Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 41: Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 41: Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người

I. MỤC TIÊU:

- Rèn luyện nói theo chủ đề biểu cảm.

- Rèn luyện kỹ năng tìm ý, lập dàn bài.

- Lần lượt được nói trước lớp và sửa ý từ lời văn, giọng nói, tư thế trước lớp

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng

- Học sinh: Mỗi nhóm chuẩn bị 1 đề như đã phân công.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1)

2. KTBC: (4) - Kiểm tra vở soạn HS

3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.

“Nói” là hình thức giao tiếp tự nhiên của con người. Ngoài việc rèn luyện cho HS năng lực viết, GV còn phải rèn luyện cho HS năng lực nói vì đó là phương tiện giao tiếp hữu hiệu nhất. Khi nắm vững được kỹ năng nói và nói được theo chủ đề thì HS đã có 1 công cụ sắc bén để giúp mình thành công trong cuộc sống. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em đi vào

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 609Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 41: Luyện nói văn biểu cảm về sự vật, con người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 30/10/2008 Tuần 11
Ngày dạy : 31/10/2008 Tiết 41
I. MỤC TIÊU: 
- Rèn luyện nói theo chủ đề biểu cảm.
- Rèn luyện kỹ năng tìm ý, lập dàn bài.
- Lần lượt được nói trước lớp và sửa ý từ lời văn, giọng nói, tư thế trước lớp
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng 
- Học sinh: Mỗi nhóm chuẩn bị 1 đề như đã phân công.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’) 
2. KTBC:	(4’) - Kiểm tra vở soạn HS	
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
“Nói” là hình thức giao tiếp tự nhiên của con người. Ngoài việc rèn luyện cho HS năng lực viết, GV còn phải rèn luyện cho HS năng lực nói vì đó là phương tiện giao tiếp hữu hiệu nhất. Khi nắm vững được kỹ năng nói và nói được theo chủ đề thì HS đã có 1 công cụ sắc bén để giúp mình thành công trong cuộc sống. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em đi vào
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
10’
7’
20’
HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU BÀI:
HS. Đọc bài “Quà bánh tuổi”
H. Trong bài này ý kể về người hay việc? Việc gì? 
 (Kỉ niệm gì?)
H. Từ những kỉ niệm đó tác giả đã nêu lên cảm nghĩ, 
 thái độ tình cảm gì?
 Tình cảm đó có chân thật không?
H. Để nêu lên kỉ niệm và thái độ tình cảm tác giả đã 
 dùng phương thức diễn đạt gì?
H. Từ những hiểu biết trên em hãy cho biết làm văn 
 biểu cảm ta cần chú ý điều gì?
HOẠT ĐỘNG 2. LẬP DÀN Ý, ĐỀ BÀI. LUYỆN NÓI TRƯỚC LỚP.
GV. Chia nhóm và giao đề cho từng nhóm hoạt động, 
 trao đổi.
 Nhóm 1: đề 1. Nhóm 2: đề 2. Nhóm 3: đề 3. 
 Nhóm 4: đề 4.SGK/129-130
GV gợi ý: HDHS lập dàn ý (gợi ý nhanh)
Đề 1: Đối tượng – thầy cô – “Người lái đò” đưa HS 
 “cập bến tương lai”. Là người dạy dỗ, đem đến cho
 chúng tôi – các thế lực HS những hiểu biết những 
 vốn tri thức văn hóa và ứng xử trong đời sống.
 - Thầy cô là những người cha, người mẹ mẫu mực, 
 như người đưa đò vô danh vẫn ở bến miệt mài, nhiệt
 tình đưa đón từng thế hệ HS.
 - Phương thức diễn đạt: so sánh, hồi ức kỉ niệm, liên 
 tưởng hiện tại, tương lai.
 - Câu trùng điệp tạo cảm xúc bồi hồi xúc động.
Đề 2: 
 - Tình bạn là thứ tình cảm cao quý, thiêng liêng là 
 nơi neo đậu tâm hồn mỗi người, tình bạn chân thành
 xuất phát từ sự đồng cảm giữa 2 hoặc nhiều người 
 với nhau, yêu thương nhau.
 - Hồi ức lại kỉ niệm về tình bạn, thuở nhỏ, liên hệ 
 hiện tại (Đó có thể là kỉ niệm vui, hay buồn).
 - Phương thức diễn đạt: (So sánh, liên tưởng, liệt kê, 
 câu cảm thán: Thể hiện sự tha thiết, chân thành)
Đề 3: 
 - Sách vở: làngười bạn, là nơi cung cấp tri thức đem 
 đến cho người đọc sự hiểu biết, lòng say mê yêu đời.
 - Tình cảm: yêu quý, trân trọng sách vở.
 - Phương thức diễn đạt: nhân hóa, ẩn dụ
 HOẠT ĐỘNG 3. TRÌNH BÀY NÓI
 - Đại diện nhóm trình bày: HS dưới lớp theo dõi
 nhận xét.
 - GV tổng hợp ý kiến, nhận xét, bổ sung.
 - Muốn truyền đạt cảm xúc cho người nghe thì tình 
 cảm phải chân thành. Từ ngữ, chính xác, trong sáng. 
 Bài nói phải mạch lạc và đảm bảo tính liên kết chặt 
 chẽ.
I. TÌM HIỂU BÀI:
“Qùa bánh tuổi thơ”
- Kể về kỉ niệm ăn quà thuở 
 nhỏ: khoai, kẹo vừng
- Thái độ, yêu mến trân trọng,
 nâng niu ấp ủ những kỉ 
 niệm, “ Đó là những thứ 
 ngon nhất còn lại của cả đời
 người”.
- Phương thức: So sánh, liên 
 tưởng, hồi ức, tưởng tượng, 
 liệt kê, dùng câu có nghĩa 
 hình thái để biểu cảm.
- Chú ý đến sự vật, con người 
 mộtcách đầy đủ để làm nền 
 cho những tình cảm, cảm 
 xúc,suy nghĩ: Tình cảm, cảm 
 xúc, suy nghĩ của người viết 
 phải chân thực, dùng các 
 phương thức diễn đạt thích 
 hợp để biểu thị cảm xúc: So 
 sánh, liên tưởng, liệt kê, câu 
 trùng điệp
III. LUYỆN NÓI TRƯỚC LỚP:
 4.CỦNG CỐ: (5’)
- Qua 3 bài cụ thể trên em hãy rút ra yêu cầu chung của bài văn biểu cảm? 
Hình thức: Bố cục 3 phần
Nội dung:
5. DẶN DÒ: (5’)
- Xem lại bài cũ
- Chọn 1-4 bài, viết thành 1 bài văn hoàn chỉnh vào vở BT
- Chuẩn bị bài : CHỮA LỖI DÙNG TỪ.
+ Đọc và tìm hiểu các lỗi ta thường mắc phải về quan hệ từ.
+ Đọc ghi nhớ, chuẩn bị phần luyện tập.
- Chuẩn bị: “BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÀ” (Đỗ Phủ)
+ Đọc chú (*) SGK để tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp VH của Đỗ Phủ.
+ Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Đọc văn bản, tìm hiểu bố cục:
+ Trả lời CH Sách giáo khoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 41.doc