Bài soạn môn Đại số 7 năm 2010 - 2011 - Tiết 17, 18

Bài soạn môn Đại số 7 năm 2010 - 2011 - Tiết 17, 18

1.MỤC TIÊU:

a)Kiến thức: HS có khái niệm về số vô tỉ và hiểu thế nào là căn bậc hai của một số không âm. b)Kỹ năng: Biết sử dụng đúng kí hiệu

c)Thái độ: Nghiêm túc thực hiện các yêu cầu của giáo viên trong tiết học. Sôi nổi học tập.

2.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

a)GV: Giáo án, Sgk, Sbt, Sgv, bảng phụ vẽ hình 5, kết luận về căn bậc hai và bài tập. b)HS: Ôn tập định nghĩa số hữu tỉ, quan hệ giữa số hữu tỉ và số thập phân, máy tính bỏ túi, bảng phụ nhóm.

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1131Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Đại số 7 năm 2010 - 2011 - Tiết 17, 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:28/09/2010	Ngày dạy:  Lớp 7A
	Ngày dạy:  Lớp 7B
Tiết 17 Đ11. Số vô tỉ. KháI niệm về căn bậc hai
1.Mục tiêu: 	
a)Kiến thức: HS có khái niệm về số vô tỉ và hiểu thế nào là căn bậc hai của một số không âm. b)Kỹ năng: Biết sử dụng đúng kí hiệu 
c)Thái độ: Nghiêm túc thực hiện các yêu cầu của giáo viên trong tiết học. Sôi nổi học tập.
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a)GV: Giáo án, Sgk, Sbt, Sgv, bảng phụ vẽ hình 5, kết luận về căn bậc hai và bài tập. b)HS: Ôn tập định nghĩa số hữu tỉ, quan hệ giữa số hữu tỉ và số thập phân, máy tính bỏ túi, bảng phụ nhóm.
 3.tiến trình bài dạy:
a)Kiểm tra bài cũ (7 phút)
-Câu hỏi: 	+Thế nào là số hữu tỉ?
+Phát biểu kết luận về quạn hệ giữa số hữu tỉ và số thập phân.
+Viết các số hữu tỉ sau dưới dạng số thập phân: ; 
-ĐVĐ: Hãy tính 12; . Vậy có số hữu tỉ nào mà bình phương bằng 2 không? Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta câu trả lời.
b)Dạy nội dung bài mới
HĐ của Thầy và Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Số vô tỉ (15 phút)
GV hướng dẫn cho học sinh
HS-Làm theo hướng dẫn của GV.
GV-Gợi ý: 
+Tính S hình vuông AEBF.
HS tính S hình vuông AEBF
+Diện tích AEBF và ABCD = mấy lần diện tích tam giác ABF?
HS bằng SAEBF = 2SABF; SABCD = 4SABF.
+Vậy S hình vuông ABCD bằng bao nhiêu?
HS Vậy SABCD = 2SAEBF.
GV Nếu gọi x là độ dài cạnh AB của hình vuông thì ta có x2 = 2. người ta chứng minh được rằng không có số hữu tỉ nào mà bình phương bằng 2 và tính được 
x=1,4142135623730950488016887...
số này là số thập phân vô hạn mà phần thập phân của nó không có một chu kì nào cả. 
-Đó là số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Ta gọi những số như vậy là số vô tỉ
HS lắng nghe và ghi bài vào vở
-Xét bài toán: Cho hình 5. 
 E 1m B
 1m x?
 A F C
 D
+ S AEBF = 1. 1 = 1 (m2)
+ S AEBF = 2 S ABF; S ABCD = 4 S ABF.
Vậy S ABCD = 2S AEBF 
 S ABCD = 2 . 1 (m2) = 2(m2)
Gọi x là độ dài cạnh AB của hình vuông thì ta có x2 = 2
Ta tính được: x=1,4142135623730950488016887...
Số vô tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn
Tập hợp các số vô tỉ được kí hiệu là I
Hoạt động 2: Khái niệm về căn bậc hai (12 phút)
GV Cho học sinh tính :
32=? và (-32)=?
Học sinh tính và nêu kết quả
Giáo viên cho học sinh nhận xét
HS nêu định nghĩa sách giáo khoa
GV cho học sinh làm?1: tìm các căn bậc hai của 16
HS suy nghĩ làm ?1
GV cho học sinh đọc khái niệm và kí hiệu sgk.
HS nghiên cứu thông tin trong Sgk. 
GV nêu chú ý sách giáo khoa.
HS chú ý lắng nghe, theo dõi.
GV cho HS đọc và làm?2 sgk
HS suy nghĩ làm ?2.
-GV có thể nêu qua cách chứng minh các số là những số vô tỉ.
Nhận xét : 32= 9 và (-32)= 9
ta nói 3 và (-3) là các căn bậc hai của 9
Định nghĩa :
Căn bậc hai của một số a không âm là số x sao cho x2=a
?1 : 16 có 2 căn bặc hai là :
 = 4 và - = -4
-Số dương a có đúng 2 căn bậc hai, một số dương kí hiệu là và một số âm kí hiệu là -. số 0 chỉ có một căn bậc hai là số 0 và cũng viết =0.
*Chú ý : Không được viết ±2!
 c)củng cố, Luyện tập: (10 phút)
GV-Cho HS làm bài 82 sgk: Theo mẫu hãy hoàn thành bài tập sau:
HS -2 hs làm trên bảng, mỗi hs làm 2 ý
-Cả lớp làm ra vở sau đó nhận xét bài của bạn.
GV cho hs trả lời nhanh bài 84 SGK
HS suy nghĩ rồi trả lời.
GV hướng dẫn hs sử dụng máy tính bỏ túi để tính căn bậc hai của một số và làm bài tập 86/42 sgk
*Bài 82 sgk: Theo mẫu hãy hoàn thành bài tập sau:
a. Vì 52 = 25 nên = 5
b. Vì 72 = 49 nên = 7
c. Vì 12 = 1 nên = 1
d. Vì nên 
*Bài 84 sgk : Đáp án đúng là D
 d)Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
-Nắm chắc khái niệm về số vô tỉ, khái niệm về căn bậc hai và cách tính căn bậc hai của một số không âm. Xem lại các ví dụ, các bài tập đã chữa và làm bài tập 83/41 sgk và 85/42 sgk.
Ngày soạn:29/09/2010	Ngày dạy:  Lớp 7A
	Ngày dạy:  Lớp 7B
Tiết 18 Đ12 Số thực
1.Mục tiêu: 	
a)Kiến thức: HS biết được số thực là tên gọi chung cho cả số hữu tỉ và số vô tỉ; biết được biểu diễn thập phân của số thực. Hiểu được ý nghĩa của trục số thực.
b)Kỹ năng: Thấy được sự phát triển của hệ thống số từ N đến Z, Q và R. 
c)Thái độ: Chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài.
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a)GV: +Giáo án, Sgk, Sbt, Sgv,thước thẳng, phấn, bút, bảng phụ ghi bài tập, ví dụ.
 +Thước kẻ, com pa, bảng phụ, máy tính bỏ túi.
b)HS : Vở ghi, vở bài tập, Sgk, Sbt, học bài, làm bài, máy tính bỏ túi, thước kẻ com pa.
3.tiến trình bài dạy:
a) Kiểm tra bài cũ (7 phút).
Câu 1:	+Nêu định nghĩa căn bậc hai của một số a ³ 0.
 	+Tính: a) b) c) d) 
 e) f) 
Câu 2:	+Nêu quan hệ giữa số hữu tỉ, số vô tỉ với số thập phân.
 	+Cho hai ví dụ về số hữu tỉ, 1 ví dụ về số vô tỉ, viết số đó dưới dạng thập phân.
-ĐVĐ: Số hữu tỉ và số vô tỉ tuy khác nhau nhưng được gọi chung là số thực. Bài này cho ta hiểu thêm về số thực.
b)Dạy nội dung bài mới:
HĐ của Thầy và Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Số thực (12 phút)
GV-cho HS lấy ví dụ theo yêu cầu của GV: HS 0; 2; -4; ; 0,3; 1,(25); ; 
GV -Ghi ví dụ và kí hiệu tập số thực: Số hữu tỉ, số vô tỉ gọi chung là số thực.
GV -Hỏi: Vậy tất cả các tập hợp số đã học N, Z, Q, I quan hệ thế nào với R?
HS -Trả lời: Các tập hợp số đã học N, Z, Q, I đều là tập con của R.
GV-Yêu cầu làm?1.
HS suy nghĩ làm ?1.
GV -Hỏi x có thể là những số nào?
HS trả lời câu hỏi.
GV -Cho làm BT sau: Điền đấu (ẻ;ẽ;è) thích hợp(bảng phụ).
HS-3 HS đọc kết quả điền dấu thích hợp.
GV -Hỏi: So sánh hai số thực x, y bất kỳ có thể xảy ra các khả năng nào?
HS -Vì bất kì số thực nào cũng viết được dưới dạng STP. Nên so sánh hai số thực giống so sánh hai số hữu tỉ viết dưới dạng STP.
GV -Yêu câu đọc ví dụ SGK và nêu cách so sánh.
HS thực hiện theo yêu cầu gv nêu ra.
GV -Yêu cầu làm?2. 
HS suy nghĩ làm ?2.
GV -Giới thiệu hai số dương a, b nếu a > b thì > . 
GV -Hãy so sánh 4 và 
HS lên bảng trình bày bài giải của mình.
1)Số thực:
-Hãy lấy thêm ví dụ về số tự nhiên, số nguyên âm, phân số, STP hữu hạn, STP vô hạn tuần hoàn, số vô tỉ.
Tất cả các số trên đều được gọi chung là số thực. Tập hợp số thực kí hiệu là R.
Kí hiệu: R
-Tự trả lời?1: Viết x ẻ R hiểu x là số thực.
-Trả lời: x có thể là số hữu tỉ hoặc vô tỉ.
*Điền đấu (ẻ;ẽ;è) thích hợp (bảng phụ).
3 ẻ Q; 3 ẻ R; 3 ẽ I; -0,25 ẻ Q;
0,2(35) ẽ I; N è Z; I è R.
*So sánh hai số thực x, y bất kỳ có thể xảy ra các khả năng hoặc x = y 
hoặc x y.
?2:
a)2,(35) < 2,369121518
b)-0,(63) = - 
-Với a, b >0, nếu a > b thì > 
c)4 = > vì 16 >13
Hoạt động 2: trục số thực (14 phút)
GV-ĐVĐ: Đẵ biết cách biểu diễn một số hữu tỉ trên trục số. Vậy có thể biểu diễn được số vô tỉ trên trục số không?
GV -Yêu cầu đọc SGK, xem hình 6a,b tr.43, 44.
HS đọc Sgk và xem hình.
GV vẽ trục số lên bảng, yêu cầu 1 HS lên bảng biểu diễn số trên trục số.
HS một hs lên bảng vẽ trục số
GV-Vậy số hữu tỉ có lấp đầy trục số không?
HS trả lời câu hỏi của giáo viên nêu ra.
GV -Đưa hình 7 SGK lên bảng.
HS quan sát vào hình vẽ ở trên bảng.
GV -Ngoài số nguyên, trên trục số này còn biểu diễn các số hữu tỉ nào? Các số vô tỉ nào?
HS thực hiện theo yêu cầu của gv. 
GV -Nêu chú ý SGK
2)Trục số thực:
-Biểu diễn số trên trục số.
 -1 0 1 2
-Mỗi số thực được biểu diễn bởi 1 điểm trên trục số.
-Mỗi điểm trên trục số đều biểu diễn 1 số thực. Ta nói trục số thực.
-NX: Số hữu tỉ không lấp đầy trục số.
 Số thực lấp đầy trục số
-Hình 7 SGK: Ngoài số nguyên, trên trục số này có biểu diễn các số hữu tỉ: ; 0,3 ; ; 4,1(6) các số vô tỉ -; 
*Chú ý: SGK
c) Củng cố- luyện tập(10 phút)
GV-Hỏi: 
+Tập hợp số thực bao gồm những số nào?
HS trả lời câu hỏi của gv nêu ra.
GV +Vì sao nói trục số là trục số thực?
HS trả lời:
GV-Yêu cầu làm BT 89/45 SGK:
Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
(Đưa đầu bài lên bảng phụ).
HS quan sát bảng phụ suy nghĩ tìm câu trả lời đúng rồi nêu ra đáp án của mình.
GV gọi hs nhận xét câu trả lời của bạn.
HS cho ý kiến đánh giá nhận xét.
GV-Nhận xét câu trả lời của HS.
+Tập hợp số thực bao gồm số hữu tỉ và số vô tỉ.
+Nói trục số là trục số thực vì các điểm biểu diễn số thực lấp đầy trục số.
-Làm BT 89/45 SGK.
 a)Đúng.
 b)Sai, vì ngoài số 0, số vô tỉ cũng không là số hữu tỉ dương và cũng không là số hữu tỉ âm.
 c)Đúng.
 d)Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2 phút).
-Nắm vững số thực gồm số hữu tỉ và số vô tỉ. Tất cả các số đã học đều là số thực. Nắm vững cách so sánh số thực. Trong R cũng có các phép toán với các tính chất tương tự như trong Q. BTVN: 90, 91, 92 trang 45 SGK; số 117, 118 trang 20 SBT. 
-Ôn lại định nghĩa: Giao của hai tập hợp, tính chất của đẳng thức, bất đẳng thức.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 17 - 18.doc