Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

I. Mục tiêu

- Giúp HS cảm nhận được tư tưởng nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ

- Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tổ miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình, đặc điểm và bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự

II. Chuẩn bị

- SGK, SGV, giáo án, TLTK

III. Phương pháp

- Phát vấn câu hỏi, giảng bình.

IV. Tiến trình giờ dạy

1- Ổn định tổ chức (1)

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..............................
Ngày giảng: .............................
Tiết 41
	Văn bản
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
I. Mục tiêu 
- Giúp HS cảm nhận được tư tưởng nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ
- Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tổ miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình, đặc điểm và bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự
II. Chuẩn bị
- SGK, SGV, giáo án, TLTK
III. Phương pháp
- Phát vấn câu hỏi, giảng bình. 
IV. Tiến trình giờ dạy
1- ổn định tổ chức (1’)
2- Kiểm tra bài cũ (5’)
? Đọc diễn cảm và phân tích bài “ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”?
3- Bài mới
* Giới thiệu bài( 1’): Đời Đường (618 - 907) thi ca NT phát triển vô cùng mạnh mẽ thu được những thành tựu rực rỡ. Thơ Đường được liệt vào hàng thơ ca ưu tú nhất của nhân loại. Trong đó Đỗ Phủ là một trong những nhà thơ vĩ đại được tôn vinh là “thánh thơ”
Hoạt động 1( 10’)
?) Nêu những nét lớn về tác giả?
- Là nhà thơ giàu lòng yêu nước, thương dân, lo đời, ghét cường quyền bạo ngược -> hơn 1400 bài thơ phản ánh tâm hồn cao đẹp của “nhà thơ dân đen”
- Cuộc đời Đỗ Phủ trải qua nhiều bất hạnh: công danh lận đận, con chết, lưu lạc tha hương, càng cuối đời càng nghèo đói và chết trên một chiếc thuyền rách nát ở quê
?) Nêu xuất xứ của bài thơ?
- Viết bài thơ vào những năm cuối đời -> là một trong số 100 bài thơ hay của Đỗ Phủ
- Năm 760 (761) loạn An Lộc Sơn đang diễn ra khốc liệt, Đỗ Phủ được bạn bè giúp đỡ dựng được một mái nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa ở phía tây Thành Đô -> mấy tháng sau bị mưa bão phá sát...
?) Bài thơ đọc với những giọng đọc như thế nào thì phù hợp
- 3 khổ đầu : Buồn
- Khổ cuối: phấn chấn
- Yêu cầu HS giải thích một số từ khó
I. Giới thiêu tác giả- tác phẩm
1. Tác giả: ( 712 – 770) 
- Là nhà thơ nổi tiếng đời Đường
- Được mệnh danh là “Thi thánh”
- Để lại gần 1500 bài thơ
2. Tác phẩm
- Viết 760 thể hiện bút pháp hiện thực và nhân đạo cao cả
3. Đọc, tìm hiểu chú thích
Hoạt động 2( 20’)
?) Bố cục của bài thơ? 4 phần
+ P1: Từ đầu -> sương sa: Cảnh nhà bị phá trong gió thu
+ P2: Tiếp -> ấm ức: Cảnh cướp phá khi nhà bị gió tốc
+ P3: Tiếp -> cho trót : Cảnh đêm trong nhà bị tốc mái 
+ P4: Còn lại: ước muốn của tác giả
Hoặc 2 phần:
+ P1: 18 câu đầu: Kể và miêu tả 
+ P2: 5 câu còn lại: hiện thực... và ước mơ...
?) Nếu bố cục 4 phần, hãy xác định phương thức biểu đạt của mỗi phần?
- P1: miêu tả P3: miêu tả + biểu cảm
- P2: Tự sự + biểu cảm P4: biểu cảm
?) Tại sao bài thơ được gọi là “bài ca” ?
- Bài thơ là tiếng lòng cao đẹp của tác giả
?) Những phần nào phản ánh nỗi khổ của kẻ nghèo trong hoạn nạn?
- P1 +2 +3
?) Nhà của Đỗ Phủ bị phá trong hoàn cảnh nào? Nhận xét về căn nhà và chủ nhân của nó?
- Gió thét già -> thế gió nhanh, mãnh liệt, dữ dội
- Nhà đơn sơ, không chắc chắn -> chủ nhà là người nghèo
?) Chi tiết nào miêu tả cảnh nhà tranh bị phá? Nhận xét?
- Mảnh tranh lợp nhà bị gió đánh
+ Tranh bay sang sông
+ Mảnh cao treo tót...
+ Mảnh thấp quay lộn...
=> Cảnh tan tác, tiêu điều...
GV : Cuộn, bay, sang sông, treo tót, quay lộn là những động thái liên tiếp hợp thành một bức tranh rõ nét làm chấn động tâm khảm của nhà thơ.
?) Tâm trạng tác giả - chủ nhân của ngôi nhà như thế nào?
-Lo, tiếc, bất lực, sốt ruột, ai oán, phẫn nộ trước cảnh cuồng phong...
?) Em có nhận xét gì về cách gieo vần? Tác dụng?
- Gieo vần bằng: Hào, mao, giao, sao, ao -> âm vang như truyền tiếng gió “từng trận” 2 => Âm điệu thơ như tiếng khóc, tiếng thở than
II. Phân tích văn bản 
1. Bố cục: 4 phần
2. Phân tích
a.Nỗi thống khổ của người nghèo trong hoạn nạn
* Cảnh nhà bị gió thu phá
->là cảnh tan tác, tiêu điều
* Gọi HS đọc P2
?) Cảnh cướp giật mái tranh diễn ra như thế nào? Cảnh tượng này gợi cho em suy nghĩ gì?
- Lũ trẻ con hàng xóm kéo đến cướp tranh ngay trước mắt chủ nhà ( đạo tặc )
- Thái độ của bọn trẻ
+ Khinh nhà thơ “già yếu”
+ Trơ tráo trước tiếng kêu của chủ nhà
+ Ngang nhiên đi về
* GV :Sau thiên tai gia đình nhà thơ lại gặp “đạo tặc” một sản phẩm của xã hội đại loạn -> Đạo lí suy đồi đến cùng cực =>Ta thấy cuộc sống khốn khổ, đáng thương
?) Thái độ của Đỗ Phủ như thế nào? Vì sao?
- ấm ức vì tuổi già xót xa cho những cảnh 	 
 vì nghèo khổ	 nghèo khó -> nhân đạo...
* Gọi HS đọc khổ 3
?) Nhận xét gì về cảnh không gian trong đêm đó?
- Gió lặng, mây tối mực, trời đêm đen đặc => Bóng tối dày đặc bao phủ lạnh lẽo...
?) Các chi tiết trên gợi cho em suy nghĩ như thế nào về thực trạng xã hội lúc bấy giờ? Về cuộc đời của tác giả?
- Xã hội đen tối, bế tắc, đói khổ -> cuộc đời đen tối
?) Cảnh sống gia đình của tác giả trong đêm thu được tả như thế nào?
- Nhà dột, chăn ướt và rách, giường ướt 
=> Nghèo khổ không có đường tránh
?) Tâm trạng của tác giả lúc này như thế nào? Câu hỏi tu từ ở cuối đoạn có ý nghĩa gì?
- Thương vợ con, thương mình -> Đêm như dài ra -> Nỗi đau khổ như dần lại trút lên đầu tác giả một con người bất hạnh
- Câu hỏi tu từ:
+ Mong cho đêm chóng hết
+ Đắng cay, lo lắng trước
+ Nỗi khổ của gia đình
+ Ngầm lên án giai cấp thống trị
+ Mong cho xã hội đổi thay
*GV: Khổ thơ là tiếng nói xót xa cho thân phận mình và kiếp người trước thiên tai và tai ương do con người gây ra.. -> Mỗi dòng thơ như một dòng nước mắt cứ tuôn rơi...
* Cảnh cướp giật khi nhà bị gió thu phá
- Gây nỗi xót xa cho những cảnh đời nghèo khó
* Cảnh đêm trong nhà đã bị phá mái
* Gọi HS đọc P4
?) Tác giả đã ước mơ gì? Mục đích?
- Có ngôi nhà rộng, vững chắc để che chở cho kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ
- Vì ông là kẻ sĩ nghèo nên ông thấu hiểu...
?) Từ ước vọng của tác giả em có nhận xét gì về thực trạng xã hội?
- Người có tài đức mà nghèo khổ
- Xã hội đói khổ, không có công bằng
?) Hai câu kết bài đem bất ngờ đến cho mọi người. Vì sao? Hãy phân tích?
- Dùng thán từ
- Dùng lời nói biểu cảm trực tiếp bộc bạch
=> Tấm lòng vị tha, tư tưởng nhân đạo của nhà thơ
?) Ước vọng đẹp đẽ, cao cả nhưng tại sao lại mở đầu bằng lời than
- Tác giả không tin ước vọng trở thành hiện thực
- Là ước vọng cao cả nhưng chua xót
=> Phê phán hiện thực xã hội bế tắc, bất công
*GV : 5 câu thơ cuối thẫm đẫm tình người, chứa chan tư tưởng nhân đạo, thể hiện sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, tạo giá trị nhân bản sâu sắc cho bài thơ.
b. Ước vọng của nhà thơ
- Nhà thơ mong có ngôi nhà rộng, vững chắc cho kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ 
->Là ước vọng đẹp đẽ, cao cả
Hoạt động 3( 2’)
?) Em cảm nhận như thế nào về ND - NT của bài thơ?
- Phản ánh nỗi khổ của người nghèo, khát vọng nhân đạo cao cả, lòng vị tha, tinh thần vượt lên nỗi khổ của bản thân....
- Kết hợp biểu cảm, miêu tả, tự sự
III. Tổng kết
* Ghi nhớ: sgk(134)
Hoạt động 4( 3’)
IV. Luyện tập
Bài 2 (134)
Bài thêm :Những bài thơ của VN cũng mang tình cảm nhân đạo và cách biểu cảm giống bài thơ của Đỗ Phủ: Em bé trong nhà lao Tân Dương, Người bạn tù thổi sáo, Phu làm đường...
4. Củng cố : 
- Cảm nhận của em sau khi đọc xong bài thơ
5. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc lòng bài thơ. Phân tích nội dung, nghệ thuật
- Soạn: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng
V. Rút kinh nghiệm
----------------------------&0&-------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 tiet 41.doc