Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 9 - Văn bản : Thăm lúa t- Trần Hữu Thung

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 9 - Văn bản : Thăm lúa t- Trần Hữu Thung

A. Mục tiêu cần đạt :

 Giúp Học sinh :

- Bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của văn học địa phương Nghệ An .

- Bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học ở địa phương.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ “Thăm lúa”.

- Hình thành sự quan tâm và yêu mến đối với văn học địa phương.

 

doc 13 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 11281Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 9 - Văn bản : Thăm lúa t- Trần Hữu Thung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chương trình địa phương phần văn.
Văn bản :
Thăm lúa
 Trần Hữu Thung
A. Mục tiêu cần đạt :
 Giúp Học sinh :
- Bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của văn học địa phương Nghệ An . 
- Bước đầu biết cách sưu tầm, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học ở địa phương.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của bài thơ “Thăm lúa”.
- Hình thành sự quan tâm và yêu mến đối với văn học địa phương.
- Biết trân trọng những giá trị văn hoá của địa phương Nghệ An, bồi đắp thêm tình yêu quê hương đất nước.
B. Chuẩn bị :
- Học sinh sưu tầm, tìm hiểu các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của điạ phương.
- Đọc kỹ tài liệu Ngữ văn Nghệ An. Soạn bài “ Thăm lúa”. Tìm hiểu thêm về tác giả Trần Hữu Thung và bài thơ “ Thăm lúa”.
C. Tổ chức các hoạt động dạy - học 
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới : Cho HS nghe nhạc “ Về quê mình Diễn Châu” hoặc “Tiếng hò trên đất Nghệ An”.
? Nghe giai điệu bài hát cho biết chúng ta đang đến với vùng quê nào ?
Giới thiệu bài : Nghệ An, mảnh đất có thiên nhiên hữu tình cùng các làn điệu dân ca, câu hò ví dặm làm say lòng người. Điều đó đã tạo nên một cốt cách rất riêng cho con người xứ Nghệ. Hình ảnh con người xứ Nghệ đi vào trong thơ ca như một mạch rất tự nhiên có sức neo đậu lớn, đặc biệt trong bài thơ “ Thăm lúa” của Trần Hữu Thung.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm .
- Giới thiệu chân dung Trần Hữu Thung.
? Dựa vào phần chú thích ở sách Ngữ văn Nghệ An và những hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu về tác giả Trần Hữu Thung và bài thơ “ Thăm lúa” ?
GV bổ sung :
1. Tác giả : 
- Trần Hữu Thung ( 1925 - 1999)
- Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân xã Diễn Minh, huyện Diễn Châu, Nghệ An.
- Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.
- Sở trường : thơ và ký.
- Sống gắn bó với người nông dân , với quê hương Nghệ An nên :
+ Thơ ông chân chất, mộc mạc, đằm thắm, ân tình. => mang đậm hồn quê xứ Nghệ “ Nhà thơ chân quê xứ Nghệ” 
- Có nhiều tác phẩm có giá trị. Dặn con (1955), Ngày thu ấy (1957), Gió nam (1962), Đường tháng tám (1965), Anh vẫn hành quân (1983), Ký ức đồng chiêm (1988). 
- Tên tuổi của ông gắn với những bài thơ nổi tiếng “ Anh vẫn hành quân” đặc biệt là bài “ Thăm lúa”.
2. Tác phẩm :
? Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào ?
-> Bài thơ được viết năm 1950 khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra ác liệt. Trên chiến trường quân ta đã có những bước phát triển, ở hậu phương lo tăng gia sản xuất thi đua với tiền phương... Ra đời trong hoàn cảnh ấy bài thơ mang dấu ấn, không khí của những năm cả nước kháng chiến - cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện.
- Vì thế ngay từ khi mới ra đời bài thơ đã được quần chúng cả nước đón nhận và đi vào đời sống kháng chiến với một sức sống lâu bền .
- Đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Trần Hữu Thung.
- Bài thơ thăm lúa đã được tặng thưởng tại Liên hoan Thanh niên thế giới tại Buycaret 1953.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc - tìm hiểu chung.
- GV hướng dẫn đọc : giọng vừa giản dị tự nhiên, vừa thủ thỉ, tâm tình.
? Đọc bài thơ em có cảm nhận ban đầu như thế nào ?
? Xác định thể loại ? Thể thơ ấy có đặc điểm gì ?
- Phương thức biểu đạt : Trữ tình có kết hợp với các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.
- Thể loại trưc tình , thể thơ 5 chữ. Thể thơ này thường có kết hợp tự sự, gần với hát dặm Nghệ Tĩnh.
? Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai ?
? Cảm hứng chính của bài thơ là gì ? Mạch cảm xúc trong bài được triển khai như thế nào ? 
? Bài thơ dùng rất nhiều từ địa phương miền trung xứ Nghệ . Hãy chỉ ra một số từ ?
? Tìm từ ngữ toàn dân tương ứng với các từ trên ?
GV: Việc dùng một hệ thống từ ngữ địa phương xứ Nghệ nhiều như vậy tạo nên vẻ đẹp gì chúng ta sẽ tìm hiểu sau.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn phân tích .
? Chúng ta đã biết bài thơ là tâm tình của người vợ có chồng đi kháng chiến. Vậy tâm tình ấy được bộc lộ trong hoàn cảnh nào ?
-> buổi sáng thăm đồng.
GV : Thăm đồng hay thăm lúa là một hoạt động quen thuộc của người nông dân. Họ thường ra đồng ruộng để kiểm tra mùa màng hoa màu, xem thuỷ lợi, sâu bệnh như thế nào để chăm sóc kịp thời.
HS đọc đoạn đầu ( Từ đầu đến “ lòng khấp khởi” )
? Khung cảnh đó hiện lên qua những hình ảnh tiêu biểu nào ?
? Em có cảm nhận gì về khung cảnh và tâm trạng của nhân vật trữ tình ở đây ?
? Khung cảnh như thế nào ?
? Những từ ngữ nào diễn tả tâm trạng ? Từ ngữ đó gợi được điều gì ?
-> “ Đứng chống quốc em trông
 Em thấy lòng khấp khởi ”
- khấp khởi : mừng vui, náo nức, tin tưởng, hi vọng.
( Khung cảnh ấy gợi nhớ, gợi thương, đánh thức kỉ niệm ).
GV : Không gian buổi thăm đồng hiện lên trong sự bừng tỉnh và lay động của cảnh vật, có sự kết hợp hài hoà giữa âm thanh và màu sắc của đồng quê sắp vào mùa, Đó là âm thanh vang vọng của chim chiền chiện gợi nỗi nhớ thương, đánh thức kỉ niệm.Đó là khung cảnh đẹp, thoáng đãng, gần gũi , quen thuộc với mỗi con người xứ Nghệ. Trong không gian ấy, người vợ thấy lòng mình ngập tràn niềm vui, hi vọng, tin tưởng và bao nhiêu kỷ niệm buổi chia tay đã ùa về.
Chuyển : Vậy người vợ nhớ về những kỉ niệm gì , chúng ta theo dõi tiếp bài thơ.
- HS đọc “ Một buổi sáng mai ri...anh bảo em ngoái lại ”.
? Đoạn thơ diễn tả điều gì ?
? Em có nhận xét gì về giọng điệu, âm hưởng, hình ảnh của đoạn thơ ?
? Theo em, hình ảnh nào có sức gợi mạnh mẽ nhất để đánh thức kỷ niệm ở người vợ ?
? Trong hồi ức của người vợ về buổi chia tay, cô ấy nhớ đến những hình ảnh nào ?
? Trong các hình ảnh ấy em ấn tượng với hình ảnh nào nhất ? Vì sao ? ( Tinh thần của người ra đi ? Nỗi lòng của người ở lại ? )
? Từ đó em hình dung như thế nào về cảnh chia tay ở đây ? Có gì khác so với cảnh chia tay trong đoạn trích “ Sau phút chia li” (Trích Chinh phụ ngâm) ?
? Qua đoạn hồi ức đó, em thấy tâm trạng của người vợ như thế nào ?
=> Chị nhớ một cách tỉ mỉ đến từng màu sắc, âm thanh.
Đoạn thơ diễn tả một cách tinh tế và cũng rất cảm động cảnh chia tay của đôi vợ chồng trẻ. Người ra đi lưu luyến nhưng cũng rất dứt khoát , mạnh mẽ. Trong lời trao gửi của anh thể hiện sự quan tâm lo lắng, sẻ chia. Người ở lại thì vời vợi nỗi nhớ thương nhưng cũng không phải vì thế mà làm nặng lòng người ra trận . Cảnh chia tay có cái bịn rịn nhớ thương, quấn quýt của đôi uyên ương trẻ tuổi, nhưng cũng có cái không khí rộn rã, náo nức và đầy niềm tin của cả một thời đại. Không gian buổi người lính lên đường sao mà ấm áp thân thương như chính những hình ảnh ta vẫn bắt gặp hàng ngày. Đặc biệt là cách biểu hiện tình cảm rất tinh tế ta như vẫn thấy ở những người con gái xứ Nghệ như mẹ, như chị ta mà ta gặp đây đó giữa đời thường. Hình như buổi chia tay ấy luôn hiện về trong ký ức và trong nỗi nhớ thương của chị. Tình cảm thì mặn nồng tha thiết nhưng cách bộc lộ kín đáo, e ấp ấy là đặc trưng của những người phụ nữ xứ Nghệ. Điều đáng quý là cảnh chia tay ấy có lưu luyến nhưng không buồn thảm như trong đoạn trích “Sau phút chia li” của Đặng Trần Côn.
Chuyển : Trở lại với tâm trạng của người vợ trẻ . Trong hồi ức về buổi chia tay của chị , ta đã cảm nhận được nỗi nhớ chị dành cho chồng . Và nỗi nhớ ấy còn được thể hiện rõ ở đoạn thơ tiếp theo .
Theo dõi đoạn thơ từ ...Cam ba lần... đến hết.
? Hãy phát hiện và phân tích những nét đặc sắc trong cách diễn tả nỗi nhớ của người vợ ?
* Thảo luận : 4 nhóm.
 GV đưa ra các đoạn thơ, mỗi nhóm tìm ở một đoạn.
+ Đoạn 1 : Cam ba lần có trái... chuối đầu ngõ đã vàng . ( Gắn với cảnh vật thiên nhiên, các vụ mùa ... )
+ Đoạn 2 : Anh bước chân ra đi ... phấp phới (gắn các giai đoạn chiến đấu của chồng trên chiến trường).
+ Đoạn 3 : Anh đang mùa thắng lợi ... em giật (thi đua với chồng).
+ Đoạn 4 : Xoè bàn tay... bốn năm ròng (cách tính dân dã, mộc mạc).
- Nỗi nhớ chồng gắn liền với cảnh vật thiên nhiên : bưởi, cam , chuối,lúa, ruộng, vườn; người vợ đếm thời gian xa cách bằng những vụ mùa.
- Bằng cách bấm đốt ngón tay rất dân dã
- Nỗi nhớ gắn với các giai đoạn chiến đấu trên chiến trường.
- Nhớ thương chồng người vợ càng hăng say lao động, giành thắng lợi trên mặt trận sản xuất.
- Niềm tin chờ đợi ngày chiến thắng.
? Trong cách tính thời gian đó, các sự vật được xuất hiện như thế nào ?
? Cách lặp lại các sự vật ấy diễn tả được điều gì ? 
( Các sự vật như : bưởi , cam, chuối, lúa ruộng , vườn ... mỗi lần nhắc lại đều gắn với nỗi nhớ chồng ).
? Mỗi lần những hình ảnh đó xuất hiện thì đồng thời xuất hiện hình ảnh của ai ?
? Đọc các câu thơ : 
- Người ta bảo không trông 
- Ai cũng nhủ đừng mong
- Riêng em thì em nhớ Chất Nghệ: 
- Em nhớ ruộng nhớ vườn thẳng thắn,
- Không nhớ anh răng được. cứng cỏi.
 Em có cảm xúc như thế nào ?
=> Biểu cảm trực tiếp , khẳng định nỗi nhớ rất mãnh liệt, không điều gì có thể làm nguôi ngoai, cũng rất chân chất, mộc mạc, rất thuỷ chung , son sắt và nồng nàn.
? Cách thể hiện ấy bộc lộ nỗi nhớ thương của người vợ như thế nào ? -> nhớ cụ thể, tỉ mỉ.
? Có ý kiến cho rằng : bài thơ là lời bộc bạch nỗi nhớ chồng của người vợ trẻ, song cũng có ý kiến nói rằng : tình cảm của người phụ nữ trong bài thơ không dừng lại ở tình cảm vợ chồng mà mở rộng ra là tình yêu quê hương đất nước.
 ý kiến của em thế nào ?
? Em có cảm nhận gì về hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ ?
-> Cam ba lần có trái - bưởi ba lần ra hoa...., Bưởi, cam , chuối, lúa, ruộng vườn ở đây có vẻ như cũng nhuốm màu nhớ thương của người vợ trẻ xa chồng. Dường như trong mọi suy nghĩ, mọi hành động, mọi việc làm của chị anh đều có mặt. Thời chiến tranh, biết bao người phụ nữ trẻ phải chịu thiệt thòi như thế ? Thế nhưng càng nhớ chồng chị càng hăng say lao động, đó thực sự là một nỗi nhớ thương rất khoẻ khắn và mạnh mẽ. Phải chăng đó cũng là một phần của con người nơi đây : sự mạnh mẽ vượt lên tất cả, cho dù cuộc sống đầy gian nan, thử thách nhưng con người Nghệ vẫn vượt lên, sống kiên cường, dũng cảm trong mọi hoàn cảnh mà người vợ ở đây là một biểu hiện. Đó thực sự là một bản lĩnh vững vàng, cứng cỏi của con người xứ Nghệ. ở chị hiện lên cái vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, chân chất, khoẻ khoắn mà vẫn toát lên vẻ đẹp e ấp, dịu dàng đằm thắm của cô gái xứ Nghệ. Điều mới mẻ, đáng quý của người vợ trẻ ấy là đã đặt tình cảm lứa đôi song song cùng tình yêu quê hương đất nước, tinh thần hăng say lao động cống hiến cho tổ quốc đang trong hoàn cảnh chiến tranh. Đó quả thực là một hậu phương vững chắc để những người lính yên tâm đánh giặc, giành thắng lợi nơi tiền tuyến.
Tâm trạng, nỗi lòng của chị rất giống với người vợ trong bài thơ “ Đợi anh về” của Lêmôxốp : Em ơi đợi anh về.... Đợi anh anh lại về .
* Thảo luận nhóm ( mỗi nhóm một ý )
? Chỉ ra những dấu hiệu chứng tỏ “ Thăm lúa” thấm đẫm chất Nghệ ? ( ngôn ngữ ? thể thơ ? giọng điệu ? vẻ đẹp của hình tượng ? không gian ? cảnh vật ? ) 
? Tác dụng của các yếu tố Nghệ đó là gì ?
? Chỉ ra các phương ngữ Nghệ Tĩnh trong bài, tìm từ toàn dân tương ứng ?
Đây cũng là nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
? Từ bài thơ trên, em hiểu gì về tâm hồn, tình cảm của nhà thơ Trần Hữu Thung ? ( gắn bó máu thịt, trân trọng, tự hào về quê hương).
? Theo em, vì sao tác giả đặt tên bài thơ là “Thăm lúa” ?
? Bài thơ phảng phất làn điệu hát dặm. Em có thể hát một vài khổ thơ theo điệu ví dặm ?
HS hát từ : Xoè bàn tay bấm đốt ... Không nhớ anh răng được.
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm :
1. Tác giả : 
- Trần Hữu Thung ( 1925 - 1999)
- Thơ ông mang đậm hồn quê xứ Nghệ.
2. Tác phẩm :
- Bài “ Thăm lúa” - 1950.
II. Đọc - hiểu văn bản :
1. Đọc :
- Gần gũi, quen thuộc.
2. Thể loại : Trữ tình, thể thơ năm chữ.
-> người phụ nữ có chồng đi kháng chiến - tác giả nhập vai.
- Tình yêu đối với quê hương, con người xứ Nghệ.
- Mạch cảm xúc của bài thơ : Từ hiện tại hồi tưởng kỷ niệm quá khứ rồi trở về hiện tại.
3. Ngôn từ :
- tỏ, ni, răng, ri.
- sáng, này, sao, này.
III. Phân tích :
 Hình ảnh người phụ nữ có chồng đi kháng chiến :
* Khung cảnh buổi thăm đồng :
- Mặt trời càng lên tỏ,
 Bông lúa chín thêm vàng
 Sương long lanh
 Chiền chiện bay vút, hót thánh thót, văng vẳng, ...
 Đứng chống quốc em trông
 Em thấy lòng khấp khởi.
-> Cảnh bình dị, trong trẻo , ấm áp; không gian gợi nhớ, gợi thương...
- ( Khung cảnh của một cảnh đồng quê sắp vào mùa trong một buổi sáng đẹp trời, với một không gian thoáng đãng, trong trẻo , đầy sức sống -> không gian ruộng đồng rất thân thuộc với mỗi con người Việt Nam nói chung và con người xứ Nghệ nói riêng.
- Cô thôn nữ : lòng khấp khởi.
- Vừa có sự vui mừng, phấn chấn, vừa có cái gì đó như xốn xang, xao xuyến. Có lẽ đó là niềm vui khi cô ngắm nhìn thành quả lao động của mình sau bao ngày vất vả, rồi lòng chợt bâng khuâng xao xuyến khi nhớ đến hình ảnh người chồng ở phương xa và bao kỷ niệm trong buổi tiễn đưa chồng lên đường đã ùa về trong kí ức.
-> Tâm trạng vui vẻ, phấn khởi, tin tưởng.
* Hồi ức buổi chia tay :
- Âm hưởng dồn dập, náo nức, giọng điệu tha thiết, hình ảnh mộc 
mạc...
- tiếng chim chiền chiện, cánh đồng lúa chín vàng, khung cảnh buổi sớm mai,...
- Anh tình nguyện ra đi...em nách mo cơm nếp ; lúa níu anh trật dép...vội vàng ; xa xa...sắp đến chỗ người đông , anh bảo em ngoái lại.
-> hình ảnh quen thuộc, gần gũi, diễn tả tình cảm tinh tế.
=> Chia tay lưu luyến nhưng không bi luỵ.
* Tâm trạng của người vợ :
- Nhiều sự vật xuất hiện, gắn với mọi suy nghĩ, công việc.
- Xuất hiện hình ảnh người chồng.
* Chất Nghệ :
- Thể thơ năm chữ gần với hát dặm Nghệ Tĩnh.
- Dùng từ ngữ địa phương Nghệ Tĩnh.
- Cảnh vật, tâm hồn con người mang đặc trưng xứ Nghệ.
=> Diễn tả cảnh sắc quê hương , con người xứ Nghệ ; Tình yêu , sự gắn bó với quê hương đất nước
- Phương ngữ Nghệ tĩnh : ri (này), sậm hột (hạt đã chắc), ni (này), nhà (vợ), giừ ( bây giờ), lổ (trổ), nhủ (bảo), răng(thế nào), ...
IV. Tổng kết :
* Ghi nhớ ( SGK)
V. Luyện tập :
- Mượn hoàn cảnh , không gian thăm lúa để gợi tâm trạng, nỗi nhớ.
- Phản ánh cuộc sống lao động của người dân trên mặt trận sản xuất trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
- Tình cảm gia đình gắn với tình cảm quê hương đất nước .
Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà.
 - Học thuộc lòng bài thơ, nắm vững nội dung phân tích.
 - Tìm hiểu thêm về bài thơ , tập biểu diễn bài thơ theo điệu ví dặm.
- Sưu tầm một số tác phẩm văn học địa phương.
- Tìm hiểu đặc điểm văn học quê hương qua những sáng tác đó.
- Chuẩn bị bài: Tổng kết từ vựng.
------------------------------------------------------
 Bài soạn: Cỏ dại
(Chương trình điạ phương Ngữ văn 9)
A. Mục đích cần đạt.
Giúp học sinh cảm nhận được tình yêu quê hương qua những hình ảnh thơ bình dị;
Nắm được nghệ thuật đặc sắc của bài thơ;
Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm đối với quê hương;
Rèn luyện kỷ năng cảm nhận và phân tích thơ 5 chữ.
B. Tiến trình dạy học.
Bài cũ: Hãy chỉ ra chất Nghệ trong các văn bản địa phương đã học?
Bài mới: (Giới thiệu bài từ chất Nghệ, con người Nghệ, nhà thơ Nghệ-> giới thiệu Thạch Quỳ)
GV hướng dẫn giọng đọc: Nhẹ nhàng, sâu lắng, thiết tha, suy ngẫm.
Gv đọc mẫu, gọi hs đọc, nhận xé
- Em biết gì về nhà thơ Thạch Quỳ? và bài thơ Cỏ dại?
Gv cung cấp thêm về t/g Thạch Quỳ
Thạch Quỳ sinh trưởng trong một gia đỡnh khỏ đặc biệt. Theo gia phả, gốc gỏc tổ tiờn anh là một ụng quan Thượng thư Bộ Hỡnh triều Minh, bị đuổi đỏnh phải rời Bắc Kinh dong buồm đến Hội An sống cuộc sống lưu vong. ễng tổ của dũng họ là một đứa trẻ được một người lớnh quõn của Nguyễn Ánh nhặt đưa về xứ Nghệ cho làm con nuụi. ễng nội Thạch Quỳ là người thụng tuệ đặc biệt. Chớnh ụng là người đó đem đến cho anh nguồn tri thức thõm thuý từ văn học cổ điển. Riờng ngọn giú mỏt lành của văn học dõn gian thỡ Thạch Quỳ được hưởng từ bà nội và mẹ. Mẹ anh là cả một kho tàng văn học truyền miệng. Bà là con gỏi một nhà nho hào hoa phong nhó, học vấn cao nhất vựng. Mới học lớp 7 Thạch Quỳ đó viết truyện ngắn, làm thơ. Anh mơ ước thi vào trường đại học Tổng hợp để trở thành nhà nghiờn cứu nhưng rồi lớn lờn lại vào học ở một trường đại học sư phạm. Yờu văn học nhưng anh chọn lựa làm một thầy giỏo dạy toỏn. Chàng học trũ Thạch Quỳ ngày ấy cú ý nghĩ độc đỏo: văn thỡ tự đọc cũng cú thể hiểu được nờn cú thể tự học, riờng toỏn khụng cú thầy thỡ chịu, nờn cần phải được học.Thạch Quỳ kể ngày cũn là sinh viờn khoỏ 2 của trường Đại học Sư phạm Vinh, anh thường phải thức trong búng tối để viết ra những suy nghĩ, những bài thơ bằng chiếc bỳt chỡ nhỏ, sỏng ra mới mũ mẫm chộp lại.
Thạch Quỳ là đỏ trờn nỳi Quỳ, vỡ thế ta thấy ở Thạch Quỳ cỏi Tụi như đỏ rắn 
Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ?
- Hình ảnh xuyên suốt bài thơ là hình ảnh nào? 
- Hình ảnh cỏ dại đựơc gợi trong những thời điểm nào? 
- Hình ảnh cỏ dại ngày thơ bé được gợi lên qua những lời thơ nào?
- Cảm nhận của em về cái hay của những lời thơ đó?
- Hình ảnh thơ và cách biểu đạt tinh tế đó gợi cho em vẻ đẹp gì của thiên nhiên nơi đây?
- Hình ảnh cỏ dại được tiếp tục miêu tả trong không gian và thời gian nào? những lời thơ nào thể hiện rõ điều đó? 
- Những lời thơ này có cách diễn đạt đặc biệt nào?
- Cánh diễn đạt đó có ý nghĩa gì?
Gv liên hệ hồn thơ Thạch Quỳ, hình ảnh quê hương, tình cảm quê hương qua các tác phẩm đã học và trong cuộc sống.
- Gv chuyển nội dung.
- Em hãy tìm những lời thơ thể hiện cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ?
- Cảm nhận của em về giọng điệu, ngôn từ của những lời thơ này? 
- ẩn đằng sau những câu chữ đó là những cảm xúc, suy ngẫm gì của tác giả?
GV: Suy ngẫm đó là nét phong cách thơ nổi bật của Thạch Quỳ, nổi bật cái “tôi” trong thơ ông.
- Qua tìm hiểu bài thơ em hãy cho biết vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ là “Cỏ dại”?
- Bài thơ để lại cho em ấn tượng gì về nghệ thuật và nội dung? 
Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- Học sinh tự bộc lộ.
I. Đọc – Tìm hiểu chung
1. Đọc.
2. Tìm hiểu chung
* Tác giả:
- Thạc Quỳ tên thật Vương Đình Huấn, sinh 1941, quê Trung Sơn, Đô Lương, Nghệ An;
- Công tác tại Hội văn nghệ Nghệ An, BCH chi hội nhà văn tại Nghệ An;
- Khám phá phát hiện những vấn đề văn hóa xứ Nghệ.
* Bài thơ: 
Bài thơ được rút trong tập “Con chim Tà Vặt”, xuất bản năm 1978.
- Thể thơ 5 chữ.
- PTBĐ: Biểu cảm k/h miêu tả, nghị luận
II. Tìm hiểu bài thơ.
* Hình ảnh cỏ dại.
- Cỏ dại ngày thơ bé
Li ti hoa tím màu
Suốt dời còn nhớ nhau
...bông Trang dốc núi
...dòng sông...
Sóng lượn quanh vai mình
-> Từ ngữ gợi tả, gợi cảm, hình ảnh đặc sắc, biện pháp nhân hóa.
=> Vẻ đẹp mộc mạc, bình dị nhưng nên thơ, gieo vào lòng người nỗi nhớ khi đi xa.
- Hoa chẳng còn...
Sông cạn....
Thì li ti cỏ dại
Vẫn một màu tím tươi
-> Dùng từ khẳng định “thì”, “vẫn”; hình ảnh giàu tính liên tưởng “hoa chẳng còn”, “sông cạn nước”.
-> Khẳng định vẻ đẹp vĩnh hằng, nguyên sơ, bất tử của cỏ dại – Quê hương
* Cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ.
- Suốt đời còn nhớ nhau
- Mơ một lần quẫy đạp
Ngập chìm...
Có gì như có lỗi
Mà có lỗi gì đâu
Tôi cứ đi...
Tóc chớm bạc... 
Cỏ đừng già...
Đất giữ gìn cho cỏ
Cỏ giữ gìn cho tôi
-> Giọng thơ chân thành, tha thiết, ngôn từ giàu tính triết lý.
 => Khẳng định sự trẻ trung, phơi phới cũng như cốt cách phong lưu của cảnh vật (cỏ dại), con người quê hương; 
- Khẳng định tình cảm thủy chung bền chặt với quê hương; 
- Nỗi niềm băn khoăn day dứt niềm tin mãnh liệt sâu sắc về giá trị của quê hương trong việc bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm, tài năng của mỗi con người.
Cỏ dại: - Hình ảnh thiên nhiên bình dị, thân thuộc, gần gũi trong cuộc sống;
 - Là hình ảnh quê hương;
 - Là hình ảnh thơ xinh xắn.
=> Hình ảnh giàu tính biểu tượng.
III. Tổng kết
* Ghi nhớ: (Sách tài liệu)
IV. Luyện tập.
BT1. Qua bài thơ em thích nhất hình ảnh thơ, câu thơ nào? vì sao?
BT2. Nếu viết về quê hương em, em sẽ chọn hình ảnh nào để bộc lộ.

Tài liệu đính kèm:

  • docCTDP Van 9.doc