Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 42: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 42: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

-Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của Đỗ Phủ.

- Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình.

- Thấy được đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Tranh vẽ SGK/133

- Học sinh: Soạn bài

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1)

2. KTBC: (4) - Đọc diễn cảm bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”.

 - Nêu nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ ?

3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.

Nếu như Lý Bạch được mệnh danh là “Tiên thơ” mang tâm hồn tự do, hào phóng thì Đỗ Phủ lại chính là bài nhà thơ hiện thực lớn trong lịch sử thơ ca cổ điển Trung Quốc. Thơ ông được mệnh danh là “Thi sử” (sử bằng thơ). Vì ông phản ánh một cách chân thực, sâu sắc bộ mặt lịch sử đương thời.Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tâm hồn và tính cách nhà thơ qua bài thơ “Bài ca .”

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 42: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 2 /11/2008 Tuần 11
Ngày dạy : 4/11/2008 Tiết 42
BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
ĐỖ PHỦ
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
-Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của Đỗ Phủ.
- Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình.
- Thấy được đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự.
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Tranh vẽ SGK/133
- Học sinh: Soạn bài
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. KTBC: (4’) - Đọc diễn cảm bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”. 
 - Nêu nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ ?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Nếu như Lý Bạch được mệnh danh là “Tiên thơ” mang tâm hồn tự do, hào phóng thì Đỗ Phủ lại chính là bài nhà thơ hiện thực lớn trong lịch sử thơ ca cổ điển Trung Quốc. Thơ ông được mệnh danh là “Thi sử” (sử bằng thơ). Vì ông phản ánh một cách chân thực, sâu sắc bộ mặt lịch sử đương thời.Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tâm hồn và tính cách nhà thơ qua bài thơ “Bài ca.”
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
9’
22’
3’
HOẠT ĐỘNG 1: HDHS ĐỌC – TÌM HIỂU CHÚ THÍCH- BỐ CỤC BÀI THƠ.
GV. Đọc mẫu 1 đoạn
HS1. Đọc từ đầu à “ấm ức”. HS2 đọc diễn cảm đoạn 
 cuối cùng.
H. Giới thiệu thể loại bài thơ? 
HS. Đây là một bài thơ viết theo loại cổ thể (thơ cổ 
 Trung Quốc) lại có nhiều yếu tố miêu tả cụ thể, tường
 thuật chi tiết.
GV. Kiểm tra lại việc đọc chú thích của HS.
 - Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
 - Đặc điểm chính của thơ Đỗ Phủ là hiện thực và nhân
 đạo.
 - Người đã được Nguyễn Du tôn là “Bậc thầy của văn 
 chương muôn đời”.
H. Theo embài thơ có thể chia làm mấy phần
 Sự việc cảnh vật được kể và tả theo một trình tự ntn?
H. Đỗ Phủ đã dùng những phương thức biểu đạt gì trong
 bài thơ của mình?
HS. Phát hiện các phương thức biểu đạt ở từng đoạn.
HOẠT ĐỘNG 2. HDHS TÌM HIỂU VĂN BẢN.
Phân tích nỗi khổ của gia đình Đỗ Phủ thể hiện trong bài thơ. 
H.Từ bức tranh minh hoạ SGK em hình dung như thế 
 nào về cảnh ngộ của tác giả?
HS. Căn nhà lá đơn sơ tạm bợ không đủ sức chống chọi
 với gió thu giật từng cơn,phút chốc xơ xác,tả tơi.
H. Những nỗi khổ nào của nhà thơ được đề cập trong 
 phần 3 bài thơ? Nhà thơ đã miêu tả sinh động và khúc
 chiết những nỗi khổ đó như thế nào?
HS. Trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
GV. Nhận xét, kết luận.
Giảng bình:
 -“Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê
 Đêm dài ướt át sao cho trót?”
 Câu hỏi tu từ ở cuối khổ thơ là lời tự hỏi của tác giả:
 Nỗi khổ này bao giờ mới được được giải thoát.ảnh bế 
 tắt của một gia đình hay sự đen tối,khốn khổ của một xã 
 hội thời đó như đêm thu mịt mù chưa nhìn thấy ánh 
 sáng.
HS.Tìm hiểu phần cuối bài thơ
HS thảo luận CH sau:
H. Phân tích tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của
 tác giả được thể hiện trong phần cuối ntn?
HS. Đại diện nhóm trình bày: Lớp nhận xét.	
GV. Nhận xét, giảng bình 3 câu đầu đoạn cuối.
H. Ước mơ cho khắp thiên hạ có mái nhà yên lành là tinh
 thần nhân đạo. Nhưng tinh thần ấy cao cả hơn nữa,
 vị tha hơn biểu hiện ntn? (Lưu ý 2 câu cuối).
 GV bình:
 - Ước mơ sẽ kém phần cao cả nếu không có 2 này. Lòng vị tha đã đạt đến trình độ xả thân (sẵn sàng hi sinh vì hạnh phúc chung). Từ nỗi khổ bản thân, Đỗ Phủ thường liên hệ tới những người nghèo hơn mình, và hơn thế, còn đặt nỗi khổ của họ lên trên nỗi khổ của mình.
 -Với cụm từ “Riêng lều ta nát” nhà thơ không chỉ thể hiện tinh tần xả thân mà còn quay lại chủ đề của bài thơ,làm cho bố cục của TP’ trở nên hoàn chỉnh,chặt chẽ.
GV mở rộng: Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực, nhân đạo cao cả, là nhà tiên tri, ông đã phanh phui vạch trần bộ mặt XH đương thời, ngày nay vẫn còn giá trị cao.
HOẠT ĐỘNG 3:HDHS TỔNG KẾT
H. Qua bài thơ này em học tập được điều gì ở nghệ thuật
 biểu cảm của tác giả?(Thông qua miêu tả, tự sự để
 biểu cảm).
 H. Bài thơ này em hiểu vì sao Đỗ Phủ được coi là
 nhà thơ hiện thực?
HS. Thơ ông luôn phản ánh hiện thực cuộc sống 
 một cách chân thực,phản ánh tâm tư nguyện vọng của
 những người dân nghèo trong XH với một tấm lòng
 nhân đạo cao cả. 
HS. Đọc ghi nhớ SGK/134
I. ĐỌC - TÌM HIỂU CHÚ THÍCH BỐ CỤC CỦA BÀI THƠ:
Chú thích (*) SGK/132
1. Bố cục: 4 đoạn
Đoạn 1: Tả cảnh gió thu cuốn
 mất các lớp tranh của ngôi 
 nhà Đỗ Phủ.
Đoạn 2: Kể về việc lũ trẻ con 
 ăn cắp tranh.
Đoạn 3: Nỗi khổ của gia đình 
 Đỗ Phủ trong đêm mưa.
Đoạn 4: Ước mơ cao cả và vị 
 tha của nhà thơ.
2. Phương thức biểu đạt:
- Đoạn 1: Miêu tả + tự sự
- Đoạn 2: Tự sự +biểu cảm
- Đoạn 3: Miêu tả+ biểu cảm
- Đoạn 4: Biểu cảm trực tiếp.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Nỗi khổ của gia đình Đỗ Phủ được thể hiện trong bài 18 câu đầu
- Thời gian: Gió thổi lên buổi 
 chiều, đêm mưa mới đổ 
 xuống và kéo dài suốt đêm.
- Mưa chớp nhoáng, gió kéo 
 mưa đi rất nhanh.
- Nỗi khổ dồn dập: ướt lạnh, 
 con quấy phá, lo lắng vì loạn 
 lạc “Trải cơn loạn lạc ít ngủ 
 nghê”.
Þ Nỗi khổ của gia đình Đỗ 
 Phủ nhân lên gấp bội.
3. Nội dung, ý nghĩa, vị trí của đoạn cuối.
- Ước mơ cao cả chan chứa 
 lòng vị tha (chỉ nghĩ đến 
 nguời khác) và tinh thần 
 nhân đạo (ước mọi người
 nghèo được vui sướng).
- Ước mơ bắt nguồn từ cuộc 
 sống “Có nhà rộng muôn ngàn 
 gian ” để che khắp thiên hạ.
- “Riêng lều ta nát”
à Bố cục của tác phẩm trở 
 nên hoàn chỉnh, chặt chẽ.
Þ Đỗ Phủ là nhà thơ hiện 
 thực vĩ đại, có tấm lòng nhân 
 đạo cao cả vị tha.
III.TỔNG KẾT
* GHI NHỚ SGK/134
 4. CỦNG CỐ: (4’)
- Những nỗi khổ nào được tác giả được đề cập trong bài thơ ?
- Ước mơ cao cả và tinh thần nhân đạo giàu lòng vị tha của tác giả thể hiện trong bài là gì ?
 5. DẶN DÒ: (2’)
- Học thuộc bài thơ. Nắm nội dung, ý nghĩa bài thơ.
- Ôn tập các văn bản đã học. TIẾT SAU KIỂM TRA VĂN 1 TIẾT.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 42.doc