A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được cách làm các bài toán cơ bản về hai đại lượng tỉ lệ thuận
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng trình bày một bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận.
3. Thái độ:Rèn tính cẩn thận, khả năng tư duy của học sinh
B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu, giải quyết vấn đề; suy luận
C. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK, bảng phụ .
HS: SGK, ôn lại kiến thức về đại lượng tỉ lệ thuận.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức:KTSS
II. Bài cũ:(7phút)
HS1: Định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ thuận. Chữa bài tập 1 (SBT)
HS2: Phát biểu tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận. Nếu y và x là hai đại lượng tỉ lệ thuận theo tính chất ta có điều gì ?
III. Bài mới:
Ngày dạy:...../...../.......... TIẾT 24: §2. MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN. A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh nắm được cách làm các bài toán cơ bản về hai đại lượng tỉ lệ thuận 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng trình bày một bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận. 3. Thái độ:Rèn tính cẩn thận, khả năng tư duy của học sinh B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu, giải quyết vấn đề; suy luận C. CHUẨN BỊ: GV: Giáo án, SGK, bảng phụ . HS: SGK, ôn lại kiến thức về đại lượng tỉ lệ thuận. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức:KTSS II. Bài cũ:(7phút) HS1: Định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ thuận. Chữa bài tập 1 (SBT) HS2: Phát biểu tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận. Nếu y và x là hai đại lượng tỉ lệ thuận theo tính chất ta có điều gì ? III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề:(2phút) Ở tiết trước, chúng ta đã được biết định nghĩa và tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận. Để giúp các em vận dụng kiến thức đó vào giải một số bài toán liên quan. Hôm nay chúng ta học bài ... 2 Triển khai bài: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức a-Hoạt động 1: Bài toán 1(18phút) GV: Đưa ra nội dung bài toán. ? Bài toán cho biết điều gì ? Yêu cầu tìm cái gì ? ? Khối lượng và thể tích là hai đại lượng quan hệ với nhau thế nào khi khối lượng riêng không đổi ? Hs: ... là hai đại lượng tỉ lệ thuận. ? Nếu gọi khối lượng của hai thanh chì lần lượt là m1 và m2 thì ta có tỉ lệ thức nào ? Hs: (lưu ý hs dựa vào tính chất để suy ra) ? m1 và m2 có quan hệ gì ? Hs: m2 – m1 = 56,5 ? Vậy để tìm m1 và m2 ta làm thế nào ? GV: cùng hs trình bày hoàn chỉnh bài giải GV: Giới thiệu cách giải khác. Đưa bảng sau: V (cm3) 12 17 1 m (g) 56,5 GV: Gợi ý: nếu điền vào 1 ô bất kỳ thì ta có thể điền được tất cả các số còn lại. Theo điều kiện bài toán ta có thể điền vào cột nào ? GV: có thể giải thích: Từ tính chât của dãy tỉ số bằng nhau ta có: Hiệu của 2 khối lượng (= 56,5) tương ứng với hiệu của 2 thể tích ( 17 – 12) nên ta điền vào cột 3 là 17 – 12 = 5. ? Do 56,5 ứng với 5 nên số nào ứng với 1 ? à cho hs điền các ô còn lại. Cuối cùng trả lời bài toán. GV: Yêu cầu hs làm ?1. Yêu cầu 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. (lưu ý hs: m1 + m2 = 222,5) GV: Đưa ra cách giải 2 bằng bảng, sau đó cho hs lên bảng điền. 1. Bài toán 1: (SGK) Giải: Gọi m1, m2 lần lượt là khối lượng của hai thanh chì Do khối lượng và thể tích là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau nên: và Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau, ta có: Vậy hai thanh chì có khối lượng là 135,6 (g) và 192,1 (g) Cách 2: V (cm3) 12 17 5 1 m (g) 135,6 192,5 56,5 11,3 ?1: V (cm3) 10 15 10+15 1 m (g) 89 133,5 56,5 8,9 b-Hoạt động 2: Bài toán 2(8phút) GV: Đưa ra bài toán 2. Gọi 1 hs len bảng làm, cả lớp cùng làm. Hs: tiến hành làm. GV: Gọi hs nhận xét. Từ đó GV hoàn chỉnh bài làm. 2. Bài toán 2: Tam giác ABC có số đo các góc là tỉ lệ với 1; 2; 3. Tính số đo các góc của tam giác ABC. Giải: Theo bài ra ta có: và Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có: Vậy số đo các góc của tam giác ABC lần lượt là: 30o ; 60o ; 90o. IV. Củng cố- Luyện tập:(8phút) GV: Cho hs làm BT5 (SGK) Yêu cầu hs giải thích vì sao. a) Hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau vì: b) Hai đại lượng x và y không tỉ lệ thuận với nhau vì: V. Hướng dẫn về nhà:(2phút) - Ôn lại định nghĩa và tính chất hai đại lượng tỉ lệ thuận. - Chú ý cách trình bày một bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận. - Làm bài tập 6-10 (SGK).
Tài liệu đính kèm: