Bài giảng môn Tập đọclớp 5 - Tuần 19 - Tiết 1: Người công dân số một

Bài giảng môn Tập đọclớp 5 - Tuần 19 - Tiết 1: Người công dân số một

I. Mục tiêu

 -Biết đọc đúng ngữ điệu văn bảng kịch,phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật(anh Thành, anh Lê).

 -Hiểu được tâm trạng dạy dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.

 *Ghi chú: HS khá giỏi phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật.

II. Chuẩn bị:

+ Tranh minh họa bài học ở SGK.

+ Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch luyện đọc.

 

doc 33 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1165Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Tập đọclớp 5 - Tuần 19 - Tiết 1: Người công dân số một", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2009
Tiết 1: Tập đọc
Bài: Người công dân số một
 (Theo Vũ Văn Cầu và Hà Đình Phòng)
I. Mục tiêu
	 -Biết đọc đúng ngữ điệu văn bảng kịch,phân biệt được lời tác giả với lời nhân vật(anh Thành, anh Lê).
 -Hiểu được tâm trạng dạy dứt, trăn trở tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
	*Ghi chú: HS khá giỏi phân vai đọc diễn cảm vở kịch, thể hiện được tính cách nhân vật.
II. Chuẩn bị: 
+ Tranh minh họa bài học ở SGK.
+ Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch luyện đọc.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Bài cũ: 
Ôn tập – kiểm tra.
-Giáo viên nhận xét chung.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài 
2.Các hoạt động: 
a. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài
*Luyện đọc
- Yêu cầu 1 học sinh đọc
-Nêu giọng đọc toàn bài
-Chia đoạn (3 đoạn) và hướng dẫn học sinh đọc kết hợp sửa phát âm, đọc từ khó và giải nghĩa từ
-Gọi hs đọc nối tiếp đoạn
-GV đọc diễn cảm trích đoạn vở kịch. 
*Tìm hiểu bài.
-Yêu cầu học sinh đọc lướt trích đoạn kịch và trả lời câu hỏi 
+ Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
-Em hãy gạch dưới câu nói của anh Thành trong bài cho thấy anh luôn luôn nghĩ tới dân, tới nước?
-Giáo viên chốt lại: Những câu nói nào của anh Thành trong bài đã nói đến tấm lòng yêu nước, thương dân của anh, dù trực tiếp hay gián tiếp đều liên quan đến vấn đề cứu dân, cứu nước,...
+ Tìm chi tiết chỉ thấy câu chuyện giữa anh Thành và anh Lê không ăn nhập với nhau.
-GV chốt: Sở dĩ câu chuyện giữa 2 người nhiều lúc không ăn nhập nhau về mỗi người theo đuổi một ý nghĩa khác nhau 
-Qua đoạn kịch tác giả muốn nói lên điều gì?
b. Rèn đọc diễn cảm. 
-GV đọc diễn cảm đoạn “Anh Thành....làm gì?”
-Hướng dẫn học sinh cách đọc diễn cảm. 
-Cho các nhóm phân vai kịch thể hiện cả đoạn kịch.
-Thi đua phân vai đọc diễn cảm.
-Gv nhận xét chung
3.Củng cố- Dặn dò:
Giáo dục thực tế cho học sinh
-Chuẩn bị bài sau
Nhận xét tiết học 
-1 học sinh khá giỏi đọc. Cả lớp đọc thầm.
-1 hs đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian
-Chú ý nghe hướng dẫn
3 hs đọc lần 1 kết hợp đọc từ khó.
-3 học sinh đọc lần 2 kết hợp giải nghĩa từ.
- 3 hs đọc lần 3.
-HS đọc lướt đoạn kịch để trả lời câu hỏi.
-Anh Lê giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn.
-VD: “Chúng ta là  đồng bào không?”.
-“Vì anh với tôi  nước Việt”.
-Học sinh phát biểu tự do.
VD: Anh Thành gặp anh Lê để báo tin đã xin được việc làm nhưng anh Thành lại không nói đến chuyện đó.
-Anh Thành không trả lời vài câu hỏi của anh Lê, rõ nhất là qua 2 lần đối thoại.
“ Anh Lê hỏi  làm gì?
-Anh Thành đáp: người nước nào “Anh Lê nói  đèn Hoa Kì”.
-Hs nêu nội dung bài.
-HS chú ý theo dõi, nêu giọng đọc và những từ cần nhấn mạnh
- 1 hs đọc mẫu, lớp theo dõi.
-HS đọc theo nhóm để thể hiện lại đoạn kịch(3 phút).
- 2 nhóm lên thi đọc, lớp nhận xét và bình chọn
Giúp hs yếu đọc đúng văn bản
HS yếu nhắc lại câu trả lời đúng
Tiết 2: Lịch sử
Bài: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
I. Mục tiêu
	-Tường thuật sơ lược được chiến dịch Điện Biên Phủ:
	+Chiến dịch diễn ra trong ba đợt tấn công: ta tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi A1 và khu trung tâm chỉ huy của địch.
	+Ngày 5-7-1954, Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi.
	-Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ: là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược.
	-Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch: tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
II. Chuẩn bị:
+ Bản đồ hành chính VN; Lược đồ phóng to; Tư liệu về chiến dịch Điện Biên Phủ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Bài cũ: 
Nêu vai trò của hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới.
Nêu sự kiện xảy ra sau năm 1950?
Giáo viên nhận xét bài cũ.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài 
2.Các hoạt động: 
a.Tạo biểu tượng chiến dịch Điện Biên Phủ.
-Giáo viên nêu tình thế của Pháp từ sau thất bại ở chiến dịch Biên giới đến năm 1953. Vì vậy thực dân Pháp đã tập trung 1 lượng lớn với nhiều vũ khí hiện đại... 
-Giáo viên chỉ trên bản đồ địa điểm Điện Biên Phủ
Nội dung thảo luận:
+ Điện Biên Phủ thuộc tỉnh nào? Ở đâu? Có địa hình như thế nào?
+ Tại sao Pháp gọi đây là “Pháo đài khổng lồ không thể công phá”.
+ Mục đích của thực dân Pháp khi xây dựng pháo đài Điện Biên Phủ?
-Giáo viên nhận xét ® chuyển ý.
Trước tình hình như thế, ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu và kết thúc khi nào?
+ Nêu diễn biến sơ lược về chiến dịch Điện Biên Phủ?
® Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu theo các ý sau:
+ Đợt tấn công thứ nhất
+ Đợt tấn công thứ hai 
+ Đợt tấn công thứ ba 
+ Kết quả sau 56 ngày đêm đánh địch.
®Nhận xét,chốt (chỉ trên lượt đồ).
-Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Chiến thắng Điện Biên Phủ có thể ví với những chiến thắng nào trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc?
+ Chiến thắng có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đấu tranh của nhân dân ta và các dân tộc đang bị áp bức lúc bấy giờ?
® Rút ra ý nghĩa lịch sử.
Chiến thắng Điện Biên Phủ và hiệp định Giơ-ne-vơ đã chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương (7-5-1954),...
b. Kết quả của chiến dịch:
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập theo nhóm.
-Cho hs thảo luận 5 phút rồi báo cáo kết quả thảo luận
+ Nhóm 1: Chỉ ra những chứng cứ để khẳng định rằng “tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ” là “pháo đài” kiên cố nhất của Pháp.....năm 1953 – 1954.
+ Nhóm 2: Tóm tắt những mốc thời gian quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
+ Nhóm 3: Nêu những sự kiện tiêu biểu, những nhân vật tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ?
+ Nhóm 4: Nêu nguyên nhân thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.
® Giáo viên nhận xét rút ra bài học
3.Củng cố- Dặn dò:
-Nêu ý nghĩa lịch sử của chiến dịch.
-Chuẩn bị: Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ Độc lập dân tộc “
-Nhận xét tiết học 
-2 Học sinh nêu.
- Lớp nhận xét, tuyên dương
Hoạt động lớp, nhóm.
- Hs chú ý nghe và đọc nội dung trong sgk
- Thảo luận nhóm đôi (3phut)
- Vài nhóm báo cáo kết quả
Lớp nhận xét và tuyên dương
-Thuộc tỉnh Lai Châu, đó là 1 thung lũng được bao quanh bởi rừng núi.
- Pháp tập trung xây dựng tại đây 1 tập đoàn cứ điểm với đầy đủ trang bị vũ khí hiện đại.
-Thu hút lực lượng quân sự của ta tới đây để tiêu diệt, đồng thời coi đây là các chốt để án ngữ ở Bắc Đông Dương.
-Chú ý nghe
Học sinh thảo luận theo nhóm bàn.
-Thời gian 7 phút
® 1 vài nhóm nêu (có chỉ lược đồ).
® Các nhóm nhận xét + bổ sung.
-Đợt 1:Ngày13/3/1954
-Đợt 2: Ngày 30/3/1954
-Đợt 3: Ngày 1/5/1954
-Đánh sập “pháo đài khổng lổ” của TDP ở Điện Biên Phủ
-Như chiến thắng Bạch Đằng, Chi lăng, Đống Đa.
-Hs tự nêu
-HS chú ý nghe giảng
Hoạt động nhóm (4 nhóm).
-Các nhóm thảo luận ® đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm nhận xét lẫn nhau.
-Hàng nghìn tấn dây thep1gai, máy bay, pháo, súng phun lửa, súng đại liên nhiều nòng,...
-Ngày 13/3/1954 quân ta mở màn chiến dịch. 30/3/1954 ta đồng loạt công kích. Ngày 7/5/1954 ta toàn thắng.
-Anh Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai để động đội xông lên tiêu diệt địch.
-Nhờ sự động lòng của nhân dân cả nước từ tiền tuyến đến hậu phương.
-HS đọc bài học
Tiết 3: Đạo đức
Bài: Em yêu quê hương (T1)
I. Mục tiêu:
- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.
-Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.
*Ghi chú: biết được vì sao phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.
*Giáo dục BVMT: Giáo dục hs biết tích cực tham gia các hđ bảo vệ môi trường
II. Chuẩn bị: 
-Tranh, ảnh về Tổ quốc VN , các bài hát nói về quê hương 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Bài cũ: 
-Em đã thực hiện việc hợp tác với mọi người ở trường, ở nhà như thế nào? Kết quả ra sao?.
-Nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu: 
2. Các hoạt động: 
a.H.Đ 1: Tìm hiểu truyện “Cây đa làng em”
-Học sinh đọc truyện “Cây đa làng em “trang 28 / SGK 
® Kết luận:
- Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh. Việc làm đó thể hiện tình yêu quê hương của Hà .
b. Hoạt động 2: Làm bài tập 1/ SGK.
-Giáo viên nêu yêu cầu bài tập.
® Kết luận : Trường hợp (a), (b), (c), (d), (e) thể hiện tình yêu quê hương 
- GV yêu cầu đọc ghi nhớ 
c. HĐ3 Liên hệ thực tế 
-Nêu yêu cầu cho hs kể những việc đã làm để thể hiện tình yêu quê hương của mình 
+ Quê bạn ở đâu ? Bạn biết những gì về quê hương mình ?
+ Bạn đã làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương ?
*Giáo dục BVMT: Để thể hiện tình yêu quê hương em cần làm những việc gì để bảo vệ quê hương em?
®KL và khen một số HS đã thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể. 
3. Hoạt động nối tiếp:
-Yêu cầu HS vẽ tranh và chuẩn bị bài hát
-Sưu tầm bài hát, bài thơ ca ngợi đất nước Việt Nam.
-Nhận xét tiết học. 
2 học sinh trả lời
Lớp nhận xét
Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm 4.
-1 em đọc.
-Thảo luận theo các câu hỏi SGK
- Đại diện nhóm trả lời .
-Lớp nhận xét, bổ sung.
HS thảo luận để làm BT 1
- Đại diện nhóm trả lời.
- Các nhóm khác bổ sung.
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
-Hs tự liên hệ bản thân mình
Hoạt động cá nhân, lớp.
-Học sinh làm bài cá nhân.
-Trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
-Cả lớp nhận xét và bổ sung .
-HS trả lời: Bảo vệ nguồn nước của quê hương bằng cách không vứt rác bừa bãi, không bẻ cây, trông coi và bảo vệ di tích lịch sử của quê hương (nếu có), 
HS vẽ tranh nói về việc làm mà em mong muốn thực hiện cho quê hương hoặc sưu tầm tranh, ảnh về quê hương mình 
- Các nhóm chuẩn bị bài hát, bài thơ , nói về tình yêu quê hương .
.........................................................................................................................................................
Tiết 4: Toán
Bài: Diện tích hình thang
I. Mục tiêu:
- Biết tính diện tích hình thang,biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan.
*Ghi chú:Bài 1(a) Bài 2(a)
II. Chuẩn bị:
+ GV: Bảng phụ, bìa cứng có hình dạng như trong SGK.
+ HS: Chuẩn bị 2 tờ giấy thủ công kéo.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Bài cũ: “Hình thang “.
-Nêu đặc điểm của hình thang.
-Giáo viên nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài mới: 
2. Các hoạt động: 
a. Hướng dẫn hs hình thành công thức tính diện tích của hình thang. 
-Giáo viên hướng dẫn học sinh lắp ghép hình Tính diện tích hình ABCD.
-Hình thang ABCD ® hình tam giác ADK.
-Cạnh đáy gồm cạnh nào?
-Tức là cạnh nào của hình thang.
-Chiều cao là đoạn nào?
-Nêu cách tính diện tích hình tam giác ADK.
-Nêu cách tính diện tích hình thang ABCD.
-Vậy muốn tính diện tích hình thang ta l ... ã cho?
Yêu cầu các em sau chọn đề tài, rồi viết kết bài, rồi viết kết bài theo kiểu mở rộng và kết bài theo kiểu không mở rộng.
Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
Giáo viên nhắc lại yêu cầu đề bài gợi ý cho học sinh.
Các em hãy tự nghĩ ra một đề bài văn tả người (không trùng với đề bài em chọn ở BT2)?
-Các em viết đoạn kết bài thích hợp với các đề em chọn theo cách tự nhiên hoặc mở rộng?
-Giáo viên phát giấy cho 3, 4 học sinh làm bài.
-Giáo viên nhận xét, đánh giá cao những đoạn kết bài hay.
3. Củng cố- Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm.
-Yêu cầu học sinh về nhà hoàn chỉnh kết bài đã viết vào vở.
-Chuẩn bị: “Ôn tập”.
-Nhận xét tiết học. 
-2 hs đọc đoạn mở bài tả người em yêu thích, có tình cảm
-Lớp nghe và nhận xét
- 2 học sinh đọc đề bài, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
-Học sinh phát biểu ý kiến.
-Đoạn a: kết bài theo kiểu không mở rộng, ngắn gọn, tiếp nối lời tả về bà, nhấn mạnh tình cảm với người được tả.
-Đoạn b: kết bài theo kiểu mở rộng, sau khi tả bác nông dân, nói lên tình cảm với bác, rồi bình luận về vai trò của người nông dân đối với xã hội.
-Kết bài ở đoạn a là tự nhiên nhất.
-Kết bài ở đọn b là kết bài mở rộng.
-1 học sinh đọc yêu cầu bài tập.
-4 học sinh lần lượt tiếp nối nhau đọc 4 đề bài.
-Tả người thân trong gia đình.
-Tả một bạn cùng lớp.
-Tả một nghệ sĩ nào em thích.
-Học sinh tiếp nối nhau đọc đề bài mình chọn tả.
-Cả lớp đọc thầm lại suy nghĩ làm việc cá nhân.
-Nhiều học sinh nối tiếp nhau đọc kết quả làm bài.
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-1 học sinh đọc yêu cầu đề bài, cả lớp đọc thầm.
-Học sinh suy nghĩ cá nhân rồi nêu đề bài em suy nghĩ.
-VD: Tả chú công an giao thông đang làm việc ở ngã tư đường phố.
-Tả bác thợ sơn đang làm việc.
-Tả một người gánh hàng rong thường đến bán ở khu phố em.
-Học sinh làm việc cá nhân, các em viết đoạn kết bài.
-Các em làm bài trên giấy xong thì dán lên bảng lớp và trình bày bài làm của mình.
-VD: Em yêu quý chú công an giao thông, trông chú thật vừa oai nghiêm, vừa dịu dàng, tỉ mỉ. Đường phố nhờ có chú mà trật tự an toàn, góp phần làm nên vẻ đẹp văn minh của đất nước.
-Cả lớp nhận xét, bình chọn người viết kết bài hay nhất.
Cho hs yếu nhắc lại sự khác nhau
Giúp hs yếu làm bài 
Tiết 3: Khoa học
Bài: Sự biến đổi hóa học
I. Mục tiêu:
Sau bài học học sinh biết:
 -Phát biểu định nghĩa về sự biến đổi hóa học.
 -Phân biệt sự biến đổi hóa học và sự biến đổi lí học.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Hình trang 79-81 sgk
 -Giá đỡ, đèn cồn, thìa có cán dài; đường trắng; giấy nháp; 
 -Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Bài cũ: 
-Thế nào là dung dịch?
- Kể tên một số dung dịch mà em biết?
-Giáo viên nhận xét chấm điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
2. Các hoạt động: 
a. Hoạt động 1: Thí nghiệm
-Làm việc theo nhóm lớn
-Chi lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm, thảo luận các hiện tượng sảy ra trong thí nghiệm theo yêu cầu sau:
+Thí nghiệm 1: 
-Đốt một tờ giấy, mô tả hiện tượng sảy ra.
-Khi bị cháy, tờ giấy còn gữi được tính chất ban đầu của nó không?
+Thí nghiệm 2:
-Chưng đường trên ngọn lửa.
-Mô tả hiện tượng sảy ra.
-Dưới tác dụng của nhiệt, đường có còn giữ nguyên tính chất ban đầu của nó không?
-Hòa tan đường với nước ta được gì?
-Đem chưng cất d.dịch đường ta được gì?
-Đường và nước có bị biến đổi thành chất khác khi hòa tan vào nhau thành dung dịch không?
Làm việc cả lớp
-Gọi đại diện từng nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
-GV nhận xét và kết luận, hỏi:
+Hiện tượng chất này bị biến đổi thành chất khác tương tự như hai ví dục trên ta gọi là gì?
+Sự biến đổi hóa học là gì?
-Gv nhận xét và kết luận chung.
b. Hoạt động 2: Thảo luận
-Làm việc theo nhóm
-Chia lớp thành 3 nhóm
Yêu cầu các nhóm quan sát hình trang 78 rồi thảo luận nội dung sau:
+Trường hợp nào có sự biến đổi hóa học? Tại sao kết luận như vậy?
+ Trường hợp nào có sự biến đổi lí học? 
Tại sao kết luận như vậy?
-Làm việc cả lớp
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- GVnhận xét và kết luận: Sự biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là sự biến đổi hóa học.
3. Củng cố- Dặn dò:
-Giáo dục: Không đến gần các hố vôi đang tôi, vì nó tỏa nhiệt, có thể gây bỏng, rất nguy hiểm.
-Học bài và chuẩn bị bài sau: ‘Sự biến đổi hóa học (TT)”
-Nhận xét tiết học
-2 hs trả lời
-Lớp nghe và nhận xét
-HS chia lớp thành 4 nhóm
-Nhóm trưởng điểu khiển cho nhóm mình làm thí nghiệm và thảo luận rút ra nhận xét rồi ghi vào phiếu học tập
-Thời gian 10- 12 phút
Thí n
Mô tả h. tượng
Giải thích 
Đốt một tờ giấy
Tờ giấy bị cháy thành than.
-Tờ giấy bị biến đổi thành một chất khác, k giữ được tính chất ban đầu.
Chưng đường trên ngọn lửa
-Đường từ màu trắngchuyển sang vàng, nâu thẫm,cóvị đắng. Nếutiếp tục đun nósẽ thành than.
-Trong quá trình trưng đường có khói bốc lên.
Dưới tác dụng của nhiệt, đường k giữ được tính chất của nó nữa, bị biến đổi thành một chất khác.
-Các nhóm lên báo cáo kết quả và nhận xét bổ sung.
-HS thảo luận trả lời
-Hiện tượng đó ta gọi là sự biến đổi hóa học.
-Sự biến đổi hóa học là sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
-HS chia nhóm, quan sát hình và thảo luận rồi ghi vào phiếu.
-Thời gian thảo luận 7 phút.
-H1: Cho vôi sống vào nước (hóa học).
-H2: Xé giấy thành những mảnh vụn (Lí học)
-H4: Xi măng trộn cát (Lí học)
-H5: Xi măng trộn cát và nước (Hóa học)
-H6: Đinh mới để lâu -> đinh gỉ (Hóa học)
-H7: Thủy tinh ở thể lỏng sau khi thổi thành chai, lọ để nguội trở thành thủy tinh ở thể rắn (Lí học)
-Các nhóm báo cáo kết quả
Nhận xát và bổ sung cho nhau
-Chú ý nghe.
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Toán
Bài: Chu vi hình tròn
I. Mục tiêu:
- Biết quy tắc tính chu vi hình tròn và vân dụng để giải bài toán có yếu tố thực tế về chu vi hình tròn.
- Ghi chú: Bài 1 (a, b); bài 2 (c); bài 3.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Bìa hình tròn có đường kính là 4cm.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. Bài cũ: 
Thế nào là Hình tròn - đường tròn?
+ Đường kính và bàn kính như thế nào với nhau?
-Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài 
2. Các hoạt động: 
a. Nhận xét về quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.
 -Yêu cầu học sinh chia nhóm nêu cách tính hình tròn.
-Gọi các nhóm nêu cách tính chu vi của hình tròn theo ý kiến cảu nhóm mình.
-GV chốt :
+ Chu vi hình tròn là độ dài của một đường tròn 
+ Nếu biết đường kính.
-Chu vi = đường kính ´ 3,14
C = d ´ 3,14
+ Nếu biết bán kính.
-Chu vi = bán kính ´ 2 ´ 3,14
C = r ´ 2 ´ 3,14
b.Thực hành làm bài tập:
* Bài 1: (Câu c dành cho hs khá giỏi)
-Gọi hs nêu yêu cầu của bài toán
Bài yêu cầu ta làm gì?
Lưu ý bài d = 4 m = 0,8 m
 5
-Cho học sinh làm bài rồi nhận xét
*Bài 2: (Câu a, b dành cho hs khá giỏi)
-Gọi hs nêu yêu cầu cảu bài
-Bài toán cho biết gì và yêu cầu ta làm gì?
-Muốn tính chu vi hình tròn khi biết bán kính ta làm như thế nào?
-Lưu ý bài r =1/2 m
-Cho hs làm bài rồi nhận xét
*Bài 3:
-Gọi hs nêu yêu cầu
-Bài toán cho biết gì và yêu cầu ta làm gì?
-Muốn tính được chu vi của bánh xe ta làm như thế nào?
-Cho 1 hs làm vào bảng phụ, lớp làm vở và nhận xét
-Giáo viên nhận xét.
3. Củng cố- Dặn dò:
-Học sinh lần lượt nêu quy tắc và công thức tìm chu vi hình tròn, biết đường kính hoặc bán kính 
-Chuẩn bị: “ Luyện tập “
Nhận xét tiết học 
-2 HS trả lời câu hỏi.
-Lớp nghe và nhận xét
Hoạt động nhóm, lớp.
-Tổ chức 4 nhóm.
-Mỗi nhóm nêu một cách tính chu vi hình tròn.
+C1: Vẽ 1 đường tròn tâm O.
-Nêu cách tính độ dài của đường tròn tâm O ® tính chu vi hình tròn tâm O.
-Chu vi = đường kính ´ 3,14.
+ C2: Dùng miếng bìa hình tròn lăn trên cây thước dài giải thích cách tính chu vi = đường kính ´ 3,14.
+ C3: Vẽ đường tròn có bán kính 2cm ® Nêu cách tính chu vi = bán kính ´ 2 ´ 3,14
Cả lớp nhận xét.
Học sinh lần lượt nêu quy tắc và công thức tìm chu vi hình tròn.
Học sinh đọc đề, nêu cách làm
-3 HS làm bài vào bảng phụ.
Cả lớp làm vào vở và nhận xét
 Giải
0,6 x3,14 = 1,88 cm2
2,5 x 3,14 = 7,85 dm2
4/5 x 3,14 = 2,51 m2
Học sinh đọc đề, nêu cách làm
-3 hs làm bài vào bảng phụ
-Cả lớp làm bài, sửa chữa và đổi tập để kiểm tra chéo với bạn
	Giải
2,75 x 2 x 3,14 = 17,27 cm2
6,5 x 2 x 3,14 = 40,82 dm2
Đổi ½ = 0,5
 0,5 x 2 x 3,14 = 3,14 m2
- Học sinh đọc đề tóm tắt.
-Vận dụng công thức để tính chu vi của bánh xe .
-1 học sinh lên bảng giải.
-Cả lớp làm và nhận xét.
	Giải
 Chu vi của bánh xe là:
 0,75 : 2 = 0,37 (m2)
 Đáp số: 0,37 m2
Giúp hs nhận biết chu vi hình tròn
Giúp hs áp dụng quy tác và công thức để giải toán
SINH HOẠT LỚP
I. Nhận xét hoạt động tuần 19
-Ban cán sự báo cáo tình hình học tập của lớp trong tuần qua	
- Giáo viên nhận xét chung:
	+ Duy trì tốt sĩ số lớp
	+ Các bạn đi học đều, đầy đủ và đúng giờ.
	+ Có thi đua học giữa các nhóm
	+ Những bạn khá giỏi kèm cho 5 bạn yếu học toán và tiếng việt (Tươi, Nguyễn Trang, Hào, Điền, Quý)
	+ Có nhiều bạn tiến bộ: Đào, Tá, Thu, Ngọc Lẹ, Linh, Dĩ, Thắng, Vinh, Lượng,
	+ Còn vài bạn chưa tiến bộ như: Tươi, Nguyễn Trang.
+ Thực hiện tốt việc vệ sinh trường lớp và vệ sinh cá nhân.
II. Kế hoạch tuần 20
-Duy trì tốt sĩ số lớp
-Thi đua học giữa các nhóm.
-Bạn khá giỏi kèm cho bạn yếu học ở lớp cũng như ở nhà.
-Thực hiện chủ điểm “Đôi bạn cùng tiến”.
-Rèn chữ viết cho 1 hs tham gia thi “Vở sạch - Chữ đẹp” cấp huyện
-Thực hiện tốt việc vệ sinh.
-Thực hiện tốt nội quy trường lớp.
 Kí duyệt	
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 Tuan 19.doc