Bài soạn Đại số khối 7 - Tiết 49, 50

Bài soạn Đại số khối 7 - Tiết 49, 50

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: + Hệ thống lại cho HS trình tự phát triển và kĩ năng cần thiết trong chương.

 + Ôn lại kiến thức của chương như: dấu hiệu, tần số, bảng tần số, cách tính số trung bình cộng, mốt, biểu đồ.

2. Kĩ năng: Vận dụng làm được một số dạng toán cơ bản của chương.

3. Tư duy và thái độ: Rèn tính cẩn thận trong vẽ biểu đồ.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- Giáo viên : + Bảng phụ ghi bảng hệ thống ôn tập chương và các bài tập.

 + Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu.

- Học sinh : + Làm các câu hỏi và bài tập ở phần ôn tập chương SGK và SBT theo yêu cầu của GV. Thước thẳng.

C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

Phương pháp gợi mở - vấn đáp. Hoạt động nhóm.

 

doc 9 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Đại số khối 7 - Tiết 49, 50", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/02/2011
Ngày dạy: 7A : ......./ 02/2011
 7B : ...... 02/2011
Tiết 49: ôn tập chương III
( có thực hành giải toán trên MTCT)
A. mục tiêu:
1. Kiến thức: + Hệ thống lại cho HS trình tự phát triển và kĩ năng cần thiết trong chương.
 + Ôn lại kiến thức của chương như: dấu hiệu, tần số, bảng tần số, cách tính số trung bình cộng, mốt, biểu đồ.
2. Kĩ năng: Vận dụng làm được một số dạng toán cơ bản của chương.
3. Tư duy và thái độ: Rèn tính cẩn thận trong vẽ biểu đồ.
B. Chuẩn bị của GV và HS: 
- Giáo viên : + Bảng phụ ghi bảng hệ thống ôn tập chương và các bài tập.
 + Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu.
- Học sinh : + Làm các câu hỏi và bài tập ở phần ôn tập chương SGK và SBT theo yêu cầu của GV. Thước thẳng.	
C. Phương pháp dạy học:
Phương pháp gợi mở - vấn đáp. Hoạt động nhóm.
D. Tiến trình dạy học:
1.Tổ chức : 7A :......./35 .............
 7B :......./36 .............	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2. Kiểm tra: Xen vào ôn tập
3. Bài mới : Hoạt động 1 : ôn tập lí thuyết (18 ph)
Câu hỏi 1:
GV: Muốn thu thập các số liệu về một vấn đề mà mình quan tâm, chẳng hạn điểm kiểm tra một tiết chương III của mỗi HS của lớp mình thì em phải làm những việc gì ? và trình bày kết quả thu được theo mẫu bảng nào ?
Và làm thế nào để so sánh, đánh giá dấu hiệu đó ?
- Để có một hình ảnh cụ thể về dấu hiệu, em cần làm gì ?
GV: Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét và cho điểm
Câu hỏi 2:
GV: Tần số của một giá trị là gì ? Có nhận xét gì về tổng các tần số ?
GV: gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi
GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm
- Bảng tần số gồm những cột nào ?
 HS: Muốn điều tra về một dấu hiệu nào đó, đầu tiên em phẳi thu thập số liệu thống kê, lập bảng số liệu ban đầu. Từ đó, lập bảng "tần số", tìm số trung bình cộng của dấu hiệu, mốt của dấu hiệu.
- Để có một hình ảnh cụ thể về dấu hiệu dùng biểu đồ.
HS :
- Tần số của một giá trị là số lần xuất hiện của giá trị đó trong dãy giá trị của dấu hiệu
- Tổng các tần số đúng bằng tổng số các đơn vị điều tra (N).
- Bảng tần số gồm những cột: giá trị (x) và tần số (n).
GV đưa bảng phụ bảng sau: 
 Điều tra về một dấu hiệu
 Thu thập số liệu thống kê
 - Lập bảng số liệu ban đầu.
 - Tìm các giá trị khác nhau.
 - Tìm tần số của mỗi giá trị.
 Bảng "tần số"
 Biểu đồ số trung bình cộng,mốt
 của dấu hiệu
ý nghĩa của thống kê trong cuộc sống
- Hãy nêu mẫu bảng số liệu ban đầu.
GV vẽ lại mẫu số liệu ban đầu trên bảng.
 STT
 Đơn vị
 Số liệu điều tra
Để tính số trung bình cộng của dấu hiệu, ta làm thế nào ?
GV bổ sung vào bảng tần số 2 cột : 
Tích (xn) và X.
- X tính bằng công thức nào ?
- Mốt của dấu hiệu là gì ? kí hiệu .
- Người ta dùng biểu đồ làm gì ?
- Em đã biết những loại biểu đồ nào ?
- Thống kê có hiệu ý nghĩa gì trong đời sống của chúng ta ?
Mẫu bảng số liệu ban đầu thường gồm: STT; Đơn vị; Số liệu điều tra.
HS : 
Giá trị
 x
Tần số
 (n)
Các tích
 (xn)
 X
Ta cần lập thêm cột tích (xn) và cột X.
X = .
- Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng "tần số"; Kí hiệu là M0.
- Người ta dùng biểu đồ để có một hình ảnh cụ thể về giá trị của dấu hiệu và tần số.
- Biểu đồ đoạn thẳng, biểu đồ hình chữ nhật, biểu đồ hình quạt.
- Thống kê giúp chúng ta biết được tình hình các hoạt động, diễn biến của hiện tượng. Từ đó dự đoán các khả năng xảy ra, góp phần phục vụ con người ngày càng tốt hơn.
Hoạt động 2: ôn tập bài tập
Bài tập 20 SGK - Tr23
(Đề bài đưa lên bảng phụ)
? Đề bài yêu cầu gì.
- Học sinh:
+ Lập bảng tần số.
+ Dựng biểu đồ đoạn thẳng
+ Tìm 
GV: Yêu cầu HS 1 lập bảng "tần số" theo hàng dọc và nêu nhận xét.
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng làm bài.
- 3 học sinh lên bảng làm
+ Học sinh 1: Lập bảng tần số.
+ Học sinh 2: Dựng biểu đồ đoạn thẳng..
+ Học sinh 3: Tính giá trị trung bình cộng của dấu hiệu..
GV yêu cầu nhắc lại các bước tính số trung bình cộng của dấu hiệu.
- Nêu các bước dựng biểu đồ đoạn thẳng.
GV nhận xét, cho điểm HS.
* Bài tập 14 SBT - Tr27
(Đưa đề bài lên bảng phụ)
Có bao nhiêu trận trong toàn giải ?
GV giải thích số trận lượt đi: trận. Tương tự, số trận lượt về : 45 trận.
Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm các câu c, d, e. Câu b về nhà làm.
Bài 20 SGK
HS : 
Năng suất
Tần số
Các tích
 X
 20
 25
 30
 35
 40
 45
 50
 1
 3
 7
 9
 6
 4
 1
 31
 20
 75
 210
 315
 240
 180
 50
 1090
X =
 HS1 HS3
n 
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
 20 25 30 35 40 45 50 x 
HS lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
Bài 14 SBT.
Một HS đọc đề bài.
HS: có 90 trận.
HS hoạt động theo nhóm.
Kết quả:
c) Có 10 trận (90 - 80 = 10) không có bàn thắng.
d) X = (bàn)
e) M0 = 3
Đại diện một nhóm trình bày bài làm.
HS lớp nhận xét
4. Củng cố : (2ph)
GV: Em hãy cho biết công thức tính trung bình cộng của dấu hiệu ?
GV: Mốt của dấu hiệu là gì ? Mốt của ?3 ở bảng 25 là bao nhiêu ?
GV: Để vẽ biểu đồ đoạn thẳng, ta phải làm những gì ?
5. Hướng dẫn về nhà (2ph)
- Ôn tập lí thuyết theo bảng hệ thống ôn tập chương và các câu hỏi ôn tập tr.22 SGK.
- Làm lại các dạng bài tập của chương.
- Tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Ngày soạn: 06/02/2011
Ngày dạy: 7A : ......./ 02/2011
 7B : ...... 02/2011
Tiết 50: ôn tập chương III
( có thực hành giải toán trên MTCT
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: - Học sinh được ôn tập toàn bộ kiến thức chương III – Thống kê. HS làm được các dạng bài tập chương 3.
2. Kỹ năng: Vận dụng làm được một số dạng toán cơ bản của chương.
3. Tư duy và thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
B. Chuẩn bị của GV Và HS 
- Học sinh: thước thẳng.
- Giáo viên: thước thẳng, phấn màu, bảng phụ nội dung:
C. Phương pháp dạy học:
Phương pháp gợi mở - vấn đáp. Hoạt động nhóm.
D. Tiến trình dạy học:
1.Tổ chức : 7A :......./35 .............
 7B :......./36 .............	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
2. Kiểm tra: Xen vào ôn tập
3. Bài mới. Hoạt động1: Ôn tập lí thuyết. 
Câu hỏi 3:
GV: Bảng tần số có thuận lợi gì hơn so với bảng số liệu thống kê ban đầu ?
GV: Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi
GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm.
Câu hỏi 4:
GV: Làm thế nào để tính số trung bình cộng của một dấu hiệu ? ý nghĩa của số trung bình công ? Khi nào thì số trung bình cộng khó có thể làm đại diện cho dấu hiệu ?
GV: Gọi HS nhận xét
GV: Nhận xét, chuẩn hoá và cho điểm
I. Ôn tập lí thuyết. 
+ Học sinh:
- Bảng tần số ngắn gọn hơn so với bảng số liệu thống kê ban đầu hơn nữa nó giúp người điều tra dễ có những nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu và tiện lợi cho việc tính toán như số trung bình cộng.
HS: Lên bảng trả lời câu hỏi.
- Số trung bình cộng được tính theo công thức:
 = 
Trong đó: 
- x1, x2, ... , xk là k giá trị khác nhau của dấu hiệu X
- n1, n2 , ... , nk là k tần số tương ứng
- N là số các giá trị
ý nghĩa của số trung bình cộng
- Số trung bình cộng thường được làm đại diện cho dấu hiệu, đặc biệt là khi muốn so sánh các dấu hiệu cùng loại.
Số trung bình cộng có thể làm đại diện cho dấu hiệu khi các giá trị không chênh lệch quá lớn.
Hoạt động 2: Bài tập
Treo đề bài tập trên bảng phụ:
Cho dấu hiệu X có dãy giá trị là:
35; 35; 28; 70; 40; 25; 50; 28; 35; 40
a. Dấu hiệu X có bao nhiêu đơn vị điều tra ?
b. Tìm giá trị nhỏ nhất, lớn nhất trong dãy giá trị đó.
c. Tìm giá trị có tần số nhỏ nhất.
d. Tìm số trung bình cộng và mốt của dấu hiệu X.
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng làm bài.
GV gọi HS nhận xét và chuẩn hoá kiến thức.
II. Ôn tập bài tập.
- HS theo dõi.
HS hoạt động cá nhân.
Đáp:
a. Dấu hiệu X có 10 đon vị điều tra (bằng số các giá trị của dấu hiệu X).
b. Giá trị nhỏ nhất: 25
 Giá trị lớn nhất: 70
c. Ba giá trị có tần số nhỏ nhất (tần số bằng 1) là: 70; 25; 50.
Giá trị có tần số lớn nhất (tần số bằng 3) là 35.
d. = 38,6 ; m0 = 35.
4. Củng cố 
GV: Em hãy cho biết công thức tính trung bình cộng của dấu hiệu ?
GV: Mốt của dấu hiệu là gì ? Mốt của ?3 ở bảng 25 là bao nhiêu ?
GV: Để vẽ biểu đồ đoạn thẳng, ta phải làm những gì ?
.
HS: Công thức tính TB cộng của dấu hiệu
 = 
HS: Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng tần số.
Mốt ở bảng 22 là M0 = 8
HS: Để vẽ biểu đồ đoạn thẳng từ bảng tần số ta phải dựng hệ trục toạ độ, xác định các điểm có toạ độ là cặp số gồm giá trị và tần số sau cùng nối với mỗi điểm đó với điểm trên trục hoành có cùng hoành độ.
5.Hướng dẫn về nhà
- Ôn tập lí thuyết theo bảng hệ thống ôn tập chương và các câu hỏi ôn tập (SGK-Trang 22).
- Làm lại các dạng bài tập của chương.
- Đọc trước bài : Khái niệm về biểu thức đại số
Tiết 50: kiểm tra chương iii
Câu 1 (3 điểm)
 a) Thế nào là tần số của một giá trị ?
 b) Kết quả thống kê số từ dùng sai trong các bài văn của HS lớp 7 được cho trong bảng sau :
Số từ sai của một bài
0
1
2
3
4
5
6
7
8
Số bài có từ sai
6
12
0
6
5
4
2
0
5
 Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:
 * Tổng các tần số của dấu hiệu thống kê là :
 A.36 B.40 C.38
 * Số các giá trị khác của dấu hiệu thống kê là:
 A.8 B.40 C.9
Câu 2 ( 7 điểm) Một GV theo dõi thời gian làm một bài tập (thời gian tính theo phút) của 30 HS (ai cũng làm được) và ghi lại như sau:
10 5 8 8 9 7 8 9 14 8
5 7 8 10 9 8 10 7 14 8
9 8 9 9 9 9 10 5 5 14
a) Dấu hiệu ở đây là gì ?
b) Lập bảng "tần số" và nhận xét.
c) Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu.
d) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
đáp án và biểu điểm
Câu 1 (3 điểm)
 a) Trả lời như SGK 1 điểm
 b) * Tổng các tần số của dấu hiệu thống kê là B.40 1 điểm 
 * Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu thống kê là C.9 1 điểm 
Câu 2 (7 điểm)
 a) Dấu hiệu là thời gian làm một bài tập của mỗi HS. 1 điểm
 b) Bảng "tần số"
Thời gian (x)
5
7
8
9
10
14
Tần số (n)
4
3
8
8
4
3
N = 30
 1,5 điểm
Nhận xét:
 - Thời gian làm bài ít nhất 5 phút
 - Thời gian làm bài nhiều nhất : 14 phút
 - Số đông các bạn đều hoàn thành bài tập trong khoảng
 từ 8 phút đến 10 phút
 c) Tính số trung bình cộng: X phút 1,5 điểm
 Tìm mốt : M0 = 8 và 9 0,5 điểm
 d) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng 2 điểm
đề ii
Câu 1 (3 điểm)
 a) Nêu các bước tính số trung bình cộng của một dấu hiệu.
 b) Điểm thi giải bài toán nhanh của 20 HS lớp 7A được cho bởi bảng sau:
Điểm
6
7
4
8
9
7
10
4
9
8
6
9
5
8
9
7
10
9
7
8
 Dùng các số liệu trên trả lời các câu hỏi sau đây:
 * Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là:
 A.7 B.8 C.20
 * Tần số HS có điểm 7 là:
 A.3 B.4	 C.5
Câu 2 (7 điểm) Số cân nặng của 20 bạn (tính tròn đến kg) trong một lớp được ghi lại như sau :
32 36 30 32 36 28 30 31 28 32
32 30 32 31 45 28 31 31 32 31
a) Dấu hiệu ở đây là gì ?
b) Lập bảng "tần số" và nhận xét.
c) Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu.
d) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
đáp án và biểu điểm
Câu 1 (3 điểm)
 a) Trả lời như SGK 1 điểm
 b) Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là A.7 1 điểm
 Tần số HS có điểm 7 là B.4 1 điểm
Câu 2 (7 điểm)
 a) Dấu hiệu số cân nặng của mỗi bạn 1 điểm
 b) Bảng tần số:
Số cân (x)
28
30
31
32
36
45
Tần số (n)
3
3
5
6
2
1
N = 20
 1,5 điểm
Nhận xét: - Người nhẹ nhất: 28 kg
 - Người nặng nhất: 45 kg 0,5 điểm
 - Nói chung số cân nặng của các bạn vào khoảng 
 từ 30 kg đến 32 kg.
 c) Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu
 X 31,9 kg 1,5 điểm
 M0 = 32 
 d) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng 2 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • doct49-50.doc