Bài soạn môn Đại số lớp 7 - Tiết 25: Luyện tập

Bài soạn môn Đại số lớp 7 - Tiết 25: Luyện tập

I/ Mục tiêu:

 1.Về kiến thức :

- Học sinh cần hiểu được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỷ lệ thuận

- Hiểu được các tính chất của hai đại lượng tỷ lệ thuận.

- Học sinh làm được các bài toán cơ bản về đại lượng tỷ lệ thuận và chia tỷ lệ.

2. Về kĩ năng :

- Có kĩ năng giải các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận

- Nhận biết hai đại lượng có tỷ lệ thuận với nhau không.

- Biết tìm hệ số tỷ lệ khi biết một cặp giá trị tương ứng của hai đại lượng tỷ lê thuận.

 - Vận dụng tốt các tính chất của dãy tỷ số bằng nhau vào bài tập.

3. Về thái độ :

 - Biết vận dụng kiến thức đã học vào việc giải một số bài toán thực tế

- Có thái độ yêu thích môn học

 

doc 7 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1221Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Đại số lớp 7 - Tiết 25: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13	
Ngµy so¹n: 11/ 11/2010
Ngµy d¹y : 15/11/2010 
Tiết 25 LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
	1.Về kiến thức : 
- Học sinh cần hiểu được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỷ lệ thuận
- Hiểu được các tính chất của hai đại lượng tỷ lệ thuận. 
- Học sinh làm được các bài toán cơ bản về đại lượng tỷ lệ thuận và chia tỷ lệ.
2. Về kĩ năng :
- Có kĩ năng giải các bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận 
- Nhận biết hai đại lượng có tỷ lệ thuận với nhau không.
- Biết tìm hệ số tỷ lệ khi biết một cặp giá trị tương ứng của hai đại lượng tỷ lê thuận.
 - Vận dụng tốt các tính chất của dãy tỷ số bằng nhau vào bài tập.
3. Về thái độ :
 - Biết vận dụng kiến thức đã học vào việc giải một số bài toán thực tế
- Có thái độ yêu thích môn học
II/ Phương tiện dạy học:
- GV: bảng phụ.
- HS: Bảng nhóm.
III/ Tiến trình tiết dạy:
 Oån định tổ chức : Kiểm tra sĩ số
Các hoạt động trên lớp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:(5')
Gọi Hs sửa bài tập về nhà.
Bài tập 6.
Hoạt động 2 : luyện tập : (35')
Bài 1: ( Bài 7)
Gv nêu đề bài .
Tóm tắt đề bài?
Khi làm mứt thì dâu và đường phải là hai đại lượng quan hệ với nhau ntn?
Gọi x là lượng đường cần cho 2,5 kg dâu => x được tính ntn?
Bạn nào nói đúng?
Bài 2: ( Bài 8)
Gv nêu đề bài trên bảng phụ.
Yêu cầu Hs đọc kỹ đề, phân tích xem bài toán thuộc dạng nào?
Nêu hướng giải?
Gọi Hs lên bảng giải, các Hs còn lại làm vào vở.
Kết luận?
Gv nhắc nhở Hs việc trồng cây và chăm sóc cây là góp phần bảo vệ môi trường.
Bài 3: (Bài 9)
Gv nêu đề bài.
Yêu cầu Hs đọc kỹ và phân tích đề bài.
Yêu cầu làm việc theo nhóm?
Gọi một Hs của một nhóm lên bảng nêu lại cách giải.
Gv nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 3 : Củng cố (3')
Nhắc lại cách giải các dạng bài tập trên.
Hs lên bảng sửa
a/ Giả sử x mét dây nặng y gam, ta có: y = 25.x (gam)
b/ Thay y = 4,5kg = 4500gam.
4500 = 25.x
x = 180 (m)
vậy cuộn dây dài 180 mét.
Bài 1: ( Bài 7)
2 kg dâu cần 3 kg đường.
2,5 kg dâu cầnbao nhiêu kg đường.
Dâu và đường là hai đại lượng tỷ lệ thuận.
 .
Bạn Hạnh đúng.
GV gọi HS lên bảng làm 
Hs đọc đề.
Do số cây xanh tỷ lệ với số học sinh nên ta có bài toán thuộc dạng chia tỷ lệ.
Dùng tính chất của dãy tỷ số bằng nhau để giải.
Hs lên bảng giải.
Hs nêu kết luận số cây của mỗi lớp.
Bài toán thuộc dạng chia tỷ lệ.
Khối lượng của niken, kẽm và đồng lần lượt tỷ lệ với 3; 4 và 13.
Các nhóm thảo luận và giải bài toán.
Trình bày bài giải lên bảng.
Một Hs lên bảng trình bày cách giải của nhóm mình.
Hs khác nhận xét.
Bài 1:
Gọi x (kg) là lượng đường cần cho 2,5 kg dâu.
Ta có:
(kg)
Vậy bạn Hạnh nói đúng.
Bài 2: 
Gọi số cây trồng của ba lớp lần lượt là x; y; z ta có:
 và x + y + z = 24
Theo tính chất của dãy tỷ số bằng nhau ta có:
=> x = 32.= 8
 y = 28.
 z = 36. = 9
Vậy số cây trồng của lớp 7A là 8 cây, của lớp 7B là 7 cây, của lớp 7C là 9 cây.
Bài 3:
Gọi khối lượng của niken, kẽm và đồng lần lượt là x,y,z (kg)
Theo đề bài ta có:
 và x +y +z = 150.
Theo tính chất của dãy tỷ số bằng nhau ta có:
=> x = 3. 7,5 = 22,5 (kg)
 y = 4 . 7,5 = 30 (kg)
 z = 13. 7,5 = 97,5(kg)
Vậy khối lượng của niken cần dùng là 22,5 kg, của kẽm là 30 kg và của đồng là 97,5 kg.
Hướng dẫn học ở nhà :(2')
	Làm bài tập 10; 11 trang 56 SGK; bài 13,14,15 SBT
	Hướng dẫn bài 11:
 Khi kim giờ quay được một vòng thì kim phút quay 12 vòng 
 khi kim phút quay quay một vòng thì kim giây quay được 60 vòng.
 Vậy kim giờ quay một vòng thì kim phút quay 12 vòng và kim giây quay được 12.60 vòng.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng giáo án 
	Trong các bài đề có cách giải khác Gv có thể yêu cầu HS trình bày theo cách hác tuỳ theo từng bài 
Tiết 26	
Ngµy so¹n: 12/ 11/2010
Ngµy d¹y : 17 / 11/2010
Bài 3: ĐẠI LƯỢNG TỶ LỆ NGHỊCH
I/ Mục tiêu:
	 1. Về kiến thức : 
- Học sinh cần nắm được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỷ lệ nghịch, chỉ ra được hệ số tỉ lệ khi biết công thức
- Hiểu được các tính chất của hai đại lượng tỷ lệ nghịch.
2. Về kĩ năng :
- Nhận biết hai đại lượng có tỷ lệ nghịch với nhau không.
- Biết tìm hệ số tỷ lệ khi biết một cặp giá trị tương ứng của hai đại lượng tỷ lê nghịch.
3. Về thái độ :
 - Biết vận dụng kiến thức đã học vào việc giải một số bài toán thực tế
- Có thái độ yêu thích môn học
II/ Phương tiện dạy học:
- GV: bảng phụ
- HS: bảng nhóm.
III/ Tiến trình tiết dạy:
A. Oån định tổ chức : Kiểm tra sĩ số
B. Các hoạt động trên lớp
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ(5')
Nêu định nghĩa và tính chất của hai đại lượng tỷ lệ nghịch?
Chữa bài tập về nhà.
Bài 13/44- SBT
Gọi HS nhận xét sửa sai 
Hoạt động 2:
Giới thiệu bài mới:(3')
Một người đào một con mương mất hai ngày, nếu có hai người cùng đào thì mất bao nhiêu ngày? (giả sử năng suất của mỗi người như nhau)
Hoạt động 3 : Định nghĩa (10')
Hoạt độmh thành phần 1: Tiếp cận địng nghĩa 
Yêu cầu Hs làm bài tập ?1
Hai đại lượng y và x của hình chữ nhật có S= 12cm2 như thế nào với nhau?
Tương tự khi số bao x tăng thì lượng gạo y trong mỗi bao sẽ giảm xuống do đó x và y cũng là hai đại lượng tỷ lệ nghịch.
Các công thức trên có điểm nào giống nhau?
Hoạt độngt hành phần 2: Hình thành địng nghĩa
Từ nhận xét trên, Gv nêu định nghĩa hai đại lượng tỷ lệ nghịch.
Hoạt động 4: Tính chất:(13')
Hoạt động thành phần 1: Tiếp cận tính chất 
Làm bài tập ?3
Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ với nhau
x
x1=2
x2=3
x3=4
x4=5
y
y1=30
y2=?
y3=?
y4=?
Nhận xét gì về tích hai gía trị tương ứng x1.y1, x2.y2  ?
Giả sử y và x tỷ lệ nghịch với nhau : y = .Khi đó với mỗi giá trị x1; x2; x3 của x ta có một giá trị tương ứng của y là y1
Do đó x1.y1 = x2.y2 = x3.y3 = x4.y4.
Có x1.y1 = x2.y2 => 
Hoạt động thành phần 2: Hình thành tính chất 
Gv giới thiệu hai tính chất của đại lượng tỷ lệ nghịch.
Hoạt động 5: Củng cố(10')
1/ Cho biết hai đại lượng x và tỷ lệ nghịch với nhau và khi x = 87 thì y = 15.
a/ Tìm hệ số tỷ lệ?
b/ Hãy biểu diễn x theo y?
c/ Tính giá trị của y khi x = 6 ; x = 10 ?
2/ Làm bài tập 13/ 58.
Cho xvà y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Hãy điền vào ô trống
Xác định hệ số a?
Hs phát biểu định nghĩa và tính chất của hia đại lưỡng tỷ lệ nghịch.
Chữa bài tập về nhà.
Gọi số tiền lãi của ba đơn vị lần lượt là a, b, c(triệu đồng)
Ta có
a=3.10=30 (triệu đồng)
 b =5.10=50 triệu đồng
 c= 7.10=70 triệu đồng
Vậy tiền lãi của các đơn vị lần lượt là30,50,70 triệu đồng
Nếu hai người cùng đào thì chỉ mất một ngày.
a. .
x và y là hai đại lượng tỷ lệ nghịch vì khi x tăng thì y giảm và ngược lại.
b/ y.x = 500
c/ .
Điểm giống nhau là: đại lượng này bằng một hằng số chia cho đại lượng kia.
Hs nhắc lại định nghĩa hai đại lượng tỷ lệ nghịch
Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức hay x.y = a (a là một hằng số khác 0) thì ta nói y tỷ lệ nghịch với x theo hệ số tỷ lệ a.
a/ Hệ số tỷ lệ: a = 60.
b/ x2 = 3 => y2 = 20
 x3 = 4 => y3 = 15
 x4 = 5 => y4 = 12
c/ x1.y1 = x2.y2 = x3.y3 = x4.y4
= hệ số tỷ lệ.
HS đọc tính chất trong SGk 
a/ Vì x và y tỷ lệ nghịch nên:
. Thay x = 8 và y = 15, ta có : a = x.y = 8. 15 =120.
b/ 
c/ Khi x = 6 thì y = 20
 Khi x = 10 thì y = 12.
Điền vào ô trống:
x
0,5
-1,2
4
6
y
3
-2
1,5
a = x.y = 4.1,5 = 6
1. Định nghĩa:
Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức hay x.y = a (a là một hằng số khác 0) thì ta nói y tỷ lệ nghịch với x theo hệ số tỷ lệ a.
2. Tính chất:
Nếu hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau thì :
Tích hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi (bằng hệ số tỷ lệ)
Tỷ số hai giá trị bất kỳ của đại lượng này bằng nghịch đảo của tỷ số hai đại lượng tương ứng của đại lượng kia.
Hướng dẫn về nhà :(2') 
	Học thuộc lý thuyết, làm bài tập 14; 15 / 58
 Hướng dẫn bài 14:
 Cùng một công việc, số công nhân và số ngày là hai đại lượng tỷ lệ nghịch.
Theo tính chất của hai đại lượng tỷ lệ nghịch , ta có: 
Từ đó => x = ?
Những điều cần lưu ý khi sử dụng giáo án
	 Giáo viên có thể so sánh định nghĩa và tính chất của đại lượng tỉ lệ nghịch với định nghĩa và tính chất của đại lượng tỉ lệ nghịch

Tài liệu đính kèm:

  • doc13.doc