hệ từ, ) Hoạt Động 1: GV: gọi 1 HS dọc bài tập 1, 1 hS khác đọc bài tập 2. Sau đó GV chia lớp thành 4 nhóm làm các bài tập sau: N1, 2: BT 1. N3,4: BT 2. HS: Thảo luận theo nhóm, đại diện từng nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét. GV nhận xét sửa chữa. Hoạt Động 2: GV tiếp tục chia lớp thành 4 nhóm làm các bài tập sau: N1,2: BT 3. N3,4: BT 4. HS: Thảo lụân theo nhóm, đại diện nhóm 1, 3 lên bảng trình bày. HS: nhóm 2, 4 nhận xét. Giáo viên nhận xét, sửa chữa có 2 bài. Bài tập 1: Tìm phép liên kết đoạn và liên kết câu: a. Phép lặp: trường học – trường học. - “Như thế” thay thế câu cuối cho đoạn văn trước ( thế: liên kết đoạn văn). - Liên tưởng: nhà trường, thầy giáo, học trò. b. Văn nghệ – văn nghệ: (lặp, liên kết câu). - Sự sống – sự sống ( lặp) - văn nghệ – văn nghệ (liên kết đọan) c. Lặp liên kết câu: Thời gian – thời gian – thời gian. Con người – con người – con người. d. Dùng từ trái nghĩa: yếu đuối – mạng; hiền lành – ác. Bài tập 2: - Sử dụng phép nối: trong khi đó. - Các cặp từ trái nghĩa mà vẫn tạo được sự liên kết chặt chẻ: vô hình >< hữu hình. Giá lạnh >< nónh bỏng. Thẳng tấp >< hình tròn. Điều đặn >< lúc nhanh, lúc chậm. Bài tập 3: a. Đoạn văn viết không theo trình tự, sự việc (lỗi lôgíc). Sửa: Câu 1 à câu 4 à câu 2 à câu 3. b.Đoạn văn không theo trình tự sự việc (lỗi lôgíc). Sửa: câu 3 à câu 1 à câu 2. Bài tập 4: Lỗi liên kết hình thức và cách sửa: a. Câu 2 và 3 nên dùng thống nhất 1 trong 2 từ: nó hoặc chúng ( từ chúng là phù hợp nhất). b. Hai từ văn phòng và hội trường hợp này. Phải thay thế từ hội trường ở câu 2 bằng từ văn phòng. 4. Củng cố: Giáo viên nhắc lại cho HS nắm lại các kiến thức về liên kết câu và liên kết đoạn: liên kết về nội dung và liên kết về hình thức. 5. Dặn dò: - Nắm vững các yêu cầu bài học. - Bài tập. Viết 1 đoạn văn với chủ đề: “mùa xuân đã về trên quan hệ em” có sử dụng phép liên kết. - Chuẩn bị bài mới. IV. Rút kinh nghiệm. TIẾT 111,112 Ngày soạn: 12/ 2/ 2011 Ngày dạy: / 2 / 2011 CON CÒ ( Hướng dẫn đọc thêm) Chế Lan Viên I. Mức độ cần đạt Hiểu và cảm nhận được giá trị nghệ thuật độc đáo, nội dung sâu sắc của văn bản. II.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng 1. Kiến thức: - Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào. - Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình - Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng 3. Giáo dục: HS biết trân trọng tình mẫu tử, tình yêu cuộc sống, yêu con người, thấy được vai trò và ý nghĩa của lời hát ru trong đời sống tinh thần, III. Chuẩn bị: - GV: Giáo viên, tài liệu tham khảo. - Đọc bài và soạn bài ở nhà. IV. Các bước lên lớp 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. Em đã học bài thơ nào viết về lời ru của mẹ? Tìm những bài ca dao, lời ru có hình ảnh con cò? Những lời ru ấy em được nghe khi nào? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài. Con cò là bài thơ thể hiện khá rõ một số nét của phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên, bài thơ khai thác và phát triển hình ảnh con cò trong những câu hát rất quen thuộc để ca gợi tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi người chúng ta. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt Động 1: GV gọi 1 HS đọc phần chú thích * ở SGK. GV nêu vài nét về tác giả, tác phẩm. GV bổ sung: Tập thơ đầu tay “Điêu tàn” 1937 đã đưa tên tuổi Chế Lan Viên vào trong số những nhà thơ hàng đầu của phong trào thơ mới. Tham gia cách mạng tháng 8 ở Qui Nhơn rồi sau đó tiếp tục tham gia kháng chiến chống Pháp, ông đã tìm được con đường thơ cho mình đến với đời sống nhân dân và đời sống của mình. GV hướng dẫn HS đọc: Lưu ý giọng đọc thỏ thẻ, tâm tình như lời ru, những điệp từ, điệp ngữ. GV đọc 1 lần sau đó gọi Gv đọc lại. GV nhận xét cách đọc của HS. Gọi 1 HS đọc phần chú thích từ. GV: Bài thơ có 3 phần, em hãy nêu nội dung của từng phần? HS: Suy nghĩ, phát biểu. Hoạt Động 2: GV: Đọc khổ thơ 1 từ đầu đến “Đồng Đăng” hình ảnh con cò đựơc gợi ra trực tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời ru nào? HS: GV: Ở đây tác giả chỉ lấy vài chữ trong ca dao nhằm gợi nhớ những gì? HS: Gợi nhớ những câu ca dao ấy. Từ những câu ca dao gợi vẽ khung cảnh quen thuộc của cuộc sống đời xưa từ làng quê yên ả đến phố xá sầm uất đông vui. GV: Hình ảnh con cò trong câu thơ khiến em cảm nhận được vẻ đẹp gì từ hình ảnh con cò trong ca dao? HS: Suy nghĩ, phát biểu. GV: Những câu thơ tiếp gợi cho em nhớ đến câu ca dao nào? HS: Con cò mà đi ăn đêm. .. Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”. GV: Hình ảnh con cò trong ca dao này có ý nghĩa biểu tượng khác với câu ca dao trước đó là gì? HS: Suy nghĩ, trả lời, giáo viên nhận xét, kết luận: Với biểu tượng này Tú Xương cũng đã có câu: “lặng lội thân cò khi quãng vắng. Ca dao cũng có câu: Con cò lặn lội bờ sông. Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non” GV: Em cảm nhận điều gì về cách đón nhận của em bé với hình tượng cò từ những lời ru? (em bé đã hiểu ý nghĩa của hình tượng cò chưa? Những câu thơ nào chưa rõ? Cò trong lời ru đối với em có ý nghĩa gì?). HS: Thảo luận. GV: Cách vận dụng của nhà thơ rất sáng tạo, ông không trích nguyên văn mà chỉ trích 1 phần, 1 vài từ ngữ rồi đưa vào trong mạch thơ, mạch cảm xúc của mình trong lời ru của mẹ, GV: Em hiểu gì về ca dao, lời ru trong đời sống nhân dân, đất nước? HS: Cao dao mang điệu hồn dân tộc và nhân dân. GV: Con cò trở thành người đồng hành của con người ở từng chặng đường. GV: Hình tượng Con cò trong đoạn 2 gắn bó với cuộc đời mỗi người ở những chặng đường nào? HS: thảo luận. GV: Hình tượng Con cò khi con ở trong nôi gợi cho em liên tưởng đến ai? Người đó quan trọng đối với em như thế nào? HS: Suy nghĩ, phát biểu. GV: Khi em đi học Con cò gần gũi với em như thế nào? HS: GV: Cò mong con được học hành và được sống trong tình cảm ấm áp của bè bạn. GV: Khi khôn lớn con muốn làm thi sĩ. Em hiểu vì sao người con có ước mơ thành thi sĩ? Cò lại xuất hiện trong đời con như thế nào? HS: Thi sĩ là người tạo ra cái đẹp, khơi gợi, bồi đắp những tình cảm đẹp. GV: Em hiểu gì về cuộc đời con gắn bó với hình ảnh cò? HS: GV: Hình ảnh cò trong khổ thơ cuối có gì phát triển so với hai đoạn thơ trên? HS: Ở đoạn trên cò là chị là anh của bé nhưng ở đoạn này cò là mẹ cả đời vất vả vì con. GV giáo dục tư tưởng cho HS. GV: Lời ru “con dù lớn theo con” gợi cho em cảm nghĩ gì về tình mẹ? HS: GV: Nhà thơ đã khái quát quy luật gì của tình mẹ? Bốn câu cuối gợi cho em liên tưởng gì? HS: Thảo luận. GVPT: Câu thơ đậm âm hưởng của lời ru, đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò và vai trò của lời ru. Phần cuối những câu thơ như điệp khúc lời ru ngân nga, dịu ngọt. GV: Em có nhận xét gì về ý nghĩa của lời ru trong khổ thơ này? HS: Hoạt Động 3: GV hướng dẫn HS tổng kết phần nôị dung và nghệ thuật. Gọi 2 HS đọc phần ghi nhớ. GV giáo dục tư tưởng cho HS. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả: - Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan (1920 – 1989) quê ở Quảng Trị, lớn lên ở Bình Định. - Là nhà thơ xuất sắc của nền thơ hiện đại Việt Nam. - Là nhà thơ mang phong cách suy tưởng triết lí, đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. 2. Tác phẩm: Sáng tác năm 1962 được in trong tập thơ “Hoa ngày thường- Chim báo bão” 1967. 3. Bố cục: 3 phần. a. Khổ 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru của mẹ thời thơ ấu. b. Khổ 2: Hình ảnh con cò gần giữ con suốt chặng đường của cuộc đời. c. Khổ 3: Từ hình ảnh con cò gợi suy ngẫm về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi con người. II. Phân tích 1. Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò trong bài thơ. - Con cò đến với tuổi thơ qua những lời ru: “Con cò bay la Con cò Đồng Đăng”. => Gợi lên vẻ bình yên trong thơ của cuộc sống xưa vốn ít biến động. - “Con cò ăn đêm. Con cò xa tổ Cò gặp cành mềm Cò sợ xáo măng” => Hình ảnh cò tượng trưng cho người mẹ, người phụ nữ à vất vả, lặn lội kiếm sống, nuôi con. - Qua lời ru hình ảnh con cò đến với tâm hồn tuổi thơ 1 cách vô thức. Em chỉ cảm nhận được sự vỗ về, che chở, yêu thương của người mẹ. Nhận xét: Hình ảnh con cò trong lời ru đã đi vào lòng người 1 cách vô thức à sự khởi đầu con đường cảm nhận điệu hồn dân tộc, nhân dân. 2. Hình ảnh cò gần giũ với tuổi thơ và từng chặng đường mỗi người. a. Khi còn trong nôi. - Cò vào trong tổ. - Hai đứa đắp chung đôi. - Con ngủ à cò cũng ngủ. à Cò hoá thân trong người mẹ, chở che, lo lắng cho con từng giấc ngủ. b. Khi đi học. - Con theo cò đi học. - Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân. à Cò là hình tượng người mẹ, quan tâm, chăm sóc, nâng bước con c. Khi con khôn lớn. - Con làm thi sĩ bởi tâm hồn con được cò chấp cánh bao ước mơ, con viết tiếp hình ảnh cò trong những vần thơ Nhận xét: Cò là hiện thân của Mẹ bền bỉ, âm thầm nâng bước cho con suốt chặng đời con. 3. Hình ảnh cò gợi suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa lời ru và lòng mẹ Dù ở gần con Dù mãi xa con Lên rừng xuống bể . . Cò mãi yêu con à Tấm lòng của người mẹ lúc nào cũng ở bên con cho đến suốt cuộc đời. - Yêu thương con bằng 1 tình yêu bền chặt, bao dung. - Nhà thơ khái quát qui luật tình cảm: tình mẹ, tình mẫu tử bền vững, rộng lớn, sâu sắc. Nhận xét: lời ru là biểu hiện cao cả vè đẹp đẽ của tình mẹ và tình đời rộng lớn dành cho mỗi cuộc đời con người. III. Tổng kết. 1. Nghệ thuật: Giọng thơ: êm ái ngọt ngào. Nhịp đa dạng à diển ta linh hoạt cảm xúc. 2. Nội dung: Ghi nhớ SGK 4. Củng cố: - GV gọi 1 HS hát lại 1 lời ru mà em đã từng nghe mẹ và bà em hát. Em có suy nghĩ gì về người mẹ đối với cuộc đời em. 5. Dặn dò: - Học thuộc bài thơ. - Chép và học thuộc phần ghi nhớ. - Chuẩn bị bài mới: Mùa xuân nho nhỏ. IV. Rút kinh nghiệm TIẾT 113 Ngày soạn: 12/ 2/ 2011 Ngày dạy: / 2 / 2011 TRẢ BÀI VIẾT SỐ 5 I. Mức độ cần đạt: Giúp học sinh: 1.Kiến thức : - Giúp học sinh nắm lại kỹ năng làm bài văn hoàn chỉnh. - Bố cục bài văn. 2.Kĩ năng: - Diễn đạt, dùng từ, dựng đoạn, 3.Tư tưởng: - Củng cố kiến thức về văn nghị luận qua bài viết. - Nhận rõ được ưu – khuyết điểm trong bài viết của mình để có ý thức sửa chữa, khắc phục. - Sửa những lỗi sai cơ bản cho học sinh về kĩ năng lập luận, hình thành luận điểm, ngôn ngữ diễn đạt trong văn nghị luận. -Rèn kĩ năng viết bài của học sinh, nhận xét bài làm của bạn và tự sửa lỗi trong bài kiểm tra. -Có ý thức tiến bộ, cầu tiến trong học tập. II. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, bài học sinh đã chấm, bảng phụ ghi sẵn dàn bài. - HS: Đồ dùng học tập, vở ghi. III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài. GV yêu cầu học sinh đọc lại yêu cầu đề bài và xây dựng đáp án. *Nhận xét: a. Ưu điểm: - Một số em biết cách trình bày luận điểm phù hợp với yêu cầu bài viết. - Đa số các em biết xây dựng bố cục bài viết theo bố cục 3 phần bài nghị luận. - Một số em lập luận, diễn đạt sâu sắc, viết đoạn văn mạch lạc, biết mở bài, kết bài tốt. - Nắm vững thể loại và yêu cầu của bài - Bài viết có tiến bộ - Phần nội dung làm nổi bật được hình ảnh của vị lãnh tụ. -Bố cục được sắp xếp theo trình tự kể ở một số bài tốt. b. Khuyết điểm: - Nhiều em chưa biết cách làm 1 bài văn nghị luận (chưa biết xây dựng luận điểm, chưa biết dùng lí lẽ để phân tích, chứng minh ) - Sắp xếp các ý còn lộn xộn, triển khai sơ sài - Phần nghị luận kết hợp trong bài còn lúng túng, diễn đạt nhiều câu còn vụng về. - Một số bài chưa có nỗ lực nên còn lủng củng, sơ sài. - Còn mắc nhiều lỗi câu. *Chữa lỗi, giải đáp thắc mắc: a. Lỗi diễn đạt. b. Lỗi dùng từ. c. Lỗi câu . *Đọc so sánh, công bố điểm: -Đọc một baì viết tốt. -Đọc một bài viết còn nhiều lỗi . -HS tự nhận xét bài làm của mình. *Trả bài: Trả bài và lấy điểm vào sổ. Thống kê điểm. Giỏi % Khá % TB % Yếu % Kém % 4. Củng cố: - Giáo viên giải đáp những thắc mắc của HS và nhấn mạnh cách làm bài văn nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng trong đời sống. 5. Dặn dò: - Xem lại bài viết và tự sửa lỗi. - Chuẩn bị bài mới : Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí IV. Rút kinh nghiệm TIẾT 114 Ngày soạn: 12/ 2/ 2011 Ngày dạy: / 2 / 2011 CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ I. Mức độ cần đạt: Hiểu và biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng: 1. Kiến thức Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 2. Kĩ năng Vận dụng kiến thức đã học để làm được bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 3. Giáo dục HS theo các ví dụ của bài học. III. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, bảng phụ, tài liệu tham khảo. - HS: Chuẩn bị bài ở nhà, đồ dùng dạy học. IV. Các bước lên lớp: 1. Ổn dịnh tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. a. Em hãy nêu 1 đề tài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí? b. Hãy trình bày dàn ý của một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt Động 1: GV gọi 1 HS đọc 10 đề ở SGK. GV: Các đề bài trên có điểm gì giống nhau và khác nhau? HS: Suy nghĩ, phát biểu. GV nhận xét. Các đề 1, 3, 10 là đề có mệnh lệnh, các đề còn lại là đề mở. Tuy nhiên sự khác biệt giữa hai dạng đề này không lớn lắm, đề có mậnh lệnh cần thiết khi đối tượng bàn luận (nghị lụân) là một tư tưởng thể hiện trong truyện ngụ ngôn, còn khi đề chỉ nêu lên một tư tưởng, đạo lí là đã ngầm ý đòi hỏi người viết lấy tư tưởng đạo lí làm nhan đề để viết 1 bài nghị lụân. GV: Em hãy tự suy nghĩ ra một số đề bài tương tự? HS: Lên bảng ghi. HS khác nhận xét, giáo viên kết luận. Hoạt Động 2: GV gọi 1 HS đọc đề bài ở SGK, GV ghi lên bảng. GV: GV lưu ý cho HS: Tìm hiểu đề bài này cần chú ý 2 chữ suy nghĩ, ở đây yêu cầu HS thể hiện sự hiểu biết, đánh gí ý nghĩa của đạo lí uống nước, nhớ nguồn. Muốn làm đề này HS vừa phải biết cách giải thích đúng câu tục ngữ, vừa phải có kiến thức về đời sống, vừa biết cách nêu ý kiến GV: Việc đầu tiên chúng ta phải giải thích câu tục ngữ theo 2 nghĩa: + Nghĩa đen. + Nghĩa bóng. GV yêu cầu HS trình bày bài học đạo lí rút ra là gì? HS: trình bày. GV chia lớp thành 3 nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và lạp dàn bài. HS: Thảo luậnh nhóm. Đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, các nhóm còn lại trình bày. GV nhận xét sửa chữa, bổ sung. I. Đề bài nghị lụân về một vấn đề tư tưởng, đạo lí 1. Ví dụ: SGK 2. Nhận xét: - Giống nhau: Các đề yêu cầu nghị lụân về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí. - Khác nhau: + Các đề 1, 3, 10: dạng đề có kèm theo mệnh lệnh. + Các đề: 2, 4, 5, 6, 7, 8, 9: không kèm theo mệnh lệnh. - Một số đề bài khác: + Bàn về chữ hiếu. + Suy nghĩ về câu thành ngữ: Danh sư xuất cao đồ (Thầy giỏi sẽ đào tạo ra trò giỏi) + Ăn vóc học hay. II. Cách làm bài nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng đạo lí Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí uống nước nhớ nguồn. 1. Tìm hiểu đề và tìm ý. */ Tìm hiểu đề: - Loại đề: Nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng đạo lí. - Yêu cầu về nội dung: Nêu suy nghĩ về câu tục ngữ “ uống nước nhớ nguồn”, thực chất là phân tích cách cảm, hiểu và bài học về đạo lí rút ra từ câu tục ngữ 1 cách có sức thuyết phục. - Vốn tri thức cần có + vốn sống trực tiếp, tuổi đời, hoàn cảnh, nghề nghịêp, kinh nghiệm + vốn sống gián tiếp. Hiểu biết về phong tục tập quán, văn hoá dân tộc, tục ngữ Việt Nam */ Tìm ý: - Nghĩa đen (ngắn gọn) + Nước là 1 sự việc tự nhiên, thể lỏng mềm, mát, cơ động, linh hoạt, trong địa hình, nó có vai trò đặc bịêt quan trọng trong đời sống + Nguồn: Nơi bắt đầu của mọi dòng chảy. - Nghĩa bóng (chủ yếu) + Nước: Những thành quả mà con người được hưởng thụ bao gồm các giá trị vật chất, tinh thần. + Nguồn: Tổ tiên, cha ông những người vô danh, có công tạo nên đất nước, làng xã, dòng họ bằng mồ hôi, lao động và xương máu, chiến đấu trong trường kì dân tộc. - Bài học đạo lí: + Những người hôm nay được hưởng thành quả phải biết ơn những người làm ra nó trong lịch sử lâu dài của dân tộc và nhân loại. Nhớ nguồn là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người. + Nhớ nguồn là biết chân trọng giữ gìn, bảo về, phát huy những thành quả đó. + Nhớ nguồn là phải có trách nhiệm nổ lực sáng tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần. - Ý nghĩa của đạo lí: Là một trong những nhân tố tạo nên sức mạnh tinh thần của dân tộc. Là một trong những nguyên tắc đối nhân xử thế mang vẽ đẹp văn hoá của dân tộc. 2. lập dàn bài. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí, đạo lí làm người, đạo lí cho toàn xã hội. Thân bài: - Giải thích câu tục ngữ. - Nhận định, đánh giá, bình luận. Kết bài: Câu tục ngữ thê hiện 1 nét đẹp của tinh thần và con người Việt Nam. 4. Củng cố: - GV nhắc lại các nội dung vừa học, yêu cầu HS nhắc lại 1 lần. HS nhắc lại dàn ý của 1 bài nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí 5. Dặn dò: - Về nhà ghi phần ghi nhớ và học thuộc. - Làm hoàn thành phần luyện tập. - Lập dàn bài cho đề bài sau: Tinh thần tụ học. IV. Rút kinh nghiệm: Long Hòa, ngày tháng 2 năm 2011 Ký, duyệt của Tổ Trưởng
Tài liệu đính kèm: