I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu vẻ đẹp và ý nghĩa văn hóa, xã hội của cả Huế. Từ đó có thái độ và hành động tích cực góp phần bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc đặc sắc và độc đáo này.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Khái niệm thể loại bút kí.
- Giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca Huế.
- Vẻ đẹp của con người xứ Huế.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc.
- Phân tích văn bản nhật dụng (kiểu loại thuyết minh)
- Tích hợp kiến thức tập làm văn để viết bài văn thuyết minh.
- GDKNS thông qua giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực
3. Thái độ:
- Luôn trân trọng, gìn giữ nét văn hoá tinh thần của quê hương mình.
Tuần: Ngày soạn: Tiết: 113 Ngày dạy: Văn bản CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG (Hà Ánh) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu vẻ đẹp và ý nghĩa văn hóa, xã hội của cả Huế. Từ đó có thái độ và hành động tích cực góp phần bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc đặc sắc và độc đáo này. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Khái niệm thể loại bút kí. - Giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca Huế. - Vẻ đẹp của con người xứ Huế. 2. Kĩ năng: - Đọc – hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc. - Phân tích văn bản nhật dụng (kiểu loại thuyết minh) - Tích hợp kiến thức tập làm văn để viết bài văn thuyết minh. - GDKNS thông qua giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực 3. Thái độ: - Luôn trân trọng, gìn giữ nét văn hoá tinh thần của quê hương mình. III. CHUẨN BỊ. - GV: SGK, bài soạn, sách GV, tranh ảnh minh họa - HS:SGK, bài soạn IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN. 1. Ổn định lớp. (1 phút) - Ổn định trật tự - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) (?) Cảm nhận của em về giá trị của truyện Sống chết. - Phản ánh cuộc sống ăn chơi hưởng lạc vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền và cảnh sống cơ cực thê thảm của người dân trong xã hội cũ. - Lên án kẻ cầm quyền thờ ơ vô trách nhiệm với tính mệnh của dân thường. - Cảm thương thân phận người dân bị rẻ rúng. (?) Vì sao tác giả lại đặt nhan đề truyện là “ Sống chết mặc bay” 3. Dạy bài mới. -> GV giới thiệu bài: Nhiều nghệ sĩ xưa và nay từng gọi Huế là vùng đất mộng và thơ. Một trong những chất mộng và thơ ấy của Huế là kho tàng những bài ca dao – dân ca, là những cuộc biểu diễn và thưởng thức ca nhạc Huế trên sông Hương và những đêm trăng trong gió mát. Đấy là một nét đẹp văn hóa của xứ Huế. Chúng ta sẽ được tham dự, thưởng thức một sinh hoạt đậm đà màu sắc văn hóa độc đáo của vùng đất miền Trung ấy qua bài bút ký “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Anh Minh. (1 phút) HĐ1. TÌM HIỂU CHUNG (10 Phút) HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG - GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác giả, tác phẩm. - GV hướng dẫn HS tìm hiểu từ khó SGK - GV hướng dẫn HS đọc văn bản SGK -> Đọc mẫu sau đó gọi hs đọc tiếp (đọc chậm rãi, rõ ràng, mạch lạc, lưu ý những câu đặc biệt, những câu rút gọn) - GV nhận xét (?) Nêu bố cục của văn bản ? -> Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm qua phần chú thích. -> HS đọc văn bản SGK -> nhận xét - Từ đầu đến "Lí hoài nam": Giới thiệu Huế, cái nôi của dân ca. - Tiếp ... đến hết: Những đặc sắc của ca Huế. A. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: 2. Tác phẩm: 3. Từ khó 4. Bố cục : HĐ2. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (22 Phút) HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG (?) Trước khi đọc bài này Em biết được những điều gì về Huế (?) Hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu về Huế mà em biết ? (?) Xứ Huế nổi tiếng về nhiều thứ nhưng ở đây tác giả chú ý đến sự nổi tiếng nào của xứ Huế. (?) Hãy kể tên các làn điệu ca Huế và các nhạc cụ được nhắc trong bài? (?) Các làn điệu ca Huế có đặc điểm gì nỗi bật . (?) Ngoài các điệu hò thể hiện nỗi khát khao nỗi hoài vọng, còn có điệu hò nào nữa? (?) Đặc điểm của điệu hò đó ra sao? -> Tuy mỗi làn điệu mang âm sắc, tiết tấu khác nhau, nhưng dường như dân ca xứ Huế đều giống nhau là: “Thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế”. -> Chuyển ý: Để thể hiện nội dung phong phú của các làn điệu ca Huế phải có những nghệ sĩ tài hoa và âm thanh phong phú của các nhạc cụ. (?) Em hãy kể tên các nhạc cụ được nhắc tới trong bài. Giải thích tên các nhạc cụ. (?) Đoạn văn nào cho ta thấy tài nghệ chơi đàn của các ca công và âm thanh phong phú của các nhạc cụ ? (?) Em có nhận xét gì về cách chơi đàn của các ca công? (?) Cách nghe ca Huế trong bài văn có gì đặc biệt. -> Đêm nằm trong chiếc thuyền trên dòng sông Hương thơ mộng để nghe ca Huế thật không có thú vui nào bằng. Ngòi bút miêu tả và biểu cảm của tác giả êm nhẹ, trong trẻo và say đắm mơ mộng làm sao! Thưởng thức ca nhạc như thế đúng là một sinh hoạt văn hóa dân gian, khác hẳn nghe ca nhạc trong rạp hát, hoặc băng, đĩa tại gia đìnhSinh hoạt văn hóa dân gian thường mang tính nguyên hợp, nghĩa là nó hòa đồng, tổng hợp, mà ở đó, không gian người diễn xướng và người thưởng thức đồng hiện, gắn bó với nhau tạo nên bức tranh cuộc sống sinh động, lôi cuốn. (?) Ca Huế được hình thành từ đâu? (?) Có gì độc đáo trong cách thưởng thức ca Huế ? (?) Tại sao các làn điệu ca Huế được nhắc đến trong bài vừa sôi nỗi, tươi vui, vừa trang trọng, uy nghi? (?) Tại sao có thể nói: Nghe ca Huế là một thú tao nhã ? (?) Văn bản có những nét thành công nào về NT ? (?) Tác phẩm gợi tình cảm gì trong em? - Xứ Huế nổi tiếng với những nét văn hoá độc đáo đa dạng và phong phú mà ca huế là một trong những sản phẩm nổi tiếng ấy - Dân ca Huế. - Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh: buồn bã. - Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp: náo nức, nồng hậu tình người. - Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện gần gũi với dân ca Nghệ -Tĩnh. - Thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng tha thiết của tâm hồn Huế. - Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân: buồn man mác, thương cảm bi ai, vấn vương. - Tứ đại cảnh: Không vui, không buồn. - Đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tan, đàn bầu, cặp sác, sáo - Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng ...; Nữ mặc áo dài, khăn đóng. - Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người. - Nhạc công rất đỗi tài hoa, ngón đàn công phu điêu luyện, tinh xảo. - Vào đêm trăng sáng từ khi thành phố lên đèn, khi trăng lên cho đến khi đêm về khuya - Ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình. + Ca nhạc dân gian : bắt nguồn từ lao động và cuộc sống hàng ngày -> sôi nổi, trầm buồn, bình dị. + Ca nhạc cung đình, nhà nhạc: phục vụ những lễ nghi trong cung đình -> trang trọng uy nghi. - Quang cảnh sông nước đẹp, huyền ảo và thơ mộng. - Nghe và nhìn trực tiếp các ca công: cách ăn mặc, cách chơi đàn. - Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ cách biểu diễn đến cách thưởng thức, từ ca công đến nhạc công, trang điểm ăn mặc. - Viết theo thể kí. - Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đẫn chất thơ. - Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con người sinh động. - Yêu quý Huế, tự hào về vẻ đẹp của đất nướckhi được đến Huế B. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN I. NỘI DUNG : 1) Đặc điểm nổi bật của các làn điệu ca Huế - Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh-> buồn bã. - Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp-> náo nức, nồng hậu tình người. -> đã thể hiện lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng tha thiết của tâm hồn Huế. - Nam ai, nam bình, quả phụ, tương tư khúc, hành vân-> buồn man mác, thương cảm bi ai, vấn vương. - Tứ đại cảnh: Không vui, không buồn. 2) Những đặc sắc của dân ca Huế - Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi... - Thưởng thức ca Huế trên thuyền, giữa sông Hương, vào đêm trăng gió mát. - Nhạc công dùng những ngón đang chau chuốt... - Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng. II. NGHỆ THUẬT - Viết theo thể kí. - Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, thấm đẫn chất thơ. - Miêu tả âm thanh, cảnh vật, con người sinh động. III. Ý NGHĨA VĂN BẢN Ghi chép một buổi ca Huế Trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của huế trên sông Hương. 4) Củng cố (1phút) (?) Sau khi học xong văn bản, em hiểu thêm những vẻ đẹp nào của Huế ? - Huế nổi tiếng về âm nhạc dân gian và cung đình. - Qua âm nhạc, con người Huế càng thêm thanh lịch, trữ tình. - Người đến thăm Huế cũng thêm phần hiểu biết văn hoá, trở lên thanh lịch, tài tình hơn. (?) Địa phương em đang sống có những làn diệu dân ca nào ? Hãy kể tên các làn điệu ấy 5) Dặn dò. (1phút) - Học bài - Sưu tầm tài liệu về xứ Huế - Nhận xét tiết học Tuần: Ngày soạn: Tiết: 114 Ngày dạy: LIỆT KÊ. I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu thế nào là phép liệt kê. - Nắm được các kiểu liệt kê. - Nhận biết và hiểu được tác dụng của phép liệt kê trong văn bản. - Biết cách vận dụng phép liệt kê vào thực hiện nói và viết. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Khái niệm phép liệt kê. - Các kiểu liệt kê. 2. Kĩ năng: - Nhận biết phép liệt kê, các kiểu liệt kê. - Phân tích giá trị của phép liệt kê. - GDKNS: Sử dụng phép liệt kê trong nói và viết. 3. Thái độ: - Biết cách vận dụng đúng phép liệt kê vào thực hiện nói và viết. III. CHUẨN BỊ. - GV: SGK, bài soạn, sách GV, bài tập bổ sung - HS:SGK, bài soạn IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN. 1) Ổn định lớp. (1 phút) - Ổn định trật tự - Kiểm tra sĩ số 2) Kiểm tra bài cũ. -> Tiết TV thực hành bài dung cụm chủ - vị để mở rộng câu 3) Dạy bài mới -> GV giới thiệu bài : Trong sinh hoạt đời thường, đôi lúc khi nói hoặc viết, ta hay diễn tả hàng loạt sự vật, sự việc. VD: Đó chính là biện pháp liệt kê. Vậy liệt kê là gì? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được liệt kê cũng như cấu tạo và ý nghĩa của nó. .(1 phút) HĐ1: Tìm hiểu phép liệt kê? (10 phút) HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG (?) Cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận in đậm có gì giống nhau? (?) Việc tác giả nêu ra hàng loại sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự nó có tác dụng gì? -> Biện pháp dùng liên tiếp nhiều từ, cụm từ hay vế câu theo quan hệ đẳng lập để diễn tả đầy đủ hơn những khía cạnh khác nhau của một tư tưởng, một tình cảm gọi là liệt kê. (?) Thế nào là liệt kê? BT ứng dụng: Nhạc công dung các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngòn phi, ngón rãi. (?) Chỉ ra phép liệt kê và cho biết phép liệt kê miêu tả điều gì. HS đọc 1.SGK.104 - Cấu tạo: Các bộ phận in đậm sắp xếp nối tiếp nhau, có kết cấu tương tự nhau. - Ý nghĩa: Chúng cùng nói về nhữnh đồ vật dược bày biện chung quanh quan lớn. HS đọc 2.SGK.104 - Cùng nói về những đồ vật dược bày biện chung quanh quan lớn -> làm nổi bật sự xa hoa của viên quan, đối lập với tình cảm của dân phu đang lam lũ ngoài mưa gió. - Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm. - Phép liệt kê: ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngòn phi, ngón rãi. - Tác dụng: miêu tả tài nghệ chơi đàn của nhạc công với những ngón đàn hết sức phong phú. A. TÌM HIỂU CHUNG I) Thế nào là phép liệt kê 1) VD.SGK - Bên cạnh ngàitrầu vàng, cau đậu, rễ tíanào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuối ngà, nào -> Liệt kê 2) Ghi nhớ - Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực ... hân dân ta”, tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng phép liệt kê: BT2: Tìm các phép liệt kê trong đoạn trích BT3: Đặt câu có sử dụng phép liệt kê tả hoạt động sân trường. HS BT1.SGK.106 - Từ xưa đến nay, -> nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. - Chúng ta có quyền tự hào -> , Lê Lợi, Quang Trung - Từ các cụ già tóc bạc -> ở vùng tạm bị chiếmchính phủ HS BT2.SGK.105 a) dưới lòng đườnghình chữ thập b) điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung HS đặt câu B. LUYỆN TẬP BT1: - Từ xưa đến nay, -> nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. - Chúng ta có quyền tự hào -> Lê Lợi, Quang Trung - Từ các cụ già tóc bạc -> ở vùng tạm bị chiếmchính phủ BT2. a) dưới lòng đườnghình chữ thập b) điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung 4) Củng cố (5 phút) (?) Thế nào là liệt kê? - Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm. (?) Nêu các kiểu liệt kê? - Liệt kê không theo từng cặp và liệt kê theo từng cặp - Liệt kê tăng tiến (tăng cấp) và không tăng tiến 5) Hướng dẫn về nhà (1 phút) - Học bài và hoàn thành BT - Tìm phép liệt kê trong văn bản -Đặt câu có sử dụng phép liệt kê - Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản hành chính - Nhận xét tiết học Tuần: Ngày soạn: Tiết: 115 Ngày dạy: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH. I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu biết bước đầu về văn bản hành chính và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống. - Lưu ý: học sinh đã được biết đến văn bản hành chính là một trong 6 kiểu văn bản (gồm có: tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính – công vụ) ở lớp 6. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Đặc điểm của văn bản hành chính: hoàn cảnh, mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống. 2. Kĩ năng: - Nhận biết được các loại văn bản hành chính thường gặp trong đời sống. - GDKNS Viết được văn bản hành chính đúng quy cách. 3. Thái độ: - Có ý thức sử dụng đúng mục đích của các loại văn bản hành chính. III. CHUẨN BỊ. - GV: SGK, bài soạn, sách GV, mẫu đơn - HS:SGK, bài soạn IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN. 1) Ổn định lớp. (1 phút) - Ổn định trật tự - Kiểm tra sĩ số 2) Kiểm tra bài cũ. (5 phút) -> Cho HS nhắc lại kiến thức về cách làm văn lập luận giải thích 3) Dạy bài mới -> GV giới thiệu bài : ở lớp 6, chúng ta đã được làm quen với các loại đơn từ như: Đơn xin học nghề, Đơn xin miễn giảm học phí, Đơn xin nghỉ học Đó là loại văn bản hành chính. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm về các loại văn bản thường dùng trong cuộc sống để biết nhận dạng, biết vận dụng và nhất là biết cách trình bày cho đúng với quy cách của mỗi loại văn bản hành chính(1 phút) HĐ1: Tìm hiểu về văn bản hành chính. (20 phút) HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG (?) Ba loại văn bản trên thuộc loại văn bản nào? (?) Khi nào thì người ta viết các văn bản Đề nghị, báo cáo, thông báo? (?) Mỗi văn bản trên nhằm mục đích gì? (?) Ba văn bản trên có gì giống và khác nhau? (?) Hình thức trình bày của 3 văn bản có gì khác với các văn bản truyện, thơ mà em đã học? (?) Em còn thấy loại văn bản nào tương tự văn bản trên không ? (?)Từ những nội dung trên em hiểu thế nào là văn bản hành chính ? -> Cấp trên không bao giờ báo cáo với cấp dưới và ngược lại cấp dưới không dùng thông báo với cấp trên. Kiến nghị chỉ dùng trong trường hợp cấp dưới kiến nghị lên cấp trên. HS đọc 3 văn bản SGK - VB1: Thông báo - VB2: Kiến nghị - VB3: Báo cáo - Khi cần truyền đạt một vấn đề gì đó quan trọng xuống cấp thấp hơn hoặc muốn cho nhiều người biết thì người ta dùng văn bản thông báo. - Khi cần đề đạt một nguyện vọng chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể đối với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết thì người ta dùng văn bản đề nghị ( kiến nghị) - Khi cần thông báo một vấn đề gì đó lên cấp cao hơn thì người ta dùng văn bản báo cáo. - Thông báo: nhằm phổ biến một nội dung. - Đề nghị: Đề xuất một nguyện vọng , ý kiến - Báo cáo: Tổng kết nêu lên những gì để cấp trên được biết. - Giống nhau ở chỗ hình thức trình bày đều theo một số hình thức nhất định (theo mẫu) - Khác nhau về mục và những nội dung cụ thể được trình trong mỗi văn bản - Các văn bản trên khác các tác phẩm thơ văn trước hết là: + Thơ văn dùng hư cấu tưởng tượng ,còn các văn bản hành chính không phải hư cấu tưởng tượng . + Ngôn ngữ thơ văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật ,còn ngôn ngữ các văn bản trên là ngôn ngữ hành chính . - Biên bản, Sơ yếu lí kịch, Giấy khai sinh, hợp đồng. - Văn bản hành chính là loại văn bản được dùng trong hành chính, thường được dùng để truyền đạt những nội dung, bày tỏ yêu cầu nào đó từ cấp trân xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết. - Các loại văn bản hành chính thường gặp là: đơn từ, báo cáo, đề nghị, biên bản, bản kiểm điểm... - Đặc điểm của văn bản hành chính là có tính khuôn mẫu, được sắp xếp, trình bày theo một số mục nhất định. - Ngôn ngữ của văn bản hành chính giản dị, dễ hiểu, đơn giản. A. TÌM HIỂU CHUNG 1. VD.SGK - VB1: Thông báo - VB2: Kiến nghị - VB3: Báo cáo 2) Ghi nhớ - Văn bản hành chính là loại văn bản được dùng trong hành chính, thường được dùng để truyền đạt những nội dung, bày tỏ yêu cầu nào đó từ cấp trân xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết. - Các loại văn bản hành chính thường gặp là: đơn từ, báo cáo, đề nghị, biên bản, bản kiểm điểm... - Đặc điểm của văn bản hành chính là có tính khuôn mẫu, được sắp xếp, trình bày theo một số mục nhất định. - Ngôn ngữ của văn bản hành chính giản dị, dễ hiểu, đơn giản. HĐ2: Luyện tập. (12 phút) HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG -> Trong các tình huống, tình huống nào phải viết loại văn bản hành chính ? Tên mỗi loại văn bản ứng với mỗi loại đó là gì ? -> Viết 1 văn bản hành chính HS đọc phần luyện tập - TH1: Dùng văn bản thông báo - TH2: Dùng văn bản báo cáo - TH3: Khi ghi lại những xúc động của mình thì thường dùng phương thức biểu cảm - TH4 : Phải viết đơn: Đơn xin nghỉ học - TH5: Phải viết đơn đề nghị - TH6: Phải dùng phương thức kể và tả để tái hiện lại buổi tham quan cho bạn nghe. B. LUYỆN TẬP + TH 1: Dùng VB thông báo. + TH 2: Dùng VB báo cáo + TH 4: Viết đơn xin nghỉ học. + TH 5: Dùng VB đề nghị. 4) Củng cố (5 phút) (?) Thế nào là văn bản hành chính. -> Văn bản hành chính là loại văn bản được dùng trong hành chính, thường được dùng để truyền đạt những nội dung, bày tỏ yêu cầu nào đó từ cấp trân xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết. (?) Hình thức trình bày có gì giống và khác nhau - Giống nhau ở chỗ hình thức trình bày đều theo một số hình thức nhất định (theo mẫu) - Khác nhau về mục và những nội dung cụ thể được trình trong mỗi văn bản 5) Hướng dẫn về nhà (1 phút) - Học bài - Sưu tầm văn bản hành chính - Viết 1 văn bản hành chính - Ôn bài văn lập luận giải thích -> trả bài viết số 06 - Nhận xét tiết học Tuần: Ngày soạn: Tiết: 115 Ngày dạy: TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Qua việc nhận xét, trả và chữa các bài kiểm tra giúp HS củng cố nhận thức và nhận biết những ưu và nhược điểm trong bài kiểm tra 2. Kĩ năng: - Rèn luyện cách sửa chữa các lỗi dùng từ đặt câu và diễn đạt và kỹ năng làm bài. 3. Thái độ: - Có ý thức sửa chữa các lỗi trong khi làm bài để bài sau được hoàn thiện hơn. III. CHUẨN BỊ. - GV: Bài KT, đáp án - HS:SGK, bài soạn IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN. 1. Ổn định lớp. (1 phút) - Ổn định trật tự - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) -> HS nhắc lại văn giải thích và cách làm bài văn giải thích 3. Dạy bài mới. -> GV giới thiệu bài: Các em đã làm bài văn lập luận giải thích để nhận ra được những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức, để đánh giá được bài viết của mình và sửa lại những chỗ chưa đạt(1 phút) HĐ1. TÌM HIỂU ĐỀ (12 phút) Đề bài: Một nhà văn có nói: “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” Hãy giải thích nội dung câu nói đó. Hoạt động GV và HS Nội dung - GV cho HS đọc đề (?) Đề bài yêu cầu giải thích vấn đề gì? (?) Để đạt được yêu cầu giải thích đã nêu, đề còn có hướng tìm ý nào khác nữa không? (?) Hãy nêu lên các ý của phần thân bài cho đề bài trên? Và giải thích ý nghĩa của câu nói? Đề bài: Một nhà văn có nói: “ Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người” Hãy giải thích nội dung câu nói đó. 1. Tìm hiểu đề, tìm ý: - Trực tiếp giải thích một câu nói, gián tiếp giải thích vai trò của sách đối với trí tuệ con người. - Vì sao trí tuệ con người khi được đưa vào trang sách lại trở thành nguồn ánh sáng không bao giờ tắt? 2. Lập dàn ý: + Giải thích ý nghĩa câu nói: - Sách chứa đựng trí tuệ của con người. * Trí tuệ: Tinh tuý tinh hoa của những hiểu biết. - Sách là ngọn đèn sáng: rọi chiếu, soi đường đưa con người ra khỏi chốn tối tăm. - Sách là ngọn đèn sáng bất diệt, ngọn đèn không bao giờ tắt. - Sách là nguồn sáng được thắp lên từ trí tuệ của con người. + Giải thích cơ sở chân lý của câu nói: - Những cuốn sách có giá trị ghi lại những hiểu biết quý giá nhất mà con người thâu thái trong sản xuất, chiến đấu, trong các mối quan hệ xã hội. - Những hiểu biết ghi lại không chỉ có ích cho một thời mà còn có ích cho mọi thời. - Cần phải chăm đọc sách để hiểu biết nhiều hơn và sống tốt hơn. - Cần chọn sách tốt, sách hay để đọc, không đọc sách dở, sách có hại. - Cần tiếp nhận ánh sáng trí tuệ chứa đựng trong sách. HĐ2. NHẬN XÉT BÀI KT (5 phút) Ưu điểm: - Hầu hết nắm được phương pháp làm bài văn giải thích, bố cục rõ ràng, hiểu đề - Một số trình bày sạch đẹp, diễn đạt khá tốt Nhược điểm : - Một số chưa học lí thuyết nên không nắm được cách làm bài - Nội dung giải thích chưa đủ, không gãy gọn - Trình bày xấu, ý thức kém - Dùng từ, đặt câu chưa chính xác. HĐ3. THÔNG BÁO KẾT QUẢ (5 phút) Loại Giỏi Khá TBình Yếu Lớp TSố SL % SL % SL % SL % 7 7 HĐ4. ĐỌC BÀI THAM KHẢO (10 phút) - Với các đối tượng HS giỏi, khá, trung bình, yếu, kém, chọn đọc mỗi đối tượng 1 bài. 4) Củng cố. (5 phút) (?) So với những yêu cầu, bài làm của em có những ưu, khuyết điểm cụ thể gì? Đâu là chỗ em còn yếu nhất? - Kiến thức, nội dung - Bố cục - Diễn đạt 5) Hướng dẫn về nhà (1 phút) - Sửa lại các lỗi trong bài làm. - Ôn lại lý thuyết văn giải thích - Ôn lại chương trình ngữ văn 7.HK2
Tài liệu đính kèm: