A. Mục tiêu
Học xong bài này học sinh cần:
- Thấy được sự cần thiết phải dùng một cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng.
- Biết vẽ hệ trục toạ độ.
- Biết xác định toạ độ của một điểm trên mặt phẳng.
- Biết xác định một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó.
Soạn: Giảng: Tiết 31 mặt phẳng toạ độ A. Mục tiêu Học xong bài này học sinh cần: - Thấy được sự cần thiết phải dùng một cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng. - Biết vẽ hệ trục toạ độ. - Biết xác định toạ độ của một điểm trên mặt phẳng. - Biết xác định một điểm trên mặt phẳng toạ độ khi biết toạ độ của nó. B. Chuẩn bị -SGK, SBT, STK - Thước có chia khoảng, compa. C. Các hoạt động I/ ổn định tổ chức II/ Bài cũ III/ Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng .Gv giả) thích VD trong SGK. Trong thực tế dùng cặp số để xác định vị trí. ĐVĐ: trong toán học số đó là số nào? 1. Đặt vấn đề Ví dụ 1: Mỗi địa điểm trên bản đồ được xác định bởi hai số (toạ dộ địa lí) là kinh độ và vĩ độ. Ví dụ 2: Chiếc vé xem phim có ghi "số ghế : H1" . Chữ H chỉ số thứ tự của dãy ghế, số 1 chỉ số thứ tự của ghế trong dãy. Nó xác định được vị trí của người có tấm vé này trong rạp. 2. Mặt phẳng toạ độ .Hệ trục Oxy gồm Ox vuông góc với Oy Ox là trục hoành Oy là trục tung O là gốc của hệ trục .Mặt phẳng có hệ trục toạ độ Oxy gọi là mặt phẳng toạ độ Oxy Chú ý: SGK .GV vẽ hình, thuyết trình. .HS làm ?1 .GV viết tổng quát .HS làm ?2 giải O(0; 0) 3. Toạ độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ Lấy bất kỳ điểm P thuộc mặt phẳng toạ độ Oxy. Từ P kẻ vuông góc với Ox tại 1,5, kẻ vuông góc với Oy tại 3, cặp số (1,5 ; 3 ) gọi là toạ độ của điểm P, ký hiệu P(1,5 ; 3). Số 1,5 gọi là hoành độ, số 3 gọi là tung độ của điểm P. IV/ Củng cố .Bài 32 (SGK - 67) M(-3 ; 2) ; N(2 ; -3) ; P(0 ; -2) ; Q(-2 ; 0) .Bài 33 (SGK - 67) V/ Hướng dẫn -Về nhà học bài theo vở ghi, sách giáo khoa -Làm bài tập 34, 35, 36 -Chuẩn bị luyện tập.
Tài liệu đính kèm: