Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Bánh trôi nước

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Bánh trôi nước

I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:Giúp học sinh:

-Cảm nhận phẩm chất tài năng tác giả Hồ Xuân Hương qua bài thơ tứ tuyệt Đường Luật, chữ Nôm.

II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỈ NĂNG

1. Kiến thức: - Sơ giảng về Hồ Xuân Hương

 -Vẻ đẹp và thân phận của phụ nữ qua bài thơ Bánh Trôi nước

 - Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ hình tượng trong bài thơ

2. Kĩ năng : - Nhận biết thể loại của văn bản

 -Đọc- hiểu phân tích văn bản thơ nôm Đường luật

3.Về thái độ: Hiểu và cảm thông với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

III. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

 - GV: Tập thơ và thân thế sự nghiệp Hồ Xuân Hương.

 -HS: Soạn bài theo định hướng của Sách giáo khoa và sự hướng dẫn của cô giáo.

 

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 976Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Bánh trôi nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 25 – Văn bản 	 BÁNH TRÔI NƯỚC 
Giảng 7A: 	( Hồ Xuân Hương)
7B: 
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:Giúp học sinh:
-Cảm nhận phẩm chất tài năng tác giả Hồ Xuân Hương qua bài thơ tứ tuyệt Đường Luật, chữ Nôm.
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỈ NĂNG
1. Kiến thức: - Sơ giảng về Hồ Xuân Hương
 -Vẻ đẹp và thân phận của phụ nữ qua bài thơ Bánh Trôi nước
	 - Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ hình tượng trong bài thơ
2. Kĩ năng : - Nhận biết thể loại của văn bản
	-Đọc- hiểu phân tích văn bản thơ nôm Đường luật
3.Về thái độ: Hiểu và cảm thông với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
III.	CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
	- GV: Tập thơ và thân thế sự nghiệp Hồ Xuân Hương.
	-HS: Soạn bài theo định hướng của Sách giáo khoa và sự hướng dẫn của cô giáo.	
IV.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng: “Bài ca Côn Sơn”? Phân tích nội dung và nghệ thuật?
3) Bài mới: 
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức trọng tâm
Hoạt động 1: Đọc- tìm hiểu chung 
GV đọc mẫu gọi 2 hs đọc
- Nêu yêu cầu đọc: nhịp 2/2/3
- Đọc chú thích * .
? Nói rõ những nét nổi bật về con người, tính cách HXH? 
- HXH; Chưa rõ lai lịch, là người có tài, sắc, có cá tính mạnh mẽ, được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm 
? Em cho biết một vài nét về bài thơ bánh trôi nước?
- Bánh trôi nước nằm trong chùm bài thơ vịnh vật
( vịnh cái quạt, quả mít, con ốc, đánh đu)
? Hãy nhận dạng thể thơ của bài thơ ?
-Bánh trôi nước: Thất ngôn tứ tuyệt 
 ? Văn bản này có sự đan xen của nhiều phương thức biểu đạt như tự sự, miêu tả, BC. Theo em xác định phương thức nào là chính ? Giải thích ?
Hoạt động 2 :Phân tích chi tiết.
? Hình ảnh chiếc bánh trôi nước được miêu tả qua từ ngữ nào ? Nhận xét về cách miêu tả, h/a bánh trôi hiện ra NTN? (-Tả thực chiếc bánh trôi mang màu trắng của bột nếp, có hình tròn xinh xắn, cho vào nước nguội bánh chìm, lúc nước sôi chín tới sẽ nổi lên).
? Ẩn sau chiếc bánh trôi ấy là nỗi niềm, tâm sự của ai? Nhận xét về mô típ “Thân em”? 
-( Mô típ quen thuộc thường gặp trong những bài ca dao than thân, ở những bài này không có âm điệu ấy )
-Người phụ nữ.
? Người phụ nữ đã giới thiệu về mình NTN? Em có nhận xét gì về cách dùng từ? “vừa trắng lại vừa tròn”
Þ Nghgệ thuật dùng từ thật khéo léo người phụ nữ tự hào về vẻ đẹp của mình, giới thiệu về nhan sắc của mình một cách mạnh bạo tự tin, vẻ đẹp trong trắng, tinh khiết.
? Với vẻ đep ấy người phụ nữ có quyền sống NTN trong xã hội công bằng?( Họ có quyền được nâng niu trân trọng, được hưởng hạnh phúc được làm đẹp cho đời).
? Nhưng trong xã hội cũ thân phận của họ ra sao? Nhận xét về nghệ thuật mà TG sử dụng- Gợi cho em liên tưởng điều gì? (“ Bảy nổi ba chìm” ® tác giả đã vận dụng sáng tạo thành ngữ dân gian gợi cho ta liên tưởng đến sự long đong, vất vả của con người).
GV: Họ lên thác xuống ghềnh vì chồng, vì con vì cả mọi người. Một cuộc đời xả thân vị tha như thế cao cả bao nhiêu, đáng thương cảm và trân trọng bao nhiêu.
? Nghĩa tả thực ở đây là gì?
Cụm từ “ với nước non” cho ta hiểu số phận, cuộc đời người phụ nữ bấp bênh chìm nổi.
? Nếu câu thơ hai ẩn dụ sự than thở về số phận long đong của người phụ nữ thì đến câu ba sự ẩn dụ về thân phận ấy NTN?(®Chất lượng bánh là do người nặn bề ngoài có thể rắn nát nhưng cái nhân đường bên trong vẫn ngọt, vẫn thơm.
Þ Số phận bất hạnh của người PN trong XHPK sống phụ thuộc, họ không có quyền quyết định cuộc đời mình ).
? Nhưng bản lĩnh của họ, phẩm chất bên trong của họ có thay đổi theo số phận không?
- Hai từ “ mặc dầu”- “ mà em” ở hai câu thơ có cấu trúc liền mạch tạo nghĩa đối lập rất ấn tượng ® sự cố gắng vươn lên để tự khẳng định mình, chiến thắng hoàn cảnh
GV: Với “tấm lòng son” Hồ Xuân Hương đã có tuyên ngôn cho người phụ nữ khẳng định..
? Liên hệ trong XH ngày nay?
Xã hội nam nữ bình đẳng, người PN làm chủ cuộc sống nhiều người giữ chức vụ cao trong XH.
Em hãy nhận xét gí trị nghệ thuật của bài thơ
GV: Phân tích vầnghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
Bài thơ thể hiên được ý nghĩa gì ?
HS: Đọc ghi nhớ SGK
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc- giải nghĩa từ ( SGK)
2.Tác giả
- HXH; Chưa rõ lai lịch, là người có tài, sắc, có cá tính mạnh mẽ, được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm 
3. Tác phẩm
- Bánh trôi nước nằm trong chùm bài thơ vịnh vật( vịnh cái quạt, quả mít, con ốc, đánh đu)
- Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt 
- phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm 
II. Phân tích 
1. Nội dung
* Nhĩa thứ nhất: 
- Tả thực chiếc bánh trôi: hình trò, màu trắng, cách luộc, làm bánh, nhân bánh. 
* Nghĩa thứ hai: Hình ảnh người phụ nữ
-Hình thức: xinh đẹp ( trắng, tròn)
- Phẩm chất: Trong trắng, thủy chung 
( tấm lòng son)
=> Trân trọng vẻ đẹp hình thức và phẩm chất của người phụ nữ dưới XHPK
- Thận phận:
“ Bảy nổi ba chìm” ® liên tưởng đến sự long đong, vất vả của con người.
- Cụm từ “ với nước non” cho ta hiểu số phận, cuộc đời người phụ nữ bấp bênh chìm nổi.
Þ Số phận bất hạnh của người PN trong XHPK .
- Hai từ “ mặc dầu”- “ mà em” ® sự cố gắng vươn lên để tự khẳng định mình, chiến thắng hoàn cảnh
=> Cảm thông, xót xa với hoàn cảnh chím nổi của người phụ nữ
2. Nghệ thuật 
- Vận dụng quy tắc thơ Dường luật
- Sử dụng ngôn từ bình dị,gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày, với thành ngữ, mô típ dân gian.
- Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa.
3. Ý nghĩa văn bản
- hể hi- Thể hiện tình cảm nhân đạo trong văn học viết VN dưới thời phong kiến
- Ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng th]ng cảm sâu sắc đối với than phận nổi chìm của họ. 
* Ghi nhớ ( SGK)
4. Củng cố: Nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa.
5. Hướng dẫn:
	- Học thuộc lòng bài thơ, tìm đọc một số bài thơ khác của Hồ Xuân Hương, phân tích hiệu quả nghệ thuật ( dùng từ, thành ngữ, mô típ dân gian)
	- Chuẩn bị bài : Sau phút chia li theo nội dung SGK. 	 
Tiết 26- văn bản
Giảng 7A:................ HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM:
 7B:..................	SAU PHÚT CHIA LI
( Trích Chinh phụ ngâm khúc)
(Nguyên tác:ĐẶNG TRẦN CÔN- Dịch nôm: ĐOÀN THỊ ĐIỂM) 
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:Cảm nhận được gíai trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật ngôn từ của tác phẩm
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỈ NĂNG
1. Kiến thức :
- Đặc điểm thơ song thất lục bát
- Sơ giảng về Chinh phụ ngâm khúc của tác giả Đặng Trần Côn, người dịch Chinh phụ ngâm khúc
- Niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ có chồng chinh chiến nơi xa và ý nghĩa tố cáo chiến tranh phi nghĩa được thể hiện trong văn bản
- Giá trị nghệ thuật một đoạn thơ dịch tác phẩm Chinh phụ ngâm
2. Kĩ năng : -Đọc- Hiểu viết văn bản viết theo thể ngâm khúc; Phân tích nghệ thuật tả cảnh tả tâm trạng trong đoạn trích thuộc tác phẩm dịch Chinh phụ ngâm
3.Về thái độ: Biết quí trọng những phẩm chất đáng quí của phụ nữ
II. Chuẩn bị 
1. Thầy: Tài liệu "Đánh giá nội dung Chinh phụ ngâm khúc theo đặc trưng thể loại".
2. Trò: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình bài dạy
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra: Đọc thuộc bài "Bánh trôi nước" phân tích nghĩa thứ 2 của bài thơ? 
3. Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản và tìm hiểu chú thích. 
GV hướng dẫn giọng đọc:Đọc giọng chậm, đều đều, buồn buồn, chú ý cách ngắt nhịp:
Câu 1 (7 tiếng) nhịp 3/4 hoặc 3/2/2.Câu 2 (7 tiếng) nhịp 3/4 hoặc 3/2/2.Câu 3 (6 tiếng) nhịp 2/2/2 ; 3/3; 2/4
Câu 4 (8 tiếng) nhịp 2/2/2/2; 4/4; 2/4/2
GV đọc mẫu - HS đọc
Nhận xét cách đọc của HS.
HS đọc phần chú thích SGK
- Bài thơ thuộc thể thơ gì?
- Em hiểu gì về thể thơ này? 
HS: - 2 dòng đầu mỗi dòng 7 tiếng, đến một dòng 6 tiếng, lại một dòng 8 tiếng)
Hoạt động 2: HS luyện đọc 
HS khá, giỏi đọc. Lớp nhận xét- GV nhận xét.
HS trung bình đọc => GV nhận xét.
HS yếu đọc. => GV nhận xét. 
Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ. 
GV: Đọc văn bản em hiểu văn bản này viết về vấn đề gì?
HS: - Viết về tâm trạng sầu thương, nhớ nhung của người vợ có chồng ra trận. Cả ba khổ thơ của đoạn trích đều diễn tả nỗi sầu chia li của người vợ tiễn biệt chồng ra trận.
GV: Nỗi sầu chia ly của người vợ được diễn tả qua chi tiết nào? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào để diễn tả nỗi sầu chi li ? Tác dụng ?
HS: -Thấy thực trạng chia li đã diễn ra, người chồng thì dấn thân vào chốn sa trường vất vả gian nan "cõi xa mưa gió", người vợ lại trở về một mình vò võ cô đơn - Nỗi buồn dâng ngập lòng người.)
GV: Hình ảnh "Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh" có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li ấy?
HS: - khẳng định cho nỗi sầu chia li đã trở nên nặng nề tưởng như phủ lên màu biếc của mây,trải vào màu xanh ngàn núi, đồng thời nó gợi lên độ mênh mông tưởng như vô cùng tận của nỗi sầu chia li.
GV: Chốn Hàm Dương, Bến Tiêu Tương là
những địa danh Trung Quốc, tại sao lại được
nhắc đến trong cuộc chia li này? Việc điệp và đảo
vị trí của hai địa danh này có tác dụng gì?
GV: Hai địa danh cách xa nhau hàng nghìn dặm ấy giờ đây không còn ý nghĩa của không gian địa lý, mà nó là không gian tâm tưởng, không gian nghệ thuật. Việc điệp và đảo vị trí ấy càng nhấn mạnh cho sự xa cách nghìn trùng, ám ảnh tâm trạng kẻ ở, người đi.
GV: Nỗi sầu chia li được diễn tả như thế nào trong khổ thơ cuối? Những từ ngữ được lặp lại có ý nghĩa gì?
GV: Cả bài thơ là nỗi sầu chia li của người chinh phụ, nhưng đến cuối bài thơ mới xuất hiện một chữ "sầu" trong câu hỏi tu từ. Chữ "sầu" có ý nghĩa gì ?
GV: Qua mỗi khổ thơ nỗi sầu chia li được diễn tả trong độ tăng trưởng, ngày càng dâng cao. Nỗi sầu ấy như được nhân lên theo độ dài của khoảng cách. Khoảng cách càng xa nỗi sầu càng lớn, càng nặng nề, triền miên tha thiết.
GV: Qua việc diễn tả nỗi sầu chia li, tác giả muốn phê phán điều gì và thể hiện khát khao gì của người phụ nữ?
GV: Đoạn trích này nói riêng và "Chinh phụ ngâm khúc" nói chung được coi là sử dụng nghệ thuật ngôn từ điêu luyện? Nghệ thuật ngôn từđiêu luyện được sử dụng trong đoạn trích bằng những hình thức nào? (bút pháp tu từ nào sử dụngxuyên suốt đoạn thơ?)
GV chỉ ra các kiểu điệp ngữ:
HS: + Chàng - thiếp	
 + Xanh (núi) xanh xanh - xanh ngắt 
 -> Điệp cách
 + Hàm Dương - Tiêu Tương/ Điệp cách, đảo ngữ
 + Cùng, thấy... ngàn dâu -> Điệp liền
Tạo nhạc điệu cho thơ: khúc nhạc trầm, buồn. 
Âm điệu câu thơ da diết, day dứt, từ đó nỗi sầu 
chia li thêm ai oán đắng cay, đầy thương cảm.
Góp phần diễn tả tình cảm 2 mặt của nỗi sầu chia li - gắn bó mà phải cách ngăn.
? Ý nghiã cảu đoạn trích? 
I. Đọc và tìm hiểu ch ...  điệp và đảo vị trí đ nhấn mạnh sự xa cách vời vợi đ Hình ảnh ước lệ.
* Bốn câu cuối:
- Cùng trông lại >< Cùng chẳng thấy
 nỗi lòng ai oán xót xa tột cùng.
+ Điệp ngữ
+ Đối
+ Câu hỏi tu từ:
=> Tiếng thở dài ngao ngán.
* Nội dung:
- Phê phán chiến tranh phi nghĩa (xã hội phong kiến)
- Khao khát hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
B. Nghệ thuật :
 – Thể thơ song thất lục bát
 _ Hình ảnh địa danh có tính ước lệ, tượng trưng, cách điệu,cảm xúc da diết buồn thương
 _ Sáng tạo trong việc sử dụng điệp từ, ngữ phép đối câu hỏi tu từ, giọng điệu cảm xúc da diết, buồn thương
C. Ý nghĩa :
-Tố cáo chiến tranh phi nghĩa đẩy lứa đôi hạnh phúc phải chia lìa
-Lòng cảm thông sâu sắc của tác giả.
4. Củng cố 
 - Hệ thống hoá toàn bài.
 - Sau khi học xong bài thơ “ Sau phút chia li ” em có cảm nhận gì về người phụ nữ VN xưa?
5. Hướng dẫn về nhà : 
 - Học thuộc lòng bài thơ. Nắm chắc nội dung, nghệ thuật của bài.
 - Chuẩn bị bài: “ Quan hệ từ ” theo câu hỏi SGK giờ sau học.
- Học bài cũ: Từ Hán Việt
 	----------------------------------------------------------------------------
Tiết 27- Tiếng Việt 	QUAN HỆ TỪ
Giảng 7A:................ 
 7B:..................
I.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
- Nắm được khái niệm quan hệ từ
- Nhận biết quan hệ từ
- Biết cách sử dụng quan hệ từ khi nói và viết để tạo lien kết giữa các đơn vị ngôn
II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỈ NĂNG
1. Kiến thức :
- Khái niệm về quan hệ từ
- Sử dụng quan hệ từ giao tiếp và lập văn bản.
2. Kĩ năng: - Nhận biết quan hệ từ trong câu
-Phân tích tác dụng của quan hệ từ
3.Về thái độ: Thường xuyên rèn luyện cách nói câu văn chặt chẽ
III.	CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1.	Giáo viên: - Tìm hiểu kỹ văn bản, chuẩn kiến thức, soạn bài.
	 - Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.
2.	Học sinh: Soạn bài theo định hướng của Sách giáo khoa và sự hướng dẫn của cô thầy.	
V.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: 
 - Khi nào ta nên và không nên sử dụng từ HV ? Cho ví dụ? Từ HV tạo ra những sắc thái BC nào?
- Chữa bài tập 4, 5 ( SGK ) BT 6 ( SBT ) 
3) Bài mới
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Thế nào là quan hệ từ.
Quan hệ từ chiếm khối lượng không lớn nhưng có tần số sử dụng rất cao.Quan hệ từ có chức năng diễn đạt các mối quan hệ giữa các thành phần của các cụm từ,của câu.
Ví dụ : và ,với ,cũng, của ở ,tại ,bởi
GV gọi HS đọc mục 1 SGK trang 96 và trả lời câu hỏi.
? Xác định quan hệ từ trong ví dụ?
a. Của b. Như
c. Bởi, nên d. Nhưng.
?Nêu ý nghĩa của các quan hệ từ trên?
Của:quan hệ sở hữu.
Như: quan hệ so sánh.
Bởi..nờn :quan hệ nhõn quả.
?Thế nào là quan hệ từ?Cho ví dụ?
Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như : so sánh ,sở hữu,nhân quảgiữa các bộ phận của các câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
Ví dụ: 
 - Mắt của cô ấy đen láy.
 - Thân em như hạt mưa sa.
 Hạt vào đài cát hạt ra ruộng cày.
- Bởi tôi ăn uống điều độ nên tôi chóng lớn lắm.
Hoạt động 2:Sử dụng quan hệ từ.
GV dựng hình thức trắc nghiệm để xác định trường hợp bắt buộc(+) và không bắt buộc(-) dùng quan hệ từ.
? Trong các trường hợp mục II.1 SGK trang 97.Trường hợp nào bắt buộc dùng quan hệ từ trường hợp nào không bắt buộc dùng quan hệ từ?
a ( - ), .b ( + ), c ( - ) , d ( + ), e ( - ) ,g ( + ), h ( + ), i ( - ).
?Tìm các quan hệ từ cú thể dựng thành cặp với cỏc quan hệ từ sau?
? Quan hệ từ được dùng như thế nào?
 Ví dụ : 
- Nó đến trường bằng xe đạp.
- Việc làm ở nhà.
* Bên cạnh đó cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ ( dùng cũng được,không dùng cũng được )
Hoạt động3: Hướng dẫn luyện tập
? Tìm QHT trong đoạn đầu VB “Cổng trường mở ra” ?
Bài tập 1:
 Của, còn, và, như
? Điền QHT thích hợp vào chỗ trống ?
Bài tập 2: Với, và, với, bằng, khi thì, và 
? Xác định câu đúng, câu sai ?
Đúng : b, d, g, i ,k ,l
Sai : còn lại
? Viết đoạn văn ngắn sử dụng QHT? 
? Phân biệt ý nghĩa QHT trong cặp câu ?
Bài tập 5: Sắc thái BC khác nhau
- Nó gầy nhưng khoẻ (® ý khen )
- Nó khoẻ nhưng gầy ( ý chê )
I. Thế nào là quan hệ từ.
1- Vídụ.
- Của: Nối định ngữ với phần TT ® sở hữu 
- Như: Nối BN với TT ® so sánh 
- Bởi, nên: Nối 2 vế câu ghép – quan hệ , nguyên nhân – kết quả
2-Ghi nhớ.
Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như : so sánh ,sở hữu,nhân quảgiữa các bộ phận của các câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
II. Sử dụng quan hệ từ.
 1- Vi dụ ( SGK).
VDa
VDb:
 Nếu..thì.
Vì.nên.
Tuynhung.
Hễ..là,thì.
Sở dĩ..là vì.
VDc: Đặt câu với các cặp quan hệ từ trên
- Nếu trời mưa thì lớp nnghỉ đi lao động.
2-Ghi nhớ.
- Khi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ.Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thỡ cõu văn sẽ không rừ nghĩa hoặc đổi nghĩa.
II. Luyện tập 
Bài tập 1:
 Của, còn, và, như
Bài tập 2: Với, và, với, bằng, khi thì, và 
Bài tập 3
Đúng : b, d, g, i ,k ,l
Sai : còn lại
Bài tập 4
HS tập chung viết, gọi nhận xét, sửa chữa
Bài tập 5: Sắc thái BC khác nhau
- Nó gầy nhưng khoẻ (® ý khen )
- Nó khoẻ nhưng gầy ( ý chê )
4. Củng cố: Khái niệm QHT, cách nhận biết quan hệ từ, sử dụng quan hệ từ khi nói, viêt.
5. Hướng dẫn: Tìm một số câu văn có sử dụng QHT và phân tích ý nghĩa của câu văn đó.
	- Soạn bài: Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm.
	- Học bài cũ: Đề bài, cách làm bài văn biểu cảm.
Tiết: 28- Tập làm văn
LUYỆN TẬP CÁCH LÀM VĂN BIỂU CẢM
Giảng 7A:................ 
 	7B:.................
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 	- Luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn ý .
- Có thói quen tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước một đề văn biểu cảm. 
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ. 
1. Kiến thức: 
 	- Đặc điểm của thể loại biểu cảm.
 	- Các thao tác làm bài văn biểu cảm, cách thể hiện những tình cảm, cảm xúc. 
2. Kỹ năng: 
Rèn luyện kĩ năng làm bài văn biểu cảm. 
3.Thái độ : Thói quen tìm ý, lập dàn ý trước khi viết bài. 
III. Chuẩn bị của thầy và trò
1.	Giáo viên:
	-	Tìm hiểu kỹ văn bản, chuẩn kiến thức, soạn bài.
	-	Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài.
2.	Học sinh: 	Soạn bài theo định hướng của sách giáo khoa và sự hướng dẫn của cô giáo.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu các bước làm văn biểu cảm. 
- Xác định các bước làm cho đề bài sau: Đề : “Loài cây em yêu”.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1: Hướng dẫn củng cố lý thuyết văn biểu cảm
HS: Nhắc lại:
- Khái niệm, đặc điểm, cách làm văn biểu cảm
GV: Củng cố,khắc sâu kiế thức cơ bản về văn bản biểu cảm.
Luyện tập cách tìm hiểu đề, lập dàn bài cho bài văn biểu cảm
GV cho hs chú ý lên đề bài 
(?) Đề bài yêu cầu em viết địều gì? 
- Viết về thái độ và tình cảm của một loại cây cụ thể.
(?) Trong đề trên từ ngữ nào là quan trọng nhất ?
Loài cây, em yêu. 
+ Loài cây : đối tượng miêu tả là loại cây chứ không phải là loại vật hay là người 
+ Em : người viết là chủ thể bày tỏ thái độ ,tình cảm 
+ Yêu: chỉ tập trung khai thác tình cảm tích cực là yêu để nói lên sự gắn bó và cần thiết của loại cây đó đối với đới sống của chủ thể 
(?) Cho biết một số loại cây cụ thể mà em yêu thích ? Giải thích tại sao mà em yêu thích cây đó ?
- Tên gọi : tre , mít , phượng 
- Lí do : các phẩm chất của cây , sự gắn bó , ích lợi 
(?) Có 1 lloài cây mà bất cứ ai đã từng cắp sách tới trường ( dù là hs nông thôn hay thành thị ) đều biết . Đó là cây gì ? - Cây phượng.
(?) Vì sao em thích cây phượng hơn cây khác ? 
 - Tượng trưng cho sự hồn nhiên , đáng yêu của tuổi học trò.
(?) Cây đem lại cho em những gì trong cuộc sống vật chất, tinh thần? 
- Cho đời sống tinh thần thêm vui tươi , rộn ràng 
Với đề bài trên hãy lập dàn ý
+ Mở bài : Giới thiệu chung về cây phượng 
Nêu loài cây lí do mà em yêu thích 
-Em yêu nhất là cây phượng ở sân trường em 
- Em yêu cây phượng hơn những cây khác vì cây phượng đã gắn bó bao kỉ niệm tuổi học trò thơ ngây , hồn nhiên đáng yêu 
+ Thân bài 
* Các phẩm chất của cây 
- Thân cây to, rễ lớn , ngằn ngèo uốn lượn trông như 1 con rắn đang trườn 
- Tán phượng xoè rộng như 1 cái ô che mát cho cả góc sân 
- Sau những trân mưa rào , sác phượng rải khắp sân , nhưng rồi sau đó trồi con lại nhú ra , đâm trồi , nảy lộc – đẹp bền bỉ , dẻo dai, chịu đựng 
* Loài cây phượng trong cuộc sống của con người 
- Gắn bó với đời sống con người , toả mát trên những con đường, ngôi trường tạo nên vẻ đẹp thơ mộng và hấp thụ không khí trong lành 
* Loài cây phượng trong cuộc sống của em 
- Chính màu đỏ của hoa phượng , âm thanh của tiếng ve làm cho đời sống tinh thần chúng em luôn vui tươi rộn ràng ; Cây phượng gợi nhớ đến tuổi học trò, thầy, cô, bạn bè 
+ Kết bài : em rất yêu quý cây phượng
 Cây phượng chính là người bạn của tuổi học trò Cảm thấy xao xuyến bâng khuâng khi chia tay với cây phượng thân yêu để bước vào kì nghỉ hè 
Viết bài
Cho HS viết thành bài theo từng nhóm.
+ Nhóm 1: Mở bài
+ Nhóm 2: kết bài
* Đọc văn bản Cây sấu Hà Nội
(?) Văn bản trên có phải là văn bản bc không?Vì sao?
I. Lý thuyết ( SGK)
II. Luyện tập:
Đề bài : Loài cây em yêu 
1.1 Tìm hiểu đề, tìm ý.
- Đối tượng: Loài cây phượng.
- Tình cảm: Em yêu : Cây phượng 
- Lí do : cây phượng tượng trương cho sự hồn nhiên, đáng yêu của tuổi học trò 
1.2. Lập dàn ý
a. Mở bài : Nêu loài cây, lí do em yêu thích 
- Em thích nhất là cây phượng 
- Cây phượng đã gắn bó bao kỉ niệm ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu. 
b.Thân bài : Các phẩm chất 
của cây 
- Thân to,rễ lớn, tán phượng xoè rộng che mát 
- Hoa màu đỏ 
-> Đẹp, bền, dẻo dai, chịu đựng mưa nắng 
- Loài cây phượng trog cuộc sống con người : Toả mát trên con đường, ngôi trường tạo vẻ thơ mộng,hấp thụ không khí trong lành 
- Loại cây trong cuộc sống của em : Màu đỏ của phượng, âm thanh tiếng ve làm cho cuộc sống chúng em luôn vui tươi rộn ràng 
-> Do đó cây phượng là cây em yêu 
c. Kết bài : Tình yêu của em 
- Em rất yêu quí cây phượng 
- Xao xuyến bâng khuâng khi chia tay với phượng thân yêu để bước vào kì nghỉ hè. 
1.3. Viết bài 
1.Viết đoạn văn cho đề văn trên
2.Tham khảo văn bản Cây sấu Hà Nội
- Bài văn giới thiệu nguồn gốc,hình áng,lá,vỏ ,hoa của sấu
- Công dụng và lợi ích của sấu
® Không phải là văn bản biểu cảm.
4. Củng cố: Kĩ năng tìm hiểu đè, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn văn, viết bài văn biểu cảm.
5. Hướng dẫn: 
- Dựa vào dàn ý viết đoạn văn mở bài, hoặc kết bài. 
- .Chuẩn bị bài mới: Soạn bài “ Qua đèo Ngang”.
+ Tìm hiểu về tác giả.
+ Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
+ Bức tranh cảnh vật.
+ Tâm trạng con người.
- Học bài: Bánh trôi nước và sau phút chia li

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 tuan 1(1).doc