Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 141, 142: Hướng dẫn làm bài kiểm tra tổng hợp

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 141, 142: Hướng dẫn làm bài kiểm tra tổng hợp

I. MỤC TIÊU : Giúp HS :

- Hệ thống lại những kiến thức đã học ở học kì II về : Phần tiếng Việt, phần văn, phần tập làm văn.

- Hướng dẫn HS biết cách làm bài tập trắc nghiệm qua một số bài tập giáo viên đã chuẩn bị.Cách làm bài tập làm văn nghị luận giải thích hoặc chứng minh.

- Nắm vững kiến thức để làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao.

 II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Bảng phụ.

- Học sinh: Soạn bài theo dặn dò ở tiết trước .

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1) KT sĩ số

2. KTBC: (4) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 723Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 141, 142: Hướng dẫn làm bài kiểm tra tổng hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :12/5/2009 Tuần 36
Ngày dạy :13/5 /2009 Tiết 141- 142
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Hệ thống lại những kiến thức đã học ở học kì II về : Phần tiếng Việt, phần văn, phần tập làm văn.
- Hướng dẫn HS biết cách làm bài tập trắc nghiệm qua một số bài tập giáo viên đã chuẩn bị.Cách làm bài tập làm văn nghị luận giải thích hoặc chứng minh.
- Nắm vững kiến thức để làm bài kiểm tra đạt hiệu quả cao.
 II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Bảng phụ.
- Học sinh: Soạn bài theo dặn dò ở tiết trước .
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’) KT sĩ số
2. KTBC: (4’) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Tham khảo các câu hỏi có thể dùng để cấu tạo đề :
HOẠT ĐỘNG 1: ( 40’)
PHẦN TIẾNG VIỆT
ĐỀ 1:
Câu 1: Xác định các từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ, từ láy, cụm từ trong tổ hợp sau : Mong muốn, bánh nướng, hùng hổ, mĩ mãn, mẹ gà, hối hả, đạp xe, mập mạp, nước lọc, cờ vua. ( 2 điểm)
Từ ghép đẳng lập
Từ ghép chính phụ
Từ láy
Cụm từ
Câu 2: Giải nghĩa và đặt câu với các từ Hán Việt sau: ( 3 điểm).
1.Giang sơn .
2. Phi Trường .
3. Nhật dụng .
4. Thiên phú.
5. Hoài cổ.
6. Tiền tuyến.
Câu 3: Tìm 2 câu thành n ữ (tục ngữ, ca dao  ) có chứa các cặp từ trái nghĩa ( 1điểm).
Câu 4: Đặt 2 câu đơn , mỗi câu có một cặp từ đồng âm ( 1 điểm). 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 5: Viết một đoạn văn tả lại cảnh em hình dung được qua bài thơ ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA , trong đó có đoạn sử dụng hợp lí 2 từ láy, 2 quan hệ từ ( 3 điểm).
ĐỀ 2:
 Câu 1: Giải nghĩa và đặt câu với các thành ngữ sau: 
a. Tiên học lễ, hậu học văn.
b. Văn võ song toàn.
c. Chạy như ma đuổi.
Câu 2 : Đọc kĩ 2 câu thơ phiên âm tiếng Việt :
Phi lưu trực há tam thiên xích
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
a. Giải nghĩa yếu tố thiên trong từ cửu thiên ( 1 điểm).
b. Tìm 5 từ Hán Việt có yếu tố thiên cùng nghĩa ( 2 điểm)
Câu 3 : Xác định câu đặc biệt , câu rút gọn trong đoạn văn sau và nêu rõ tác dụng ( 2 điểm).
	Mùa xuân. Trăm hoa đua nở. Chim hót líu lo. Mầm non cựa mình thức giấc sau mùa đông dài lạnh lẽo. Khẽ mỉm cười nhìn vạn vật. Cười vu vơ. Tuyệt quá.
- Câu đặc biệt :
 Tác dụng : 
 - Câu rút gọn :
 Tác dụng : 
Câu 4 : Viết một đoạn văn ngắn nói về tình bạn có dùng một câu đặc biệt ( 2 điểm). 
HOẠT ĐỘNG 2 : (40’)
PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN.
ĐỀ 1 :
Câu 1 : ( 3 điểm) : Tục ngữ và ca dao có gì giống và khác nhau ? Chép thuộc những câu tục ngữ về con người và xã hội.
Câu 2 : ( 3 điểm) : Phát biểu cẩm nghĩ của em về câu tục ngữ Thương người như thể thương thân
bằng một đoạn văn từ 6- 7 câu.
Câu 3 : (4 điểm) : 
- Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ của ai ? Trình bày xuất xứ văn bản.
- Trình bày suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản bằng một đoạn văn từ 7 – 8 câu.
ĐỀ 2 : 
Câu 1 ( 3 điểm) : Tục ngữ và ca dao có gì giống và khác nhau ? Chép thuộc những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Câu 2  ( 3 điểm) : Phát biểu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ Đói cho sạch , rách cho thơm bằng một đoạn văn từ 6 – 7 câu.
Câu 3 (4 điểm) : 
- Văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt là của ai ? Trình bày xất xứ văn bản.
- Viết một đoạn văn từ 7- 8 câu trình bày suy nghĩ của em khi học xong văn bản.
4. CỦNG CỐ: (3’)
 GV nhấn mạnh những kiến thức trọng tâm để HS nắm biết cách làm bài để bài kiểm tra học kì II được tốt hơn.
 5. DẶN DÒ: (2’)
- Xem lại toàn bộ kiến thức đã học.
- Hoàn thành các bài tập vào vở.
- Chuẩn bị bài mới : KIỂM TRA HỌC KÌ II.

Tài liệu đính kèm:

  • doctIET 141 142.doc