Bài soạn môn Hình học lớp 8 - Tiết 8: Dựng hình bằng thước và compa dựng hình thang

Bài soạn môn Hình học lớp 8 - Tiết 8: Dựng hình bằng thước và compa dựng hình thang

 I. MỤC TIÊU:

 Kiến thức: Học sinh biết dùng thước Compa để dựng hình (chủ yếu là dựng hình thang) theo các yếu tố đã cho bằng số và biết trình bày hai phần: cách dựng và chứng minh.

 Kỹ năng: Học sinh biết cách sử dụng thước và compa để dựng hình vào vở một cách tương đối chính xác.

 Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng dụng cụ, reøn khả năng suy luận, có ý thức vận dụng dựng hình vào thực tế.

 II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Thước thẳng có chia khoảng, compa, bảng phụ, thước đo góc.

Học sinh: Thước thẳng có chia khoảng compa, thước đo góc.

 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1.Ổn định: (1 phút) Kiểm tra sĩ số lớp

2.Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)

3.Bài mới:

 

docx 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1044Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Hình học lớp 8 - Tiết 8: Dựng hình bằng thước và compa dựng hình thang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:25/09/2009
Ngày giảng:26/09/2009
TIẾT 8. DỰNG HÌNH BẰNG THƯỚC VÀ COMPA
DỰNG HÌNH THANG
 I. MỤC TIÊU:
 	Kiến thức: Học sinh biết dùng thước Compa để dựng hình (chủ yếu là dựng hình thang) theo các yếu tố đã cho bằng số và biết trình bày hai phần: cách dựng và chứng minh.
 	Kỹ năng: Học sinh biết cách sử dụng thước và compa để dựng hình vào vở một cách tương đối chính xác.
 	Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng dụng cụ, reøn khả năng suy luận, có ý thức vận dụng dựng hình vào thực tế.
 II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Thước thẳng có chia khoảng, compa, bảng phụ, thước đo góc.
Học sinh: Thước thẳng có chia khoảng compa, thước đo góc. 
 III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định: (1 phút) Kiểm tra sĩ số lớp 
2.Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
3.Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1: 1.Bài toán dựng hình (5 phút)
- GV giới thiệu thế nào là bài toán dựng hình (chỉ vẽ hình bằng thước và compa)
Hỏi:Thước thẳng có tác dụng gì?
- Compa có tác dụng gì?
HS: Nghe GV trình bày
HS trả lời theo SGK
1. Bài toán dựng hình:
Các bài toán vẽ hình mà chỉ sử dụng hai dụng cụ là thước và compa được gọi là bài toán dựng hình 
Hoạt động 2: 2.Các bài toán dựng hình đã biết (10 phút)
- GV: Qua chương trình hình học lớp 6, 7 với thước và compa ta đã biết cách giải các bài toán dựng hình nào?
- GV hướng dẫn HS ôn lại cách dựng như SGK:
- GV vẽ hình trên bảng
a
a
..
- HS trả lời miệng: nêu các bài toán dựng hình đã biết (trang 81, 82 SGK)
B
A
d
- HS dựng hình theo hướng dẫn ca giáo viên
2. Các bài toán dựng hình đã biết:
+Dựng góc bằng góc a cho trước
+Dựng đường thẳng song song với đường thẳng cho trước
+Qua điểm nằm ngoài đường thẳng dựng đường thẳng vuông góc với đường thẳng đó....
Hoạt động 3: 3.Dựng hình thang (18 phút)
Giáo viên nêu ví dụ -SGK
Giáo viên vẽ phác hoạ và hỏi:
+ Cho biết tam giác nào dựng được ngay? Vì sao?
+ GV nối AC, hỏi: sau khi dựng xong DACD thì đỉnh B xác định như thế nào?
+ GV dựng hình bằng theo từng bước và yêu cầu HS dựng hình vào vở
+ Tứ giác ABCD dựng trên có thoả mãn tất cả các điều kiện đề bài yêu cầu không?
GV: Ta có thể dựng được ? hình thang thoả mãn các ĐK của đề bài? giải thích
GV: một bài toán dựng hình đầy đủ có 4 bước: phân tích, cách dựng, chứng minh,biện luận. nhưng chương trình quy định phải trình bày 2 bước vào bài làm.
1) Cách dựng: 
2) Chứng minh
HS đọc đề bài
- DADC dựng được ngay vì biết 2 cạnh và góc xen giữa.
- Đỉnh B phải nằm trên đường thẳng qua A, // DC. B cách A một khoảng 3cm nên phải nằm trên đường tròn tâm A bán kính 3cm
- HS dựng hình vào vở và ghi các bước dựng hình Thoả mãn điều kiện của đề bài vì AB//CD nên ta dựng được hình thang và các yếu tố khác cũng thoả mãn.
- HS: Ta chỉ dựng được 1 hình thang thoả mãn các điều kiện của đề bài vì: DADC dựng được là duy nhất và đỉnh B dựng được cũng là duy nhất
- HS nghe giáo viên hướng dẫn
3.Dựng hình thang: 
Ví dụ: (SGK trang 82)
Giải
 a) Cách dựng 
- Dựng DADC có =70, DC = 4cm, DA = 2cm
- Dựng Ax//DC (tia Ax cùng phía với C đối với AD) 
- Dựng BÎAx sao cho AB = 3cm. Nối BC.
b) Chứng minh:
Tứ giác ABCD dựng trên là hình thang vì AB//CD (theo cách dựng). Hình thang ABCD có =700, AD = 2cm, DC = 4cm nên thoả mãn các yêu cầu của đề bài A
B
C
D
3
4
2
x
Hoạt động 3: Luyện tập (7 phút)
- Cho HS giải bài 31/83
B
A
D
C
4
4
2
+ GV vẽ phác hoạ hình lên bảng
+ Giả sử hình thang ABCD có AB//CD, AB = AD = 2cm; AC = CD = 4cm đã dựng được, cho biết tam giác nào dựng được ngay?
+ Đỉnh B được xác định như thế nào?
+ GV:Gọi HS lên bảng trình bày
HS: đọc đề bài
- HS: DADC dựng được ngay vì biết 3 cạnh
- HS: Đỉnh B phải nằm trên tia Ax//DC và B cách A 2cm (B cùng phía C đối với AD)
Bài tập 31 - SGK
+ Dựng tam giác ACD biết 3 cạnh.
+ Dựng qua A tia Ax //CD ( tia Ax và điểm C nằm trong cùng 1nửa mp bờ là AD)
+ Dựng B nằm trên Ax sao cho AB = 2cm
Chứng minh:
Hình thang ABCD có AB = AD =2cm,
AC = CD = 4cm thoả mãn yêu cầu bài toán.
	4.Củng cố: (2 phút). Học sinh nhắc lại các bước giải bài toán dựng hình
5. Höôùng dẫn học ở nhaø: (2 phút)
- Ôn lại các bài toán dựng hình cơ bản
- Nắm vững yêu cầu các bước của một bài toán dựng hình trong bài làm chủ yếu cần trình bày bước cách dựng và chứng minh.
- Giải các bài tập 29, 30, 32 trang 83 SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docxT8.docx