Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Bùi Thị Hương - Tuần 31 đến tuần 34

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Bùi Thị Hương - Tuần 31 đến tuần 34

A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Hiểu cụng dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.

- Biết sử dụng đúng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy để phục vụ yêu cầu biểu đạt.

Lưu ý: Học sinh đó học về dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy ở Tiểu học.

1. Kiến thức

Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong văn bản.

2. Kĩ năng

- Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản.

- Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy

3. Thái độ:

- Nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

- Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi viết.

 

doc 35 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Bùi Thị Hương - Tuần 31 đến tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/3/2012
TUẦN 31: TIẾT 121 
TIẾNG VIỆT
DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY
A/ Mục tiêu bài học:
- Hiểu cụng dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
- Biết sử dụng đỳng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy để phục vụ yờu cầu biểu đạt.
Lưu ý: Học sinh đó học về dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy ở Tiểu học.
1. Kiến thức
Cụng dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong văn bản.
2. Kĩ năng
- Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản.
- Đặt cõu cú dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy 
3. Thỏi độ: 
- Nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
- Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi viết.
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: Đọc SGK, SGV, soạn bài, bảng phụ.
2. Trò: Đọc SGK, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi.
C.PHƯƠNG PHÁP
 - Đàm thoại, nêu vấn đề, vấn đáp tái hiện thông qua hoạt động tri giác ngôn ngữ
D/ tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là phép liệt kê ? Có mấy kiểu liệt kê ?
- Làm bài tập.
* Bài mới:
- G/v viết VD lên bảng phụ.
- H/s đọc, nhận xét VD.
 Trong câu a) dấu chấm lửng dùng để làm gì ?
 Câu b) dấu chấm lửng dùng để làm gì ?
 Câu c) dấu chấm lửng dùng để làm gì ?
 Vậy trong văn thơ dấu chấm lửng được sử dụng có công dụng gì ?
(H/s đọc ghi nhớ.)
(G/v cho học sinh đọc các ví dụ viết trên bảng phụ.)
Cho biết chức năng của dấu ; trong các ví dụ 
 Các bộ phận câu được ngăn cách bởi các dấu ; có quan hệ với nhau n/t/n ?
 Ví dụ nào có thể thay thế dấu ; bằng dấu phẩy. Ví dụ nào không thể thay thế được ? Vì sao ?
Dấu ; có tác dụng gì ?
HS Đọc phần ghi nhớ.
GV nhắc lại để khắc sâu
I. dấu chấm lửng:
1. Ví dụ: 
2. Nhận xét: 
a) Tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa được liệt kê.
b) Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ.
- Làm giàu nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ "bưu thiếp".
3. Kết luận: 
* Ghi nhớ: SGK. 
HS Đọc phần ghi nhớ.
GV nhắc lại để khắc sâu
Ii. dấu chấm phẩy:
1. Ví dụ: SGK. 
2. Nhận xét: 
a) Đánh dấu ranh giới gĩưa 2 vế của một câu ghép.
b) Ngăn cách các bộ phận liệt kê có nhiều tầng ý nghĩa phức tạp.
a) Có thể thay dấu ; bằng dấu , được và nội dung của câu không bị thay đổi.
b) Không thay được vì:
- Các phần liệt kê sau dấu ; bình đẳng với nhau.
- Các bộ phận liệt kê sau dấu , không thể bình đẳng với các phần nêu trên.
- Nếu thay thì nội dung dễ bị hiểu lầm.
3. Kết luận: * Ghi nhớ: SGK. 
Bài tập nhanh:
Cho 2 câu ghép - xác định câu ghép nào có thể sử dụng dấu ; ngăn cách 2 vế, câu ghép nào không cần dùng dấu ;
a) Nếu Lan học giỏi bố mẹ rất vui.
b) Vì bạn Lan học giỏi, hát hay và là tay bóng bàn cừ khôi mọi người đều yêu quý bạn ấy.
IV. luyện tập:
Bài tập 1:(Học sinh lên bảng làm.)
a) Biểu thị sự sợ hãi, lúng túng.
b) Câu nói bị bỏ dở.
c) Biểu thị phần liệt kê không viết ra.
Bài tập 2:(Học sinh lên bảng làm.)
a), b), c) đánh dấu ranh giới các vế của một câu ghép.
Bài tập 3:
(Học sinh làm theo nhóm => đại diện nhóm trình bày.)
*. hướng dẫn về nhà :
- Học thuộc bài.
- Hoàn thành bài luyện tập.
- Tìm các ví dụ có sử dụng dấu chấm phẩy, dấu chấm lửng.
- Chuẩn bị bài tiếp theo:"Văn bản đề nghị".
-------------------------------------------------------
Ngày soạn: 28/3/2012
TIẾT 122 
Tập làm văn
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ 
A/ Mục tiêu bài học:
- Tỡm hiểu sõu hơn về văn bản hành chớnh ở kiểu văn bản đề nghị.
- Hiểu cỏc tỡnh huống cần viết văn bản đề nghị.
- Biết cỏch viết một văn bản đề nghị đỳng cỏch.
1. Kiến thức
Đặc điểm của văn bản đề nghị: hoàn cảnh, mục đớch, yờu cầu, nội dung và cỏch làm loại văn bản này.
2. Kĩ năng
- Nhận biết văn bản đề nghị.
- Viết văn bản đề nghị đỳng cỏch.
- Nhận ra được những sai sút thường gặp khi viết văn bản đề nghị.
3. Thỏi độ: Giỏo dục ý thức tự giỏc trong học sinh.
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: Đọc SGK, SGV, soạn bài, bảng phụ.
2. Trò: Đọc SGK, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi.
C. phương pháp: - Đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề,
D/ tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
- Văn bản hành chính là gì ?? Em biết những loại văn bản hành chính nào ?
- Trình bày bố cục chung của một văn bản hành chính ? 
* Bài mới:
- H/s đọc 1.1 SGK.
 Em có nhận xét gì về chủ thể của 2 văn bản đề nghị ?
 Họ viết văn bản đề nghị để làm gì ?
 Yêu cầu của một văn bản cần đáp ứng những gì ?
 Cách trình bày nội dung của 2 văn bản đề nghị này n/t/n ?
 Trong 4 tình huống nêu ra, tình huống nào phải viết văn bản đề nghị ?
Nêu đặc điểm của văn bản đề nghị ?
(- Học sinh đọc ghi nhớ.)
 - Đọc văn bản.
 Một văn bản đề nghị thường có những mục nào ?
 Các mục trong văn bản đề nghị được trình bày theo một thứ tự n/t/n ?
 So sánh sự giống nhau và khác nhau của 2 văn bản đề nghị ?
 Các mục quan trọng nhất là gì ?
 Nêu ghi nhớ.
I. đặc điểm của văn bản đề nghị:
- Chủ thể của 2 văn bản đề nghị là tập thể lớp 7C và các gia đình trong một địa bàn dân cư.
- Mục đích: Trình bày, đề nghị những người có thẩm quyền giải quyết những việc không thể tự quyết định được.
- Nội dung trình bày ngắn gọn, rõ ràng.
(Tình huống a, c.)
* Ghi nhớ: SGK.
HS Đọc phần ghi nhớ.
GV nhắc lại để khắc sâu
II. cách làm văn bản đề nghị:
*. Các mục bắt buộc phải có: 
a- Quốc hiệu.
b- Địa điểm, ngày, tháng, năm.
c- Tên văn bản.
d- Đề nghị ai, địa chỉ.
e- Đề nghị điều gì ? Đề nghị để làm gì ?
(Nêu cụ thể, rõ ràng, không thừa, không thiếu.)
h- Người đề nghị kí, ghi rõ họ tên.
* Ghi nhớ : SGK. 
HS Đọc phần ghi nhớ.
GV nhắc lại để khắc sâu
Iii. luyện tập:
Bài tập 1
So sánh lí do viết đơn và lí do viết đề nghị:
- Lí do giống nhau: Cả 2 đều là những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng.
- Lí do khác nhau:
+ Nguyện vọng của cá nhân 
+ Nguyện vọng nhu cầu của tập thể .
Bài tập 2
Chỉ ra chỗ sai trong văn bản và sửa: Học sinh thảo luận nhóm.
	Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp 7A1
Cái bàn mà hiện nay chúng em ngồi học đang bị lung lay rất nhiều do chân ghế đã bị mọt sắp gẫy.
Vì vậy, chúng em đề nghị cô báo lên nhà trường thay cho chúng em một ghế khác để tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em học tập.
Chúng em rất mong được cô quan tâm, giải quyết sớm.
Chúng em trân trọng cảm ơn cô !
* Thiếu: + Quốc hiệu;
	 + Địa danh, ngày, tháng, ...
	 + Tên văn bản ...; Ai đề nghị ?
	 + Kí tên.
*. hướng dẫn về nhà :
- Học bài, hoc thuộc phần ghi nhớ (SGK).
- Viết một văn bản đề nghị.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: "Ôn tập văn học".
------------------------------------------
Ngày soạn: 28/3/2012
TIẾT 123 
VĂN HỌC
ôn tập văn học
A/ Mục tiêu bài học:
Nắm được hệ thống văn bản, giỏ trị tư tưởng, nghệ thuật của cỏc tỏc phẩm đó học, về đặc trưng thể loại của cỏc văn bản, những quan niệm về văn chương, về sự giàu đẹp của tiếng Việt trong cỏc văn bản thuộc chương trỡnh Ngữ văn lớp 7.
1. Kiến thức
- Một số khỏi niệm thể loại liờn quan đến đọc – hiểu văn bản như ca dao, dõn ca, tục ngữ, thơ trữ tỡnh, thơ Đường luật, thơ lục bỏt, thơ song thất lục bỏt; phộp tương phản và phộp tăng cấp trong nghệ thuật.
- Sơ giản về thể loại thơ Đường luật.
- Hệ thống văn bản đó học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại ở từng văn bản.
2. Kĩ năng
- Hệ thống húa, khỏi quỏt húa kiến thức về cỏc văn bản đó học.
- So sỏnh, ghi nhớ, học thuộc lũng cỏc văn bản tiờu biểu.
- Đọc – hiểu cỏc văn bản tự sự, miờu tả, biểu cảm, nghị luận ngắn.
3. Thỏi độ: Giỏo dục ý thức tự giỏc trong học sinh.
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: Đọc SGK, SGV, soạn bài, bảng phụ.
2. Trò: Đọc SGK, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi.
C. phương pháp: - Đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề,
D/ tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
* Bài mới:
* Câu 1: (Học sinh tự hệ thống, ghi vào vở.)
* Câu 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh kẻ bảng ôn tập.
Khái niệm
Định nghĩa - Bản chất
1. Ca dao - dân ca
- Thơ ca dân gian; những bài thơ - bài hát trữ tình dân gian do quần chúng nhân dân sáng tác - biểu diễn và truyền miệng từ đời này qua đời khác.
- Ca dao là phần lời đã tước bỏ đi tiếng đệm, lát, ...
2. Tục ngữ
- Những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn, tiếng nói hàng ngày.
3. Thơ trữ tình
 Một thể loại văn học phản ánh cuộc sống bằng cảm xúc trực tiếp của người sáng tác. Văn bản thơ trữ tình thường có vần điệu, nhịp điệu, ngôn ngữ cô đọng, mang tính cách điệu cao.
4. Thơ trữ tình trung đại Việt Nam
- Đường luật (thất ngôn, ngũ ngôn, bát cú, tứ tuyệt,..., lục bát, song thất lục bát, ngâm khúc, 4 tiếng, ...
- Những thể thơ thuần tuý Việt Nam: lục bát, 4 tiếng (học tập từ ca dao, dân ca).
- Những thể thơ học tập của Trung Quốc: Đường luật, hành, ...
5. Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- 7 tiếng/câu, 4 câu/bài, 28 tiếng/ bài;
- Kết cấu: câu 1 - khai, câu 2 - thừa, câu 3 - chuyển, câu 4 - hợp;
- Nhịp 4/3 hoặc 2/2/3;
- Vần: chân (7), liền (1-2), cách (2-4), bằng.
6. Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
Tương tự như thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chỉ khác:
- 5 tiếng/câu, 4 câu/bài, 20 tiếng/bài;
- Nhịp 3/2 hoặc 2/3;
- Có thể gieo vần trắc.
7. Thơ thất ngôn bát cú
- 7 tiếng/câu, 8 câu /bài, 56 tiếng/bài;
- Vần: bằng, trắc, chân (7), liền (1-2), cách (2-4-6-8);
- Kết cấu: 4 liên. Câu 1-2: đề, câu 3-4: thực, câu 5-6: luận, câu 7-8: kết.
- Luật bằng trắc: nhất (1); tam (3); ngũ (5); bất luận (tự do); nhị (2), tứ (4) lục (6) phân minh. Hai câu (3-4 và 5-6) phải đối nhau từng vế, từng từ, từng âm thanh một.
8. Thơ lục bát
- Thể thơ dân tộc cổ truyền bắt nguồn từ ca dao, dân ca;
- Kết cấu theo từng cặp: Câu trên 6 tiếng (lục), câu dưới 8 tiếng (bát);
- Vần bằng, lưng (6-6); chân (6-8); liền;
- Nhịp 2/2/2/2; 3/3/4/4; 2/4/2; 2/4;
- Luật bằng trắc: 2B - 2T - 6B - 8B.
9. Thơ song thất lục bát
- Kết hợp có sáng tạo giữa thể thơ thất ngôn đường luật và thơ lục bát;
- Một khổ 4 câu;
- Vần 2 câu song thất;
- Nhịp ở 2 câu 7 tiếng.
10.Truyện ngắn hiện đại.
- Có thể ngắn, rất ngắn, dài, hơi dài;
- Cách kể chuyện linh hoạt, không gò bó, không hoàn toàn tuân theo trình tự thời gian, thay đổi ngôi kể, nhịp văn nhanh, kết thúc đột ngột.
11. T/phản nghệ thuật
- Là sự đối lập các hình ảnh, chi tiết, nhân vật, ... trái ngược nhau, để tô đậm, nhấn mạnh một đối tượng hoặc cả hai.
12.Tăng cấp trong n/ thuật
 Thường đi cùng với tương phản.
* Câu 3: Những tình cảm, thái độ thể hiện trong các bài ca dao - dân ca đã học: (học sinh đứng tại chỗ trình bày).
	- Nhớ thương, kính yêu, than thân trách phận, buồn bã, hối tiếc, tự hào, biết ơn, ...
(Cho học sinh đọc một số bài ca dao yêu thích.)
* Câu 4: Những kinh nghiệm của nhân dân được thể hiện trong tục ngữ:
1. Kinh nghiệm về thiên nhiên thời tiết.
- Thời gian tháng năm và t ... áng tác nên phần lớn là thơ lúc bát;
- Ca dao thường ngắn gọn, nhằm phản ánh đời sống vật chất và tâm hồn của họ trong dòng chảy thời gian.
2. Dân ca:
- Dân ca là những bài hát trữ tình dân gian của mỗi miền quê;
- Dân ca có làn điệu riêng mà cốt lõi lời ca là thơ dân gian được thêm tiếng láy, tiếng đệm.
=> Là những bài dân ca rất đặc sắc của dân tộc ta đã được sáng tác và lưu truyền rộng rãi trong trường kì lịch sử và dòng chảy cuộc đời.
II. Giới thiệu một số bài ca dao viết về Hà Nội:
1. Biểu hiện của văn hoá đô thị là cuộc sống đô hội phồn hoa:
- Mật độ dân cư 36 phố phường, 5 cửa ô, nhà tiếp nhà, phố nối phố, đường nối đường:
Phồn hoa thữ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi đường quanh bàn cờ
- Một anh chàng đi tìm người yêu đã bị lạc trong mê hồn trận của phốphường Hà Nội:
Hà Nội 36 phố phường
Tìm em chẳng thấy Hàng Đường, Hàng Ngang
Tìm em chẳng thấy Hàng Ngang
Đi qua Hàng Bạc rẽ sang Hàng Đào
Tìm em chẳng thấy Hàng Đào
Ra phố Thơ Tiện rẽ vào Hàng Gai...
- Cuộc sống đô hội phồn hoa tấp nập đông viu, nhộn nhịp. Điều đod thể hiện rất rõ trong các phiên chợ. Đây là chơ Đồng Xuân - chợ to nhất Hà Nội:
Hà Nội như động tiên sa
Sáu giờ mới hết đèn xa đèn gần
Vui nhất là chợ Đồng Xuân
Thứ gì cũng có xa gần bán mua
Giữa chợ có anh hàng dừa
Hàng cam, hàng quít, hàng dưa, hàng hồng;
Ai ơi đứng lại mà trông
Hàng vóc, hàng nhiễu, hàng song, hàng gà...
- Và đây là bài ca dao nổi tiếng, điển hình về làng nghề Hà Nội:
Vân Canh dệt được vải con
Nghĩa Đô nấu kẹo trẻ con nặn cò,
Mai Dịch chuyên đắp hoả lò,
Cầu giấy dệt lĩnh để cho may quần,
Làng Nghê lập được trống quân,
Kẻ Bưởi seo giấy cho dân học hành
Hàng xá buôn bán thập thành
Chi nghề hàng xáo bán quanh tỉnh nhà,
Canh Mỗ vẽ gốm, thêu hoa,
Vẽ con rồng bạch đem ra cửa đền
Làng cót lắm bạc nhiều tiền...
III. Phần sưu tầm ca dao, dân ca:
 - Các tổ thu thập két quả sưu tầm của tổ mình
 (Mỗi tổ phân công 1 bạn phụ trách và trình bày nội dung của tổ mình trước lớp)
 - GV nghe và nhận xét, đánh giá.
1. Các tổ tự trình bày kết quả sưu tầm của tổ mình.
2. Một số bài ca dao, dân ca đăng trên báo Hải Dương:
Khơi thông dòng chảy
Năm nay thời tiết thất thường
Mưa nguồn bão lũ khó lường ai ơi!
Lạ sao mương máng quê tôi
Bèo tây dầy đặc, nổi trôi bồng bềnh
Năm qua mấy đợt nước dềnh
Con đê mấp mé, mấy lần thót tim
Hợp tác dịch vụ sao im
Thuỷ nông quản lí đắm chìm nơi đâu?
Khơi thông dòng chảy mau mau...
 (Báo Hải Dương - số 4921)
 An toàn thực phẩm
Cá, thịt đem ướp phèn chua
Gà bôi phẩm nhuộm, ai mua mặc người...
Túi tham cốt kiếm được hời
Tiền thu rủng rỉnh, nói cười hả hê
 Những người vô ý mua về
Ăn vào nhăn nhó cả ngày bụng đau!
"Đi nhanh về chậm, buốt đầu"
Bệnh viện tìm đến, khổ nhau, hại tiền
May mà biết sớm cứu liền
Nếu để chậm chễ "qui tiên" lìa đời!
An toàn thực phẩm ai ơi!...
 (Báo Hải Dương - số 4929)
*. hướng dẫn về nhà :
 - Ôn tập các vấn đề đã học.
 - Làm các bài tập trong SGK và sách BTNV.
 - Tiếp tục ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi KS C L.
----------------------------------------------------
Ngàysoạn:16/4/2012
TIẾT 134 
Hoạt động ngữ văn
Đọc diễn cảm văn nghị luận
A/ Mục tiêu bài học:
- Nắm chắc yờu cầu đọc diễn cảm văn nghị luận.
- Biết cỏch đọc diễn cảm văn nghị luận.
1. Kiến thức
Yờu cầu của việc đọc diễn cảm văn nghị luận.
2. Kĩ năng
- Xỏc định được giọng văn nghị luận của toàn bộ văn bản.
- Xỏc định được ngữ điệu cần cú ở những cõu văn nghị luận cụ thể trong văn bản.
3. Thỏi độ: 
- Kiểm tra năng lực, kĩ năng tổng hợp, khái quát vấn đề của học sinh.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.
- Giáo dục ý thức tự giác, tích cực học tập trong học sinh.
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: Đọc SGK, SGV, soạn bài, bảng phụ.
2. Trò: Đọc SGK, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi.
C. Phương pháp:
 - Hướng dẫn, vấn đáp, nêu vấn đề, tổng hợp 
D. tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ: (Việc chuẩn bị của học sinh)
* Bài mới:
I. Yêu cầu về cách đọc:
- Đọc đúng: Phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc, rõ ràng
- Đọc diễn cảm: Thể hiện rõ ràng từng luận điểm trong mỗi văn bản
II. Phân bố nội dung đọc:
+ (Đọc 2 văn bản):
 - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
 - Sự giàu đẹp của tiếng Việt
III. Hướng dẫn tổ chức đọc:
1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:
- Giọng đọc hùng hồn, phấn chấn, dứt khoát, rõ ràng.
2. Sự giàu đẹp của tiếng Việt: Đọc chậm rãi, điềm đạm, tình cảm tự hào.
 (Giáo viên đọc mẫu sau đó gọi học snh đọc từng văn bản)
*. hướng dẫn về nhà :
 - Ôn tập các vấn đề đã học.
 - Làm các bài tập trong SGK và sách BTNV.
 - Tiếp tục đọc diễn cảm văn nghị luận.
-----------------------------------------------------
Ngàysoạn:16/4/2012
TIẾT 135 
Hoạt động ngữ văn
Đọc diễn cảm văn nghị luận
(Tiếp)
A/ Mục tiêu bài học:
- Nắm chắc yờu cầu đọc diễn cảm văn nghị luận.
- Biết cỏch đọc diễn cảm văn nghị luận.
1. Kiến thức
Yờu cầu của việc đọc diễn cảm văn nghị luận.
2. Kĩ năng
- Xỏc định được giọng văn nghị luận của toàn bộ văn bản.
- Xỏc định được ngữ điệu cần cú ở những cõu văn nghị luận cụ thể trong văn bản.
3. Thỏi độ: 
- Kiểm tra năng lực, kĩ năng tổng hợp, khái quát vấn đề của học sinh.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.
- Giáo dục ý thức tự giác, tích cực học tập trong học sinh.
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: Đọc SGK, SGV, soạn bài, bảng phụ.
2. Trò: Đọc SGK, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi.
C. Phương pháp:
 - Hướng dẫn, vấn đáp, nêu vấn đề, tổng hợp 
D. tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ: (Việc chuẩn bị của học sinh)
* Bài mới:
I. Yêu cầu về cách đọc:
- Đọc đúng: Phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch lạc, rõ ràng
- Đọc diễn cảm: Thể hiện rõ ràng từng luận điểm trong mỗi văn bản
II. Phân bố nội dung đọc:
+ Đọc 2 văn bản:
 - Đức tính giản dị của Bác Hồ
 - ý nghĩa văn chương.
III. Hướng dẫn tổ chức đọc:
1. Đức tính giản dị của Bác Hồ:
- Nhiệt tình, ngợi ca, giản dị mà trang trọng
- Chú ý những đoạn liệt kê.
1.ý nghĩa văn chương:
- Đọc chậm, trữ tình, giản dị, tình cảm sâu lắng và thấm thía
- Chú ý cách ngắt nhịp.
(Giáo viên đọc mẫu sau đó gọi học snh đọc từng văn bản)
*. hướng dẫn về nhà :
 - Ôn tập các vấn đề đã học.
 - Làm các bài tập trong SGK và sách BTNV.
 - Tiếp tục ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi KS C L.
-----------------------------------------------------
Ngàysoạn:16/4/2012
TIẾT 136 
Chương trình địa phương
Phần Tiếng Việt: rèn luyện chính tả
A/ Mục tiêu bài học:
- Biết cỏch khắc phục một số lỗi chớnh tả do ảnh hưởng của cỏch phỏt õm địa phương.
- Cú ý thức rốn luyện ngụn ngữ chuẩn mực.
Lưu ý: học sinh đó được học cỏch phỏt hiện và cỏch sửa lỗi chớnh tả do ảnh hưởng của cỏch phỏt õm địa phương ở lớp 6 và ở học kỡ I lớp 7.
1. Kiến thức
Một số lỗi chớnh tả do ảnh hưởng của cỏch phỏt õm địa phương.
2. Kĩ năng
Phỏt hiện và sửa lỗi chớnh tả do ảnh hưởng của cỏch phỏt õm thường thấy ở địa phương.
3.Thỏi độ: - Kiểm tra năng lực, kĩ năng tổng hợp, khái quát vấn đề của học sinh.
 - Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.
 - Giáo dục ý thức tự giác, tích cực học tập trong học sinh.
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: Đọc SGK, SGV, soạn bài, bảng phụ.
2. Trò: Đọc SGK, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi.
C. Phương pháp:- Hướng dẫn, vấn đáp, nêu vấn đề, tổng hợp 
D. tiến trình bài dạy:
* ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ: (Việc chuẩn bị của học sinh)
* Bài mới:
I. Cách phân biệt: L và N
Đây là lỗi cơ bản của học sinh đồng bằng bắc bộ. Hiện tượng này dễ chữa
1. Các mẹo của L:
a.L thường đứng trước âm đệm nhưng N lại không đứng trước âm đệm
 - Chữ N không bao giờ đứng trước một vần bắt đầu bằng oa, oă, uâ, oe, uê, uy
 Cái loa
 Chói loà
 Loá mắt
 Loạc choạc
Loai choai
Luẩn quẩn
Luyện tập
Lở loét
Loắt choắt
Lũ trẻ
Luật lệ
Lưu loát
+ L và N đối lập nhau: 
- L láy âm rộng rãi trong tiếng Việt
- N không láy âm với âm đầu nào khác mà chỉ điệp âm đầu mà thôi
- Không có hiện tương L láy với N.
b. Trong các từ láy tiếng Việt chỉ có N - N; L - L
VD: nặng nề, lạnh lùng..
Vì vậy chỉ cần biết một từ là có thể viết đúng từ còn lại
 Nườm nượp - Nông nổi - Nô nức - Nỗi niềm 
Lao lúng - Lanh lẹn - Lơ lửng - Lo lắng
c. Gặp một chữ không phân biệt được l hay n hãy tạo một từ láy âm không điệp âm đầu. Nừu nó đứng trước thì sẽ là l chứ không phải là n.
Sự kết hợp
Ví dụ minh hoạ
L - B
Lệt bệt, lùng bùng, lõm bõm, lạch bạch, lúng búng, lục bục, làu bàu
L - C (K)
Lò cò, la cà, lục cục, lè kè, lẹp kẹp, leng keng, lấc cấc, lạch cạch,lỉnh kỉnh
L - Đ
Lộp độp, lờ đờ, lục đục, lao đao, linh đình, long đong, lận đận, lừ đừ
L - H
Leo heo, lúi húi, liu điu, loay hoay
L - D
Lai dai, líu díu, lò dò, lọp dọp, lưu diu
L - CH
Lanh chanh, lách chách, loắt choắt, loạng choạng, lần chần, lau châu
L - X
Lao xao, lô xô, lăng xăng, lớ sớ
L - T
Lăn tăn, lung tung, lach tạch, lêu têu, líu tíu
L - R
Lai rai,lắc rắc, lâm râm, líu ríu, lào rào
L - V
Lởn vởn, lơ vơ, lảng vảng, lặt vặt 
L - NH
Lăng nhăng, lắng nhắng, lí nhí, lảm nhảm, lùng nhùng
L - KH
L - NG
Lừng khừng, lụ khụ, lom khom, lần khần, lẩn khẩn
Lơ ngơ, lêu ngêu, loằng ngoằng
d. Trong những từ láy âm không điệp âm đầu, nếu âm đầu thứ nhất là Gi thì âm thứ hai là N, còn không thì sẽ là L
 VD: Khéo léo, khoác lác, khóc lóc, lông bông, chà là, chói lọi, cheo leo
- N láy với nguyên chữ không có âm đầu:
 VD: ảo não, ăn năn,áy láy
* Chú ý: Những chữ không phân biệt được là L hay N nhưng đồng nghĩa với một từ khác thì viết với NH thì chữ ấy viết với L, chứ không viết với N
 Lài - nhài
 Lăng - nhăng
 Lăm le - nhăn nhe
 Lặt - nhặt
 Lầm - nhầm
 Lỡ - nhỡ
Lem luốc - nhem nhuốc
Lỡ làng - nhỡ nhàng
Hai lăm - hai nhăm
 2. Các mẹo của N:
a. Những chữ nào có một từ gần nghĩa với nó bắt đầu bằng Đ thì chữ đó phải viết là N chứ không phải là L
- Các từ chỉ trỏ đều viết với N chứ không viết với L
 VD: này, ni, nọ, nao, nàotương ứng với các từ chỉ trỏ chính thức: đây, đấy,đó, đâu
- Một ssố từ viết với N có một từ đồng nghĩa với nó viết với K (C)
 VD: cạo và nạo; cạy và nạy; kẹp và nẹp; kéo và néo
b. Những chữ chỉ sự ẩn nấp viết với N: náu, né, nấp,nương
- Những từ chỉ phương hướng: nam, nồm
II. Luyện phát âm đúng:(GV Hướng dẫn HS đọc thuộc lòngcâu sau)
Nam nữ thanh niên nước Nam nô nức nâng cao kĩ năng nói đúng, nên không nnới tay, nâng niu,nể nang với nạn này. Phải nêu nó ra, trừ món nợ nặng nề khiến ta phiền não, nản chí. (Gọi HS lần lượt tập phát âm cho đúng)
*. hướng dẫn về nhà :
- Tập phát âm cho đúng. Ôn tập các vấn đề đã học.
- Làm các bài tập trong SGK và sách BTNV. Tiếp tục ôn tập các phần còn lại. 
--------------------------------------------------------
Ngày....thỏng.....năm 2012
Nhận xột của tổ chuyờn mụn
Phạm Thị Hường

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 7 - TUAN 31 - 34.doc