Bài soạn môn Hình học 7 - Trường THCS thị trấn Cái Rồng - Tiết 25 đến tiêt 31

Bài soạn môn Hình học 7 - Trường THCS thị trấn Cái Rồng - Tiết 25 đến tiêt 31

1. MỤC TIÊU:

1.1 Kiến thức:

- HS nắm được trường hợp bằng nhau cạnh-góc-cạnh của 2 tam giác, biết cách vẽ tam giác biết 2 cạnh và góc xen giữa.

1.2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng trường hợp bằng nhau của hai tam giác cạnh-góc-cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau, cạnh tương ứng bằng nhau

- Rèn kĩ năng vẽ hình, phân tích, trình bày chứng minh bài toán hình.

1.3. Thái độ:

- Yêu thích môn học, tích cực tham gia xây dựng bài.

- Cẩn thận, chính xác khi vẽ hình và trình bày lời giải bài toán.

2. CHUẨN BỊ

2.1. Thầy: - Thước thẳng, com pa, thước đo góc, bảng phụ ghi bài 25.

2.2. Trò: - Thước thẳng, êke, thước đo góc

 

doc 19 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Hình học 7 - Trường THCS thị trấn Cái Rồng - Tiết 25 đến tiêt 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:...............................
Ngày giảng:..............................
 Tiết 25
Đ4: trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác
cạnh- góc- cạnh (C.g.c)
1. Mục tiêu:
1.1 Kiến thức:
- HS nắm được trường hợp bằng nhau cạnh-góc-cạnh của 2 tam giác, biết cách vẽ tam giác biết 2 cạnh và góc xen giữa.
1.2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng trường hợp bằng nhau của hai tam giác cạnh-góc-cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau, cạnh tương ứng bằng nhau 
- Rèn kĩ năng vẽ hình, phân tích, trình bày chứng minh bài toán hình.
1.3. Thái độ:
- Yêu thích môn học, tích cực tham gia xây dựng bài.
- Cẩn thận, chính xác khi vẽ hình và trình bày lời giải bài toán.
2. Chuẩn bị
2.1. Thầy: - Thước thẳng, com pa, thước đo góc, bảng phụ ghi bài 25.
2.2. Trò: - Thước thẳng, êke, thước đo góc
3. Phương pháp :
- Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
- Vấn đáp, trực quan.
- Làm việc với sách giáo khoa.
4. Tiến trình bài dạy
4.1.ổn định tổ chức:(1Phút) - ổn định trật tự
	 - Kiểm tra sĩ số:7A1..........................7A2....................
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs 
4.2. Kiểm tra bài cũ: (5')
Hoạt động của thầy
Gv yêu cầu:
- HS1: Phát biểu định nghĩa 2 tam giác bằng nhau, trường hợp bằng nhau thứ nhất của 2 tam giác.
- HS2: Khi nào ta có thể kết luận ABC= A'B'C' theo trường hợp cạnh-cạnh-cạnh 
? Nếu hai tam giác bàng nhau em => điều gì?
Gv cùng hs nhận xét, đánh giá, cho điểm
Hoạt động của trò
- HS1:
 Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau các góc tương ứng bằng nhau.
- HS2:
ABC và A'B'C' có:
AB = A’B’, AC = A’C’, BC = B’C’ Thì
ABC= A'B'C'
- HS đứng tại chỗ trả lời miệng:
ABC = A'B'C' thì AB = A’B’, AC = A’C’, BC = B’C’ và các góc tương ứng của hai tam giác đó bằng nhau.
4.3. Giảng bài mới:
ĐVĐ: ? Liệu chỉ cần xét hai cạnh và góc xen giữa có nhận biết được hai tam giác bằng nhau không. Ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa (8')
Gv đưa đề bài toán lên bảng phụ
- Yêu cầu HS đọc bài toán
? Hãy nêu cách vẽ tam giác ABC
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng vẽ và nêu lại cách vẽ.
- GV y/c học sinh khác nhắc lại cách vẽ.
Yêu cầu hs tự trình bày vào vở
- Giới thiệu cho HS chú ý (sgk/117).
? Vậy ta vẽ 1 tam giác biết hai cạnh và góc xen giưa bằng dụng cụ gì
- Cả lớp nghiên cứu cách vẽ trong SGK (2')
- Nêu cách vẽ
- 1 học sinh lên bảng vẽ và nêu cách vẽ.
Hs khác nhắc lại
- Hs cùng vẽ hình vào vở
- HS nghe và ghi nhớ.
- vẽ bằng thước đo độ và thước thẳng
1. Vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa 
* Bài toán 
- Vẽ 
- Trên tia Bx lấy điểm A: BA = 2cm
- Trên tia By lấy điểm C: BC = 3cm
- Vẽ đoạn AC ta được ABC.
*/ Lưu ý: (sgk/117)
Hoạt động 2: Trường hợp bằng nhau cạnh-góc-cạnh (12')
Gv đưa đề bài ?1 lên bảng phụ
- GV nêu ra là góc xen giữa 2 cạnh AB và BC
- Yêu cầu học sinh làm ?1
- Yêu cầu cả lớp vẽ hình vào vở, 1 học sinh lên bảng làm.
? Đo AC = ?; A'C' = ? Nhận xét ?
? ABC và A'B'C' có những cặp canh nào bằng nhau.
? Rút ra nhận xét gì về 2 trên.
- GV đưa tính chất lên bảng phụ
- Yêu cầu 2 học sinh nhắc lại tính chất 
- Yêu cầu Học sinh làm bài cá nhân ?2 ( hình vẽ bảng phụ)
- Yêu cầu một hs lên bảng trình bày, dưới lớp cùng làm và nhận xét
- Gv: chốt lại tính chất bằng nhau ( c.g.c) 
Hoạt động 3: Hệ quả
( 6’)
- Cho HS cả lớp làm ?3
SGK/118 
? Tại sao ABC = DEF
? Từ những bài toán trên hãy phát biểu trường hợp bằng nhau cạnh-góc-cạnh áp dụng vào tam giác vuông.
- Yêu cầu 3 học sinh nhắc lại
- Gv chốt lại tính chất trường hợp bằng nhau 
( c.g.c) và áp dụng vào tam giác vuông
- HS đọc đề bài
- Cả lớp vẽ hình vào vở, 1 học sinh lên bảng làm.
- 1 học sinh trả lời (AC = A'C')
- HS: AB = A'B'; BC = B'C'; AC = A'C'
- HS: ABC = A'B'C'
- HS quan sát
- 2 học sinh nhắc lại tính chất 
- Học sinh làm bài cá nhân.
- HS đứng tại chỗ trả lời miệng và giải thích KL.
Hs trình bày vào vở
Hs chú ý nghe, ghi nhớ
- HS phát biểu. 
- 3 học sinh nhắc lại
- Hs chú ý nghe, ghi nhớ, để vận dụng vào bài tập cụ thể
2. Trường hợp bằng nhau cạnh-góc-cạnh 
?1
* Tính chất: (sgk)
Nếu ABC và A'B'C' có:
AB = A'B'
BC = B'C'
Thì ABC = A'B'C' (c.g.c)
?2
ABC = ADC
 Vì AC chung
CD = CB (gt)
 (GT)
3. Hệ quả 
?3
ABC và DEF có:
AB = DE (gt) = 1v , AC = DF (gt)
 ABC = DEF (c.g.c)
* Hệ quả: SGK/118.
4.4. Củng cố: (11')
- GV đưa bảng phụ bài 25 lên bảng
BT 25 (tr18 - SGK)
H.82: ABD = AED (c.g.c) vì AB = AD (gt); (gt); cạnh AD chung
H.83: GHK = KIG (c.g.c) vì (gt); IK = HG (gt); GK chung
H.84: Không có tam giác nào bằng nhau (Gọi 3 HS lên bảng mỗi HS làm một hình).
Bài tập 26: GV y/c học sinh làm theo nhóm, đại diện nhóm trình bày kết quả, GV đưa bảng phụ ghi lời giải đã sắp xếp lên bảng, học sinh đối chiếu kết quả của nhóm mình.
+ Sắp xếp: 5, 1, 2, 4, 3
? Phát biểu trường hợp bằng nhau (c – g – c) của hai tam giác.
? Phát biểu hệ quả trường hợp bằng nhau (c – g – c) của hai tam giác.
4.5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho giờ sau (2')
- Vẽ lại tam giác ở phần 1 và ?1
- Nắm chắc tính chất 2 tam giác bằng nhau cạnh-góc-cạnh 
- Làm bài tập 24, 25, 26 (tr118, 119 -sgk); bài tập 38, 40 – SBT/102.
* HD bài 40 (sbt/102). 
KM là phân giác của góc AKB <= góc AKM bằng góc BKM <= AKM = BKM
(c - g - c) <= (gt). 
5. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:.................................
Ngày giảng:...............................
Tiết 26
Luyện tập
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức cho học sinh về trương hợp bằng nhau cạnh-góc-cạnh 
1.2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nhận biết 2 tam giác bằng nhau cạnh-góc-cạnh, kĩ năng vẽ hình, trình bày lời giải bài tập hình.
1.3. Thái độ:
- Phát huy trí lực của học sinh 
2. Chuẩn bị:
2.1. GV: Đèn chiếu, giấy trong ghi bài tập 27, 28 (tr119, 120 - SGK)
2.2. HS: Thước thẳng, com pa, thước đo độ.
3. Phương pháp :
- Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
- Vấn đáp, trực quan.
4. Tiến trình bài dạy
4.1.ổn định tổ chức:(1Phút) - ổn định trật tự
	 - Kiểm tra sĩ số:7A1..........................7A2....................
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs 
4.2. Kiểm tra bài cũ: (6')
Hoạt động của thầy
Gv yêu cầu :
HS 1: phát biểu tính chất 2 tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh-góc-cạnh.
- Nêu thêm điều kiện để hai tam giác bằng nhau theo TH c – g – c.
HS2: phát biểu hệ quả của trường hợp bằng nhau c – g- c áp dụng vào tam giác vuông.
- Nêu thêm điều kiện để hai tam giác bằng nhau theo TH c – g – c.
Gv cùng hs nhận xét, đánh giá, cho điểm
Hoạt động của trò
HS1: 
Phát biểu t/c(sgk)
- Để AGB = DGC (c – g – c) thì 
GB = GC.
HS2:
- Phát biểu hệ quả của trường hợp bằng nhau c – g- c áp dụng vào tam giác vuông. (sgk).
- Để ABC = DEF (c-g-c) thì
AC = DF
Hs chú ý nghe và nhận xét
4.3. Giảng bài mới:
ĐVĐ (1’): Để củng cố và khắc sâu các kiến thức về trường hợp bằng nhau ( c.g.c) ta cùng vào bài luyện tập
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Họat động 1 : Bài tập chữa ( 10’)
- GV đưa nội dung bài tập 27 lên bảng phụ
- Yêu cầu HS làm bài vào giấy trong
- Yêu cầu nhận xét bài làm của bạn.
- GV chốt lại
Hoạt động 2 : Bài tập luyện ( 20’)
- Yêu cầu HS nghiên cứu đề bài
- Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm
- GV thu 3 giấy trong của 3 nhóm chiếu lên màn hình
? nhận xét bài làm của bạn
- GV chốt lại
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng vẽ hình, cả lớp làm vào vở.
? Nêu gt, kl của bài
? Ghi GT, KL của bài toán.
? Quan sát hình vẽ em cho biết ABC và 
 ADF có những yếu tố nào bằng nhau.
? ABC và ADF bằng nhau theo trường hợp nào.
- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
? Em hãy nhận xét bài làm của bạn
- Gv chuẩn kiến thức
- GV chốt lại
- HS quan sát
- HS làm bài vào giấy trong
- Nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghiên cứu
- các nhóm tiến hành thảo luận và làm bài ra giấy trong
- hs nhận xét.
- Cả lớp theo dõi
- 1 học sinh lên bảng vẽ hình, cả lớp làm vào vở.
- Hs trả lời miệng
- Hs khác lên bảng ghi gt, kl
- HS thực hiện
- HS: AB = AD; AE = AC; chung
- Trường hợp c.g.c
- 1 học sinh lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
- Hs dưới lớp theo dõi và nhận xét
BT 27 (tr119 - SGK)
a) ABC = ADC
đã có: AB = AD; AC chung
thêm: 
b) AMB = EMC
đã có: BM = CM; 
thêm: MA = ME
c)CAB = DBA
đã có: AB chung; 
thêm: AC = BD
BT 28 (tr120 - SGK)
DKE có 
mà ( theo định lí tổng 3 góc của tam giác) 
 ABC = KDE (c.g.c)
vì AB = KD (gt); ; BC = DE (gt)
BT 29 (tr120 - SGK) 
GT
; BAx; DAy; AB = AD
EBx; CAy; AE = AC
KL
ABC = ADE
Bài giải 
Xét ABC và ADE có:
 AB = AD (gt)
 chung
 ABC = ADE (c.g.c)
4.4. Củng cố: (5')
? Nêu các cách chứng minh hai tam giác bằng nhau?
- Để chứng minh 2 tam giác bằng nhau ta có các cách:
+ chứng minh 3 cặp cạnh tương ứng bằng nhau (c.c.c)
+ chứng minh 2 cặp cạnh và 1 góc xen giữa bằng nhau (c.g.c)
- Hai tam giác bằng nhau thì các cặp cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau.
? Phát biểu trường hợp bằng nhau c.g.c áp dụng vào tam giác vuông.
- HS trả lời miệng.
4.5. Hướng dẫn học ở nhà va chuẩn bi cho giờ sau::(2')
- Học kĩ, nẵm vững tính chất bằng nhau của 2 tam giác trường hợp cạnh-góc-cạnh 
- Làm các bài tập 40 ( SBT ), bài tập 30, 31, 32 (tr120 - SGK)
*Hdẫn bài 31/ sgk: 
+ Ôn tập lại tính chất đường trung trực của đoạn thẳng đã học ở chương 1
5. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:..............................
Ngày giảng:............................
 Tiết 27
luyện tập
1. Mục tiêu:
1.1 Kiến thức:
- Củng cố hai trường hợp bằng nhau của hai tam giác
1.2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng áp dụng trường hợp bằng nhau c.g.c để chỉ ra hai tam giác bằng nhau từ đó chỉ ra 2 cạnh, 2 góc tương ứng bằng nhau 
- Rèn kĩ năng vẽ hình chứng minh 
1.3. Thái độ:
- Phát huy trí lực của học sinh 
2. Chuẩn bị:
2.1. Thầy: - Thước thẳng, thước đo góc, com pa, êke, bảng phụ.
2.2. Trò: - Thước thẳng, êke, thước đo góc. 
3. Phương pháp :
- Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
- Vấn đáp, trực quan.
- Làm việc với sách giáo khoa.
4. Tiến trình bài dạy
4.1.ổn định tổ chức:(1Phút) - ổn định trật tự
	 - Kiểm tra sĩ số:7A1............................7A2..................
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của hs 
4.2. Kiểm tra bài cũ: (5')
? Em hãy phát biểu trường hợp bằng nhau c.g.c của tam giác
 (HS trả lời miệng và ghi ở dạng kí hiệu)
- GV: cùng hs nhận xét, cho điểm 
4.3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
HĐ1: ...  chứng minh.
- HS hoạt động nhóm để làm bài 44(sbt/101).
- HS hoạt động 
trong 5’.
- Đại diện một nhóm treo bảng nhóm lên bảng. HS cả lớp cùng chữa với GV.
- Hs các nhóm nêu cách làm của nhóm mình
Hs chú ý nghe, chữa bài chuẩn
BT 30 (sgk/120)
GT
ABC, A'BC
 BC = 3cm, CA = CA' = 2cm
KL
ABC A'BC
 CM:
Góc ABC không xen giữa AC, BC, không xen giữa BC, CA'
Do đó không thể sử dụng trường hợp cạnh-góc-cạnh để kết luận ABC = A'BC được.
BT 31 (sgk/120)
GT
IA = IB, d AB tại I, M d
KL
MA = MB
 CM
*TH1: M I AM = MB
*TH2: M I:
Xét AIM, BIM có:
AI = IB (gt), (GT), MI chung
 AIM = BIM (c.g.c)
 AM = BM
BT 32 (sgk-120)
GT
AH = HK, AK BC
KL
Tìm các tia phân giác
 CM
ABH = KBH vì: AH = HK (gt), (AKBC), BH chung
Do đó BH là phân giác.
Bài 44(sbt/101).
GT
AOB, OA = OB
KL
a/ DA = DB
b/ ODAB
c/m
a/ Xét AOD và BOD có:
(gt); OA = OB(gt); OD chung. =>AOD = BOD (c.g.c)
=> DA = DB (hai cạnh tương ứng)
b/ AOD = BOD (cmt)
=> (hai góc tương ứng)
Mà(hai góc kề bù)
=> = 
Hay ODAB 
4.4. Củng cố: (1')
? Nêu lại các trường hợp bằng nhau của tam giác đã học
4.5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho giờ sau:(1')
- Làm bài tập :35, 37, 39, 40 (SBT)
+ Có thể hướng dẫn bài tập 40/ sbt
- Nắm chắc tính chất 2 tam giác bằng nhau.
_ Giờ sau chuẩn bị ôn tập học kì 1
5. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn :
Ngày giảng:
 Tiết 30
Đ5: trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác
góc-cạnh-góc (g.c.g)
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
- HS nắm được trường hợp bằng nhau g.c.g của hai tam giác, biết vận dụng trường hợp góc-cạnh-góc chứng minh cạnh huyền góc nhọn của hai tam giác vuông
1.2. Kĩ năng:
- Biết vẽ 1 tam giác biết 1 cạnh và 2 góc kề với cạnh đó.
- Bước đầu sử dụng trường hợp bằng nhau góc-cạnh-góc, trường hợp cạnh huyền góc nhọn của tam giác vuông, từ đó suy ra các cạnh tương ứng, các góc tương ứng bằng nhau.
1.3. Thái độ:
- Có ý thức tiếp thu kiến thức mới trình bày chứng minh lôgíc.
2. Chuẩn bị:
2.1. Thầy: - Thước thẳng, thước đo góc, com pa, êke, bảng phụ.
2.2. Trò: - Thước thẳng, êke, thước đo góc. 
3. Phương pháp:
- Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
- Vấn đáp, trực quan.
4. Tiến trình bài dạy
4.1.ổn định tổ chức:(1Phút) - ổn định trật tự
	 - Kiểm tra sĩ số:
 - Kiểm tra sư chuẩn bị của hs: 
4.2. Kiểm tra bài cũ: (5')
Hoạt động của thầy
? Phát biểu trường hợp bằng nhau thứ nhất cạnh-cạnh-cạnh và trường hợp bằng nhau thứ 2 cạnh-góc-cạnh của hai tam giác. 
- Viết dưới dạnh KH.
- Yêu cầu cả lớp làm ra nháp và nhận xét bài của bạn
Gv theo dõi hs dưới lớp cùng làm và nhận xét bài của bạn
- GV nhận xét đánh giá cho điểm.
Hoạt động của trò
+ HS phát biểu
+ TH thứ nhất (c.c.c)
Có: AB = A’B’; AC = A’C’; BC = B’C’
Thì 
+ TH thứ hai (c.g.c).
Có: AB = A’B’; ; AC = A’C’
 (c.g.c)
- Hs nhận xét bài của bạn
4.3. Nội dung bài mới:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Vẽ tam giác biết 1 cạnh và 2 góc kề
- Gv đưa đề bài 1 lên bảng phụ
BT 1: Vẽ ABC biết BC = 4 cm, , 
? Hãy nêu cách vẽ.
- Nhận xét, nêu lại cách vẽ
- Y/c 1 học sinh lên bảng vẽ. 
? Tìm 2 góc kề cạnh BC
- GV: Khi ta nói một cạnh và 2 góc kề thì ta hiểu 2 góc này ở vị trí kề cạnh đó.
- Hs quan sát, đọc to đề bài
-HS:Vẽ BC=4 cm
+ Trên nửa mặt phẳng bờ BC vẽ 
+ Bx cắt Cy tại A ABC
-1 học sinh lên bảng vẽ.
- HS: Góc B và góc C. 
- Hs chú ý nghe, ghi nhớ
1. Vẽ tam giác biết 1 cạnh và 2 góc kề 
a) Bài toán : SGK/121.
+ Cách vẽ: (sgk/121).
b) Chú ý: Góc B, góc C là 2 góc kề BC
Hoạt động 2: Trường hợp bằng nhau góc-cạnh-góc
Gv đưa đề bài ?1 lên bảng phụ
- Yêu cầu HS cả lớp làm ?1.
? Hãy đo và nhận xét gì về độ dài cạnh AB và A’B’?
? Hãy xét ABC, A'B'C' và cho biết
 =, BC = B'C', =
- GV: Nếu ABC, A'B'C' thoả mãn 3 điều kiện đó thì ta thừa nhận 2 tam giác đó bằng nhau 
? Hãy phát biểu tính chất thừa nhận đó.
- GV ghi tính chất dưới dạng kí hiệu để HS quan sát.
- Treo bảng phụ bài tập sau:
a) Để MNE = HIK mà MN = HI thì ta cần phải thêm có điều kiện gì.(theo trường hợp 3)
b) ABC và MIK có: 
BC = 3 cm, IK = 3 cm, 
? Hai tam giác trên có bằng nhau không?
- GV chốt: Vậy để 2 tam giác bằng nhau theo trường hợp góc-cạnh-góc thì cả 3 điều kiện đều thoả mãn, 1 điêù kiện nào đó vi phạm thì 2 tam giác không bằng nhau.
Hs quan sát, đọc đề
- HS làm ?1.
- HS lên bảng đo và nhận xét:
AB = A’B’.
- ABC = A'B'C'
- Nghe và ghi nhớ.
- HS: Nếu 1 cạnh và 2 góc kề của tam giác này bằng 1 cạnh và 2 góc kề của tam giác kia thì 2 tam giác bằng nhau.
a/ 
- Hs chú ý vẽ phác thảo hình minh hoạ và trả lời câu hỏi
- HS trả lời miệng.
(Không).
- HS nghe và ghi nhớ.
2. Trường hợp bằng nhau góc-cạnh-góc 
?1
+ AB = A’B’.
* xét ABC, A'B'C'
 = , BC = B'C', =
Thì ABC = A'B'C'
* Tính chất: SGK 
Nếu ABC, A'B'C' có:
 = , BC = B'C', =
Thì ABC = A'B'C' (g.c.g)
Hoạt động 3: Hệ quả
- Treo bảng phụ ?2, thông báo nhiệm vụ, phát phiếu học tập.
- GV tổ chức thống nhất kết quả.
- Y/c học sinh quan sát hình 96. 
? Vậy để 2 tam giác vuông bằng nhau thì ta chỉ cần đk gì?
GV: Đó là nội dung hệ quả.
- Treo bảng phụ hình 97
? Hình vẽ cho điều gì. 
?Dự đoán ABC, DEF.
? Để 2 tam giác này bằng nhau cần thêm đk gì.? ? Góc C quan hệ với góc B như thế nào.
? Góc F quan hệ với góc E như thế nào.
- Yêu cầu HS dựa vào phân tích chứng minh 
- Bài toán này từ TH3 nó là một hệ quả của trường hợp 3.
? Hãy phát biểu hệ quả
- Gv chốt lại các hệ quả đươc rút ra từ tính chất 
- HS làm việc theo nhóm.
- đại diện 1 nhóm lên điền bảng.
- HS: 1 cạnh góc vuông và 1 góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông này bằng cạnh goc vuông và một cạnh kề củ tam giác vuông kia 2 tam giác vuông đó bằng nhau.
- hs quan sát , trả lời miệng
- HS phát biểu lại hệ quả
-HS:
- HS: 
- HS: 
-HS:chứng minh
- 2 học sinh phát biểu HQ.
- Hs chú ý nghe, ghi nhớ
3. Hệ quả
a) 
?2 (H96).
ABC,;HIK,
AB = HI, 
ABC = HIK
Hệ quả 1: (sgk/122).
b) Bài toán
GT
ABC, , DEF, 
BC = EF, 
KL
ABC = DEF
 CM:
Vì (gt) 
mà ABC 
 DEF 
Xét ABC, DEF: (gt) BC = EF (gt)
 (cmt) 
 ABC = DEF
* Hệ quả 2: SGK/ 122
4.4. Củng cố: (1')
? Phát biểu trường hợp bằng nhau cạnh-góc-cạnh 
? Phát biểu 2 hệ quả của trường hợp này.
4.5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị cho giờ sau ::(1')
- Học kĩ bài
- Làm bài tập 33; 34; 35 ( SGK - tr123)
- Hướng dẫn bài 34 : Chú ý đến các yếu tố bằng nhau của hai tam giác.
- Giờ sau luyện tập
5. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn :
Ngày giảng:
 Tiết 31
luyện tập
1. Mục tiêu:
1.1. Kiến thức:
- Ôn luyện trường hợp bằng nhau của tam giác góc-cạnh-góc 
1.2. Kĩ năng:
- Thông qua việc chứng minh hai tam giác bằng nhau theo trường hợp g.c.g suy ra các góc tương ứng bằng nhau.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, kĩ năng trình bày.
1.3. Thái độ:
- HS có ý thức học tập và phối hợp trong tiết luyện tập
2. Chuẩn bị
2.1. Thầy: - Thước thẳng, com pa, thước đo góc, - Bảng phụ ghi nội dung bài tập 36, bài tập 37 (tr123)
2.2. Trò: - Thước thẳng, êke, thước đo góc
3. Phương pháp :
- Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh, nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
- Vấn đáp, trực quan.
4. Tiến trình bài dạy
4.1.ổn định tổ chức:(1Phút) - ổn định trật tự
	 - Kiểm tra sĩ số 
4.2. Kiểm tra bài cũ: (4')
- HS1: phát biểu trường hợp bằng nhau của tam giác cạnh-cạnh-cạnh, cạnh-góc-cạnh, góc-cạnh-góc. (yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời miệng)
- HS2: kiểm tra vở bài tập (KT 5 HS bất kì).
4.3. Nội dung bài mới: (30phút).
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
- Y/c học sinh vẽ lại hình bài tập 36 vào vở
- Yêu cầu HS vẽ lại hình và ghi GT, KL.
? Để chứng minh AC = BD ta phải chứng minh điều gì.
? Theo trường hợp nào, ta thêm điều kiện nào để 2 tam giác đó bằng nhau 
? Hãy dựa vào phân tích trên để chứng minh.
-Y/c 1 học sinh lên bảng chứng minh.
- Quan sát HS thực hiên, uốn nắn, sửa chữa yêu cầu HS làm như bên
- GV treo bảng phụ hình 101, 102, 103 trang 123 SGK 
-Y/c HS thảo luận nhóm
- Y/c Các nhóm trình bày lời giải
- Y/c Các nhóm khác kiểm tra chéo nhau
- Các hình 102, 103 học sinh tự sửa
- GV treo hình 104, cho học sinh đọc bài tập 38
- Gọi 1HS lên bảng ghi gt, kl.
? Để chứng minh AB = CD ta phải chứng minh điều gì, trường hợp nào, có điều kiện nào.
? Phải chứng minh điều kiện nào.
? Có điều kiện đó thì phải chứng minh điều gì.
? Dựa vào phân tích hãy chứng minh.
- GV chốt lại.
- Yêu cầu HS làm bài tập 53(sbt/104)
- Gọi 1HS lên bảng vẽ hình ghi gt, kl. 
? Để c/m OE = OD ta cần chứng minh điều gì?
- GV HD: Kẻ OH vuông góc với BC. Chứng minh OE và OD cùng bằng OH.
- Trên hình có những tam giác nào bằng nhau? Vì sao?
- Yêu cầu 1HS lên bảng làm, HS dưới lớp cùng làm vào vở.
- Quan sát HS thực hiện, uốn nắn sửa chữa, yêu cầu HS làm như bên.
- HS vẽ lại hình và ghi GT, KL
- HS: AC = BD
c OAC = OBD (g.c.g)
,OA = OB, chung
- 1HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở.
- HS quan sát
- HS thảo luận nhóm
- Các nhóm trình bày lời giải
- Các nhóm khác kiểm tra chéo nhau
- HS vẽ hình ghi GT, KL
- HS quan sát và vẽ hình vào vở.
- 1HS khác lên bảng ghi gt, kl.
- HS suy nghĩ trả lời miệng các câu hỏi của GV.
- 1HS lên bảng làm, HS dưới lớp cùng làm vào vở.
- HS cả lớp làm bài tập 53(sbt/104).
- 1HS lên bảng vẽ hình ghi gt, kl.
- HS suy nghĩ trả lời.
- HS làm theo sự hướng dẫn của GV.
- 
- 1HS lên bảng làm, HS dưới lớp cùng làm vào vở. 
- HS dưới lớp cùng GV chữa bài của bạn làm trên bảng. 
BT 36: 
GT
OA = OB, 
KL
AC = BD
 CM:
Xét OBD và OAC Có:
OA = OB
chung
 OAC = OBD (g.c.g)
 BD = AC(Hai cạnh t/ư)
BT 37 ( SGK - tr123) (12')
* Hình 101:
DEF: 
 ÂBC = FDE vì
BT 38 (tr124 - SGK) (12')
GT
AB // CD, AC // BD
KL
AB = CD, AC = BD
 CM:
Xét ABD và DCA có:
 (vì AB // CD)
AD là cạnh chung
 (vì AC // BD)
 ABD = DCA (g.c.g)
 AB = CD, BD = AC (hai cạnh tương ứng).
Bài 53(sbt/104).
*/ HS tự ghi gt-kl.
c/m:
Kẻ có:
(C.huyền, góc nhọn)
=> OE= OH (Hai cạnh tương ứng). (1).
Ta lại có: 
(cạnh huyền, góc nhọn).
=> (hai cạnh tương ứng) (2).
Từ (1) và (2) => OE = OD
4.4. Củng cố: (5')
- Phát biểu trường hợp góc-cạnh-góc (HS đứng tại chỗ trả lời miệng, HS khác nhận xét. Nếu còn thời gian cho HS ghi dưới dạnh KH).
- Phát biểu nhận xét qua bài tập 38 (tr124)
+HS đứng tại chỗ trả lời miệng:
‘Hai đoạn thẳng song song bị chẵn bởi 2 đoạn thẳng // thì tạo ra các cặp đoạn thẳng đối diện bằng nhau’ 
4.5. Hướng dẫn học ở nhà:(4')
- Làm bài tập 39, 40, (tr124 - SGK); 50-52 (sbt/104)
- Học thuộc địh lí, hệ quả của trường hợp góc-cạnh-góc. 
- Tiết sau ôn tập học kì.
*/ HD40: So sánh BE, CF thì dẫn đến xem xét hai tam giác chứa hai cạnh đó có bằng nhau không?
5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docHinh 7 tiet 25,26,27,30,31.doc