Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Hướng dẫn kiểm tra văn

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Hướng dẫn kiểm tra văn

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức: Kiểm tra toàn diện kiến thức về văn bản đã học từ đầu kỳ II .

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng làm bài .

3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức học bài, làm bài nghiêm túc .

II. Chuẩn bị :

 - Giáo viên chuẩn bị : Nghiên cứu ra đề, đáp án phù hợp .

 - Học sinh chuẩn bị : học bài kỹ .

III. Các bước lên lớp :

Phần 1. Trắc nghiêm (2 điểm): Khoanh tròn vào một phương án đúng.

1. Trong những câu tục ngữ sau, câu nào không nói về việc học?

A. Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.

B. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.

C. Không cày không có thóc, không học không biết chữ.

D. Có học mới hay, có cày mới biết

2. Trong các câu dưới đây, câu nào không phải tục ngữ?

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Hướng dẫn kiểm tra văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/02/2011
 T11+12: HD KIỂM TRA VĂN
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Kiểm tra toàn diện kiến thức về văn bản đã học từ đầu kỳ II .
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng làm bài .
3. Thái độ: Bồi dưỡng ý thức học bài, làm bài nghiêm túc .
II. Chuẩn bị :
	- Giáo viên chuẩn bị : Nghiên cứu ra đề, đáp án phù hợp .
	- Học sinh chuẩn bị : học bài kỹ .
III. Các bước lên lớp :
Phần 1. Trắc nghiêm (2 điểm): Khoanh tròn vào một phương án đúng.
1. Trong những câu tục ngữ sau, câu nào không nói về việc học?
A. Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.
B. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. 
C. Không cày không có thóc, không học không biết chữ. 
D. Có học mới hay, có cày mới biết
2. Trong các câu dưới đây, câu nào không phải tục ngữ?
A. Một lượt tát, một bát cơm. 
B. Đói cho sạch, rách cho thơm. 
C. Mặt dơi tai chuột. 
D. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.
3. Câu tục ngữ “Nhất thì, nhì thục” Khuyên người làm ruộng điều gì?
A.Không được sao nhãng việc đồng áng. 
B. Không được quyên thời vụ. 
C.Không được sao nhãng việc đồng áng và quyên thời vụ . 
D. Phải làm cho đất tốt.
4. Nối các câu tục ngữ có ý nghĩa gần gũi nhau ở cột A với cột B.
Cột A
Cột B
1. Lời nói, gói vàng.
1
a. Một miếng khi đói bằng một gói khi no
2. Lá lành đùm lá rách.
2
b. Có học mới biết, có đi mới đến.
3. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
3
c. Người làm ra của, chứ của không làm ra người.
4. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
4
d. Một lời nói, một đọi máu.
5. Một mặt người bằng mười mặt của.
5
e. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
Phần 2. Tự luận (8 điểm)
1. Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả Phạm văn Đồng đã dùng những dẫn chứng nào để chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ trong đời sống, trong quan hệ với mọi người? (4 điểm)
2. Viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu chứng minh lòng yêu nước của dân tộc ta. (4 điểm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Phần 1. Trắc nghiêm (2 điểm): Khoanh tròn vào một phương án đúng.
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
C
C
1 - d ; 2 - a ; 3 - b ; 4 - e ; 5 - c
Phần 2. Tự luận (8 điểm)
1. Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả Phạm văn Đồng đã dùng những dẫn chứng nào để chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ trong đời sống, trong quan hệ với mọi người? (4 điểm)
- Bữa cơm, đồ dùng: (1,5 điểm)
+ vài ba món giản đơn.
+ Khi ăn không để rơi vãi hạt cơm nào.
+ Ăn xong, cái bát sạch và thức ăn được sắp tươm tất.
- Cái nhà: (1 điểm)
+ Vài ba phòng, luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn
- Lối sống: (1,5 điểm)
+ Suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc từ việc nhỏ đến việc lớn.
+ Ít người giúp việc, luôn tự làm việc.
+ Đặt tên cho các đồng chí giúp việc những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng.
2. Viết đoạn văn từ 7 đến 10 câu chứng minh lòng yêu nước của dân tộc ta. (4 điểm)
Yêu cầu:
- Về nội dung: Lòng yêu nước của dân tộc ta (có dẫn chứng)
- Về hình thức: Đoạn văn từ 7 đến 10 câu, diễn đạt rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 tiet 98.doc