Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 68: Ôn tập tác phẩm trữ tình

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 68: Ôn tập tác phẩm trữ tình

I. MỤC TIÊU: Giúp HS:

Tiếp tục hệ thống hóa kiến thức ôn tập từ tác phẩm trữ tình và kĩ năng khi tiếp cận với

 tác phẩm trữ tình.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

 GV: Chuẩn bị các bảng biểu, trả lời các câu hỏi SGK/192-193

 Các câu hỏi bổ sung, bài tập (bảng phụ)

 HS: Soạn, trả lời câu hỏi SGK, bảng phụ

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1) KT sĩ số

2. KTBC: Kết hợp vào tiết ôn tập.

3. Bài mới: GV giới thiệu nội dung, trình thức và yêu cầu cần đạt của tiết ôn tập tiếp theo.đạt của tiết ôn tập.

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 68: Ôn tập tác phẩm trữ tình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :18/12/2008 Tuần 17
Ngày dạy :20/12/2008 Tiết 67
 (TIẾP THEO) 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
Tiếp tục hệ thống hóa kiến thức ôn tập từ tác phẩm trữ tình và kĩ năng khi tiếp cận với 
 tác phẩm trữ tình.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 	
 GV: 	Chuẩn bị các bảng biểu, trả lời các câu hỏi SGK/192-193
 Các câu hỏi bổ sung, bài tập (bảng phụ)
 HSø: 	Soạn, trả lời câu hỏi SGK, bảng phụ
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’) KT sĩ số
2. KTBC: Kết hợp vào tiết ôn tập. 
3. Bài mới: GV giới thiệu nội dung, trình thức và yêu cầu cần đạt của tiết ôn tập tiếp theo.đạt của tiết ôn tập.  
HOẠT ĐỘNG 1: ( 10’) HDHS THỰC HIỆN BÀI TẬP 1 SGK/192
GV. Cho HS đọc 4 câu thơ của Nguyễn Trãi và đọc phần chú thích giải nghĩa từ .SGK/192.
H. Có những phương thức biểu cảm nào được sử dụng ở đây?
Gợi ý: + Biểu cảm trực tiếp: câu 1-3
	+ Biểu cảm gián tiếp: câu 2-4
	Kết hợp kể,tả,với bộc lộ cảm xúc trực tiếp.
H. Tác giả sử dụng những từ chỉ thời gian như : Suốt ngàyđêmđêm ngày với dụng ý gì?
HS. Nỗi niềm lo nghĩ thường trực suốt đêm dằn vặt trong lòng tác giả.
H. Bốn câu thơ trên muốn nói lên điều gì?
HS. Nỗi buồn lo cho nước,lo cho dân của Nguyễn Trãi.
H. So với bài Côn Sơn ca ,cách biểu cảm trong 4 câu thơ này có gì khác biệt ?
Gợi ý: Bài Côn Sơn ca hoàn toàn là biểu cảm gián tiếp thông qua miêu tả.
H. Qua 2 bài thơ đã học,em cảm nhận Nguyễn Trãi là con người như thế nào?
 Nỗi ưu tư lớn nhất,duy nhất của ông là gì?
HS. Thảo luận ,trình bày nhóm trình bày.Nhóm khác bổ sung.
GVKL : Ghi bảng: Nguyễn Trãi là con người luôn sống vì nhân dân .
 Nỗi lo thường trực và duy nhất trong lòng ông là nỗi lo cho dân cho nước.
HOẠT ĐỘNG 2 (10’):HDHS THỰC HIỆN BÀI TẬP 2 SGK/192.
HS. Đọc kĩ đề bài,thảo luận nhóm,cử đại diện trình bày.Lớp nhận xét.
GV. Góp ý,bổ sung,kết luận.
Cảm nghỉ trong đêm 
thanh tĩnh
Ngẫu nhiên viết nhân 
buổi mới về quê
Tình huống thể hiện
- Tình cảm quê hương được biểu hiện lúc ở xa quê.
- Tình cảm được biểu hiện lúc mới đặt chân về quê sau bao năm xa cách.
Cách thể hiện
- Biểu cảm trực tiếp.
- Cách biểu cảm nhẹ nhàng, sâu lắng.
- Biểu cảm gián tiếp.
- Cách biểu lộ tình cảm vừa hóm hỉnh, vừa ngậm ngùi.
 HOẠT ĐỘNG 3: (10’) HDHS THỰC HIỆN BÀI TẬP 3 SGK/193
 HS. Đọc yêu cầu bài tập 3.
 GV. Cho từng HS làm việc ,gọi từng HS trả lời,lớp nhận xét.GV bổ sung.
 - Giống nhau: Cảnh vật đều là đêm trăng trên dòng sông.Mối quan hệ giữa cảnh và tình 
 hòa quyện vào một:Tả cảnh ngụ tình.
 - Khác nhau:
Đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều
Rằm tháng giêng
Cảnh vật
- Yên tĩnh và chìm trong u tối.
- Sống động mờ ảo nhưng rất trong sáng.
Chủ thể trữ tình
- Là lữ khách thao thức không ngũ vì nỗi xa xứ.
- Là người chiến sỹ cách mạng vừa hoàn thành một công việc trọng đại đối với sự nghiệp cách mạng
HOẠT ĐỘNG 4 (6’) :HD HS THỰC HIỆN BÀI TẬP 4 SGK/193
HS.Thảo luận nhóm,trình bày,lớp nhận xét. GV bổ sung.
Đáp án đúng: câu (b),(c),(e).
HS. Đọc các đáp án để ghi nhớ đặc điểm tùy bút.
 4.CỦNG CỐ: (5’) (Bảng phụ).
 1.Tác phảm trữ tình là gì?
 A. Những văn bản viết bằng thơ	 B.Những tác phẩm kể lại một câu chuyện cảm động
 C.Thơ và tùy bút.	 D. Những văn bản thể hiện tình cảm,cảm xúc của tác giả.
 2. Tác phẩm nào sau đây không phải là tác phẩm trữ tình?
 A. Qua Đèo Ngang	 B. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
 C.Cuộc chia tay của những con búp bê D. Sau phút chia li
 3.Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình?
 A.Những văn bản biểu hiện tình cảm,cảm xúc của tác giả trước cuộc sống.
 B. Bao gồm ca dao trữ tình,thơ trữ tình và văn xuôi trữ tình.
 C. Ngôn ngữ cô đọng,giàu hình ảnh và gợi cảm.
 D. Phải có một hệ thống lập luận chặt chẽ.
 5. DẶN DÒ : (2’)
 - Chuẩn bị bài mới : LÀM THƠ LỤC BÁT.
 + Tại sao gọi là thơ lục bát.
 + Thơ lục bát có gì về vần, thanh điệu ?
 + Em hãy làm bài thơ lục bát ( Số câu không hạn định, chủ đề do em tự lựa chọn).

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 68.doc