Bài soạn môn Đại số 7 năm 2010 - 2011 - Tiết 31, 332

Bài soạn môn Đại số 7 năm 2010 - 2011 - Tiết 31, 332

1. Mục tiêu:

 a. Về kiến thức

 + Thấy được sự cần thiết phải dùng một cặp số để xác định vị trí của 1 điểm trên mặt phẳng.

 b. Về kĩ năng

 + Biết vẽ hệ trục tọa độ.

 + Biết xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng.

 + Biết xác định một điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó.

 c. Về thái độ

 + Thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn để ham thích học toán.

2.Chuẩn bị của GV và HS:

 a. Chuẩn bị của GV:

 + Giáo án, sgk, bảng phụ ghi bài tập 32/67 SGK, thước thẳng, phấn màu.

 b. Chuẩn bị của HS :

+Thước thẳng, compa, giấy kẻ ô vuông.

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1182Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Đại số 7 năm 2010 - 2011 - Tiết 31, 332", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:16/11/2010 Ngày dạy:..Dạy lớp 7E
Tiết 31: 	 Mặt phẳng tọa độ
1. Mục tiêu: 
 a. Về kiến thức
 + Thấy được sự cần thiết phải dùng một cặp số để xác định vị trí của 1 điểm trên mặt phẳng. 
 b. Về kĩ năng
 + Biết vẽ hệ trục tọa độ.
 + Biết xác định tọa độ của một điểm trên mặt phẳng.
 + Biết xác định một điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó.
 c. Về thái độ
 + Thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn để ham thích học toán.
2.Chuẩn bị của GV và HS:
 a. Chuẩn bị của GV:
 + Giáo án, sgk, bảng phụ ghi bài tập 32/67 SGK, thước thẳng, phấn màu.
 b. Chuẩn bị của HS : 
+Thước thẳng, compa, giấy kẻ ô vuông.
3. Tiến trình bài dạy
 a. Kiểm tra bài cũ(6 phút)
-Yêu cầu chữa bài tập 36/48 SBT: Hàm số y = f(x) được cho bởi công thức: f(x) = .
a)Hãy điền các giá trị tương ứng của f(x) vào bảng sau:
x
-5
-3
-1
1
3
5
15
y
b)Tính f(-3) =? ; f(6) =?
c) y và x là hai đại lượng quan hệ như thế nào?
HS: Lên bảng trình bày
 * Đặt vấn đề vào bài mới ( 1phút): Mặt phẳng toạ độ là gì? Làm thế nào để vẽ được mặt phẳng toạ độ? Bài học ngày hôm nay sẽ cho chúng ta câu trả lời
 b Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
Hoạt động 1 (8 phút)
GV: -Đưa bản đồ Việt nam lên bảng và giới thiệu như SGK:
 -Gọi HS lên bảng quan sát bản đồ đọc toạ độ địa lý mũi cà mau, Hà Nội.
 -Cho HS quan sát vé xem phim hình 15.
? Số ghế H1 cho biết gì?
HS: Cặp gồm một số và một chữ như vậy xác định vị trí chỗ ngồi trong rạp.
-Trong toán học: Để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng người ta dùng hai số. Làm thế nào để có cặp số đó?
Hoạt động 2 (10 phút)
-Giới thiệu về mặt phẳng tọa độ như SGK.
-Hướng dẫn HS vẽ hệ trục tọa độ Oxy.
-Vẽ hệ trục tọa độ theo hướng dẫn của giáo viên:
-Giới thiệu các khái niệm
-Lắng nghe và ghi chép ý cần nhớ.
-Đọc chú ý trang 66 SGK.
-Yêu cầu đọc chú ý SGK
-Chú ý : Các đơn vị độ dài trên hai trục tọa độ được chọn bằng nhau (nếu không nói gì thêm).
Hoạt động 3 (15 phút)
-Yêu cầu HS vẽ hệ trục toạ độ Oxy
-1 HS lên bảng vẽ.
-Theo dõi GV giới thiệu cách xác định toạ độ của điểm P.
-Lấy một điểm P tương tự hình 17 SGK P(1,5 ; 3) và giới thiệu: Cặp số (1,5 ; 3) : tọa độ của điểm P.
-Yêu cầu làm BT 32.
-1 HS lên bảng xác định điểm M(-3; 2); N(2; -3); P(2; 3); Q(3; 2).
Nhận xét: hoành độ điểm này bằng tung độ điểm kia.
-Yêu cầu làm ?1.
-Yêu cầu xem hình 18 và nhận xét kèm theo.
-Hình 18 cho biết điều gì?
-Yêu cầu trả lời ?2.
-Yêu cầu HS làm BT 33/67 SGK.
1. Đặt vấn đề
VD 1: Tọa độ địa lý mũi Cà Mau là:
 104o40’ Đ (kinh độ)
 8o30’ B (vĩ độ)
VD 2: Chữ H chỉ số thứ tự của dãy ghế. Số 1 chỉ số thứ tự của ghế trong dãy.
2. Mặt phẳng toạ độ
-Vẽ hệ trục tọa độ :
 3
 II 2 I
 1
-3 -2 -1 O 1 2 3
 -1
 III -2 IV
 -3
-Hệ trục tọa độ: hai trục số Ox, Oy vuông góc. Ox: Trục hoành
 Oy: Trục tung
 O: Gốc tọa độ
Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy goi là Mặt phẳng tọa độ Oxy.
3. Tọa độ của một điểm trong mặt phẳng tọa độ
-Vẽ hệ trục tọa độ Oxy
-Lấy một điểm P tương tự hình 17 SGK 
P(1,5 ; 3).
Số 1,5: hoành độ điểm P.
Số 3 : tung độ điểm P.
-Lưu ý: hoành độ viết trước, tung độ viết sau.
-Làm BT 32/67 SGK.
-?1. Hình 18 cho biết điểm M trên mặt phẳng tọa độ Oxy
có hoành độ là xo; có tung độ là yo.
-GV nhấn mạnh: trên mặt phẳng tọa độ, mỗi điểm xác định một cặp số và ngược lại mỗi cặp số xác định một điểm.
-?2: Tọa độ của gốc O là (0; 0).
 c. Củng cố, luyện tập (4 phút)
 ? Em hãy cho biết mặt phẳng toạ độ là gì? Hãy vẽ mặt phẳng toạ độ.
 HS: Lên bảng trình bày . . .
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
 -Nắm vững các khái niệm và qui định của mặt phẳng toạ độ, toạ độ của một điểm..
	-BTVN: 34, 35/68 SGK; bài 44 ị 46/49, 50 SBT.
Ngày soạn:24/11/2010 Ngày dạy: . ..Dạy lớp 7E
Tiết 32: Luyện tập
1. Mục tiêu: 
 a. Về kiến thức
 - Củng cố kiến thức về hàm số
 b. Về kĩ năng 
 - HS có kỹ năng thành thạo vẽ hệ trục toạ độ, xác định vị trí của một điểm trong mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó, biết tìm tọa độ của một điểm cho trước.
 c. Về thái độ
 - Biết vận dụng vào thực tiễn
2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a. Chuẩn bị của GV: 
 - Giáo án, sgk, bảng phụ ghi bài tập 35, 38/68 SGK. Thước thẳng.
 - Hai bảng phụ cho trò chơi toán học.
 b. Chuẩn bị của HS : 
 - Thước thẳng, compa, giấy kẻ ô vuông.
3. Tiến trình bài dạy
 a. Kiểm tra bài cũ (ghép với luyện tập).
 * Đặt vấn đề vào bài mới (1 phút): Bài học ngày hôm nay chúng ta cùng vận dụng kiến thức về mặt phẳng toạ độ vào làm các bài tập
 b. Dạy nội dung bài mới 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
Hoạt động 1 (35 phút)
GV: Cho hs làm bài tập 34
HS: . . . 
GV: Lấy thêm vài điểm trên trục hoành, vài điểm trên trục tung. Sau đó yêu cầu HS trả lời bài tập 34/68 SGK.
HS: . . . 
GV : Yêu cầu hs làm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng ở câu a.
GV : gọi hs đọc BT 37/68 SGK. 
HS : . . .
GV : Y/c 1 HS lên bảng vẽ hệ trục toạ độ và xác định các điểm A(1; 2); B(2; 4); C(3; 6); D(4; 8); O(0; 0).
HS : . . . 
GV : Yêu cầu hs nối các điểm A, B, C, D, O có nhận xét gì về 5 điểm này ? 
HS : Nhận xét :
- Các điểm A, B, C, D, O thẳng hàng.
GV: Cho hs làm bài tâp 50 sgk theo nhóm
 HS: HĐN
GV: Yêu cầu đại diện các nhóm trả lời.
HS: Đại diện các nhóm trình bày
GV: Nhận xét chung
 II 3 I M
 2 A
 1
-3 -2 -1 O 1 2 3
 -1
 -2 
 III IV
 -3
GV : Yêu cầu hs làm BT 38/68 SGK.
? Muốn biết chiều cao của từng bạn em làm thế nào?
HS : Từ các điểm Hồng, Đào, Hoa, Liên kẻ các đường vuông góc xuống trục tung (chiều cao).
+Muốn biết số tuổi của mỗi bạn em làm thế nào?
HS : Từ các điểm Hồng, Đào, Hoa, Liên kẻ các đường vuông góc xuống trục hoành (tuổi).
Hoạt động 2 (5 phút)
-Yêu cầu HS tự đọc mục “Có thể em chưa biết” trang 69 SGK.
-Sau khi đọc xong, GV hỏi: 
+Như vậy để chỉ một quân cờ đang ở vị trí nào ta phải dùng những kí hiệu nào ?
+Hỏi cả bàn cờ có bao nhiêu ô ?
1. Luyện tập
*Bài 34/68.
a)Một điểm bất kỳ trên trục hoành có tung độ bằng 0.
b)Một điểm bất kỳ trên trục tung có hoành độ bằng 0.
x
0
1
2
3
4
y
0
2
4
6
8
-BT 37/68: Hàm số y được cho trong bảng sau:
a)Viết các cặp giá trị tương ứng (x ; y).
b)Vẽ hệ trục tọa độ Oxy và xác định các điểm 
Giải : 
a. (x,y) = (0; 0); (1; 2); (2; 4); (3; 6); (4; 8).
-BT 50/51 SBT.
a)Điểm A có tung độ bằng 2.
b)Một điểm M bất kỳ nằm trên đường phân giác này có hoành độ và tung độ là bằng nhau.
* Bài38/68 SGK 
a) Đào là người cao nhất và cao 15 dm hay 
1,5m.
b) Hồng là người ít tuổi nhất là 11 tuổi.
c) Hồng cao hơn Liên 1dm và Liên nhiều tuổi hơn Hồng (3 tuổi).
2. Có thể em chưa biết
+Để chỉ một quân cờ đang ở vị trí nào ta phải dùng hai kí hiệu, một chữ và một số.
+Cả bàn cờ có 8 . 8 = 64 ô.
 c. Củng cố, luyện tập (2 phút)
 ? Em hiểu thế nào là mặt phẳng toạ độ?
 HS: . . . .
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2 phút).
 	-Học lại các bài.
	-BTVN: 47, 48, 49, 50/50,51 SGK.
	-Đọc trước bài đồ thị của hàm số y = ax ( a ạ 0)

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 31 - 32.doc