Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 63: Ôn tập văn biểu cảm

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 63: Ôn tập văn biểu cảm

I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Ôn lại những điểm quan trọng nhất về lý thuyết văn miêu tả. Đó là những điểm quan trọng nhất về văn tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự-miêu tả trong văn biểu cảm.

- Cách lập ý và dàn bài cho một đề văn biểu cảm.

- Ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng

- Học sinh: Ôn tập theo yêu cầu SGK.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1) Kiểm tra sĩ số

2. KTBC: (4) Kiểm tra vở soạn HS.

3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 750Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 63: Ôn tập văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 7/12/2008 Tuần 16
Ngày dạy : 9/12/2008 Tiết 63
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Ôn lại những điểm quan trọng nhất về lý thuyết văn miêu tả. Đó là những điểm quan trọng nhất về văn tự sự, miêu tả với yếu tố tự sự-miêu tả trong văn biểu cảm.
- Cách lập ý và dàn bài cho một đề văn biểu cảm.
- Ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ.
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng 
- Học sinh: Ôn tập theo yêu cầu SGK. 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’) Kiểm tra sĩ số
2. KTBC: (4’) Kiểm tra vở soạn HS.
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
6’
6’
6’
14’
5’
HOẠT ĐỘNG 1: PHÂN BIỆT ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA VĂN MIÊU TẢ VÀ VĂN BIỂU CẢM:
HS: Đọc yêu cầu bài tập 1
Đọc đoạn văn: Hoa hải đường và Hoa học trò 
H: Thế nào là văn miêu tả?
HS:Giúp cho người đọc hình dung được đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnhnhư hiện ra trước mắt.
Khi miêu tả năng lực quan sát thể hiện rõ nhất .
H: Vậy văn miêu tả và biểu cảm khác nhau ntn?
HOẠT ĐỘNG 2. PHÂN BIỆT VĂN BIỂU CẢM VỚI TỰ SỰ:
HS: Đọc bài tập 2.
H: Văn biểu cảm khác với văn tự sự ở điểm nào ?
GV giảng: Do đó yếu tố tựu sự trong văn biểu cảm thường nhớ lại những sự việc trong quá khứ, những sự việc để lại ấn tượng trong sâu đậm vào nguyên nhân, kết quả 
HOẠT ĐỘNG 3: HDHS ÔN LẠI VAI TRÒ YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM:
HS: Đọc yêu cầu bài tập 3.
H: Trong văn biểu cảm, tự sự, miêu tả có vai trò gì?
HS: + Tự sự : là giới thiệu, kể, xđ con người, sự việc và diễn biến
+ Biểu cảm: thường là lời thơ trữ tình vút lên trong tự sự .
GV nhấn mạnh: Thiếu tự sự, miêu tả thì tình cảm mơ hồ, không cụ thể bởi vì tình cảm, cảm xúc của con người nảy sinh từ sự việc, cảnh vật cụ thể.
HOẠT ĐỘNG 4. HDHS THỰC HIỆN CÁC BƯỚC LẬP Ý, DÀN BÀI CHO 1 ĐỀ VĂN CỤ THỂ:
H: Bài văn biểu cảm được thực hiện qua mấy bước?
H: Em tìm và sắp xếp ý ntn?
H: + Mùa xuân mang đến cho con người điều gì?
 + Mùa xuân mang đến dự định gì?
 + Em có suy nghĩ gì về mùa xuân?
GV nhận xét, giảng:
Đối với đề văn này, ta thấy cảm nghĩ mùa xuân phải bắt đầu từ ý nghĩa của mùa xuân đối với con người có thể khai thác 3 mặt:
1) Mùa xuân đem đến cho con người 1 tuổi mới.
Đối với thiếu nhi mùa xuân là mùa đánh dấu sự trưởng thành.
2) Mùa xuân là mùa đâm chồi nảy lộc của thực vật, là mùa sinh sôi của muôn loài.
3) Mùa xuân là mùa mở đầu cho 1 năm, mở đầu cho sự khởi đầu.
Þ Mùa xuân đem lại cho em biết bao suy nghĩ về mình và mọi người xung quanh.
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM HIỂU ĐACỰ ĐIỂM CỦA VĂN BIỂU CẢM:
HS: Đọc yêu cầu bài tập 5.
H: Bài văn biểu cảm thường sử dụng những biện pháp tu từ nào?
H: Người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ? Em có đồng ý không? Vì sao?
HS: Trả lời
GV: Theo dõi, nhận xét, kết luận.
1. SỰ KHÁC NHAU GIỮA VĂN MIÊU TẢ VÀ VĂN BIỂU CẢM.
- Văn miêu tả: nhằm tái hiện lại đối tượng sao cho người đọc cảm nhận được.
- Văn biểu cảm: Miêu tả đối tượng nhằm mượn những đặc điểm phẩm chất của nó để nói lên cảm xúc, suy nghĩ của mình.
+ Thường sử dụng biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa
2. VĂN BIỂU CẢM VÀ VĂN TỰ SỰ.
- Tự sự : kể lại 1 câu chuyện có đầu có cuối, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
- Biểu cảm: yếu tố tự sự chỉ làm nền cho cảm xúc.
3. VAI TRÒ CỦA TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM: 
- Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm giá đỡ (nền) cho tình cảm, cảm xúc của tác giả.
4. ĐỀ BÀI.
Cảm nghĩ về mùa xuân.
Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý 
Bước 2: Lập dàn bài
Bước 3: Viết bài
Bước 4: Đọc lại và sửa chữa.
5. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BIỂU CẢM.
- Thường sử dụng biện pháp tu từ : So sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, nhân hóa
- Ngôn ngữ gần với ngôn ngữ thơ vì có mục đích biểu cảm như thơ.
- Biểu cảm trực tiếp thường dùng ngôi thứ nhất.
- Trực tiếp bộc lộ cảm xúc bằng lời than, lời nhắn, lời hô.
4) CỦNG CỐ: (3’)
- Thế nào là văn biểu cảm?
- Biểu cảm và tự sự khác nhau ntn?
5) DẶN DÒ: (2’)
- Làm bài tập, học bài

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 63.doc