Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 76, 77, 78

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 76, 77, 78

A, Mục tiêu bài học:

 Giúp học sinh :

 1, Kiến thức:Hiểu được nhu cầu của nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn nghị luận. Học sinh bước đầu tiếp xúc với văn nghị luận.

2, Thái độ:Học sinh biết trình bày quan điểm của mình trước một vân đề của cuộc sống.

3, Kĩ năng:Bước đầu rèn kĩ năng xác định tình huống cần nghị luận cho học sinh và cách làm một bài văn nghị luận.

B,Chuẩn bị:

- Giáo viên :Bảng phụ.

- Học sinh :Đọc trước bài ở nhà.

B- Chuẩn bị : GV : Giáo án, sgk, tranh : Thành phố Hồ Chí Minh

 HS : Bài soạn, vở ghi, sgk

 

doc 10 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1039Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 76, 77, 78", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / 2010 
Ngày dạy : 7A 11 / 2010 
	 7B:	 11 / 2010 
Tiết 76 
Tìm hiểu chung về văn nghị luận
(Tiếp theo)
A, Mục tiêu bài học: 
 Giúp học sinh :
 1, Kiến thức:Hiểu được nhu cầu của nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn nghị luận. Học sinh bước đầu tiếp xúc với văn nghị luận.
2, Thái độ:Học sinh biết trình bày quan điểm của mình trước một vân đề của cuộc sống.
3, Kĩ năng:Bước đầu rèn kĩ năng xác định tình huống cần nghị luận cho học sinh và cách làm một bài văn nghị luận.
B,Chuẩn bị:
- Giáo viên :Bảng phụ.
- Học sinh :Đọc trước bài ở nhà.
B- Chuẩn bị : GV : Giáo án, sgk, tranh : Thành phố Hồ Chí Minh
 	 HS : Bài soạn, vở ghi, sgk
C- Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: : 7A: ..
7B: ..
2, Kiểm tra bài cũ:
 -Thế nào là văn bản nghị luận?Văn bản nghị luận viết ra nhằm mục đích gì?
3, Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Giáo viên :Trong các trường hợp sau, trường hợp nào dùng văn nghị luận để biểu đạt? vì sao?
a,Nhắc lại một kỉ niệm về tình bạn.
b,Giới thiệu về người bạn của mình.
c,Trình bày quan điểm về tình bạn.
-Học sinh đọc băn bản “ hai biển hồ”
H:Văn bản thuộc kiểu văn bản tự sự hay nghị luận?
H:Em hãy chỉ ra đọan văn tự sự, miêu tả trong văn bản?
H:Em hãy chỉ ra đoạn văn nghị luận trong văn bản? Vấn đề nghị luận mà văn bản trình bày là gì?
H:Đoạn văn tự sự, miêu tả có vai trò gì trong việc nêu ra vấn đề nghị luận?
H:Vấn đề mà văn bản “hai biển hồ” đưa ra có ý nghĩa thiết thực với cuộc sống không?
Giáo viên khái quát->hình thành ghi nhớ.
-Gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ (9)
Giáo viên nêu yêu cầu: Để chuẩn bị cuộc thi tìm hiểu về môi trường do nhà trường tổ chức, An được cô giáo phân công phụ trách phần hùng biện.An đã thực hiện một trong hai cách:
-Cách 1:Dùng kiểu văn tự sự, kể một câu chuyện có nội dung nói về quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên.
-Cách 2:Dùng kiểu văn bản biểu cảm, làm một bài thơ cangợi vẻ đẹp cùng như tầm quan trọng của mội trường thiên nhiên đối với con người.
Khi nghe An trình bày dự định ấy, cô giáo đã nhận xét “cả hai cách ấy đều không đạt”.
H:Theo em, vì sao cô giáo nhận xét như vậy? Muốn thành công An phải chuẩn bị bài hùng biện theo văn bản nào?
H:Hãy giúp An xác định những ý chính của bài hùng biện?
-Giáo viên yêu cầu 2 học sinh đọc đoạn văn nghị luận sưu tàm được.
-Các học sinh khác nghe và nhận xét.
-Giáo viên đọc đoạn văn bổ sung.
*Đoạn văn nói về tình bạn:Trong cuộc sống ai cũng vậy, ngoài tình cảm gia đình còn một thứ tình cảm không thể thiếu được đó là tình bạn. Chúng ta sẽ trở nên cô độc nếu không có bạn bè. Con người sẽ trở nên tốt hơn nếu có một tình bạn đẹp. Tình bạn đẹp là tình bạn trước hết phải chân thành trước những sai lầm hoặc yếu kém của bạn, phải chân thành giúp đỡ bạn vươn lên, phai chia vui với bạn. Có như vậy tình bạn mới bền vững.
*Đoạn văn nói về độc lập tự do: “không có gì quí hơn độc lập tự do” là chân lí sáng ngời mà vị lãnh tụ kính yêu đã đúc kết từ thực tế lịch sử đấu tranh của dân tộc. Chính Bác đã hiểu hơn ai hết giá trị của độc lập, tự do nên Bác đã bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước đem lại độc lạp tự do cho Tổ quốc.
 2,Thế nào là văn nghị luận
 (Tiếp)
*Văn bản “Hai biển hồ”.
- Nhằm làm sáng tỏ hai cách sống:Cách sống cá nhân và cách sống chia sẻ, hòa nhập.
+ Cách sống cá nhân là cách sống thu mình không quan hệ, chẳng giao lưu thật đáng buồn và chết dần chết mòn.
+Cách sống chia sẻ, hòa nhập là cách sống mở rộng, trao ban làm cho tâm hồn con người tràn ngập niềm vui.
*Ghi nhớ: SGK(9).
III,Luyện tập:
1,Nội dung bài hùng biện tìm hiểu về môi trường:
-ý 1:Tầm quan trọng của môi trương thiên nhiên đối với con người.
-ý 2:Thực trạng về cảnh môi trường thiên nhiên đang bị tàn phá(nguyên nhân, dự báo hậu quả)
-ý 3:Lời nhắc nhở đối với mọi người trong việc bảo vệ môi trường thiên nhiên.
2,Sưu tầm đoạn văn nghị luận:
4, Củng cố:
 -Học sinh đọc lại toàn bộ ghi nhớ (9).
5, Hướng dẫn học ở nhà:
 -Tập viết một đoạn văn nghị luận về vấn đề “Đi học đều”
D, Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
.
Ngày soạn : 10 / 1 / 2010 
Ngày dạy : 7A : 14 / 1 / 2010 
	 7B: 14 / 1 / 2010 
Tiết 77 
Tục ngữ về con người và xã hội
A, Mục tiêu bài học: 
 Giúp học sinh :
 1,Kiến thức: Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ về con người và xã hội: 
+Kinh nghiệm sống, kinh nghiệm ứng xử, kinh nghiệm học tập tu dưỡng.
2,Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu tục ngữ.
3,Thái độ: Học sinh được bồi dưỡng về tình cản gia đình, cộng đồng.
B,Chuẩn bị:
-Giáo viên : Bảng phụ.
-Học sinh :Soạn bài.
C- Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: : 7A: ..
7B: ..
2, Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Nêu nội dung ý nghĩa bài học kinh nghiệm rút ra từ một câu tục ngữ.
3, Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Giáo viên nêu yêu cầu đọc:Đọc đúng vần đúng nhịp, rõ ràng rành mạch, không cần chú ý nhiều đến yếu tố truyền cảm.
-Gọi 2 học sinh đọc-> giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét.
H:Về nội dung có thể chia những câu tục ngữ này thành mấy nhóm? là những nhóm nào?
-Tục ngữ về phẩm chất con người: Câu 1,2,3.
-Tục ngữ về học tập tu dưỡng: Câu 4,5,6.
-Tục ngữ về quan hệ ứng xử:Câu 7,8,9
-Học sinh đọc lại 3 câu tục ngữ đầu.
H:Cau tục ngữ “một mặt người bằng mười mặt của” sử dụng biện pháp tu từ gì? tác dụng của biện pháp tu từ đó?
K:Kinh nghiệm nào của dân gian được đúc kết trong câu tục ngữ này?
-Con người là thứ của cải quí nhất.
H:Bài học kinh nghiêm từ câu tục ngữ này là gì?Các biểu hiện nào của đời sống chứng tỏ tác dụng của câu tục ngữ này?
-Trong gia đình: cha mẹ luôn yêu thương chăm sóc con cái và con cái luôn hiếu thảo với cha mẹ.
Ngoài xã hội:Chế độ xã hội luôn quan tâm đến quyền con người.
-học sinh đọc câu tục ngữ thứ hai.
H:Em hiểu “ góc” con người trong câu tục ngữ trên theo nghĩa nào dưới đây:
+Một phần cơ thể con người.
+Dáng vẻ, đường nét con người.
H:Vậy nghĩa của câu tục ngữ này là gì?
H:Lời khuyên nào của nhân dân ta được đúc kết trong câu tục ngữ này?
-Học sinh đọc câu tục ngữ thứ 3.
H: “Đói” và “rách”. “sạch” và “thơm” trong câu tục ngữ này chỉ hiện tượng gì của con người?
H:Câu tục ngữ này sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?
H:Kinh nghiệm sống nào được đúc kết trong câu tục ngữ này?
H:Từ kinh nghiệm này nhân dân ta muốn khuyên nhủ điều gì?
H:Trong dân gian còn câu tục ngữ nào mang nội dung tương tự?
-Chết trong còn hơn sống đục.
-Học sinh đọc các câu tục ngữ 4,5,6.
H:Câu tục ngữ “ Học ăn ,học nói, học gói, học mở” sử dụng nghệ thụa gì? tác dụng của nghệ thuật đó?
H:Dân gian thường nhận xét cách ăn nói của con người bằng những câu tục ngữ nào?
-Ăn trông nồi ngồi trông hướng.
-Ăn tùy nơi, chơi tùy chốn.
-Một lời nói dối sám hối bảy ngày.
-Nói hay hơn hay nói.
H:Em hiểu “ học gói, học mở” là gì?
H:Từ đó kinh nghiệm nào được đúc kết trong câu tục ngữ này?
-Học sinh đọc câu tục ngữ thứ 5.
H:Em hãy giải nghĩa các từ “ thầy” “mày” “làm nên”?
H:Kinh nghiệm nào được đúc kết trong câu tục ngữ này
H:Bài học nào rút ra từ kinh nghiệm đó?
H:Em hãy giải thích nghĩa của câu tục ngữ?
Kinh nghiệm nào được đúc kết trong câu tục ngữ này?
H:Từ kinh nghiệm này dân gian muốn khuyên nhủ ta điều gì?
H:Câu tục ngữ “ không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn” có quan hệ với nhau như thế nào?
-Bổ sung ý nghĩa cho nhau để hoàn chỉnh một quan niệm học tập
-Học sinh đọc 3 câu tục ngữ còn lại.
H: Câu tục ngữ “thương người như thể thương thân” có nghĩa là gì? Nêu ra lời khuyên gì?
H:Tìm một số dẫn chứng trong thực tế để chứng minh cho sự đúng đắn của lời khuyên ẩn chứa trong câu tục ngữ?
-Học sinh đọc câu 8
H:Em hãy giải thích nghĩa của câu tục ngữ “ Ăn quả.trồng cây”? 
H:Câu tục ngữ nêu ra bài học gì?
-Học sinh đọc câu 9.
H:Các số từ “một cây, ba cây” ngầm chỉ điều gì?
H:Vậy câu tục ngữ này ngầm nói về điều gì? Bài học kinh nghiệm nào được đúc kết trong câu tục ngữ?
-Học sinh đọc lại toàn bộ văn bản.
H:Các câu tục ngữ trong bài sử dụng những hình thức nghệ thuật nào? Tác dụng của những hình thức nghệ thuật ấy?
-Gọi 2 học sinh đọc ghi nhớ.
-Nêu cảm nghĩ của em về sức sống của những câu tục ngữ này trong đời sống hiện tại?
-Em hãy đọc những câu tục ngữ có cùng nội dung với một trong 9 câu tục ngữ trên?
 I,Đọc:
II,Phân tích:
1,Những kinh nghiệm và bài học về phẩm chất con người:
a,Câu 1:
-Nghệ thuật so sánh đề cao giá trị của con người so với của cải, khẳng định con người là thứ của cải quí nhất. Cần yêu quí , tôn trọng, bảo vệ con người.
b,Câu 2:
-Khẳng định những chi tiét nhỏ nhất cũng làm thành vẻ đẹp con người. Khuyên con người ta cần biết hoàn thiện mình từ những điều nhỏ nhất.Nêu ra kinh nghiệm xem xét tư cách con người từ những biểu hiện nhỏ của người đó.
c,Câu 3:
-Nghệ thuật ẩn dụ, tương phản,đối lập nhắc nhở con người :Dù trong cảnh ngộ nào cũng phải giữ gìn nhân phẩm .
2,Những kinh nghiệm và bài học về vịêc học tập tu dưỡng:
a,Câu 4:
-Nghệ thuật điệp ngữ nhấn mạnh việc học toàn diện tỉ mỉ. 
-Khuyên con người cần phải thành thạo trong mọi vịêc, khéo léo trong giao tiếp.
b,Câu 5:
-Khẳng định vai trò của người thầy trong việc học tập, trưởng thành của mỗi con người. Nhắc nhở con người phải luôn biết ơn , kính trọng thầy giáo. 
c,Câu 6:
-Đề cao vai trò của bạn bè trong học tập. Nhắc nhở người học phải tích cực chủ động trong học tập. 
3,Kinh nghiệm và bài học về quan hệ ứng xử:
a,Câu 7:
Khuyên con người sống nhân ái vị tha.
b,Câu 8:
Nhắc nhở cần trân trọng sức lao động của mọi người. Nêu cao lòng biết ơn.
c,Câu 9:
Nêu ra bài học vềtinh thần đoàn kết , tinh thần tập thể trong lối sống và trong làm việc.
*Ghi nhớ: SGK(13).
III,Luyện tập:
Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa.
4, Củng cố:
 -Em thấm thía nhất lời khuyên từ câu tục ngữ nào? vì sao?
5, Hướng dẫn học ở nhà:
 -Học thuộc lòng những câu tục ngữ trong bài. Sưu tầm những câu tục ngữ cùng nội dung.
D, Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
.
Ngày soạn : 10 / 1 / 2010 
Ngày dạy : 7A : 15 / 1 1 / 2010 
	 7B: 14 / 1 / 2010 
Tiết 78 
Rút gọn câu.
A, Mục tiêu bài học: 
 Giúp học sinh :
1,Kiến thức:Nắm được cách rút gọn câu. Hiểu được tác dụng của cách rút gọn câu trong khi nói và viết.
2,Kĩ năng: Chuyển từ câu đầy đủ sang câu rút gọn và ngược lại.
3,Thái độ :Học sinh có ý thức vận dụng câu rút gọn đúng với hoàn cảnh giao tiếp.
B,Chuẩn bị:
-Giáo viên :Bảng phụ.
-Học sinh :Đọc trước bài ở nhà.
C- Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: : 7A: ..
7B: ..
2, Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng 9 câu tục ngữ về con người và xã hội.
3, Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 -Học sinh theo dõi SGK(14-15)
-Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, ghi ý kiến trả lời vào bảng phụ.
-Các nhóm trình bày kết quả, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét, đánh giá.
*Đáp án đúng:
-Câu 1:a,Không có chủ ngữ.
 b,Chủ ngữ:Chúng ta.
-Câu 2:Những từ ngữ có thế làm chủ ngữ như:Người Việt Nam, tôi, chúng tôi.
-Câu 3:Câu tục ngữ mang ý nghĩa nhắc nhở chung nên khuyết chủ ngữ.
-Câu 4:a, Lược bỏ vị ngữ:Đuổi theo nó.
 b,Lược bỏ lòng cốt câu:Mình đi Hà Nội.
H:Những thành được lược bỏ trong những câu trên là những thành phần nào? có tác dụng gì?
-Học sinh trả lời , giáo viên khái quát hình thành ghi nhớ.
-2 học sinh đọc ghi nhớ.
-Học sinh vân dụng làm bài tập 1(16)
H:Câu nào là câu rút gọn?Thành phần nào bị rút gọn? Rút gọn như vậy có tác dụng gì?
=>Giáo viên khái quat:Muốn xác định câu đó có phải là câu rút gọn hay không ta có thể thêm chủ ngữ, vị ngữ hoặc nòng cốt câu vào câu đó.Nêu thêm được thì đó là câu rút gọn, không thêm được thì câu đó chưa rút gọn.
-1 học sinh đọc mục II.
H:Những câu in đậm thiếu thành phần nào? Có nên rút gọn như vậy không?Vì sao?
-Thiếu thành phần chủ ngữ. Không nên rút gọn như vậy vì nó làm cho câu văn trở nên khó hiểu.
-1 học sinh đọc ý 2
H:Thêm từ ngữ nào vào câu in đậm để tỏ thái độ lễ phép?
-Mẹ ơi, con được điểm 10 ở bài kiểm tra toán , mẹ ạ!
-Thưa mẹ!, bài kiểm tra toán con được điểm 10 ạ!
H:Như vậy khi rút gọn câu cần chú ý điều gì?
-Học sinh trả lời , giáo viên kgái quát hình thành ghi nhớ 2.
-1 học sinh đọc ghi nhớ 2(16)
-Học sinh đọc và nắm yêu cầu bài tập 2.
-Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập theo nhóm.
Đại diện từng nhóm trình bày, giáo viên hướng dẫn học sinh nhóm khác nhận xét đánh giá.
-Giáo viên dùng bảng phụ đã chuẩn bị trước để hệ thống hóa, củng cố nội dung kiến thức bài tập.
-Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài tập 3,4 theo hai nhóm, các nhóm thảo luận và trình bày miệng ý kiến của nhóm mình, giáo viên nhận xét bổ sung về ý kiến phát biểu của từng nhóm.
 I,Thế nào là rút gọn câu:
*Ghi nhớ : SGK(16).
*Bài tập 1:Câu rút gọn:
-Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
-ăn quả nhớ kể trồng cây.
-Tấc đất tấc vàng.
II,Cách dùng câu rút gọn:
*Ghi nhớ :SGK(16).
III,Luyện tập:
1,Bài tập 2:
a,-Tôi(rút gọn chủ ngữ).
-Tôi thấy(rút gọn nòng cốt câu)
-Tôi như(rút gọn chủ ngữ)
-Tôi cảm thấy chỉ có(rút gọn nòng cốt câu).
b,-Người ta(rút gọn chủ ngữ)
-Vua ban khen(rút gọn chủ ngữ).
Quan tướng đánh giặc(rít gọn chủ ngữ).
Quan tướng trở về(rút gọn chủ ngữ)
2,Bài tập 3:
Câu bé trong đoạn truyện khi nói chuyện với khách đã dùng 3 câu rút gọn khiến người khách hiểa sai nội dung đứa trẻ thông báo.
3,Bài tập 4: 
Việc rút gọn câu của anh chàng tục ăn có tác dụng gây cười và phê phánvì anh ta đã rút gọn câu đến mức thô lỗ.
4, Củng cố:
 - Gọi 1 học sinh đọc lại ghi nhớ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập trắc nghiệm:Khi ngụ ý hành động đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người, chúng ta sẽ lược bỏ thành phàn nào trong hai thành phần sau:
 A, chủ ngữ. B,Vị ngữ.
 C,Trạng ngữ. D,Khởi ngữ.
5, Hướng dẫn học ở nhà:
 - Học thuộc 2 ghi nhớ. Xem lại các bài tập đã làm tại lớp. Làm thêm bài tập trong sách bài tập.
D, Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21 NV 7 0910.doc