Bài soạn Đại số khối 7 - Tiết 25, 26

Bài soạn Đại số khối 7 - Tiết 25, 26

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: HS làm thành thạo các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ.

2. Kĩ năng: Vận dụng thành thạo các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải toán.

3. Tư duy và thái độ: Thông qua giờ luyện tập HS được biết thêm về nhiều bài toán liên quan đến thực tế. Rèn tính nhanh nhẹn, cẩn thận cho HS.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- Giáo viên : Bảng phụ vẽ hình 10 phóng to, ghi bài tập.

- Học sinh : Học và làm bài đầy đủ ở nhà.

C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

Phương pháp gợi mở – vấn đáp, hợp tác theo nhóm nhỏ.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Tổ chức: 7A:./35

 7B:./36

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 644Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Đại số khối 7 - Tiết 25, 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 14/11/2010
Ngày dạy: 7A : ......./11/2010
 7B : ....../11/2010
Tiết 25: luyện tập
A. mục tiêu:
1. Kiến thức: HS làm thành thạo các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ.
2. Kĩ năng: Vận dụng thành thạo các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải toán.
3. Tư duy và thái độ: Thông qua giờ luyện tập HS được biết thêm về nhiều bài toán liên quan đến thực tế. Rèn tính nhanh nhẹn, cẩn thận cho HS.
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
- Giáo viên : Bảng phụ vẽ hình 10 phóng to, ghi bài tập.
- Học sinh : Học và làm bài đầy đủ ở nhà.	
C. Phương pháp dạy học:
Phương pháp gợi mở – vấn đáp, hợp tác theo nhóm nhỏ.
D. Tiến trình dạy học:
1.Tổ chức : 7A :......./35
 7B :......./36
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2. Kiểm tra : (5 phút)
- HS1: Chữa bài tập 8 tr 44 SBT.
- HS 2: Chữa bài 8 SGK.
- Hai HS đồng thời lên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS
- HS1: Bài 8 SBT
a) x và y tỉ lệ thuận với nhau vì:
b) x và y không tỉ lệ thuận với nhau vì:
- HS2: Bài 8 SGK
Gọi số cây trồng của lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là x, y, z.
Theo đề bài ta có: x+ y+ z= 24 và
Vậy ị x = 8
 ị y = 7
 ị z = 9
Số cây trồng của các lớp 7A, 7B, 7C theo thứ tự là 8, 7, 9
3.Bài mới : Hoạt động 1: Luyện tập (23 ph)
Bài tập 7 SGK - Tr56.
- Yêu cầu học sinh đọc bài toán và tóm tắt 
HS làm : Bài tập 7 SGK
- HS đọc đề bài
bài toán
? Khối lượng dâu và đường là hai đại lượng như thế nào
? Lập hệ thức rồi tìm x
GV thu 1 số phiếu kiểm tra, nhận xét và chuẩn hoá kiến thức.
Bài tập 8 SGK - Tr56.
? Bài toán trên có thể phát biểu đơn giản như thế nào ?
- GV yêu cầu một HS lên bảng trình bày lời giải.
GV gọi HS nhận xét, chuẩn hoá kiến thức.
Bài tập 9 SGK - Tr56.
- Yêu cầu HS đọc và phân tích đề bài.
- Hãy áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải bài này.
- Yêu cầu HS hoạt động cá nhân làm ra phiếu Đáp:
Khối lượng dâu và đường là hai đại lượng tỉ lệ thuận, ta có:
Vậy bạn Hạnh nói đúng.
HS làm : Bài tập 8 SGK
- HS làm việc cá nhân để hoàn thành bài toán.
Gọi số cây trồng của các lớp 7A, 7B, 7C lần lượt là x, y, z cây.
Ta có x + y + z = 24 và 
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau: 
HS làm : Bài tập 9 SGK
Gọi khối lượng của ni ken, kẽ, đồng lần lượt là x, y, z. Theo đề bài ta có:
x+y+z = 150 và 
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có: = 
Vậy ị x = 7,5 . 3 = 22,5
 ị y = 7,5 . 4 = 30
 ị z= 7,5 . 13 = 97,5
Trả lời: khối lượng của ni ken, kẽ, đồng theo thứ tự là 22,7 kg; 30 kg; 97,5 kg.
Hoạt động 2: Tổ chức thi làm toán nhanh (10 ph)
Bài tập 11 SGK - Tr56.
HS làm : Bài tập 11 SGK
- GV đưa đầu bài lên bảng phụ:
Gọi x, y,z theo thú tự là số vòng quay của kim giờ, kim phút, kim giây trong cùng một thời gian.
a) Điền số thích hợp vào ô trống.
x
1
2
3
4
y
b) Biểu diễn y theo x.
c) Điền số thích hợp vào ô trống
y
1
6
12
18
z
d) Biểu diễn z theo y.
e) Biểu diễn z theo x.
- Luật chơi: đội có 5 người, mỗi đội có một viên phấn. Lần lượt mỗi bạn làm 1 câu, xong chuyển phấn cho bạn khác để làm tiếp (có thể sửa bài của bạn trước). Đội nào làm đúng, nhanh hơn là thắng.
- HS hoạt động nhóm để thực hiện.
 Gọi x, y, z theo thứ tự là số vòng quay của kim giờ, kim phút, kim giây trong cùng một thời gian.
a)
x
1
2
3
4
y
12
24
36
48
b) Biểu diễn y theo x
 y = 12x
c) 
y
1
6
12
18
z
60
360
720
1080
d) z = 60 y
e) z = 720 x
4. Củng cố :
- Yêu cầu học sinh làm các bài tập 10 (SGK-Trang 56).
Bài 10 SGK
Đáp:
Độ dài 3 cạnh của tam giác lần lượt là: 10cm, 15cm, 20cm
5. Hướng dẫn về nhà (2 ph)
- Ôn lại các dạng toán đã làm về đại lượng tỉ lệ thuận.
- Làm bài tập 13, 14, 15 tr 44 SBT
- Đọc trước bài: Đại lượng tỉ lệ nghịch.
Ngày soạn : 19/11/2010
Ngày dạy: 7A : ......./11/2010
 7B : ....../11/2010
Tiết 26: Đ3. đại lượng tỉ lệ nghịch
A. mục tiêu:
1. Kiến thức: + Biết được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
 + Nhận biết được hai đại lượng có tỉ lệ nghịch hay không.
 + Hiểu được các tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
2. Kĩ năng: + Biết cách tìm hệ số tỉ lệ nghịch, tìm giá trị của một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia.
3. Tư duy và thái độ: Rèn tính cẩn thận khi làm toán.
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
- Giáo viên : Bảng phụ ghi định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ nghịch, tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch và bài tập.
- Học sinh : Học và làm bài đầy đủ ở nhà	
C. Phương pháp dạy học:
Phương pháp gợi mở – vấn đáp, hợp tác theo nhóm nhỏ.
D. Tiến trình dạy học:
1.Tổ chức : 7A :......./35
 7B :......./36
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2. Kiểm tra : (5 phút)
HS 1: Định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ thuận ? Làm bài tập 4 (SGK-Trang 54).
HS 2: Phát biểu tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận. 
2 HS lên bảng làm bài
3. Bài mới: Hoạt động 1 : 1) Định nghĩa (12 ph)
- Cho HS ôn lại kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ nghịch đã học ở tiểu học.
- Cho HS làm ?1.
- Rút ra nhận xét về sự giống nhau giữa các công thức trên?
- GV giới thiệu định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
- Yêu cầu HS đọc lại định nghĩa.
- GV thông báo định nghĩa, nhấn mạnh công thức hay x.y = a.
- Lưu ý khái niệm tỉ lệ nghịch đã học ở tiểu học chỉ là một trường hợp riêng của định nghĩa.
- Cho HS làm ?2.
- So sánh với hai đại lượng tỉ lệ thuận?
- Yêu cầu HS đọc chú ý SGK.
HS làm ?1.
a) Diện tích hình chữ nhật:
S = xy = 12 (cm2) ị y = 
b) Lượng gạo trong tất cả các bao là:
xy = 5 00 (kg) ị y = 
c) Quãng đường đi được của chuyển động đều là : v.t = 16 (km) ị v = 
HS : (Đại lượng này bằng một hằng số chia cho đại lượng kia).
HS đọc Định nghĩa: SGK
HS làm?2.
y tỉ lệ với x theo hệ số tỉ lệ - 3,5 ị y = 
Vậy nếu y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ - 3,5 thì x tỉ lệ nghịch với y theo hệ số tỉ lệ - 3,5.
y = 
Chú ý (SGK).
Hoạt động 2: 2) Tính chất (10 ph)
- Cho HS làm ?3.
- GV gợi ý cho HS.
- GV giới thiệu tính chất. Yêu cầu HS đọc tính chất.
- So sánh với hai tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận.
HS làm ?3.
a) x1`y1 = a ị a = 60
b) y2 = 20 ; y3 = 15; y4 = 12
c) x1y1 = x2y2 = x3y3 = x4 y4 = 60 (bằng hệ số tỉ lệ)
* Có x1y1 = x2 y2 ị 
Tính chất (SGK-Trang 58).
4. Củng cố : Luyện tập (16 ph)
Bài 12 SGK – Tr58.
Bài 13 SGK – Tr58
- Dựa vào cột nào để tính hệ số a?
- Yêu cầu HS lên bảng điền các ô còn lại.
Bài 14 SGK – Tr58
- Yêu cầu HS tóm tắt đầu bài.
- Cùng một công việc, giữa số công nhân và số ngày làm là hai đại lượng quan hệ thế nào?
Bài 12 SGK
a) Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch 
ị y = . Thay x = 8 và y = 15 ta có:
a = x.y = 8. 15 = 120
b) y = 
c) Khi x = 6 ị y = 
 Khi x = 10 ị y = 
Bài 13 SGK
a = 1,5.4 = 6
x
0,5
-1,2
2
-3
4
6
y
12
-5
3
-2
1,5
1
Bài 14 SGK
Để xây một ngôi nhà:
35 công nhân hết 168 ngày.
28 công nhân hết x ngày.
Số công nhân và số ngày làm là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Ta có:
Trả lời: 28 công nhân xây ngôi nhà đó hết 210 ngày.
5. Hướng dẫn về nhà (2 ph)
- Nắm vững định nghĩa và tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch (so sánh với hai đại lượng tỉ lệ thuận).
- Làm bài 15 SGK; 18, 19, 20, 21 tr 45 SBT.
- Xem trước bài: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch.

Tài liệu đính kèm:

  • doct25-26.doc