Bài soạn môn Hình học 7 - Nguyễn Quốc Chính - Tuần 3

Bài soạn môn Hình học 7 - Nguyễn Quốc Chính - Tuần 3

I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức: - HS nêu được tính chất: Cho hai đường thẳng và một cát tuyến, nếu có một cặp góc so le trong bằng nhau thì cặp góc so le trong còn lại cũng bằng nhau; hai góc đồng vị bằng nhau; hai góc trong cùng phía bằng nhau.

2. Kĩ năng: - HS có kĩ năng nhận biết cặp góc so le trong, cặp góc đồng vị; cặp góc trong cùng phía.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, hợp tác.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Gv: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ.

- Hs: Thước thẳng, thước đo góc

III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động hợp tác nhóm, vấn đáp tìm tòi.

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Hình học 7 - Nguyễn Quốc Chính - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/9/2010
Ngày giảng: 7A+7B: 04/9/2010
Tiết 5: các góc tạo bởi một đường thẳng
Cắt hai đường thẳng	 
I - Mục tiêu
1. Kiến thức: - HS nêu được tính chất: Cho hai đường thẳng và một cát tuyến, nếu có một cặp góc so le trong bằng nhau thì cặp góc so le trong còn lại cũng bằng nhau; hai góc đồng vị bằng nhau; hai góc trong cùng phía bằng nhau.
2. Kĩ năng: - HS có kĩ năng nhận biết cặp góc so le trong, cặp góc đồng vị; cặp góc trong cùng phía.
3. Thái độ: Yêu thích môn học, hợp tác.
II - Đồ dùng dạy học:
- Gv: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ.
- Hs: Thước thẳng, thước đo góc
III- PHương pháp dạy học: Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động hợp tác nhóm, vấn đáp tìm tòi.
IV - Tổ chức giờ học:
1. Khởi động
+ Mục tiêu: Kiểm tra ý thức học và chuẩn bị ở nhà của học sinh, bước đầu làm quen với một số góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng.
+ Thời gian: 7’
+ Cách tiến hành:
*Bước 1: Kiểm tra 
- Thế nào là hai góc đối đỉnh ? Nêu tính chất của hai góc đối đỉnh ?
 - Thế nào là hai đường thẳng vuông góc ? Thế nào là đường trung trực của một đoạn thẳng ? 
 *Bước 2: Đặt vấn đề
 Các em đã biết về hai góc đối đỉnh, ngoài ra trong chương trình toán 7 các em sẽ được tìm hiểu thêm về hai góc sole trong, hai góc đồng vị. Vậy thế nào là hai góc sole trong, hai góc đồng vị ta sẽ biết trong tiết ngày hôm nay.
2. Hoạt động 1: Tìm hiểu góc so le trong, góc đồng vị.
 + Mục tiêu: Hs nhận biết vị trí của hai góc sole trong và hai góc đồng vị. 
+ Thời gian: 17’
+ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ bài 21 (SGK) 
+ Cách tiến hành: 
HĐ của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
- GV vẽ hình 
? Cho biết có bao nhiêu góc đỉnh A, đỉnh B tạo thành trong hình vẽ trên.
- GV giới thiệu đặc điểm về vị trí của các góc so với các đường thẳng để từ đó giới thiệu các cặp góc so le trong, góc đồng vị.(Có thể giới thiệu thêm về các cặp góc trong cùng phía, ngoài cùng phía, so le ngoài).
- HS làm sau đó GV treo bảng phụ bài 21(SGK) để củng cố. 
A
B
1
3
2
4
1
2
3
4
a
b
c
1. Góc so le trong, góc đồng vị.
- Các cặp góc so le trong: A1 và B3; A4 và B2.
- Các cặp góc đồng vị: A1 và B1; A2 và B2, A3 và B3, A4 và B4.
3. Hoạt động 2: Tính chất của góc so le trong, góc đồng vị.
 + Mục tiêu: Hs biết tính chất của hai góc sole trong và hai góc đồng vị. 
+ Thời gian: 16’
+ Cách tiến hành:
HĐ của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
- GV yêu cầu HS vẽ hình theo dữ kiện của.
? Bài toán đã cho biết số liệu nào.
? Yêu cầu của bài toán
- HS thảo luận nhóm để trả lời .
? Tính góc A4 theo góc nào.
? Tính góc B3, có nhận xét gì về số đo của các góc so le trong. 
? So sánh số đo của các góc đồng vị.
- GV cho học sinh thừa nhận tính chất phát biểu trong SGK.
2. Tính chất.c
1
2
A
a
3
4
3
2
4
1
 b 
B
Ta có A4 + A3 = 1800 (Hai góc kề bù)
 A4 = 1800 – A3 = 1800 – 450 = 1350
Tương tự ta có B3 = 1350.
 A4 = B3.
Ta ccó A1 = A3 =450(Hai góc đối đỉnh)
 A1 = B2 = 450.
Tính chất: (SGK)
4. Hoạt động 3: Củng cố
+ Mục tiêu: Hs được củng cố các kiến thức về hai góc so le trong và hai góc đồng vị
+ Thời gian: 3’
+ Đồ dùng dạy học: bảng phụ vẽ hình của bài tập 22 
 + Cách tiến hành: - GV treo bảng phụ vẽ sẵn hình của bài tập 22 và yêu cầu HS làm các việc sau”. Điền số đo của các góc còn lại.
 Chỉ ra các cặp góc trong cùng phía và tính tổng của chúng.
- Bài 23: Lấy ví dụ thực tế về hình ảnh các cặp góc so le trong, đồng vị.
5. Hoạt động 4:Hướng dẫn về nhà
	- Học kĩ định nghĩa góc đồng vị, so le trong, trong cùng phía.
 	- Làm các bài tập 16, 17, 18, 19, 20 (SBT-Trang 75, 76, 77).
Ngày soạn: 05/09/2010
Ngày giảng: 7A + 7B: 09/9/2010
Tiết 6: hai đường thẳng song song
I - Mục tiêu
1. Kiến thức: - HS ôn lại định nghĩa hai đường thẳng song song, nắm chắc dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
2. Kĩ năng: - Biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước. 
	- Sử dụng thành thạo dụng cụ để vẽ hai đường thẳng song song. 
3. Thái độ: Cẩn thận, hợp tác
II- đồ dùng dạy học:
 	Gv: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ
III-PHương pháp dạy học: Đặt và giải quyết vấn đề, vấn đáp gợi mở.
IV- tổ chức giờ học:
1. Khởi động
+ Mục tiêu: Kiểm tra ý thức học và chuẩn bị ở nhà của học sinh, đặt vấn đề khích thích tính tư duy và tạo hứng thú cho hs vào bài.
+ Thời gian: 5’
+ Cách tiến hành: 
*Bước 1: Kiểm tra:
	- Bài tập 17 (SBT- Trang 76)
	- Bài tập 19 (SBT-Trang76)(GV vẽ sẵn hình trên bảng phụ)
 *Bước 2: Đặt vấn đề:
 Gv nêu vấn đề: ‘Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng như thế nào ? ta sẽ biết trong tiết ngày hôm nay’.
2. Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức lớp 6
 + Mục tiêu: Hs nhớ lại khái niệm hai đường thẳng song song
+ thời gian: 6’
+ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ vẽ hình 17 (SGK) 
+ Cách tiến hành: 
HĐ của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
? Thế nào là hai đường thẳng song song
? Vị trí giữa hai đường thẳng phân biệt
- GV treo bảng phụ vẽ hình 17(SGK) để cho HS làm .
1. Nhắc lại kiến thức lớp 6.
Hai đường thẳng không có điểm chung gọi là hai đường thẳng song song.
3. Hoạt động 3: Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
 + Mục tiêu: Hs biết dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song
 + thời gian: 15’
 + Cách tiến hành:
HĐ của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
? Dự đoán các đường thẳng nào trên hình song song với nhau.
? So sánh số đo của các góc so le trong, đồng vị trong các hình trên.
? Dự đoán xem khi nào hai đường thẳng song song. 
- GV có thể giới thiệu thêm tính chất nếu hai góc trong cùng phía bù nhau thì hai đường thẳng đó cũng song song.
2. Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
Tính chất: Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau (hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau) thì a và b song song với nhau.
Kí hiệu đường thẳng a song song với đường thẳng b: a // b
4. Hoạt động 4: Vẽ hai đường thẳng song song.
 + Mục tiêu: Hs biết vẽ hai đường thẳng song song
 + thời gian: 10’
 + Cách tiến hành:
HĐ của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
- HS làm :Vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước.
- GV hướng dẫn cách vẽ thông dụng nhất là vẽ theo dòng kẻ của vở hoặc vẽ theo chiều rộng của thước thẳng. 
3. Vẽ hai đường thẳng song song.
5. Hoạt động 5: Củng cố
+ Mục tiêu: Hs được củng cố các kiến thức về hai đường thẳng song song
+ thời gian: 8’
 + Cách tiến hành:
 - Nêu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song?
 - Thực hiện bài tập 24 SGK.
 - GV gới thiệu khái niệm hai đoạn thẳng song song: hai đoạn thẳng nằm trên hai đường thẳng song song.
6. Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
	- Học kĩ dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
	- Làm bài tập 25, 26 (SGK-Trang91)
	- Làm bài tập 21, 22, 23, 24, 25, 26 (SBT-Trang 77,78). 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3.doc