Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 4 - Tập làm văn: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện

Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 4 - Tập làm văn: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện

Mục đích yêu cầu:

- Hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhn vật l cần thiết để thể hiện tính

- cách của nhân vật (Nội dung Ghi nhớ).

- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật (BT1, mục III); kể lại

- đươc một đoạn câu chuyện Nng tin ốc cĩ kết hợp tả ngoại hình b lo hoặc nng tin (BT2).

B. Đồ dùng dạy học: - Viết yêu cầu bài tập 1vào khổ giấy to.

C. Các hoạt động dạy –học :

1. Bài cũ: “ Kể lại hành động của nhân vật.Gọi 3 HS ln trả lời cu hỏi.

 H : Khi kể lại hành động của từng nhân vật cần chú ý điều gì ?- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện bài văn bị điểm không.

 

doc 21 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1789Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Tiếng Việt lớp 4 - Tập làm văn: Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Thứ hai 7/9/2009
Tập làm văn
Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện
SGK trang 23 – TGDK: 35 phút
A.Mục đích yêu cầu: 
Hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính 
cách của nhân vật (Nội dung Ghi nhớ).
- Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật (BT1, mục III); kể lại 
đươc một đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc cĩ kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên (BT2).
B. Đồ dùng dạy học: - Viết yêu cầu bài tập 1vào khổ giấy to. 
C. Các hoạt động dạy –học :
1. Bài cũ: “ Kể lại hành động của nhân vật.Gọi 3 HS lên trả lời câu hỏi.
 H : Khi kể lại hành động của từng nhân vật cần chú ý điều gì ?- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện bài văn bị điểm không.
2. Bài mới: - GV giới thiệu bài 
Hoạt động1: Nhận xét – Rút ghi nhớ 
 - Yêu cầu HS đọc đoạn văn.
 - Phát phiếu – Gọi HS nêu yêu cầu.
 -Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn với nội dung sau:
Gợi ý: 1. Ghi vắn tắt ngoại hình của Nhà Trò.
 - Sức vóc: gầy yếu quá
- Thân hình: bé nhỏ, người bự những phấn như mới lột.
- Cánh: mỏng như cánh bướm non, ngắn chùn chùn.
- Trang phục: Mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng.
2. Ngoại hình của Nhà Trò nói lên điều gì?ø- Tính cách: yếu đuối.
 -Thân phận: tội nghiệp, đáng thương , dễ bị bắt nạt.- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Lắng nghe và chốt ý. - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/24
Hoạt động 2: Luyện tập
 Bài 1:- Gọi HS đọc nội dung BT1.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn văn và dùng bút chì gạch mờ trong VBT những chi tiết miêu tả ngoại hình chú bé liên lạc.
- GV dán tờ phiếu viết sẵn nội dung đoạn văn tả chú bé lên bảng. Mời 1 em làm trên bảng.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày .- GV và cả lớp nhận xét bài trên bảng.
Kết luận: như SGV/72.
 Bài 2: - GV treo tranh minh họa truyện thơ “Nàng tiên ốc” và yêu cầu:Kể một đoạn có kết hợp tả ngoại hình của nhân vật. - GV nhận xét chung –Tuyên dương những HS kể hay.
4.Củng cố:H: Khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả những gì? 
 H: Tại sao khi tả ngoại hình của nhân vật chỉ nên tả những đặc điểm tiêu biểu?- Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò: - Học ghi nhớ -Viết lại bài tập 2 vào vở. Chuẩn bị bài sau.
D.Phần bổ sung:
Toán
Triệu và lớp triệu
	SGK trang 13 – TGDK: 35 phút
A. Mục tiêu: 
Nhận biết hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu.
- Biết viết các số đến lớp triệu.
Bài 1, bài 2, bài 3 (cột 2)
B. Chuẩn bị :- GV: Bảng các lớp, hàng, đã được kẻ sẵn trên bảng phụ.
C. Hoạt động dạy và học:
1.Ổn định: Nề nếp
2.Bài cũ: “So sánh các số có nhiều chữ số” Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập
H: Nêu các lớp , các hàng đã học?
Bài1 : Xếp các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé:
413897; 413978; 314789; 314987; 413987
Bài 2: Xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
856 102; 856 201; 856 210; 856 012; 856120.
 3.Bài mới: - Giới thiệu bài 
Hoạt động1: Giới thiệu lớp triệu. 
- Yêu cầu HS viết lên bảng lần lượt số 
1 000 000 00000
Một nghìn: 1 000; mười nghìn : 10 000; một trăm nghìn : 100 000; mười trăm nghìn : 1000 000
GV giới thiệu : Mười trăm nghìn gọi là một triệu 
H: Số một triệu có mấy chữ số? Đó là những chữ số nào?
H: Mười triệu hay còn gọi là bao nhiêu triệu? - Yêu cầu HS viết số một chục triệu
H: Mười chục triệu hay còn gọi là bao nhiêu triệu? - Yêu cầu HS viết số một trăm triệu.
- GV nói: Hàng triệu, chục triệu, trăm triệu hợp thành lớp triệu.
- Yêu cầu HS nêu các hàng của lớp triệu.
H: Hãy kể các hàng và lớp mà ta được học .
Hoạt động 2: Thực hành 
Bài 1 : - Gọi 1 HS đọc nội dung bài 1.
- Hãy đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu? 3-4 HS nêu miệng.
- Hãy viết các số từ 1 triệu đến 10 trịêu.2 HS viết ở bảng, lớp viết vào nháp. Nhận xét.
Bài 2 : Viết các số tròn chục từ 10 000 000 đến 300 000 000.
H: Hãy đếm thêm một chục triệu từ 1 chục triệu đến 10 chục triệu.
H: 10 chục triệu còn gọi là gì ?- Yêu cầu HS viết các số từ 10 triệu đến 300 triệu.
Bài 3 : - Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc và viết số làm vào vở.
- Gọi HS lên bảng sửa bài. Nhận xét, đổi vở chấm đ/s theo đáp án.
 Bài 4 : - Cho HS làm bằng bút chì vào vở. Sửa bài, nhận xét. 
 4. Củng cố :H: Nêu các hàng và lớp đã học ? H: Nêu cách so sánh các số có nhiều chữ số?- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: - Học bài, làm VBT . Chuẩn bài “Tiếp theo”.
D.Phần bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Địa lí:
Dãy Hoàng Liên Sơn
	SGK trang 70 - TGDK: 30 phút
A.Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
 - Biết chỉ trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên lược đồ và bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
 -Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn (vị trí, địa hình, khí hậu).
	- Mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng.
	- Dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.
	- Tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.
B. Chuẩn bị: - GV : - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
 -Tranh ảnh :về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan-xi-păng.
C. Các hoạt động dạy học:
 1. Bài cũ: Kiểm tra bài “ Làm quen với bản đồ” 
+Nêu các bước sử dụng bản đồ? +Nêu ghi nhớ?
2. Bài mới :GV giới thiệu bài – Ghi đề.
Hoạt động1: Tìm hiểu dãy Hoàng Liên Sơn
- Treo bản đồ, yêu cầu HS tìm và chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn.- Nhận xét- Chốt
(Vị trí , Chiều dài, Chiều rộng ,Độ cao ,Đỉnh, Sườn, Thung lũng )
- GV giao nhiệm vụ:Yêu cầu nhóm 3 em dựa vào lược đồ và nội dung SGK thảo luận các nội dung sau:1) Kể tên những dãy núi chính ở phía bắc của nước ta, trong những dãy núi đó, dãy núi nào dài nhất?
 2) Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà?
 3) Đỉnh núi, sườn và thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn như thế nào?
- Gọi HS trình bày.- Nghe và nhận xét, bổ sung.- Chốt ý .
 Hoạt động 2: Tìm hiểu về khí hậu dãy Hoàng Liên Sơn.
-Yêu cầu HS đọc thầm phần 2 trong SGK và trả lời câu hỏi.
+ Những nơi cao của dãy Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế nào?
 - Cho HS quan sát bản đồ địa lí Việt Nam, yêu cầu HS chỉ vị trí của Sa Pa trên bản đồ và cho biết độ cao của Sa Pa.
-Yêu cầu HS đọc bảng số liệu về nhiệt độ trung bình ở Sa Pa và cho biết nhiệt độ trung bình ở Sa Pa vào tháng1 và tháng7?
+Dựa vào nhiệt độ của hai tháng này, em có nhận xét gì về khí hậu của Sa Pa trong năm?-Chốt ý 
 *Giới thiệu thêm : Bên cạnh việc có khí hậu mát mẻ quanh năm, Sa Pa còn có rất nhiều cảnh đẹp tự nhiên như thác Bạc, Cầu Mây, cổng Trời, rừng Trúc, hang động Tả Pìn, nên đã trở thành khu du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng núi phía bắc nước ta.
4.Củng cố: - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/72
	 - Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò: - Về học bài, chuẩn bị :“Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn”.
D.Phần bổ sung:
.
Khoa học:
Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn .Vai trò của chất bột đường.
	SGK trang 10 – TGDK: 30 phút
A. Mục tiêu : Qua bài HS biết :
 - Phân loại được thức ăn hằng ngày và nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật và nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật. 
 + Phân loại được các thức ăn dựa vào các chất dinh dưỡng có chứa nhiều trong thức ăn đó .
 - Biết được nhiều loại thức ăn có chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chúng.
 - Giáo dục HS có ý thức ăn đầy đủ các loại thức ăn để đảm bảo cho họat động sống .
 B. Chuẩn bị:- GV : Hình minh họa SGK trang 10,11; Phiếu học tập 
C: Các họat động dạy _ học :
 1.Ổn định : Chuyển tiết.
2. Bài cũ : “Trao đổi chất ở người (TT)” Gọi 3HS lên trả lời câu hỏi.
H: Hằng ngày, cơ thể người phải lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì? 
H: Nhờ đâu mà quá trình trao đổi chất ở bên trong cơ thể được thực hiện? Điều gì xảy ra nếu một trong các cơ quan tham gia quá trình trao đổi chất ngừng hoạt động?
3. Bài mới : - Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Phân lọai thức ăn và đồ uống. 
- Cho HS kể tên các thức ăn, đồ uống mà các em thường dùng vào bữa sáng, trưa, tối.
- Cho HS quan sát tranh /10 SGK.
H: Thức ăn đồ uống nào có nguồn gốc động vật, thức ăn đồ uống có nguồn gốc thực vật ?
- Gọi lần lượt HS lên xếp thẻ ghi tên thức ăn, đồ uống vào đúng cột phân lọai.
- Yêu cầu HS nói tên các lọai thức ăn khác có nguồn gốc động vật và thực vật.
- Tuyên dương những HS tìm được nhiều lọai thức ăn và phân lọai đúng nguồn gốc.
- Yêu cầu họat động cả lớp 
H: Người ta còn có thể phân lọai thức ăn theo cách nào khác nữa ? 
H:Theo cách này thức ăn chia thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào ?
H: Vậy có mấy lọai thức ăn ? Dựa vào đâu để phân lọai? Nhận xét.
- Cho HS đọc phần bạn cần biết trang 10 SGK.
Hoạt động 2: Các lọai thức ăn có chứa nhiều bột đường và vai trò của chúng .
- Họat động theo nhóm ( 6em ). Yêu cầu HS quan sát các tranh/11 SGK và thảo luận:
 Câu1: Kể tên những thức ăn giàu chất bột ở các tranh /11 SGK?
Câu2: Kể tên một số lọai thức ăn hằng ngày em ăn có chứa chất bột đường? GV chốt ý .
 4.Củng cố :- Gọi HS đọc phần bạn cần biết SGK/11.
- Liên hệ giáo dục HS ăn uống đủ chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển và khoẻ mạnh.
- Nhận xét tiết học.
 5.Dặn dò: -Về học thuộc nội dung bạn cần biết trang10, 11 SGK.
D.Phần bổ sung:
.............................................................................................................................................................................................. ... dòng, gạch dầu dòng).- Gọi 1 HS khá làm bài mẫu câu 1. Cả lớp và GV nhận xét.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT. GV phát phiếu cho 2 HS làm bài trên phiếu.
- Gọi HS dán phiếu lên bảng và trình bày kết quả.- Cả lớp và GV nhận xét, GV chốt đáp án.
Bài tập 3:- Gọi HS đọc yêu cầu BT3 -HS làm tương tự bài 2.
 4.Củng cố : - Chấm một số bài. Nhận xét - Giáo viên nhận xét tiết học.
 5. Dặn dò : - Về nhà học thuộc nội dung ghi nhớ. Tìm một lời dẫn trực tiếp, một lời dẫn gián tiếp trong bài tập đọc bất kì .
 D.Phần bổ sung :
Toán
Dãy số tự nhiên
	SGK trang 19 – TGDK: 35 phút
A. Mục tiêu : 
Bước đầu nhận biết về số tự nhiên, dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 (a)
B. Chuẩn bị : GV và HS : Xem trước bài trong sách giáo khoa.
C. Các hoạt động dạy - học :
1.Bài cũ: “ Luyện tập”. Gọi 2HS lên bảng làm.Gv nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới: GTB-Ghi bảng.
 Hoạt động1 : Giới thiệu số tự nhiên và dãy số tự nhiên.
- Gọi HS nêu một vài số đã học -> Ghi các số HS nêu lên bảng và giới thiệu đó là các số tự nhiên. - Cho 1 HS nhắc lại các số tự nhiên ghi trên bảng.
- Cho thêm một số ví dụ. Hướng dẫn HS viết các STN theo thứ tự từ bé ->lớn bắt đầu từ số 0.
- GV giới thiệu : Tất cả các STN sắp xếp theo thứ tự từ bé -> lớn tạo thành dãy số tự nhiên.
- Cho HS nhắc lại.
- GV cho HS lần lượt nhận xét từng dãy số trên bảng. HS kết luận đâu là dãy số tự nhiên.
 A/ 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 
 B/ 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 
 C / 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10.
- Cho HS quan sát tia số trên bảng.GV kết luận : 	
Hoạt động 2 : Giới thiệu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
 * .Hệ thống hóa tính chất của dãy số tự nhiên : 
- HD HS nhận xét đặc điểm của dãy số tự nhiên.
+Khi thêm (hoặc bớt 1) vào bất kỳ số tự nhiên nào, ta sẽ có điều gì? Số tự nhiên nào bé nhất? Số tự nhiên nào lớn nhất?
+ Nêu các số chẵn, số lẻ trên tia số? Hai số chẵn hoặc lẻ liên tiếp thì hơn (kém) nhau bao nhiêu đơn vị?
Hoạt động 3 :Thực hành.
Bài 1 : - GV yêu cầu HS nêu đề bài.- Muốn tìm số liền sau của một số ta làm như thế nào?
- GV cho HS tự làm bài.- Gọi 1 em lên bảng chữa bài.- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2 : - Gọi HS nêu yêu cầu. + Muốn tìm số liền trước của một số ta làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài.- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3: - GV yêu cầu HS đọc đề bài.
+Hai số tự nhiên liên tiếp hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị ?
- GV yêu cầu HS làm bài .- GV gọi HS nhận xét bài làm bài của bạn trên bảng,sau đó cho điểm học sinh 
Bài 4:- GV yêu cầu HS tự làm bài , sau đó yêu cầu HS nêu đặc điểm của từng dãy số .
 - Yêu cầu HS sửa bài nếu sai.
3. Củng cố: - GV tổng kết giờ học. Nhận xét.
4. Dặn dò: Chuẩn bị bài :“ Viết số tự nhiên trong hệ thập phân”.
D.Phần bổ sung:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ : Nhận hậu, Đoàn kết
	SGK trang 33 – TGDK: 35 phút
A .Mục tiêu: 
Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thơng dụng) về chủ điểm 
Nhân hậu-Đồn kết (BT2, BT3, BT4); biết cách mở rộng vốn từ cĩ tiếng hiền, tiếng ác (BT1).
Giáo dục tính hướng thiện cho học sinh , biết sống nhân hậu và biết đồn kết với mọi người .
B. Chuẩn bị: - Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột của BT1, BT2, bút dạ.
 - Bảng lớp viết sẵn 4 câu thành ngữ .
 - Từ điển TV (nếu có) hoặc phô tô vài trang cho nhóm HS.
C.Các hoạt động dạy và học :
1.Bài cũõ : “ Từ đơn, từ phức” Gọi 3 HS lên bảng làm.- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới : Giới thiệu bài 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm các bài tập.
Bài 1:- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS sử dụng từ điển và tra từ.- Phát giấy + bút dạ cho từng nhóm.
- Hỏi HS cách tra từ điển.
-Yêu cầu HS có thể huy động trí nhớ của cả nhóm tìm từ sau đó để kiểm tra lại trong từ điển xem mình tìm được số lượng bao nhiêu.
- Yêu cầu 4 nhóm dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ và đúng.
- Giúp HS giải nghĩa một số từ như SGV.
Bài 2:- Gọi HS đọc yêu cầu BT2.- Yêu cầu HS tự làm bài trong nhóm 6 em.
- Gọi nhóm xong trước dán bài lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV chốt lại lời giải đúng.- Nhận xét, tuyên dương những HS có sự hiểu biết về từ vựng.
Bài 3:- Gọi HS đọc yêu cầu BT3.
- Yêu cầu từng cặp HS trao đổi viết vào vở nháp. 1 HS làm trên bảng.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.- Chốt lại lời giải đúng.
H: Em thích câu thành ngữ nào nhất? Vì sao?
Bài 4:- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Gợi ý: Muốn hiểu được các thành ngữ, tục ngữ em phải hiểu được cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nghĩa bóng có thể suy ra nghĩa đen.
- Yêu cầu HS lần lượt phát biểu ý kiến về từng thành ngữ, tục ngữ.
H: Câu thành ngữ ( tục ngữ) em vừa giải thích có thể dùng trong tình huống nào ?
- Mời một số HS khá, giỏi nêu tình huống sử dụng 4 thành ngữ , tục ngữ trên.
3 . Củng cố :- Gọi HS đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở BT3,4.
 - Nhận xét tiết học.
4. Dăn dò: - Về nhà học thuộc các từ, thành ngữ, tục ngữ có trong bài và viết vào vở 1 tình huống có sử dụng 1 tục ngữ hay thành ngữ trên.
D.Phần bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Âm nhạc
 ƠN TẬP BÀI HÁT :EM YÊU HOÀ BÌNH 
BÀI TẬP CAO ĐỘ VÀ TIẾT TẤU 
A.Mục tiêu :
HS thuộc bài hát, tập biểu diễn từng nhóm, kết hợp động tác phụ họa. 
Đọc được bài tập cao độ và thể hiện tốt bài tập tiết tấu.
B.Đồ dùng dạy học :Giáo viên : 
Nghiên cứu 1 vài động tác phụ họa phù hợp với bài hát ; 
Bảng chép sẵn BT cao độ , BT tiết tấu ; Nhạc cụ.
Học sinh : 
1 số nhạc cụ gõ .
C.Hoạt động dạy học :
1.Phần mở đầu: 
Giới thiệu nội dung tiết học: 
Ôn bài cũ: 
Nhận biết tên và vị trí 7 nốt nhạc trên khuông. 
Bài mới: Giới thiệu bài. 
2. Phần hoạt động :
Nội dung 1: 
Hoạt động 1: Gọi 2 HS đọc lời ca rõ ràng, diễn cảm bài hát trong SGK. 
Hoạt động 2: Gõ theo nhịp theo tiết tấu sau: 
Nội dung 2: 
Hoạt động 1: 
Dạy hát từng câu. 
Lưu ý những chỗ luyến hai nốt nhạc ở các chữ: tre, đường, yêu, xóm, rã, lắng, cánh thơm, hương, có. 
Hoạt động 2: 
Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp 2 và theo tiết tấu lời ca. 
3. Phần kết thúc: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm hát một câu từ câu 1 đến câu 4, rồi tất cả cùng hát từ câu 5 cho đến hết bài. 
D.Phần bổ sung:
..
Địa lí:
Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
	SGK trang 73 – TGDK: 35 phút
A.Mục tiêu: - Biết trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục và lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. Biết được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và sinh hoạt của các dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn.
 - Rèn kỹ năng: Xem lược đồ, bản đồ, bảng thống kê.
 - GDHS biết tôn trọng những truyền thống văn hóa của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
B. Chuẩn bị: Gv: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
 - Tranh ảnh :trang phục,lễ hội,và một số hoạt động của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
C. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cu:õ “ Dãy Hoàng Liên Sơn” Gọi 3HS lên trả lời câu hỏi.
Gv nhận xét bài cũ.
3.Bài mới :- GV giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hoàng Liên Sơn - nơi cư trú của một số dân tộc ít người.( 12’)
 GV treo bản đồ và các câu hỏi- Yêu cầu HS thảo luận.
1. Theo em dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt so với đồng bằng?
 2. Kể tên một số dân tộc chính sống ở Hoàng Liên Sơn?
 3. Phương tiện giao thông chính là gì? Gỉai thích vì sao?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày .Nhận xét.- Gọi 1 em nhắc lại.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bản làng với nhà sàn.
- GV cho HS quan sát tranh .
 H: Bức tranh vẽ gì? Em thường gặp cảnh này ở đâu?
 H: Bản làng thường nằm ở đâu? Bản có nhiều nhà hay ít?
 H: Nhà sàn được làm bằng chất liệu gì ?Vì sao họ phải ở nhà sàn?
- HS trả lời – GV chốt nội dung chính.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về chợ phiên , trang phục, lễ hội.
 - GV chia lớp thành 6 nhóm yêu cầu tìm hiểu về cuộc sống của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
 - GV và cả lớp nhận xét, bổ sung nếu còn thiếu. 
 3. Củng cố: -Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/75.
H: Kể tên một số các dân tộc chính ở Hoàng Liên Sơn?
H: Trình bày những nét chính về cuộc sống của người dân Hoàng Liên Sơn?	 - Nhận xét tiết học.
4.Dặn dò: - Về học bài, chuẩn bị :“Hoạt động sản xuất” 
D.Phần bổ sung:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 tuan 3 ngang.doc