A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: HS biết cộng, trừ đa thức một biến theo hai cách:
+Cộng , trừ đa thức theo hàng ngang.
+Cộng, trừ đa thức đã sắp xếp theo cột dọc.
2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng cộng, trừ đa thức: bỏ ngoặc, thu gọn đa thức, sắp xếp các hạng tử của đa thức theo cùng một thứ tự, biến trừ thành cộng.
3.Thái độ: Nhanh nhẹn, cẩn thận, chính xác.
B. PHƯƠNG PHÁP:
Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan.
C. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ (hoặc đèn chiếu, giấy trong) ghi các bài tập.
HS: Bảng nhóm, giấy trong, bút dạ. Ôn tập qui tắc bỏ dấu ngoặc, thu gọn các đơn thức đồng dạng, cộng, trừ đa thức.
Ngày dạy: 05/04/2010 TIẾT 61: CỘNG TRỪ ĐA THỨC MỘT BIẾN A. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: HS biết cộng, trừ đa thức một biến theo hai cách: +Cộng , trừ đa thức theo hàng ngang. +Cộng, trừ đa thức đã sắp xếp theo cột dọc. 2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng cộng, trừ đa thức: bỏ ngoặc, thu gọn đa thức, sắp xếp các hạng tử của đa thức theo cùng một thứ tự, biến trừ thành cộng. 3.Thái độ: Nhanh nhẹn, cẩn thận, chính xác. B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan. C. CHUẨN BỊ: GV: Bảng phụ (hoặc đèn chiếu, giấy trong) ghi các bài tập. HS: Bảng nhóm, giấy trong, bút dạ. Ôn tập qui tắc bỏ dấu ngoặc, thu gọn các đơn thức đồng dạng, cộng, trừ đa thức. D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức: KTSS II. Kiểm tra bài cũ:(5’) HS1: Chữa bài tập 40/43 SGK: Cho đa thức Q(x) = x2+ 2x4 + 4x3 - 5x6 + 3x2 – 4x – 1. a)Sắp xếp các hạng tử của (Qx) theo luỹ thừa giảm của biến. b)Chỉ ra các hệ số khác 0 của Q(x). c)Tìm bậc của Q(x) ? (bổ sung). HS2: Chữa BT 42/43 SGK: Tính giá trị của đa thức P(x) = x2 – 6x + 9 tại x = 3 và tại x = -3. III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: (2’) Chúng ta đã được học về đa thức có chứa nhiều biến và biết cộng, trừ các đa thức đó . Vậy trong trường hợp đa thức một biến thì như thế nào, thì hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu 2. Triển khai bài : Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Cộng hai đa thức một biến (12 ph). Nêu VD SGK -Cho hai đa thức P(x) = 2x5 + 5x4 – x3 + x2 - x -1 Q(x) = -x4 + x3 + 5x + 2 Hãy tính tổng của chúng. -Ta đã biết cộng hai đa thức từ Đ6 -Yêu cầu HS lên bảng làm theo cách đã biết ( cộng theo hàng ngang). -GV: Ngoài cách làm trên, ta có thể cộng đa thức theo cột dọc ( chú ý đặt các đơn thức đồng dạng ở cùng một cột). -Hướng dẫn cách làm 2. -Yêu cầu làm 44/45 SGK: 1.Cộng hai đa thức một biến: Ví dụ: Cách 1: P(x) + Q(x) = = 2x5 + 5x4 – x3 + x2 - x -1 -x4+ x3 + 5x + 2 = 2x5 + 4x4 + x2 + 4x + 1. Cách 2 : + P(x) = 2x5 + 5x4 – x3 + x2 - x - 1 Q(x) = - x4 + x3 +5x + 2 P(x) + Q(x) = 2x5 + 4x4 + x2+ 4x + 1 BT 44/45 SGK: Hoạt động 2: Trừ hai đa thức một biến (12 ph). -Cho 2 đa thức: P và Q -Hướng dẫn cách viết phép trừ như SGK -Yêu cầu nhắc lại: Muốn trừ đi một số, ta làm thế nào? -Hướng dẫn cách trừ từng cột. -Cho HS nhắc lại. -Vậy để cộng hay trừ hai đa thức một biến , ta có thể thực hiện theo những cách nào? -Đưa chú ý lên bảng. 2.Trừ hai đa thức một biến : a) VD: Tính P(x) – Q(x) đã cho +Cách 1: HS tự giải vào vở. +Cách 2: P(x) = 2x5 + 5x4 - x3 + x2 - x - 1 Q(x) = - x4 + x3 +5x + 2 P(x) - Q(x) = 2x5 + 6x4 - 2x3 + x2- 6x - 3 b)Chú ý: IV. Củng cố (12’) Yêu cầu làm ?1 Tính M(x) + N(x) và M(x) – N(x) -Yêu cầu lên bảng làm theo hai cách. -Cho làm BT 45/45 SGK theo nhóm : -Yêu cầu đại diện nhóm trình bày. -Cho làm BT 47/45 SGK : -Yêu cầu làm vào vở BT. V. Hướng dẫn về nhà:(2’) -Nhắc nhở: +Cần thu gọn, sắp xếp đa thức cần làm đồng thời theo cùng một thứ tự. +Khi cộng trừ đơn thức đồng dạng chỉ cộng hệ số, phần biến giữ nguyên. +Lấy đa thức đối của một đa thức phải lấy đối tất cả các hạng tử của đa thức. -BTVN: số 44, 46, 48/45, 46 SGK.
Tài liệu đính kèm: