Bài soạn môn Hình học 7 - Trường THCS Triệu Vân - Tiết 21: Luyện tập

Bài soạn môn Hình học 7 - Trường THCS Triệu Vân - Tiết 21: Luyện tập

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh hiểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau, biết viết kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác theo quy ước viết tên các đỉnh tương ứng theo cùng một thứ tự.

2. Kỹ năng: Biết sử dụng định nghĩa hai tam giác bằng nhau để suy ra các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau.

 Rèn kỹ năng áp dụng định nghĩa hai tam giác bằng nhau để nhận biết hai tam giác bằng nhau

3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong toán học

B. PHƯƠNG PHÁP:

 Nêu vấn đề, trực quan, suy diễn

C. CHUẨN BỊ:

GV: Giáo án, SGK, thước thẳng, bảng phụ.

 HS: SGK, thước thẳng.

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Hình học 7 - Trường THCS Triệu Vân - Tiết 21: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 18/11/2009
TIẾT 21: LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh hiểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau, biết viết kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác theo quy ước viết tên các đỉnh tương ứng theo cùng một thứ tự.
2. Kỹ năng: Biết sử dụng định nghĩa hai tam giác bằng nhau để suy ra các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau.
 Rèn kỹ năng áp dụng định nghĩa hai tam giác bằng nhau để nhận biết hai tam giác bằng nhau
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong toán học
B. PHƯƠNG PHÁP: 
 Nêu vấn đề, trực quan, suy diễn
C. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án, SGK, thước thẳng, bảng phụ.
	HS: SGK, thước thẳng.
.D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức: KTSS
II. Bài cũ:(7phút)
HS1: Chữa bài tập 12 (SGK)
HS2: Định nghĩa hai tam giác bằng nhau. Chữa bài tập 11 (SGK)
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: (1phút) 
 GV: Đưa bài toán: Cho điểm M không thuộc đường thẳng a. Vẽ đường thẳng b đi qua M và b // a.
 Gọi 1 hs lên bảng vẽ hình. Từ đó vào bài.
2. Triển khai luyện tập:(32phút)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Đề bài cho biết gì ? hỏi gì ? 
? Nêu cách tính chu vi của tam giác ?
? Để tính chu vi của tam giác, ta cần phải làm gì ?
GV: Gọi 1 hs lên bảng trình bày
Hs: ...
GV: Cho hs khác nhận xét và sửa sai nếu có.
Bài tập 13: (SGK)
Ta có: ∆ABC và ∆DEF 
 AB = DE ; AC = DF ; BC = EF
Mà AB = 4 cm, DF = 5 cm, BC = 6 cm
nên DE = 4 cm, AC = 5 cm, EF = 6 cm
Chu vi của ∆ABC là: AB + BC + AC = 15 (cm)
Chu vi của ∆DEF là: DE + EF + DF = 15 (cm)
GV: Gọi 1 hs đọc đề
? Để viết được kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác, ta cần chỉ rõ điều gì ?
? Từ, ta suy ra điều gì ?
? Khi đó, từ AB = KI ta có điều gì ?
GV: Từ đó gọi 1 hs lên bảng trình bày.
Hs: ... 
Bài tập 14: (SGK)
Ta có: nên B và K là hai đỉnh tương ứng.
Từ AB = KI A và I là hai đỉnh tương ứng.
Nên C và H là hai đỉnh tương ứng.
Vậy ∆ABC = ∆IKH
GV: Đưa ra bài tập (Bảng phụ)
BT: Cho các hình vẽ sau, hãy chỉ ra các tam giác bằng nhau trong mỗi hình.
GV: Yêu cầu hs lần lượt trả lời từng hình và có giải thích vì sao ?
Hs: lần lượt trả lời.
(GV lưu ý cho hs khi viết hai tam giác bằng nhau phải có sự tương ứng)
A1
B1
C1
B2
A2
C2
Hình 1
A
C
A'
B'
C'
B
Hình 2
C
D
A
B
Hình 3
A
B
C
H
Hình 4
Hình 1: DA1B1C1 không bằng DA2B2C2
Hình 2: DABC = DA'B'C'
Hình 3: DABC = DBAD
Hình 4: DBHA = DCHA
IV. Củng cố: (3phút)
? Định nghĩa hai tam giác bằng nhau ?
? Khi viết kí hiệu hai tam giác bằng nhau cần chú ý điều gì ?
V. Hướng dẫn về nhà:(2phút)
Ôn lại định nghĩa hai tam giác bằng nhau.
Chú ý khi viết hai tam giác bằng nhau cần có sự tương ứng.
Làm bài tập 22 ->24 (SBT) 
Đọc trước bài mới. Tiết sau chuẩn bị com pa, thước đo góc.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET21.doc