Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 76: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 76: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

I. MỤC TIÊU: Giúp HS.

Như tiết 79

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1. Thầy: Thiết kế bài giảng

2. Trò: Làm bài luyện tập

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1)

2. KTBC: (4) - Thế nào là văn bản nghị luận?

- Nêu đặc điểm chung của văn bản nghị luận?

3. Bài mới: - GV giới thiệu bài.

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 884Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tiết 76: Tìm hiểu chung về văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 8/1 /2008 Tuần 19
Ngày dạy : 10/1/2008 Tiết 76
I. MỤC TIÊU: Giúp HS. 
Như tiết 79
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 	
1. Thầy: Thiết kế bài giảng
2. Trò: Làm bài luyện tập 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. KTBC: (4’) 	- Thế nào là văn bản nghị luận?
- Nêu đặc điểm chung của văn bản nghị luận?
3. Bài mới: 	- GV giới thiệu bài. 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
15’
5’
5’
10’
 HOẠT ĐỘNG 1: GVHDHS LÀM BÀI TẬP 1/9
HS. Đọc văn bản 
 CẦN TẠO RA THÓI QUEN TỐT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
 và trả lời các câu hỏi SGK/9, 10
H. Đây có phải là văn bản nghị luận không? Vì sao?
HS. Đây chính là văn bản nghị luận vì: vđề nêu ra và 
 giải quyết vấn đề XH, sử dụng nhiều lý lẽ, lập luận 
 dẫn chứng.
+ Nhan đề
+ Mở bài à Tính nghị luận.
+ Thân bài
+ Kết bài
H. Tác giả đề xuất ý kiến gì?
 Những dòng câu văn nào đã thể hiện ý kiến?
HS1. Cần phân biệt thói quen tốt và thói quen xấu, cần 
 tạo thói quen tốt và khắc phục thói quen xấu trong 
 đời sống hàng ngày.
HS2. Nêu những câu văn biểu hiện ý kiến trên.
H. Để thuyết phục người đọc, tác giả đã nêu lý lẽ, 
 dẫn chứng nào?
HS. Thói quen tốt: Luôn dậy sớm, luôn giữ đúng hẹn, 
 giữ lời hứa luôn đọc sách.
 - Thói quen xấu: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật
 tự, gạt tàn bừa bãi
 - Kết luận đề nghị: Tạo thói quen tốt làkhó nếp sống 
 văn minh.
GV chốt: Qua so sánh trên , có thể thấy tác giả chủ yếu muốn nêu và nhắc nhở mọi người khắc phục thói quen xấu để hình thành những thói quen tốt.
H. Bài nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không? (Có ).
H. Em có tán thành ý kiến của bài viết hay không? 
 Vì sao?
HS. Có, vì có cách lập luận và hệ thống luận điểm, 
 lý lẽ dẫn chứng, cụ thể, đúng đắn thuyết phục người 
 đọc, người nghe.
GVnhấn mạnh: Như vậy, tác giả khuyên chúng ta nên rèn luyện thói quen tốt dù điều đó rất khó. Bài văn nêu vấn đề rất sát với thực tế XH hiện nay. HS cần tán thưởng bài viết vì các em có thể đang mắc những thói xấu của bài văn đã nêu ra.
HOẠT ĐỘNG 2. HDHS LÀM BÀI TẬP 2:
GVHDHS làm bài tập 2/10
H. Tìm bố cục của bài văn ?
HS. Thảo luận nhóm các câu hỏi sau:
+ Bố cục của bài văn gồm mấy phần?
(Mở bài, thân bài, kết luận)
+ Mở bài từ đâu đến đâu? Nêu nội dung?
+ Thân bài là phần nào? Nội dung là gì?
+ Kết bài là phần còn lại? Nội dung?
HS. Bàn bạc thảo luận, trả lời. HS theo dõi, bổ sung
GV đánh giá, kết luận
HOẠT ĐỘNG 3. HDHS LÀM BÀI TẬP 3
H. Em hãy sưu tầm 2 đoạn văn nghị luận và chép vào vở bài tập (HS sưu tập trước ở nhà)
GV. Kiểm tra đoạn văn nghị luận do HS sưu tầm:
GV. Nhận xét, kết luận.
HOẠT ĐỘNG 4. HDHS LÀM BÀI TẬP 4
GV. Nêu yêu cầu bài tập 4/10
Nhận diện và tìm hiểu văn bản “Hai biển hồ”
GV. Nêu vấn đề: (Bảng phụ)
 Có ý kiến cho rằng:
a. Văn bản trên, từ nhan đề đến nội dung đều thuộc văn
 bản miêu tả, cụ thể là miêu tả 2 biển hồ ở Pa-let-xtin
b. Kể chuyện về 2 biển hồ.
c. Biểu cảm về 2 biển hồ
d. Nghị luận về cuộc sống, về 2 cách sống qua việc kể 
 chuyện về hai biển hồ.
 Theo em, ý kiến nào đúng? Vì sao?
HS. Lựa chọn và lý giải cách chọn của mình dựa trên 
 những hiểu biết vừa học ở mục trên, (Đáp án đúng(d)
GV nhấn mạnh: VBNL thuờng được trình bày chặt 
 chẽ, rõ ràng, sáng sủa, trực tiếp và khúc chiết nhưng 
 có khi được trình bày một cách gián tiếp, hình ảnh, 
 bóng bẩy và kín đáo.
- Văn bản “Hai biển hồ” thuộc loại thứ 2. Bởi vậy, 
 muốn nhận diện chính xác thể loại văn bản, cần đọc 
 kỹ, tìm hiểu:
 + Mục đích của văn bản: Cách bố cục, cách trình bày, 
 diễn đạt.
- Văn bản “Hai biển hồ” có tả hồ, tả cuộc sống tự 
 nhiên và con người quanh vùng hồ nhưng không phải 
 chủ yếu để tả hồ, kể về cuộc sống cư dân quanh hồ 
 hoặc phát biểu cảm tưởng hồ. Văn bản “Hai .” 
 Nhằm làm sáng tỏ về 2 cách sống sẻ chia, hoà nhập.
 Cách sống cá nhân là cách sống thu mình, không 
 quan hệ, chẳng giao lưu thật đáng buồn và dần chết 
 mòn. Còn cách sống sẻ chia và hoà nhập là cách sống
 “mở rộng, trao ban” mới cho tâm hồn con người tràn 
 ngập niềm vui à Đây là văn bản nghị luận.
II. LUYỆN TẬP:
 Bài tập 1/9. 
CẦN TẠO RA THÓI QUEN TỐT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI. 
a. Đây là văn bản nghị luận. 
- Vấn đề nêu ra bàn luận và giải
 quyết là một vấn đề xã hội: 
 Cần tạo ra thói quen tốt trong 
 đời sống xã hội. 
- Để giải quyết vấn đề tác giả sử 
 dụng, dẫn chứng để trình bày và
 bảo vệ quan điểm của mình. 
à Văn bản trên từ nhan đề, mở 
 bài, thân bài, kết bài đều thể 
 hiện rõ nét tính nghị luận. 
b. Tác giả đề xuất ý kiến. 
- Cần phân biệt thói quen tốt và 
 thói quen xấu, cần tạo thói quen
 tốt và khắc phục thói quen xấu
* Những câu văn biểu hiện: 
- Có thói quen tốt và thói quen 
 xấu có người biết phân biệt tốt 
 và xấu nhưng đã thành thói 
 quen nên rất khó bỏ thói quen 
 thành tệ nạn  tạo được thói 
 quen tốt là rất khó cho xã hội. 
- Lí lẽ và dẫn chứng:
+ Thói quen tốt: dậy sớm, giữ 
 lời hứa, luôn đúng hẹn, luôn 
 đọc sách. 
 + Thói quen xấu: hút thuốc lá, 
 hay cáu giận mất trật tự, hay 
 gạt tàn bừa bãi
c. Có em tán thành ý kiến của
 bài viết. 
Vì: Có cách lập luận và hệ thống luận điểm, lí lẻ và dẫn chứng đúng đắn, cụ thể. 
* Lưu ý: 
Bài tập 1: GV hỏi, HS trả lời trên cơ sở HS chuẩn bị trước ở nhà không cần ghi. 
Bài tập 2/1: Tìm bố cục bài văn 
 3 phần. 
1. Mở bài: Có thói quen tốt  là 
 thói quen tốt. 
à Hai câu đầu khái quát thói 
 quen của con người. 
2. Thân bài: Hút thuốc lá rất 
 nguy hiểm. 
à Các biểu hiện của thói quen 
 xấu. 
3. Kết bài: Tạo được thói quen 
 tốt là khó. Cho xã hội.
à Nói về việc rèn luyện thói 
 quen tốt trong đời sống. 
Bài tập 3: GV hỏi. HS trả lời. 
HS trình bày đoạn văn mình sưu
 tầm. 
GV. Nhận xét trên các phương 
 diện. 
a. Đó có phải là văn nghị luận 
 không? Vì sao.
b. Vấn đề được tác giả nêu ra và 
 giải quyết là gì? 
c. Nguồn văn? Tên tác giả, trích
 ở đâu? 
Bài tập 4: 
 HAI BIỂN HỒ. 
- Có kể tả cuộc sống tự nhiên của con người quanh vùng hồ. 
- Không chỉ có vậy, văn bản “Hai biển hồ” nhằm làm sáng tỏ hai cách sống cách sống cá nhân và cách sống sẻ chia, hoà nhập.
è Văn bản nghị luận. 
4. CỦNG CỐ: (3’)
 - GV nhắc lại tầm quan trọng của luận điểm, luận cứ, lập luận trong văn bản nghị luận.
 + Ôn lại thế nào là VBNL? Đặc điểm chung của VBNL?
 + Biết cách nhận diện kiểu văn nghị luận ?
 + Biết cách làm bài văn nghị luận ?
5. DẶN DÒ: (2’)
- Hoàn thành các bài tập.
- Tiếp tục làm các bài tập sưu tầm văn bản nghị luận.
- Sưu tầm trên đài, báo, các văn bản văn học.,..
- Chuẩn bị bài mới: TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI.
 + Tìm hiểu nghĩa của câu tục ngữ?
 + Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện?
 + Nêu một số trường hợp cụ thể ứng dụng câu tục ngữ?
 + Sưu tầm mộtsố câu tục ngữ Việt Nam thuộc chủ đề trên.
 + Đọc ghi nhớ SGK/13.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 76.doc