Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 45: Cảnh khuya rằm tháng giêng

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 45: Cảnh khuya rằm tháng giêng

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:

- Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong hai bài thơ.

- Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của hai bài thơ.

B. Chuẩn bị:

GV: Soạn giáo án nhgiên cúư bài dạy

HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn SGK

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học

1- Ổn định tổ chức

2 - Kiểm tra bài cũ:

Đọc thuộc khổ cuối bài thơ "Bài ca nhà tranh.". Điều gì làm nên giá trị của bài thơ?

3 - Bài mới

 

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1227Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 45: Cảnh khuya rằm tháng giêng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 - Tiết 45 	Ngày soạn : 8/11/2009
Ngày day : 9/11/2009
	cảnh khuya
	rằm tháng giêng
	(Nguyên tiêu) 	Hồ Chí Minh
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
- Cảm nhận và phân tích được tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước, phong thái ung dung của Hồ Chí Minh biểu hiện trong hai bài thơ.
- Biết được thể thơ và chỉ ra được những nét đặc sắc nghệ thuật của hai bài thơ.
B. Chuẩn bị:
GV: Soạn giáo án nhgiên cúư bài dạy
HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn SGK
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1- Ổn định tổ chức
2 - Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc khổ cuối bài thơ "Bài ca nhà tranh...". Điều gì làm nên giá trị của bài thơ?
3 - Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HS: đọc chú thích * và giới thiệu về tác giả.
I Giới thiệu tác giả, tác phẩm
.
1. Tác giả:
- 1890 - 1969.
- Nhà yêu nước cách mạng, danh nhân văn hóa thế giới, nhà thơ lớn của dân tộc
GV: Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của hai bài thơ.
HS: Dựa vào SGK trả lời.
GV: Hai bài thơ được làm theo thể thơ nào? Vì sao em biết?
HS: Trình bày về: số câu, chữ, gieo vần.
2. Tác phẩm:
- Sáng tác thời kì đầu kháng chiến chống Pháp: 1947 - 1948.
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
GV: Nêu yêu cầu đọc: Chú ý ngắt nhịp đúng.
HS: lần lượt đọc cả 2 bài thơ - phần dịch thơ.
GV: hướng dẫn phân tích từng bài.
GVH: Với bài "Cảnh khuya" nên phân tích theo bố cục như thế nào?
HS: trả lời/GV chốt.
	Phân tích theo bố cục 2/2.
II - Đọc - tìm hiểu văn bản
 A - Cảnh khuya
HS: đọc hai câu đầu và nêu nội dung?
	(Cảnh thiên nhiên Việt Bắc).
GVH: Vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc được thể hiện qua hình ảnh nào? Câu đầu miêu tả âm thanh gì?
HS: nêu: Miêu tả qua âm thanh, hình ảnh.
	Âm thanh tiếng suối, hình ảnh trăng.
GVH: Âm thanh tiếng suối được miêu tả có gì đặc sắc? Vì sao?
HS: Trả lời:
	- Đặc sắc: Tiếng suối - tiếng hát xa.
1. Hai cầu đầu
Cảnh thiên nhiên Việt Bắc
+ Âm thanh
Tiếng suối - tiếng hát xa.
	Âm thanh tự nhiên so sánh với âm thanh của cuộc sống, nghệ thuật ị Tiếng suối gần gũi, ấm áp, có sức sống trẻ trung.
GVH: Câu thơ này gợi nhớ đến hình ảnh nào của Nguyễn Trãi? Vì sao?
HS: trả lời/nhận xét.
	Nhớ câu thơ của Nguyễn Trãi:
	Côn Sơn nước chảy rì rầm
	 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
	hay vì cùng ví âm thanh của tự nhiên với âm thanh của nghệ thuật.
đ Âm thanh trở nên gần gũi ấm áp, tràn sức sống.
GV: Thiên nhiên đẹp còn được tôn lên qua câu thơ thứ 2. Từ ngữ nào thể hiện điều này? Tại sao em cho rằng những từ ngữ ấy làm nên vẻ đẹp của cảnh vật.
HS: trả lời theo ý kiến cá nhân, có sự hình dung về cảnh qua ngôn ngữ.
GV: Chốt: Cảnh vật dưới ánh trăng tầng tầng lớp lớp, có đường nét, hình khối lung linh quấn quýt bởi sự lặp lại hai lần từ "lồng" trong câu thơ. Bức tranh thiên nhiên chỉ có hai màu sáng tối mà vẫn phô diễn vẻ đẹp riêng đầy quyến rũ. Trong thơ có hoa, có dáng vươn cao tỏa rộng của vòm cây cổ thụ lấp loáng ánh trăng, có bóng lá, bóng cây, bóng trăng in nơi khóm hoa, nơi mặt đất, đan dệt quyện hòa huyền diệu mà ấm áp hữu tình. Văng vẳng cùng âm thanh tiếng suối trong veo, cao vút vang xa, thiên nhiên Việt Bắc đẹp tĩnh lặng, thẳm sâu mà lung linh, gần gũi...
	Song bài thơ có dừng lại ở việc tả cảnh núi rừng Việt Bắc trong đêm tĩnh lặng lẽ không cùng đọc hai câu cuối đ GV ghi bảng.
Cảnh vật dưới ánh trăng tầng tầng lớp lớp
ị Cảnh vật tầng lớp lung linh, quấn quýt.
Trong thơ có hoa, có dáng vươn cao tỏa rộng của vòm cây cổ thụ lấp loáng ánh trăng, có bóng lá, bóng cây, bóng trăng in nơi khóm hoa, nơi mặt đất, đan dệt quyện hòa huyền diệu mà ấm áp hữu tình.
HS: đọc hai câu cuối. Hai câu thơ cuối cho ta biết điều gì?
2. Hai câu cuối
HS: (Tâm trạng của Bác).
GV: Tâm trạng ấy được thể hiện qua chi tiết nào?
HS: Tìm chi tiết: Chưa ngủ.
GVH: Sự thao thức "chưa ngủ" của Bác vì lí do gì? Căn cứ vào đâu khẳng định như vậy?
HS: - Trả lời/thảo luận.
GVH: Từ "chưa ngủ" điệp hai lần cuối câu thơ thứ 3 và đầu câu 4 cho thấy hai nét tâm trạng được mở ra trước và sau hai chữ ấy. Vì sao vậy?
HS Thảo luận/bổ sung.
	Chưa ngủ đ yêu nêu say mê vẻ đẹp núi rừng Việt Bắc đêm trăng (tâm hồn nghệ sĩ)...
	đ lo lắng cho vận mệnh nước nhà. (Tâm trạng chiến sĩ).
Tâm trạng của Bác.
+ Chưa ngủ.
- Yêu nêu say mê vẻ đẹp núi rừng Việt Bắc đêm trăng (tâm hồn nghệ sĩ)...
- Lo lắng cho vận mệnh nước nhà. (Tâm trạng chiến sĩ).
GV: chuyển: Và cũng vẫn là ánh trăng là tâm hồn đời thương nước ấy song bài thơ Rằm tháng giêng lại có một cách thể hiện khác. Ta cùng tìm hiểu.
B. Rằm tháng giêng
(Nguyên tiêu)
GV: HS đọc bản dịch nghĩa. Với bài thơ này phân tích theo bố cục như thế nào?
HS: Bố cục 2/2: - HS đọc lại hai đầu câu.
GVH: Hai câu đầu mở ra một không gian cao rộng bát ngát của núi rừng văn bản trong đêm rằm tháng giêng? Vì sao có thể khẳng định như vậy.
1. Hai câu đầu,
- Không gian cao rộng bát ngát.
HS: Trả lời/nhận xét/bổ sung.
	Không gian ấy được tạo bởi:
	+ ánh sáng trăng tròn tỏa sáng.
	+ Sông, nước, trời ngập sức xuân.
GVH: Hai câu này có từ nào lặp lại. Tác dụng.
HS: Trả lời theo suy nghĩ.
 Phân tích tiếp 2 câu sau.
+ ánh trăng tròn sáng nhất
- Sông nước, trời ngập sức xuân.
đ Điệp từ xuân.
GVH: Theo em vẻ đẹp của con người được thể hiện qua hình ảnh nào? Vì sao?
HS: Trả lời theo ý kiến cá nhân:
	+ Bàn việc quân
	+ Trăng ngân đầy thuyền.
2. Hai câu cuối
Vẻ đẹp của con người
+ Bàn việc quân
+ Trăng ngân đầy thuyền...
GVH: hãy chỉ ra nét chung về nội dung của 2 bài thơ?
III. Tổng kết.
HS: Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước.
GVH: Ngoài ra hai bài thơ còn cho ta thấy vẻ ung dung tự tại và tinh thần lạc quan của Bác Hồ. Dựa vào hình ảnh thơ và hoàn cảnh sáng tác lí giải vì sao?
HS: tự trả lời theo ý kiến cá nhân.
GV: Chốt: Cả hai bài thơ đều làm trong thời kì đầu cuộc kháng chiến đầy khó khăn, gian khổ. Đặt trong hoàn cảnh ấy ta càng thấy rõ sự bình tĩnh, chủ động, lạc quan của vị lãnh tụ. Phong thái ấy toát ra từ những rung động tinh tế và dồi dào trước cái đẹp của thiên nhiên đất nước. Mặc dù ngày, đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ, nhưng không phải vì thế mà tâm hồn Người quên rung động trước vẻ đẹp của một đêm trăng rừng, một tiếng suối trong hay cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng rằm tháng giêng. Phong thái ung dung còn thể hiện ở hình ảnh con thuyền chở vị lãnh tụ và các đồng chí sau lúc bàn việc quân trở về, lướt đi phơi phới, chở đầy ánh trăng giữa cảnh trời nước bao la cũng ngập tràn ánh trăng. Và Giọng thơ vừa cổ điển, vừa hiện đại khỏe khoắn cũng góp phần làm nên phong thái ấy.
- Nội dung
+ Tình yêu thiên nhiên.
+ Lòng yêu nước, tinh thần lạc quan, phong thái ung dung...
GVH: Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc ở bài thơ?
HS: Trả lời....
- Nghệ thuật: Hình ảnh thiên nhiên đẹp, có màu sắc cổ điển mà bình dị, tự nhiên (trăng, yên ba...).
- Nghệ thuật so sánh, điệp.
HS: Đọc ghi nhớ
* Ghi nhớ SGK.
III Luyện tập
	* Câu 5 phần đọc - hiểu văn bản SGK 142.
	Bài Nguyên tiêu gợi cho em nhớ tới những tứ thơ câu thơ và hình ảnh thơ nào trong thơ cổ Trung Quốc?
	1. Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
	(Nửa đêm nghe tiếng chuông văng vẳng vọng đến thuyền khách).
	Phong hiều dạ bạc/Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều (Trương Kế)
	2. Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc.
	(Bài phú Đằng Vương - Vương Bột)
	ị Những hình ảnh từ ngữ, tứ thơ tương đồng trong thơ cổ Trung Quốc, đặc biệt thơ Đường.
	Lưu ý: Bài "Nguyên tiêu" sử dụng nhiều chất liệu cổ thi nhưng vẫn là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc ở Hồ Chí Minh mang vẻ đẹp sức sống, tư tưởng của thời đại mới.
	* Câu 7: Thiên nhiên ở hai bài thơ khác nhau như thế nào?
	- Cảnh khuya: Thiên nhiên được miêu tả ở chiều sâu tạo bức tranh nhiều tầng, nhiều đường nét.
	"Rằm tháng giêng" Thiên nhiên được miêu tả ở không gian rộng cảnh vật bát ngát, trải rộng tràn sức xuân.
"
4. Củng cố 
 - Cảnh đệp đờm trăng đầu năm
- Tõm trạng của Bỏc khi ở chiến khu Việt Bắc
- cănhr đờm trăng đầu năm sỏng, đẹp và vẻ đẹp con người trong bài thơ
5. Dặn dũ
- Đọc diễn cảm hai bài thơ
-Học thuộc lòng hai bài thơ làm bài tập phần luyện tập
- Ôn tập chuẩn bị bài kiểm tra tiếng Việt
Tiết 46 	Ngày soạn : 8/11/2009
	Ngày day : 11 /11/2009
	Kiểm tra tiếng Việt
A - Mục tiêu cần đạt
 Kiểm tra HS:
 - Kiến thức về tiếng Việt từ bài 1- bài 11 .
Kĩ năng nhận diện, vận dụng các đơn vị kiến thức đã học hỗ trợ trong quá trình tạo lập văn bản .
Kĩ năng phân tích tác dụng của một hiện tượng ngôn ngữ đã học. Kĩ năng viết đoạn văn phân tích .
B Chuẩn bị 
- GV hướng dẫn HS ôn tập , ra đề phù hợp , chuẩn bị đáp án biểu điểm 
- HS : Ôn tập, Chuẩn bị theo những huớng dẫn của GV.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học .
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới
A - Đề bài
I. Trắc nghiệm
1. Trong các từ ghép sau đây có mấy từ ghép chính phụ: Nhà cửa, chim sâu, làm ăn, quần áo, xe đạp
A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn
2. Trong các dòng sau, dòng nào có sử dụng quan hệ từ?
A. Vừa trắng lại vừa tròn
B. Bảy nổi ba chìm 
C. Tay kẻ lặn 
D.Giữ tấm lòng son
3.Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ sơn hà
A. Giang sơn B. Sông núi C. Đất nước D. Sơn thuỷ
4. Thành ngữ trong câu " Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con " giữ vai trò gì?
A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Bổ ngữ D. Trạng ngữ
5. Từ nào sau đây không phải là từ láy
A. Da diết B. Dập dìu C. Thưa thớt D. Phố phường
6.Trong các từ sau từ nào trái nghĩa với từ thưa thớt
A. Vắng vẻ B. vui vẻ C. Đông đúc D. Đầy đủ
7.Yếu tố tiền trong từ nào sau đây không cùng nghĩa với những yếu tố còn lại
A. Tiền tuyến B.Tiền bạc C. Cửa tiền D. Mặt tiền
8. Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau: 
Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm
A.Ai B. Trúc C. Mai D. Nhớ
II. Tự luận
1.Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau:(3đ)
a) đá (danh từ) - đá (động từ)
b) bắc (danh từ) – bắc (động từ)
c) thân (danh từ) – thân (tính từ)
2. Viết một đoạn văn (10 dòng) về chủ đề bảo vệ môi trường, trong đó có sử dụng các từ láy , từ ghép đã học. Gạch chân các từ đó trong đoạn văn. ( 3đ )
B- Đáp án, biểu điểm
I. Trắc nghiệm: 4 điểm
Mỗi câu đúng được 0,5 đ
1
2
3
4
5
6
7
8
B
B
D
C
D
C
B
A
II. Tự luận: 6 điểm
Mỗi câu đúng 1 điẻm – tổng 3 điểm
Tổng 3 điểm
 Đoạn văn đúng hình thức 0,5 điểm,
 Đúng nội dung 1,5 điểm , 
 Có sử dụng các từ láy , từ ghép đã học và gạch chân 1 điểm
4.Củng cố
5. Dặn dũ 
Thu bài , nhận xét thái độ làm bài
Đọc và sửa lỗi bài viết TLV số 2, Chuẩn bị trả bài
Tiết 47 	Ngày soạn : 08/11/2009
Ngày day : 12/11/2009
	Trả bài tập làm văn số 2
A - Mục tiêu cần đạt: HS nhận biết 
- Những ưu điểm cũng như nhược điểm trong quá trình tạo lập văn bản .
- Có ý thức khắc phục những nhược điểm , phát huy những ưu điểm trong quá trình tạo lập văn bản , để bài làm văn sau không mắc phải những lỗi về bố cục , diễn đạt , dùng từ , đặt câu , chính tả. 
- Rèn luyện thêm kĩ năng làm bài văn biểu cảm .
B. Chuẩn bị
- GV: Chấm, nhận xét bài làm của HS
- HS: đọc và sửa bài theo nhận xét và hướng dẫn của GV
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung dung cần đạt
GV – Chép lại đề bài lên bảng
HS- Phân tích đề 
HS Nhắc lại quá trình tạo lập văn bản 
GV: Chép đề lên bảng
HS: Chép đề vào vở
GV?: Xác đinh thể loại, nội dung cần làm của đề?
HS: Thể loại
 Nội dung: 
Gv: Lập dàn ý cho đề văn trên
HS: trình bày , bổ sung , nhận xét
GV: nêu tóm tắt ưu và nhược điểm của Hs qua bài làm văn
GV: Yêu cầu HS đọc bài làm tốt: Nhung, Duyên
Đề bài: Loài cây em yêu
I.Tìm hiểu đề:
Thể loại: Biểu cảm
 Nội dung: Một loại cây em yêu: cây tre
II. Lập dàn ý:
1.Mở bài: Giới thiệu cây tre là người bạn của nông dân. Nêu lí do yêu thích
2. Thân bài:
- Những đặc điểm gợi cảm của cây tre
- Tre đối với đời sống của người nông dân
- Tre đối với bản thân em
3.Kết bài:
Khẳng định tình yêu đối với tre,
 Tre mãi là người bạn của tuổi thơ
III. Nhận xét ưu và nhược điểm
1.Ưu điểm
- Nội dung
- Cách trình bày ý
2. Nhược điểm
- Nội dung
- Cách trình bày ý
IV. Chữa lỗi sai
Sai câu
Sai từ 
Sai chình tả
Sai cách diễn đạt
V. Đọc bài tham khảo
4.Củng cố 
- Viết lại bài văn đã sửa
5. Dặn dũ
- Chuẩn bị bài tếp theo
-------------------------------------------------------------------------------
Tiết 48 	Ngày soạn : 8/11/2009
Ngày day : 12 /11/2009
	thành ngữ
A - Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
1. Kiến thức: - Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ.
2. Kĩ năng: Phân tích giá trị nội dung của thành ngữ
3. Thái độ: có ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp.
B- Chuẩn bị 
- GV hướng dẫn HS soạn bài , thiết kế bài dạy , chuẩn bị các phương tiện dạy học cần thiết 
- HS : Soạn bài theo yêu cầu của SGK và những huớng dẫn của GV.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học .
1. Ổn định tổ chức
2 - Kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào là từ đông âm
? Biển hiệu sau đây có gì cần xem xét:"ở đây có vá 9 săm lốp".
3 - Bài mới: Trong kho tàng văn học dân gian, bên cạnh những câu ca dao, tục ngữ có một bộ phận không nhỏ cũng góp phần làm cho lời ăn tiếng nói thêm sinh động, đó là thành ngữ mà bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV: Hãy xét VD1 - nhận xét cụm từ "lên thác xuống ghềnh trong câu thơ (ca dao). Có thể thay một vài từ trong cụm này bằng những từ khác được không? Có thể thêm một vài từ được không? Có thể thay đổi vị trí của các từ được không? Vì sao minh họa và lí giải? (VD trên thác dưới ghềnh).
I - Thế nào là thành ngữ
1. VD1:
Lên thác xuống ghềnh.
HS: Trả lời: 	- Không thay từ được
	- Không thêm từ được
	- Không đảo vị trí được
	Vì nghĩa sẽ không rõ.
GV: Em rút ra kết luận gì về đặc điểm của cụm từ "lên thác xuống ghềnh".
HS: Cụm từ có tính chất cố định, khó thay đổi, thêm bớt, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
GV: Cụm từ này có nghĩa là gì? Tại sao lại nói "lên thác xuống ghềnh".
HS: Nghĩa: Gặp những khó khăn nguy hiểm. Nói như thế: Thác, ghềnh chỉ những khó khăn nguy hiểm (tượng trưng, ẩn dụ).
GV: "Lên thác xuống gềnh" là thành ngữ, em hiểu thế nào là thành ngữ?
HS: trả lời
GV: "Nhanh như chớp" có nghĩa là gì? Tại sao lại nói "nhanh như chớp"?
HS: Nghĩa là rất nhanh. Nói như thế vì ánh chớp lóe lên rất nhanh đ so sánh.
GV: Vậy muốn hiểu thành ngữ phải căn cứ vào đâu?
HS: Căn cứ vào hình ảnh, vào từ ngữ tạo nên từ ngữ.
	Đọc ghi nhớ SGK.
GV: Xét hai câu sau; chú ý phần gạch chân.
2.Ghi nhớ SGK.
	Những phần gạch chân là một thành ngữ có nhận xét gì về hiện tượng này?
HS: trả lời/nhận xét/bổ sung.
GV: Hãy sắp xếp những thành ngữ sau vào 2 cột:
ị Thành ngữ cũng có những thay đổi nhất định.
	Nghĩa suy ra từ 	 Nghĩa hàm ẩn
	 nghĩa đen 	 (không suy được từ nghĩa đen)
HS: tham sống sợ chết 	lên thác xuống ghềnh
	bùn lầy nước đọng 	ruột để ngoài da
	mưa to gió lớn 	lòng lang dạ sói
	Mẹ giá con côi 	rán sành ra mỡ...
GV: Hãy tìm hiểu nghĩa hàm ẩn ở nhóm 2 (giải nghĩa thành ngữ).
	Chú ý: nghĩa suy ra từ hình ảnh hàm ẩn.
HS: Giải nghĩa:
	- ruột để ngoài da: Nói hết không để lại trong lòng.
	- lòng lang dạ sói (thú): ác tâm nham hiểm.
	- rán rành ra mỡ...: keo kiệt bủn xỉn...
GV: Hãy nhắc lại; Muốn hiểu nghĩa của thành ngữ phải căn cứ vào đâu?
HS: Trả lời: 	Thông qua nghĩa đem
	Thông qua phép chuyển nghĩa.
GV: Xét VD2. Cho biết chức năng NP của thành ngữ:
	"bảy nổi ba chìm" "tắt lửa tối đèn"
HS: Xác định:
	+ Thân em... bảy nổi ba chìm (VN)
	+ ... phòng khi tắt lửa tối đèn (PN)
	Thành ngữ đã khái quát được số phận lênh đênh đầy đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
II - Sử dụng thành ngữ
1.VD
- Bảy nổi ba chìm
- Tắt lửa tối đèn
GV: Vậy thành ngữ có thể giữ những chức vụ ngữ pháp nào trong câu?
HS: trả lời: CN VN, PN.
GV: Hãy phân tích cái hay của việc sử dụng thành ngữ từ đó rút ra tác dụng của thành ngữ.
GV: Gợi: So sánh với cách nói sau và nhận xét:
	Bảy nổi ba chìm : long đong vất vả
	Tắt lửa tối đèn: khó khăn hoạn nạn
HS: nhận xét: Ngắn gọn, gợi hình ảnh, giàu tính biểu cảm
HS đọc ghi nhớ SGK (144).
2. Ghi nhớ
- Chức vụ ngữ pháp
+ CN
+ VN
+ PN (cụm động từ, danh từ, tính từ)
Bài tập 1 (SGK) tr.245
	Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ.
	a) sơn hào hải vị, nem công chả phượng.
	Món năn ngon, quí hiếm.
	b) khỏe như voi: rất khỏe, sức lực dồi dào.	tứ cố vô thân: lẻ loi đơn độc.
	c) da mồi tóc sương: người có tuổi.
Bài tập 2 (SGK,/145)
	HS tự kể lại những truyện đã học
	Giải nghĩa thành ngữ:
	Con rồng cháu tiên: Cao quí thiêng liêng.
	ếch ngồi đáy giếng: Khoác lác tự cao
	Thầy bói xem voi: Nói đuôi.
	Thầy bói xem voi: Nói mò
Bài tập 3 /SGK/tr.145. Lời ăn tiếng nói.
	Một nắng hai sương.
	Ngày lành tháng tốt.
Bài tập 4: Thi điền nhanh/chia 2 dãy cùng luật chơi lượt tìm.
III. Luyện tập
4. Củng cố 
- Đọc lại nội dung các ghi nhớ
- Học thuộc ghi nhớ
5. Dặn dũ
- BTVN: 1,2,3,4
- Tìm đọc những câu chuyện giải thích thành ngữ
- Chuẩn bị bài tiếp theo
Ya tờ Mốt, ngày .........thỏng 11 năm 2009
Kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12 Hoang Xuan Phuong.doc