Bài soạn môn Đại số lớp 7 - Tiết 63: Nghiệm của đa thức một biến

Bài soạn môn Đại số lớp 7 - Tiết 63: Nghiệm của đa thức một biến

A. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: +HS được củng cố khái niệm nghiệm của đa thức.

+HS biết một đa thức (khác đa thức không) có thể có một nghiệm, hai nghiệm hoặc không có nghiệm, số nghiệm của một đa thức không vượt quá bậc của nó.

2.Kỹ năng: Biết cách kiểm tra xem số a có phải là nghiệm của đa thức hay không (chỉ cần kiểm tra xem P(a) có bằng 0 hay không)

.3.Thái độ: Nhanh nhẹn, cẩn thận, chính xác.

B. PHƯƠNG PHÁP:

 Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan.

C. CHUẨN BỊ:

 GV: Máy tính, giáo án

HS: Học bài cũ, xem bài mới

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 835Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Đại số lớp 7 - Tiết 63: Nghiệm của đa thức một biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 08/04/2010
TIẾT 63:	 NGHIỆM CỦA ĐA THỨC MỘT BIẾN (T2)
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: +HS được củng cố khái niệm nghiệm của đa thức.
+HS biết một đa thức (khác đa thức không) có thể có một nghiệm, hai nghiệm hoặc không có nghiệm, số nghiệm của một đa thức không vượt quá bậc của nó.
2.Kỹ năng: Biết cách kiểm tra xem số a có phải là nghiệm của đa thức hay không (chỉ cần kiểm tra xem P(a) có bằng 0 hay không)
.3.Thái độ: Nhanh nhẹn, cẩn thận, chính xác.
B. PHƯƠNG PHÁP:
	 Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan.
C. CHUẨN BỊ:
	GV: Máy tính, giáo án
HS: Học bài cũ, xem bài mới
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức: KTSS
II. Kiểm tra bài cũ:(7’)
 HS1: Thế nào là nghiệm của đa thức một biến?
 HS2: Muốn kiểm tra số a có phải là nghiệm của đa thức P(x) hay không, ta làm như thế nào?
 HS3: Kiểm tra xem ; có phải là nghiệm của đa thức P(x) = 2x + 1 không?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: (2’) 
 Các em đã biết khái niệm nghiệm của đa thức một biến và cách kiểm tra xem một số có phải là nghiệm của đa thức một biến hay không. Để giúp các em nắm chắc hơn, chúng ta cùng tìm hiểu thêm vài ví dụ Vào bài
2. Triển khai bài :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (13’)
Từ bài cũ:
GV: Yêu cầu HS giải thích tại sao x = là nghiệm của đa thức này ?
GV: Cho đa thức Q(x) = x2 – 1. Tìm xem x = -1 và x = 1 có phải là nghiệm của đa thức Q(x) không ?
HS: Tính và trả lời
- Hãy tìm nghiệm của đa thức G(x) = x2 + 1?
- Gọi ý hãy xét dấu của đa thức G(x).
-Vây một đa thức khác đa thức không, có thể có bao nhiêu nghiệm ?
-Yêu cầu đọc chú ý SGK trang 47.
-Hỏi: muốn kiểm tra xem một số có phải là nghiệm của đa thức hay không ta làm thế nào ?
-Gọi một HS lên bảng làm.
-Yêu cầu làm ?2
-Hỏi làm thế nào biết trong các số đã cho, số nào là nghiệm của đa thức?
Ở câu a) GV cho hs quan sát và nhận xét xem số nào có thể là nghiệm của đa thức, chứ không nhấtn thiết phải thay tất cả.
-Yêu cầu tính nhẩm.
-Gọi vài HS đứng tại chỗ trả lời.
2.Ví dụ:
là nghiệm của đa thức P(x) vì:
a)Đa thức P(x) = 5x + 
b)Đa thức Q(x) = x2 – 1
Có Q(-1) = (-1)2 – 1 = 1 – 1 = 0
 Q(1) = 12 – 1 = 0 . 
Vậy –1 và 1 đều là nghiệm của đa thức Q(x)
c) Đa thức G(x) = x2 + 1
Nhận xét: x2 ³ 0 với mọi x 
=> x2+1 ≥ 1 > 0 với mọi x
 Tức là không có giá trị nào của x để G(x) = 0 nên G(x) không có nghiệm.
*Chú ý:
- Đa thức (khác đa thức 0) có thể có 1 nghiệm, 2 nghiệm, hoặc không có nghiệm.
- Số nghiệm của một đa thức không vượt quá bậc của nó.
?2: a) là nghiệm của P(x) vì 
 b) 3, -1 là nghiệm của đa thức Q(x).
 Q(3) = 0
 Q(-1) = 0
 Q(1) = -4 
Hoạt động 2: Luyện tập - Củng cố:(20’)
GV hệ thống lại kiến thức của bài
Cho học sinh làm bài tập 54 SGK:
Câu a) Trở lại ví dụ 1
Dựa vào chú ý cho hs nhận xét để suy ra nghiệm
Câu b) cho 2 hs lên bảng tính để kiểm tra
Củng cố:
* Muốn kiểm tra x = a có phải là nghiệm của đa thức P(x) không ta làm như sau:
Tính P(a)
Nếu P(a) = 0 thì x = a là nghiệm của đa thức P(x) 
Nếu P(a) 0 thì x = a không phải là nghiệm của đa thức P(x) 
* Muốn tìm nghiệm của đa thức P(x) ta cho P(x) = 0.Rồi tìm x. Giá trị x tìm được chính là nghiệm của P(x)
Bài 54(tr.48/SGK):Kiểm tra xem:
 a) là nghiệm của đa thức
x = 1 ; x = 3 là nghiệm của đa thức 
 Q(x) = x2 - 4x + 3 .
GV: Tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ
Mỗi đáp án đúng các chữ cái lần lượt xuất hiện
Câu 1: Nghiệm của đa thức A(x) = 3x + là : 
Câu 2: Số a là nghiệm của đa thức P(x) khi: P(x) = 0; P(x) 0; P(a) = 0; P(a) 0
Câu 3: Các số nào là nghiệm của đa thức B(x) = (x–1)(x+6): -6; -1; 1; 6
Câu 4: Nghiệm của đa thức C(x) = 2x2 +1 là bao nhiêu: không có nghiệm.
Câu 5: Các nghiệm của đa thức R(x) = x3 – x là: 1; 2 -1; 0
T
R
Ạ
N
G
T
R
Ì
N
H
GV giới thiệu sơ lược về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
IV. Hướng dẫn về nhà:(3’)
- BTVN: số 55, 56/48 SGK.
- Tiết sau ôn tập chương IV . HS làm các câu hỏi ôn tập chương và BT/60 SGK.
- GV hướng dẫn hs bài tập 55:
 a) Tìm nghiệm của đa thức P(y) = 3y + 6
Cho P(y) = 0 rồi tìm y
 b) Chứng tỏ đa thức Q(x) =y4 + 2 không có nghiệm
 Nhận xét y4 0

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET63.doc