Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 117 đến tiết 129

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 117 đến tiết 129

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Qua bài giúp học sinh củng cố kiển thức và kĩ năng làm bài trong phân môn Văn, Tiếng Việt

2. Kỹ năng:

- Phát hiện lỗi sai và sửa chữa

3. Giáo dục:

- Có ý thức luyện chữ, ý thức cẩn thận, tránh được các lỗi sai trong bài

II. Đồ dùng:

- Giáo viên: các lỗi của học sinh

- Học sinh: sửa lỗi

III. Phương pháp:

Luyện tập, nhận xét, so sánh

IV. Các bước lên lớp:

 

doc 11 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 117 đến tiết 129", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
Ngữ văn. Tiết 117
TRẢ BÀI BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT, VĂN HỌC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Qua bài giúp học sinh củng cố kiển thức và kĩ năng làm bài trong phân môn Văn, Tiếng Việt
2. Kỹ năng:
- Phát hiện lỗi sai và sửa chữa
3. Giáo dục:
- Có ý thức luyện chữ, ý thức cẩn thận, tránh được các lỗi sai trong bài
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: các lỗi của học sinh
- Học sinh: sửa lỗi
III. Phương pháp:
Luyện tập, nhận xét, so sánh
IV. Các bước lên lớp:
1. Khởi động: (2’)
*Giới thiệu bài:
Các em đã kiểm tra một tiết Văn, Tiếng Việt. Để giúp các em nắm được các kiến thức cơ bản cần đạt trong bài và nhận ra những lỗi sai. Chúng ta cùng học bài hôm nay:
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: (40’)
I. Đề bài 
1. Tiếng Việt (Giáo án-tiết 95)
2. Văn học (Giáo án-tiết 104)
II. Đáp án
1. Tiếng Việt
Câu 1: (3 điểm) Mỗi ý đúng 0,5 điểm
1. D 	2. B	3. A	4. A	5. C	6. B
Câu 2: (3 điểm)
Câu rút gọn: là câu bị lược bớt một số thành phần ( có thể khôi phục được)
Câu đặc biệt: là câu không có mô hình C-V
Câu 3: (4 điểm)
Yêu cầu:
Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương, sử dụng hợp lí các trạng ngữ, chỉ rõ công dụng
Diễn đạt lưu loát, chữ viết sạch đẹp, đúng chính tả 
2. Văn học 
Phần 1. Trắc nghiệm. (3 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
D
C
A
C
A
Phần 2. Tự luận. (7 điểm)
Câu 1: 4 điểm. Diễn đạt thành văn, lưu loát đúng các ý. Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm.
 Đức tính giản dị của Bác thể hiện:
- Đời sống: bữa ăn đạm bạc, tiết kiệm
- Cách ăn chậm rãi cẩn thận
- Ăn xong cái bát sạch, cất ngăn nắp
- Cái nhà: chỉ vẻn vẹn vài ba phòng, lộng gió, ánh sáng
- Lối sống: Tự mình làm từ việc lớn đến việc nhỏ 
- Quan hệ với mọi người, tác phong, lời nói, thơ văn
- Gần gũi với mọi người
- Lời nói giản dị, thơ văn: dễ hiểu.
Câu 3: 3 điểm. Trả lời được các ý cơ bản sau. Mỗi ý đúng 1.5 điểm
- Nguồn gốc của văn chương là lòng thương người, thương loài vật, muôn loài-> tình cảm và lòng vị tha
- Đặt vấn đề bằng cách kể một câu chuyện cụ thể, dễ hiểu, đặc sắc, bất ngờ
III. Nhận xét
1. Bài Tiếng Việt
- Đa số biết cách làm kiểu câu hỏi trắc nghiệm. Một số bài tốt.
- Nhiều em sai ở câu 1 trắc nghiệm do chưa xác định đúng câu đặc biệt, câu rút gọn
- Câu 2: Phân biệt câu dặc biệt và rút gọn đa số sơ sài, chỉ nêu khái niệm chưa làm rõ điểm khác của hai kiểu câu
- Viết đoạn văn: Còn có bài viết như một bài văn bố cục ba phần:.
2. Bài Văn học
- Phần trắc nghiệm đa số làm được, một số em còn nhầm ở câu không phải quan niệm của Hoài Thanh về văn chương:
- Nêu được đức tính giản dị của Bác song đa số chưa nêu ở phương diện lời nói và bài viết
- Suy nghĩ về đức tính giản dị trong cuộc sống: ở 7A; 7B đa số chưa viết được
- Đa số 7A;7B chưa phân tích được cách dẫn dắt vào nguồn gốc văn chương
3. Tổng kết và HD học bài: (3’ )
*Tổng kết:
Cách làm một bài kiểm tra 1 tiết
*HD học bài:
- Ôn tập chương trình đã học
- Soạn: Ca Huế trên sông Hương. 
Yêu cầu: Đọc kĩ và trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
Ngữ văn. Bài 28. Tiết 118
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Văn bản nhật dụng thể loại bút kí giới thiệu về vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế, một vùng dân ca phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu, tinh tế và độc đáo trong cách biểu diễn và thưởng thức, những nghệ sĩ chuyên nghiệp rất đỗi tài ba
2. Kỹ năng:
- Có kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích văn bản nhật dụng, bút kí giới thiệu một sinh hoạt văn hoá ở một vùng đất nước cho học sinh
3. Giáo dục:
- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho học sinh
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: sgk+sgv
- Học sinh: soạn bài
III. Phương pháp:
Đọc diễn cảm, phân tích.
IV. Các bước lên lớp:
1. Khởi động: (5’)
*Kiểm tra:
CH: - Qua truyện ngắn “ Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu” em hiểu gì về hai nhân vật này?
TL: - Varen: kẻ phản bội, tên chính khách làm trò chính trị, kẻ ruồng bỏ giai cấp, tên lừa dối trắng trợn, trơ tráo và vô liêm sỉ
- Phan Bội Châu: bậc anh hùng, vị thiên sứ, đáng xả thân được tôn sùng, con người đáng tôn kính, ngưỡng mộ
*Giới thiệu bài:
Ở lớp 6, các em đã được học một số văn bản nhật dụng với đề tài khác nhau.Nếu Động Phong Nha là một danh lam thắng cảnh, Cầu Long Biên là một di tích lịch sử thì ca Huế trên sông Hương lại giúp chúng ta hình dung một cách cụ thể một sinh hoạt văn háo rất đặc trưng, nổi bật ở xứ Huế mộng mơ.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: (38’)
HĐ của thày và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Đọc và tìm hiểu chú thích
*Mục tiêu: Đọc diễn cảm, nhận biết ý nghĩa của các từ ngữ khó trong văn bản
*Thời gian: 10’
*Cách tiến hành:
Gv hướng dẫn đọc: Chậm rãi rõ ràng, mạch lạc, lưu ý những câu đặc biệt
Gv đọc mẫu. Học sinh đọc (3 em) -> nhận xét
Gv nhận xét, sửa chữa
HS đọc các từ khó trong SGK- GV giải thích và mở rộng.
1. Đọc văn bản
2. Từ khó ( sgk)
HĐ 2: Bố cục, thể loại
*Mục tiêu: Nhận biết được thể loại và bố cục của văn bản.
*Thời gian: 5’
*Cách tiến hành:
- Văn bản có thể chia làm mấy phần? Tiêu đề từng phần?
- Bài văn thuộc kiểu văn bản nào
Thể loại
1. Bố cục: hai phần
-P1: đầu -> lí Hoài Nam: giới thiệu một số điệu dân ca Huế
-P2: còn lại: tả một đêm trăng nghe đàn trên sông Hương
2. Thể loại:
Văn bản nhật dụng. Thể loại bút kí
HĐ 3: Tìm hiểu văn bản
*Mục tiêu: Phân tích để nhận thấy được nghệ thuật của ca Huế, cảnh đêm nghe ca Huế trên sông Hương, nguồn gốc của ca Huế.
*Thời gian: 17’
*Cách tiến hành:
+ Em biết gì về cố đô Huế. Hãy nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế mà em biết?
- Là miển đất nổi tiếng của miền trung phong cảnh nên thơ, có nhiều cảnh đẹp (sông Hương, núi Ngự) là đất cố đô nổi tiếng văn hoá phong phú, độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc bao gồm văn hoá cung đình và văn hoá dân gian. 
+ Theo dõi đoạn đầu. Thống kê các điệu ca Huế và đặc điểm của nó?
+ Quá trình miêu tả, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
- Liệt kê ( học sau)
+ Trong bài, tác giả nhắc đến tên những nhạc cụ nào?
+ Những bản đàn nào được nhắc đến trong văn bản?
Đọc “ Không gian yên tĩnh” (trang 101)
+ Tìm những từ ngữ miêu tả nghệ thuật sử dụng nhạc cụ của các nhạc công?
- Nhân, mổ, vỗ, vả, bấm, day, chớp, búng, phi, rãi
+ Nghệ thuật sử dụng? Liệt kê?
+ Em nhận xét gì về nghệ thuật biểu diễn của họ?
+ Qua đoạn phân tích em có nhận xét gì về nghệ thuật biểu diễn của họ?
+ Chi tiết nào miêu tả cảnh đêm trăng nghe ca Huế trên sông Hương?
- Thành phố lên đèn như sao sa, màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi, không gian rộng thoáng
- Trăng lên, gió mơn man dìu dịu, dòng sống trăng gợn sóng, con thuyền bồng bềnh
+ Cảnh đêm trăng trên sông Hương như thế nào?
+ Tìm chi tiết miêu tả hoạt động, cảm xúc con người?
- Lữ khách giang hồ, thơ lai láng
- Ca công trẻ tuổi duyên dáng
- Tâm trạng chờ đợi, xao động
- Con gái Huế tâm hồn phong phú, âm thầm, kín đáo, sâu thẳm
+ Tâm trạng họ thể hiện như thế nào?
+ Ca Huế được hình thành từ đâu?
- Nhạc dân gian biểu hiện tâm hồn lạc quan của nhân dân nên hồn nhiên, sôi nổi, tươi vui, thường được dùng trong sinh hoạt và lễ hội
- Nhạc cung đình nhã nhạc dùng trong các buổi lễ nơi cung đình, nơi tôn miếu nên trang trọng,uy nghị
+ Tại sao có thể nói ca Huế là một thứ tao nhã?
- Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến nghệ thuật, từ cách biểu diễn đến phục trang -> ca Huế quả là thứ tao nhã
1. Nghệ thuật ca Huế
* Các làn điệu Huế và đặc điểm của nó
- Chèo cạn, bài thoại, hò đưa linh (buồn bã)
- Hò giã gạo, ru em, giã vôi, điệp, bài chòi, bài liệm, nàng vung( náo nức, nồng hậu, tính người)
- Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện (gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh)
- Nam ai, Nam bình, quả phụ tương tư khúc, hành vân (buồn man mác, thương cảm, bi ai , vương vấn)
- Tứ đại cảnh: không vui, không buồn
* Một số nhạc cụ
- Đàn trạm, đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo sanh
* Các bản đàn
- Lưu thuỷ, kim tiền, xuân phong, long hổ, tứ đại cảnh
* nghệ thuật biểu diễn
- Sử dụng động từ miêu tả động tác, liệt kê
 -> sự điêu luyện trong nghệ thuật biểu diễn của các nhạc công
-> nghệ thuật ca Huế phong phú, đa dạng, điêu luyện, tài tình
2. Cảnh đêm nghe ca Huế trên dòng Hương Giang
- Cảnh thơ mộng,yên tĩnh, êm đềm
- Con người háo hức, nồng hậu, duyên dáng, lịch sự
3. Nguồn gốc của ca Huế
- Ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình do vậy ca Huế vừa sôi nổi vui tươi, vừa trang trọng, uy nghi
HĐ 4: Tổng kết
*Mục tiêu: Tổng kế lại nội dung, nghệ thuật của văn bản.
*Thời gian: 2’
*Cách tiến hành:
Học sinh đọc.
Gv chốt
Ghi nhớ (Học SGK)
HĐ 5: Luyện tập
*Mục tiêu: Kể tên được các làn điệu dân ca ở địa phương mà em biết.
*Thời gian: 4’
*Cách tiến hành:
Học sinh đọc, nêu yêu cầu bài tập
Làm bài
Gv nhận xét, bổ sung
Hãy kể tên một vài làn điệu dân ca ở địa phương em
- Dân ca Tày, Nùng, Thái, Mông
3. Tổng kết và HD học bài: (2’ )
*Tổng kết:	
Em hiểu gì về nghệ thuật ca Huế?
*HD học bài:
- Học ghi nhớ + nội dung phân tích
- Học thuộc một đoạn trong văn bản em thích
- Soạn: Liệt kê
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
Ngữ văn. Bài 28. Tiết 119
LIỆT KÊ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu rõ thế nào là phép liệt kê và tác dụng của nó
- Phân biệt các kiểu liệt kê: cặp /không cặp; tăng tiến/ không tăng tiến
2. Kỹ năng:
- Có kĩ năng vận dụng phép liệt kê trong nói, viết
3. Giáo dục:
- Sử dụng biện pháp liệt kê phù hợp trong từng trường hợp, ngữ cảnh.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: sgk + sgv
- Học sinh: soạn bài+ sgk + sbt
III. Phương pháp:
Vấn đáp, thảo luân, phân tích.
IV. Các bước lên lớp:
1. Khởi động: (5’)
*Kiểm tra:
CH:- Lấy ví dụ một câu có cụm C-V dùng để mở rộng? cho biết cụm C-V đó làm thành phần gì?
TL: - Tuổi trẻ / hôm nay, là tuổi trẻ của năng động, sáng tạo.
	 C	V
	Cụm C-V làm trạng ngữ.
*Giới thiệu bài:
Ngoài so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, nhân hoá ra thì liệt kê cũng là một biện pháp nghệ thuật. Để chúng ta hiểu rõ về biện pháp này, chúng ta cùng tiếp tục học tiết này. Liệt kê
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: (38’)
HĐ của thày và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Hình thành kiến thức mới
*Mục tiêu: Nhận biết được thế nào là phép liệt kê và các kiểu liệt kê qua việc giải các bài tập.
*Đồ dùng: Bảng phụ
*Thời gian: 23’
*Cách tiến hành:
Đọc bài tập. 1 em
+ Cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận trong câu in đậm dưới đây có gì giống nhau?
- Mô hình cú pháp tương tự
Bát yến hấp đường phèn
Tráp đồi mồi hình CN để mở
Nào ống thuốc bạc
Nào dao chuôi ngà
GV: Đó là những từ, tổ hợp từ cùng loại
+ Việc tác giả nêu hàng loạt sự việc tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên có tác dụng gì?
+ Em nhận xét gì về cách sắp đặt các từ, tổ hợp từ trên?
- Sắp xếp nối tiếp nhau
+ Em hiểu liệt kê là gì?
Học sinh đọc ghi nhớ.Gv chốt
GV nêu yêu cầu bài tập nhanh
 + Tìm phép liệt kê trong khổ thơ?
- Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em người con gái anh hùng
+ Tác dụng? Sự kiên cường của người con gái anh hùng trước những sự tra tấn dã man của giặc?
Đọc bài tập 1 (sgk) . Nêu yêu cầu
Thảo luận nhóm theo bàn thời gian 3phút
Học sinh đọc bài tập ( sgk 105)
Thảo luận tổ: tổ 1,2 câu a
 tổ 3: câu b
Học sinh báo cáo. Gv kết luận
+ Vì sao câu a có thể thay đổi vị trí các TN liệt kê mà câu b không thay đổi được?
- Câu a là liệt kê không tăng tiến
- Câu b là liệt kê tăng tiến, nếu đổi thì không phù hợp
+ Qua hai bài tập em hãy cho biết có mấy loại liệt kê? Vẽ sơ đồ phân loại?
Học sinh vẽ
Gv treo bảng phụ
+ Học sinh đọc ghi nhớ ( sgk)
Gv khái quát
I. Thế nào là phép liệt kê
1. Bài tập (sgk 104)
- Về cấu tạo: có mô hình cú pháp tương tự
- Về ý nghĩa: cùng miêu tả những sự vật xa xỉ đắt tiền
- Tác dụng: đặc tả ( tô đậm, nhấn mạnh) thói hưởng lạc ích kỷ và thói vô trách nhiệm của quan huyện
- Sắp xếp nối tiếp từ, tổ hợp từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc
2. Ghi nhớ. (Học SGK)
II. Các kiểu liệt kê
1. Bài tập
Bài 1:
- Câu a: liệt kê không theo từng cặp
- Câu b: liệt kê theo từng cặp với quan hệ từ “ và”
Bài 2: 
- Câu a: có thể đảo được vị trí các từ ngữ liệt kê( các từ ngữ không tăng tiến)
- Câu b: không đảo được vị trí các từ ngữ ( từ ngữ tăng tiến)
Sơ đồ phân loại liệt kê
 P. loại liệt kê
Cấu tạo
Ý nghĩa
Ko tăng tiến
Tăng tiến
Ko theo cặp
Theo cặp
2. Ghi nhớ. (Học SGK)
HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập
*Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện các bài tập trong bài.
*Thời gian: 15’
*Cách tiến hành:
HS đọc bài tập
Nêu yêu cầu bài tập
HS thực hiện giải bài tập
GV theo dõi đôn độc
Báo cáo kết quả
GV nhận xét sửa lỗi
HS đọc bài tập
Nêu yêu cầu bài tập
HS thực hiện giải bài tập
GV theo dõi đôn độc
Báo cáo kết quả
GV nhận xét sửa lỗi
1. Bài tập 1 (106) Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” tác giả dùng biện pháp liệt kê để diễn tả
- Sức mạnh của tinh thần yêu nước . Tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sống vô cùng mạnh mẽ, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước
- Lòng tự hào về truyền thống lịch sử: chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại bà Trưng,, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung
- Sự đồng tâm nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân đứng lên đánh Pháp. Từ cụ già tóc bạc  quyên góp ruộng đất chính phủ
2. Bài 2: Tìm phép liệt kê trong đoạn trích
a. Dưới lòng đất, trên vỉa hè, trong cửa tiệm, những cu li kéo xe tay, những quả dưa hấu những xâu lạp xường. cái rốn của một chú khách, một viên quan uể oải bước qua.. tay ngực hình chữ thập
3. Tổng kết và HD học bài: (2’ )
*Tổng kết:
Liệt kê là gì? Có mấy loại liệt kê?
*HD học bài:
- Học thuộc hai ghi nhớ
- làm bài tập 3
- Soạn: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
Ngữ văn. Bài 28. Tiết 120
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được những hiểu biết chung về văn bản hành chính.Mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống thực tiễn
2. Kỹ năng:
- Viết được những văn bản hành chính đúng mẫu
3. Giáo dục:
- Ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập.
II. Đồ dùng:
- Giáo viên: sgk + sgv
- Học sinh: soạn bài
III. Phương pháp:
Vấn đáp, so sánh, phân tích
IV. Các bước lên lớp:
1. Khởi động: (5’)
*Kiểm tra:
CH:- Nêu các bước làm một bài văn giải thích?
TL: - 4 bước: Tìm hiểu đề, tìm ý; lập dàn bài, viết bài, đọc và sửa lỗi.
*Giới thiệu bài:
Trong cuộc sống hàng ngày ta thường xuyên phải sử dụng văn bàn hành chính. Để hiểu biết về cách viết văn bản hành chính và những đặc điểm của nó, chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: (37’)
HĐ của thày và trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Thế nào là văn bản hành chính
*Mục tiêu: Nhận biết được những hiểu biết chung về văn bản hành chính.Mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống thực tiễn
*Thời gian: 22’
*Cách tiến hành:
Học sinh đọc – 3 em
+ khi nào phải viết thông báo, đề nghị báo cáo?
+ Mỗi văn bản trên nhằm mục đích gì?
+ Điểm gì giống và khác nhau?
Gv mở rộng đặc điểm chung của ba văn bản
Ba văn bản trên gọi là văn bản hành chính (hoặc VBHCCV)
+ Em hiểu thế nào là văn bản hành chính?
- Văn bản dùng để truyền đạt nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống cấp dưới và bàytỏ ý kiến , nguyện vọng của cá nhân , tập thể tới cơ quan và người có quyền hạn giải quyết
+ Văn bản hành chính, truyện , ,thơ có điểm gì khác nhau?
- Truyện thơ: văn bản nghệ thuật, từ ngữ chau chuốt, sử dụng biện pháp nghệ thuật, đa nghĩa, biểu tượng, biểu cảm
- Văn bản hành chính nói chung: tính khuôn mẫu, từ ngữ giản dị, rõ nghĩa, không có biện pháp nghệ thuật và yếu tố biểu cảm (đon có lời cảm ơn -> khuôn mẫu)
Học sinh đọc ( hai em)
Gv chốt
1. Bài tập (sgk 107)
2. Nhận xét
* Tình huống viết
- Thông báo: Truyền đạt thông tin từ cấp trên xuống cấp dưới hoặc thông tin cho công chúng rộng rãi cùng biết
- Đề nghị: kiến nghị , đề nghị, đề đạt nguyện vọng lên cấp trên hoặc người có thẩm quyền
- Báo cáo: nhằm trình bày một vấn đề nào đó lên cấp cao hơn
* Mục đích
- Thông báo: phố biến thông tin thường kèm theo hướng dẫn và yêu cầu
- Đề nghị: trình bày nguyện vọng thường kèm hteo lời cảm ơn
- Báo cáo: tập hợp công việc đã làm được để cấp trên biết, thường dùng số liệu %
* Đặc điểm:
- Đặc điểm chung: có tính khuôn mẫu
- Khác: mục đích, nội dung, yêu cầu
3. Ghi nhớ (sgk)
HĐ 2: Luyện tập
*Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để thực hiện các bài tập theo yêu cầu
*Đồ dùng: Bảng phụ
*Thời gian: 15’
*Cách tiến hành:
Học sinh đọc bài tập
Nêu yêu cầu.
HS thực hiện
Báo cáo kết quả
Nhận xét, sửa chữa
Bài tập bổ sung: Sưu tầm một số văn bản hành chính
- Biên bản xảy ra tai nạn
- Thông báo môn thi TN THCS
- Đơn xin chuyển trường
- Báo cáo tổng kết công tác đội TNTP
- Văn bản hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp
1. Bài 1: (110) Tình huống viết văn bản hành chính và tên văn bản tương ứng
1. Thông báo
2. Báo cáo
3. Đơn xin nghỉ học
4. Đề nghị
3. Tổng kết và HD học bài: (3’ )
*Tổng kết:
Văn bản hành chính là gì? Đặc điểm của văn bản hành chính
*HD học bài:
- Học thuộc ghi nhớ
- Sửa lỗi trong bài tập làm văn số 6

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 32(2).doc