Bài soạn môn Hình học 7 - Trường THCS Triệu Vân - Tiết 7: Luyện tập

Bài soạn môn Hình học 7 - Trường THCS Triệu Vân - Tiết 7: Luyện tập

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh thuộc và nắm chắc dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.

2. Kỹ năng: Biết vẽ thành thạo đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng đó.

 Sử dụng thành thạo êke, thước thẳng hoặc chỉ riêng êke để vẽ hai đường thẳng song song.

3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác

B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, suy diễn, hợp tác nhóm nhỏ.

C. CHUẨN BỊ:

 GV: Giáo án, SGK, thước thẳng, êke, thước đo góc.

 HS: SGK, thước thẳng, thước đo góc, êke.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I. Ổn định tổ chức:(1 phút)

II. Kiểm tra bài cũ:(7 phút)

HS1: Chữa bài tập 26 (SGK)

HS2: Nêu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song. Chữa bài tập 25 (SGK).

III. Bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 744Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Hình học 7 - Trường THCS Triệu Vân - Tiết 7: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
TIẾT 7:	LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Học sinh thuộc và nắm chắc dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
2. Kỹ năng: Biết vẽ thành thạo đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng đó.
 Sử dụng thành thạo êke, thước thẳng hoặc chỉ riêng êke để vẽ hai đường thẳng song song.
3. Thái độ: Cẩn thận, chính xác
B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, suy diễn, hợp tác nhóm nhỏ.
C. CHUẨN BỊ:
	GV: Giáo án, SGK, thước thẳng, êke, thước đo góc.
	HS: SGK, thước thẳng, thước đo góc, êke.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức:(1 phút)
II. Kiểm tra bài cũ:(7 phút)
HS1: Chữa bài tập 26 (SGK)
HS2: Nêu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song. Chữa bài tập 25 (SGK).
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: (1 phút)
Ở bài trước chúng ta đã được học về dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song và cách vẽ hai đường thẳng song song. Để giúp các em nắm vững dấu hiệu và rèn cách vẽ hai đường thẳng song song. Hôm nay chúng ta cùng luyện tập à vào bài
2. Triển khai luyện tập:(32 phút) 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Cho Hs làm BT 27(SGK)
Gọi 1 hs đọc đề bài.
? Bài toán cho biết điều gì ? Yêu cầu ta làm gì ?
Hs: Bài toán cho ABC, yêu cầu vẽ đường thẳng AD // BC và đoạn AD = BC.
? Muốn vẽ AD // BC ta làm thế nào ?
Hs: Vẽ đt đi qua A và song song với BC
? Muốn có đoạn AD = BC ta làm thế nào ?
Hs: Trên đt đó lấy điểm D sao cho AD = BC.
? ta có thể vẽ được mấy đoạn thẳng AD // BC và AD = BC ?
Hs: Có 2 đoạn AD và AD’ cùng song song với BC và bằng BC.
? Em có thể vẽ bằng cách nào ?
Gv: Cho hs lên bảng xác định điểm D’ 
BT 27:(SGK)
·
·
D
D’
A
B
C
GV: Cho hs làm bài BT 28 (SGK)
Cho hs hoạt động nhóm làm, yêu cầu hs nêu cách vẽ
Hs: tiến hành hoạt động nhóm.
Gv: Hướng dẫn hs dựa vào dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song để vẽ
Hs: tiến hành hoạt động.
GV: Gọi đại diện nhóm lên bảng vẽ hình và nêu cách vẽ.
(Hs có thể nêu một trong hai cách vẽ dựa vào dấu hiệu nhận biết.)
BT28: (SGK)
Cách vẽ:
Vẽ đường thẳng xx’
Trên xx’ lấy điểm A bất kì.
Dùng êke vẽ đường thẳng c đi qua A tạo với Ax một góc 60o.
Trên c lấy điểm B bất kì (BA)
Dùng êke vẽ góc yBA = 60o ở vị trí so le trong với góc x’AB.
Vẽ tia đối By’ của tia By ts được xx’ // yy’
GV: Cho hs làm BT 29(SGK). Gọi hs đọc đề.
? Bài toán cho biết điều gì ? Yêu cầu ta làm gì ?
Hs: ... 
GV: Yêu cầu 1 hs lên bảng vẽ góc xOy và điểm O’
Hs: tiến hành vẽ
GV: Yêu cầu hs khác lên vẽ tiếp O’x’// Ox, O’y’ //Oy
Hs: ... 
GV: Theo em còn vị trí nào của điểm O’ đối với góc xOy không ?
Hs: Điểm O nằm ngoài (trong) góc xOy.
Gọi 1 hs lên bảng vẽ trường hợp này, cả lớp vẽ vào vỡ.
Hs: tiến hành vẽ.
GV: Hãy dùng thước hãy đo xem góc xOy và góc x’Oy’ có bằng nhau không ?
Hs: xOy = x’Oy’
O
O’
x
x’
y’
y
BT 29: (SGK)
O
O’
x
y
x’
y’
 Nhận xét: xOy = x’Oy’	
IV. Củng cố:(2 phút) 
GV yêu cầu Hs nhắc lại các kiến thức cơ bản của bài.
Chốt lại các phương pháp lam các bài tập
V.Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
Ôn lại dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
Xem lại các bài tập đã làm.
Làm bài tập 30 (SGK); 24,25,26 (Sbt). Đọc trước bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET7.doc