Bài soạn môn Đại số lớp 7 - Tiết 42: Thu thập số liệu thống kê - Tần số

Bài soạn môn Đại số lớp 7 - Tiết 42: Thu thập số liệu thống kê - Tần số

A. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:- HS Bước đầu làm quen với các bảng về thu thập số liệu thống kê. Khi điều tra, biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra. Hiểu được ý nghĩa của các cụm từ "Số các giá trị của dấu hiệu" và "Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu".

 - Làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.

2.Kỹ năng: - Biết dùng các ký hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị.

 - Biết lập bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.

3.Thái độ: HS thấy được tầm quan trọng của môn học áp dụng vào đời sống hàng ngày

B. PHƯƠNG PHÁP:

Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, hoạt động theo nhóm nhỏ.

C. CHUẨN BỊ:

 GV: Bảng phụ ghi lại bảng 1 SGK.

 HS: Đọc trước bài mới, phiếu hoạt động nhóm.

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 683Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Đại số lớp 7 - Tiết 42: Thu thập số liệu thống kê - Tần số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 11/01/2010
	CHƯƠNG III: THỐNG KÊ
TIẾT 42:	 THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ - TẦN SỐ
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:- HS Bước đầu làm quen với các bảng về thu thập số liệu thống kê. Khi điều tra, biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra. Hiểu được ý nghĩa của các cụm từ "Số các giá trị của dấu hiệu" và "Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu".
 - Làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.
2.Kỹ năng: - Biết dùng các ký hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị.
 - Biết lập bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.
3.Thái độ: HS thấy được tầm quan trọng của môn học áp dụng vào đời sống hàng ngày
B. PHƯƠNG PHÁP:
Trực quan, nêu vấn đề, đàm thoại, hoạt động theo nhóm nhỏ.
C. CHUẨN BỊ:
 GV: Bảng phụ ghi lại bảng 1 SGK.
 HS: Đọc trước bài mới, phiếu hoạt động nhóm.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức:(1’)
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề:(3’) 
 Giới thiệu chương thống kê
2. Triển khai bài:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu.(12’)
GV: Đưa ra ví dụ ở SGK: Khi điều tra về số cây trồng được của mỗi lớp trong dịp phát động phong trào tết trồng cây, người điều tra lập được bảng dưới đây (Bảng phụ ghi bảng 1) 
GV: Việc làm trên của người điều tra là thu thập số liệu về vấn đề được liên quan. Các số liệu được ghi lại trong 1 bảng, gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu.
? Dưa vào bảng số liệu thống kê ban đầu trên em hãy cho biết bảng đó gồm mấy cột, nội dung của từng cột là gì ?
GV: Cho hs hoạt động nhóm thực hành thống kê điểm của tất cả các bạn trong tổ mình qua bài kiểm tra học kì I, sau đó yêu cầu hs cho biết cách tiến hành điều tra và cấu tạo của bảng.
Hs: tiến hành hoạt động.
GV: Tuỳ theo yêu cầu của mỗi cuộc điều tra mà các bảng số liệu thống kê ban đầu có thể khác nhau. 
GV: Cho hs xem bảng 2 (SGK) để minh hoạ.
1. Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu:
VD: (SGK)
Bảng 1 (Bảng phụ)
Hoạt động 2: Dấu hiệu(12’)
GV: Trở lại bảng 1 và giới thiệu thuật ngữ dấu hiệu và đơn vị điều tra bằng cách cho hs làm ?2.
? Nội dung điều tra trong bảng 1 là gì ?
Hs: số cây trồng được của mỗi lớp.
GV: Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu, kí hiệu bằng các chữ cái in hoa X, Y, ...
Dấu hiệu X ở bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp, còn mỗi lớp là một đơn vị điều tra.
GV: Giới thiệu thuật ngữ giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu qua ?3.
? Trong bảng 1 có bao nhiêu đơn vị điều tra.
GV: Mỗi lớp (đơn vị) trồng được một số cây, chẳng hạn lớp 7A trồng 35 cây, lớp 7E trồng được 34 cây (bảng 1). Như vậy ứng với 1 đơn vị điều tra có 1 số liệu, số liệu đó gọi là 1 giá trị của dấu hiệu. Số các giá trị của dấu hiệu đúng bằng số các đơn vị điều tra (kí hiệu là N)
GV: Trở lại bảng 1 và giới thiệu dãy giá trị của dấu hiệu X chính là các giá trị ở cột thứ 3(từ trái sang) của bảng 1.
GV: Cho hs làm ?4.
2. Dấu hiệu:
a) Dấu hiệu, đơn vị điều tra:
?2: 
- Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu.
 Kí hiệu: X, Y, ...
Bảng 1: Dấu hiệu X là: số cây trồng được của mỗi lớp.
Mỗi lớp: 1 đơn vị điều tra.
b) Giá trị của dấu hiệu, dãy các giá trị của dấu hiệu:
- Ứng với 1 đơn vị điều tra có 1 số liệu, số liệu đó gọi là 1 giá trị của dấu hiệu. 
- Số các giá trị của dấu hiệu đúng bằng số các đơn vị điều tra (kí hiệu là N)
- các giá trị ở cột thứ 3(từ trái sang) của bảng 1: dãy giá trị của dấu hiệu X
?4: Dấu hiệu X ở bảng 1 có tất cả 20 giá trị.
Hoạt động 3: Tần số của mỗi giá trị(10’)
GV: Trở lại bảng 1 và yêu cầu hs làm ?5 và ?6
Hs: ...
GV: Nhấn mạnhMỗi giá trị có thể xuất hiện 1 hoặc nhiều lần trong dãy các giá trị của dấu hiệu. Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của giá trị đó.
GV: Giới thiệu kí hiệu giá trị của dấu hiệu và tần số của giá trị.
Lưu ý hs: cần phân biệt n (tần số của một giá trị) với N ( số các giá trị); X (dấu hiệu) và x (giá trị của dấu hiệu).
GV: Cho hs làm ?7.
Hs: ...
GV: Cho hs đọc phần đóng khung ở SGK. Yêu cầu hs đọc phần chú ý để hs thấy rằng không phải mọi dấu hiệu đều có giá trị số.
3.Tần số của mỗi giá trị:
?5: Có 4 số khác nhau trong cột số cây trồng được. Đó là các số: 28; 30; 35; 50.
?6: Có 8 lớp trồng được 30 cây
Có 2 lớp trồng được 28 cây
Có 7 lớp trồng được 35 cây
Có 3 lớp trồng được 50 cây
Kí hiệu: Giá trị của dấu hiệu: x 
 Tần số của giá trị: n
?7: Trong dãy giá trị của dấu hiệu ở bảng 1 có 4 giá trị khác nhau. Đó là: 28; 30; 35; 50
Tần số tương ứng của các giá trị 28, 30, 35, 50 lần lượt là 2; 8; 7; 3.
* Chú ý: (SGK)
IV.Củng cố:(5’)
GV: Cho hs nhắc lại các định nghĩa và phân biệt các kí hiệu.
GV: Cho hs tiến hành làm BT 2 (SGK)
Gọi lần lượt hs trả lời các câu a, b, c
V.Hướng dẫn về nhà:(2’)
Học bài theo SGK, học thuộc phần ghi nhớ.
Làm các bài tập: 1,3 (SGK) và 1,2,3 (SBT).

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET42.doc