Bài soạn môn Đại số 7 năm 2010 - 2011 - Tiết 23, 24

Bài soạn môn Đại số 7 năm 2010 - 2011 - Tiết 23, 24

1. Mục tiêu

 a. Về kiến thức

 + Biết được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ thuận.

 + Nhận biết được hai đại lượng có tỉ lệ thuận hay không.\

 b. Về kĩ năng

 +Hiểu được tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận.

 c. Về thái độ

 +Biết cách tìm hệ số tỉ lệ khi biết một cặp giá trị tương ứng của hai đại ;lượng tỉ lệ thuận, tìm giá trị của một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia.

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 986Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Đại số 7 năm 2010 - 2011 - Tiết 23, 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II : hàm số và Đồ thị
Ngày soạn:29/10/2010 Ngày dạy:........................................Dạy lớp 7E
Tiết 23 ĐạI lượng tỉ lệ thuận
1. Mục tiêu
 a. Về kiến thức
 + Biết được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ thuận.
 + Nhận biết được hai đại lượng có tỉ lệ thuận hay không.\
 b. Về kĩ năng
 +Hiểu được tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận.
 c. Về thái độ
 +Biết cách tìm hệ số tỉ lệ khi biết một cặp giá trị tương ứng của hai đại ;lượng tỉ lệ thuận, tìm giá trị của một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia.
2. Chuẩn bị của GV và HS
 a. Chuẩn bị của GV: 
 +Bảng phụ ghi các bài tập.
 +Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu.
 b. Chuẩn bị của HS: 
 + Bút dạ, bảng nhóm.
3. Tiến trình bài dạy
 a. Kiểm tra bài cũ (không)
 * Đặt vấn đề vào bài mới (2 phút): Giới thiệu sơ lược về chương II: Hàm số và đồ thị.
 b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
Hoạt động 1: (15 phút)
GV: Cho đọc ?1
HS: . . . 
? Tìm quãng đường s(km)?
HS: . . .
? Tìm khối lượng m(kg)?
HS : . . . 
? Em hãy rút ra nhận xét về sự giống nhau giữa các công thức trên?
HS : Các công thức trên đều giống nhau là đại lượng này bằng đại lượng kia nhân với một hằng số khác 0.
GV giới thiệu định nghĩa SGK.
GV : Yêu cầu phát biểu lại định nghĩa.
HS : . . .
GV : Lưu ý: Khái niệm hai đại lượng tỉ lệ thuận học ở tiểu học k > 0 là trường hợp riêng của k ạ 0.
GV: Cho học sinh làm ?2
HS: trả lời.
GV nêu chú ý sgk.
HS: nghe và ghi bài
GV: Cho học sinh làm ?3 (viết ra bảng phụ)
HS: làm bài theo nhóm, sau 3’ các nhóm nộp bài.
-Các nhóm tự nhận xét bài của nhau sau đo so sánh với đáp án của giáo viên.
-GV hỏi thêm: tại sao có thể tính được khối lượng của các con khủng long còn lại?
-Vì chiều cao của hình cột tỉ lệ thuận với khối lượng.
1.Định nghĩa:
 a)VD:
?1: 
*Quãng đường đi được:
s = 15.t
*Khối lượng thanh kim loai đồng chất:
m = D.V
m = 7800V
 b) Định nghĩa: 
Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = k.x (với k là hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k
?2: y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ
 k = hay y = x ị x = y.
Vậy x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ k=
*Chú ý: Khi y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k ạ 0 thì x cũng tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ và ta nói hai đại lượng đó tỉ lệ thuận với nhau.
?3: Hình 9
Cột
a
b
c
d
Chiều cao (mm)
10
8
50
30
Khối lượng (tấn)
10
8
50
30
Hoạt động 2: (10 phút)
GV : Yêu cầu làm ?4
GV : Gọi 3 HS trả lời.
HS : 3 em trả lời câu hỏi.
GV : Giả sử y và x tỉ lệ thuận với nhau y = kx khi đó với mỗi giá trị x1, x2, . của x ta có giá trị tương ứng y1 = kx1, y2 = kx2, ., do đó: =  = k.
? Em có nhận xét gì về tỉ số hai giá trị tương ứng của y và x?
-Tỉ số giữa y và x không đổi.
-Giới thiệu hai tính chất SGK trang 53.
-HS đọc tính chất SGK.
2. Tính chất
?4 
a) = k ị k = 2 (hệ số tỉ lệ của y đối với x)
 b)y2 = 8; y3 = 10 ; y4 = 12.
c) = = 2 (hệ số tỉ lệ)
-Tính chất : Nếu hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau thì :
+Tỉ số hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi.
+Tỉ số hai giá trị bất kì của đại lượng này bằng tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia.
 c. Củng cố, luyện tập (15 phút)
GV: Cho HS luyện tập bài 2 sgk tr.54
Yêu cầu đứng tại chỗ trả lời
GV: Hỏi thêm : 
+ y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ nào?
+ x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ nào?
HS trả lời : 
 + y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k1= -2.
 + x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ k2 = .
-Cho HS làm bài 1 sgk tr.53
-1hs đọc đề bài 
-1 hs làm trên bảng cả lớp ở dưới làm ra vở sau đó nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
Bài 2 sgk tr.54
x
-3
-1
1
2
5
y
6
2
-2
-4
-10
Bài 1 sgk tr.53
Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau nên hệ số tỉ lệ là :
 k =
Do 
 ; 
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2 phút)
 -Nắm vững định nghĩa và tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận.
 -BTVN: 3, 4/54 SGK; bài 3, 4, 5, 6 SBT tr.43
 -Xem trước Đ2 Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận.
Ngày soạn:29/10/2010 Ngày dạy:........................................Dạy lớp 7E
Tiết 24:
Một số bàI toán về ĐạI lượng tỉ lệ thuận
1. Mục tiêu
 a. Về kiến thức:
 - Biết cách làm các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ.
 b. Về kĩ năng:
 - Biết làm các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận.
 c. Về thái độ:
 - Biết vận dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau vào bài tập.
2.Chuẩn bị của GV và HS
 a. Chuẩn bị của GV: 
 + Giáo án, sgk, bảng phụ ghi các bài tập.
 +Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu.
 b. Chuẩn bị của HS:
 + Ôn lại các kiến thức về dãy tỉ số bằng nhau, k/n đại lượng tỉ lệ thuận
3. Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ (8 phút).
Câu 1: -Định nghĩa đại lượng tỉ lệ thuận?
 -Chữa bài tập 4/43 SBT: Cho biết x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ 0,8 và y tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ 5. Hãy chứng tỏ rằng x tỉ lệ thuận với z và tìm hệ số tỉ lệ.
HS: Lên bảng trình bày
 	Đáp án: 
Vì x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ 0,8 nên ta có: = 0,8 hay x = 0,8y (1)
Tương tự ta cũng có: y = 5z (2).
Từ (1) và (2) => x = 0,8.(5z) x = 4z => = 4
Vậy x tỉ lệ thuận với z và có hệ số tỉ lệ bằng 4
GV: Nhận xét câu trả lời và cho điểm hs
 * Đặt vấn đề vào bài mới (1 phút): Chúng ta đã học về tính chất dãy tỉ số bằng nhau và khái niệm về đại lượng tỉ lệ thuận. Bài học ngày hôm nay chúng ta cùng vận dụng các tính chất trên vào một loaiị bài toán mới: “Bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận”
 b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
Hoạt động 1 (24 phút)
GV: Yêu cầu đọc bài toán 1và tóm tắt đề bài.
GV: Gọi khối lượng của hai thanh chì tương ứng là m1 và m2 và thể tích tương ứng của hai thanh chì là V1 và V2 .
? Theo bài ra ta có điều gì?
HS: V1=12 cm3; V2=17 cm3 và m2 - m1 = 56,5g
? Khối lượng và thể tích là hai đại lượng như thế nào?
HS: Khối lượng và thể tích là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.
? Ta có điều gì?
HS : 
? Làm thế nào để tính được m1 và m2?
HS : áp dụng t.c dãy tỉ số bằng nhau.
GV : Yêu cầu 1 hs lên bảng trình bày bài 
? Tương tự làm ?1.
HS : + 1 hs tóm tắt đề bài
 + 1 hs trình bày trên bảng, cả lớp làm ra vở sau đó nhận xét bài làm của bạn.
Gv nêu chú ý sgk
Hs lắng nghe và ghi bài vào vở
GV: Yêu cầu đọc và phân tích đề bài toán 2 tìm cách giải.
GV: Tóm tắt đề bài
? Bài toán cho ta điều gì?
? Số đo 3 góc tỉ lệ với 1, 2, 3
? Điều này tương ứng với cái gì?
HS : Tương ứng với : 
? Ta cần sử dụng t.c nào đã học để giải bài toán?
HS: Sử dụng định lý tổng 3 góc trong tam giác và tính chất dãy tỉ số bằng nhau.
GV: Yêu cầu trình bày bài toán trên bảng.
Tóm tắt :
Biết V1 = 12, V2 = 17 và m2 - m1 = 56,5g
Tính m1 và m2?
Giải:
Gọi khối lượng của hai thanh chì tương ứng là m1 và m2
Khối lượng và thể tích là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau nên: 
Theo t.c dãy tỉ số bằng nhau ta có:
Vậy: m2 = 17.11,3 = 192,1 và
m1 = 12.11,3 = 135,6
TL: Hai thanh chì có khối lượng là 135,6g và 192,1g
?1 : gọi khối lượng hai thanh kim loại là m1 và m2. Do khối lượng và thể tích là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau và áp dụng t.c dãy 
tỉ số bằng nhau ta có: 
Vậy: m1 = 89g và m2 = 133,5g
-Tóm tắt đề bài:
Tam giác ABC có 
Tính ?
Giải :
Vì nên :
áp dụng t.c dãy tỉ số bằng nhau:
Vậy : 
 c. Củng cố - luyện tập (10 phút)
Cho học sinh làm miệng bài 5 sgk tr.55
-HS trả lời miệng
GV: Hỏi thêm về bài: hệ số tỉ lệ là bao nhiêu?
HS: Hệ số tỉ lệ là: 
+ y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ là k1 = 9
+ x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ là
 k2 = 
Vì sao câu b thì x và y không tỉ thuận với nhau?
-Vì có hai tỉ số khác nhau: 
Bài 5 sgk tr.55
a) x và y có tỉ lệ thuận với nhau
b) x và y không tỉ lệ thuận với nhau.
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2 phút)
 - Nắm vững thế nào là hai đại lượng tỉ lệ thuận
 - Học lại cách giải bài toán tỉ lệ thuận
 - Làm bài 6, 7, 8, 9, 10 sgk tr.55,56 và bài 8, 9, 10 sbt tr.44
 - Chuẩn bị bài cho tiết luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 23 - 24.doc