I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Ôn lại những hiểu biết về văn nghị luận.
- Làm quen với các đề văn nghị luận, biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận.
- GDHS ý thức lập ý cho bài văn nghị luận trước khi viết bài hoàn chỉnh.
II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng
- Học sinh: Soạn bài
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: KT sĩ số
2. KTBC: (5) – Em hãy phân biệt văn biểu cảm và văn nghị luận.
- Em hiểu thế nào là luận điểm? Luận cứ và cách lập luận?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Có những kĩ năng chung cho các loại đè văn cần phải làm.Nhưng mỗi kiểu bài văn lại có những đặc điểm riêng.Vậy kĩ năng tìm hiểu đề,lập dàn ý,viết bài văn nghị luận có những đặc điểm riêng như thế nào?
Ngày soạn :15/1/2008 Tuần 20 Ngày dạy : 16/1/2008 Tiết 80 ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Ôn lại những hiểu biết về văn nghị luận. - Làm quen với các đề văn nghị luận, biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận. - GDHS ý thức lập ý cho bài văn nghị luận trước khi viết bài hoàn chỉnh. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng - Học sinh: Soạn bài III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1.Ổn định tổ chức: KT sĩ số 2. KTBC: (5’) – Em hãy phân biệt văn biểu cảm và văn nghị luận. - Em hiểu thế nào là luận điểm? Luận cứ và cách lập luận? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài. Có những kĩ năng chung cho các loại đè văn cần phải làm.Nhưng mỗi kiểu bài văn lại có những đặc điểm riêng.Vậy kĩ năng tìm hiểu đề,lập dàn ý,viết bài văn nghị luận có những đặc điểm riêng như thế nào? TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 5’ 16’ 11’ HOẠT ĐỘNG 1: HDHS TÌM HIỂU NỘI DUNG VÀ TÍNH CHẤT CỦA ĐỀ VĂN NL: H. Đọc các đề văn SGK (Bảng phụ) được nêu trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không? (Có thể làm đề bài). GV. Đề văn nghị luận cung cấp đề bài cho bài văn nên có thể dùng đề ra làm đề bài. Thông thường đề bài của một bài văn thể hiện chủ đề của nó. H. Căn cứ vào đâu mà ta biết đó là đề văn nghị luận? HS. Căn cứ vào một số khái niệm, tranh luận, giải thích có tính định hướng cho bài. * Ví dụ: Đề 1: Nêu ra vấn đề “Lối sống giản dị của Bác Hồ” để bàn bạc. Để đòi hỏi người viết phải giải thích rõ lối sống giản dị của Bác được thể hiện ở những mặt nào, ca ngợi lối sống ấy và khuyên mọi người noi theo lối sống giản dị ấy. Đề 7: Đưa ra một lời khuyên “Chớ nên tự phụ” đề này đòi hỏi người viết phải giải thích, phân tích rõ: Tự phụ là gì? Tại sao lại không nên tự phụ? Tự phụ gây ra những tác hại gì cho người có tính cách ấy. Đề 8: Nêu ra vấn đề “Học thầy và học bạn” được diễn đặt trong 2 câu tục ngữ. Đề này đòi hỏi người viết phải suy nghĩ, bàn luận xem 2 câu TN ấy có mâu thuẫn với nhau không? Nêu mâu thuẫn thì nó cho ta bài học gì? Đề 10: Nêu ra một vấn đề về cách ứng xử trong cuộc sống chứa trong câu TN “Aên cỗ đi trước, lội nước theo sau”. Đề này đòi hỏi người viết phải tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề để nêu ra một cách ứng xử có văn hóa, cao thượng. HOẠT ĐỘNG 2. HDHS TÌM HIỂU ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN CỤ THỂ “CHỚ NÊN TỰ PHỤ” H. Trước một đề văn NL, muốn làm bài tốt em cần tìm hiểu những gì trong đề bài? HS. Trước một đề văn NL muốn làm bài tốt, cần xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài NL để làm bài khỏi bị sai lệch. GV. Khi tìm hiểu đề văn “Chớ nên tự phụ” , cần đọc kỹ đề bài để xác định đúng, chắc chắn những điểm sau: H. Đề nêu lên vấn đề gì? HS. Vấn đề mà đề yêu nêu ra để bàn bạc là một lời khuyên nên tránh thói tự phụ H. Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì? HS. Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là những biểu hiện của tính tự phụ và những tác hại của tính tự phụ. H. Khuynh hướng tư tưởng của đề là phủ định hay khẳng định? HS. Là phủ định tính tự phụ, bày tỏ thái độ tán đồng với lời khuyên đó, khuyên nhủ mọi người chớ nên tự đánh giá quá cao tài năng, thành tích của mình, để từ đó mà coi thường mọi người, kể cả những người trên mình. GV nhấn mạnh: Đề này đòi hỏi mọi người phải giải thích rõ thế nào là tự phụ và phân tích tác hại của tính tự phụ. H. Sau khi đã xác định được yêu cầu của đề bài, chúng ta lập ý cho bài văn nghị luận. Theo em lập ý cho bài văn nghị luận là làm những gì? HS. Làm 3 việc: Xác lập luận điểm, tìm luận cứ và xây dựng lập luận. H. Đề “Chớ nên tự phụ” nêu ra một ý kiến, thể hiện một tư tưởng, một thái độ đối với thói tự phụ em có tán thành ý kiến đó không? ( Có ). GV. Để lập luận cho tư tưởng “Chớ nên tự phụ” chúng ta nêu ra những luận cứ sau: H. Tự phụ là gì? HS. Đánh giá cao tài năng, thành tích của mình và coi thường mọi người. H. Vì sao khuyên con người chớ nên tự phụ? HS. Vì thói tự phụ gây ra nhiều tác hại. H. Tự phụ có h ại cho những ai ? Hãy liệt kê những điều có hại do tự phụ và chọn các lí lẽ,dẫn chứng quan trọng nhất để thuyết phục mọi người. H. Nên bắt đầu lời khuyên “Chớ nên tự phụ” từ chỗ nào? Dẫn dắt người đọc từu đâu đến đâu? Hay bắt đầu đi từ định nghĩa tự phụ là gì rồi tiếp đến suy ra tác hại? HS. Dẫn dắt người đọc từ việc tìm hiểu tự phụ là gì? Rồi tiếp đến suy ra tác hại của nó. H. Lập ý cho bài văn nghị luận cần phải làm ntn? GV. Khái quát theo phần ghi nhớ, HS đọc ghi nhớ. GV chốt: Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho bài văn nghị luận là 2 kĩ năng cơ bản và quan trọng nhất,có tính chất quyết định của bài văn nghị luận. HOẠT ĐỘNG 3. GVHDHS LUYỆN TẬP HS. Chuẩn bị trước ở nhà GV. Định hướng cách tìm hiểu đề, lập ý cho bài văn, tìm luận điểm, luận cứ, cách lập luận à HS bổ sung hoàn chỉnh bài tập. GV. HDHS lập ý cho bài văn. HS. Tìm hiểu luận điểm đề bài. HS tìm hiểu luận cứ: + Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết (Hiểu biết về thế giới xung quanh, những biến cố lịch sử, về thế giới tâm hồn của con người,) + Sách làm cho ta được thưởng thức vẻ đẹp của thế giới, con người. (Vẻ đẹp thiên nhiên trên khắp trái đất,vẻ đẹp hình thể và tâm hồn của con người) HS xây dựng lập luận: GV. Theo dõi, nhận xét à kết luận. I. TÌM HIỂU ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN: 1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận: a. Các đề văn trên (SGK/ ) đều có thể làm đề bài. ( Bảng phụ ) b. Căn cứ vào chỗ mỗi đề đều nêu ra một số khái niệm, một vấn đề lý luận. c. Tính chất của đề như lời khuyên tranh luận, giải thích có tính định hướng cho bài viết. Chuẩn bị cho HS một thái độ, một giọng điệu. 2. Tìm hiểu đề văn nghị luận a. Tìm hiểu đề: CHỚ NÊN TỰ PHỤ. II. LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN: 1. Xác định luận điểm: - “Chớ nên tự phụ”: Là một luận điểm, vì đó là một ý kiến thể hiện một tư tưởng, thái độ đối với thói tự phụ. Đó là một ý kiến đúng, chúng ta tán thành với ý kiến đó và lập luận cho ý kiến đó. 2. Tìm luận cứ: - Tự phụ là gì? Là đánh giá cao tài năng, thành tích của mình, do đó coi thường mọi người, kể cả người trên mình. - Tự phụ gây ra nhiều tác hại: + Đối với mọi người: thói tự phụ làm cho mọi người khó chịu vì họ thấy mình bị coi thường. + Đối với chính bản thân người có thói tự phụ: Sẽ không được mọi người tôn trọng. + Nếu ở cương vị lãnh đạo: thì người có thói tự phụ sẽ không thu phục được quần chúng + Nếu là người bình thường: thì người đó sẽ bị mọi người xa lánh, ít bạn bè. 3. Xây dựng lập luận: Với đề bài “Chớ nên tự phụ” chúng ta có thể dẫn dắt người đọc từ việc định nghĩa tự phụ là gì? à Suy ra tác hại của nó. * GHI NHỚ SGK/24 III. LUYỆN TẬP: a. Đề bài: Sách là người bạn thân của con người. b. Tìm hiểu đề: - Luận đề: Đề bài yêu cầu viết về lợi ích của việc đọc sách. - Đối tượng và phạm vi: Là đọc sách (sách văn học, lịch sử, địalý) và ích lợi của việc đọc sách – những cuốn sách tốt. - Khuynh hướng tư tưởng: Để khẳng định ích lợi của việc đọc sách. - Đề này đòi hỏi người viết suy nghĩ, phân tích về lợi ích của việc đọc sách. c. Lập ý cho bài văn: * Tìm luận điểm: Sách là người bạn lớn của con người, cuốn sách tốt là người bạn giúp ta học tập, rèn luyện hằng ngày. * Tìm luận cứ: + Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta. + Sách làm cho ta được thưởng thức những vẻ đẹp của thế giới và con người. + Sách đem lại cho ta đời sống nội tâm phong phú và giúp ta biết sống cao thượng, nhân ái, vị tha, biết sống có ích cho con người. Sách giúp ta hiểu rõ về bản thân mình. + Phải biết chọn sách mà đọc và biết trân trọng,nâng niu những cuốn sách quý. * Xây dựng lập luận: - Dẫn dắt người đọc đi từ việc kể về tác động mạnh mẽ và sâu sắc do cuốn sách mang lại cho bản thân. - Cùng có thể nêu ra từ đầu luận điểm “Sách là người bạn tốt của con người” rồi phân tích dần từng luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm đó. 4. CỦNG CỐ: (3’) GV nhấn mạnh, củng cố: - Nội dung và tính chất đề văn nghị luận. - Cách tìm hiểu đề văn nghị luận. - Cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận. * Bài tập trắc nghiệm: (Bảng phụ) Có 3 cách lập luận cho câu tục ngữ rút gọn “Đói cho sạch, rách cho thơm” em chọn cách nào? a. Đói cũng phải cho sạch, rách cũng phải cho thơm. b. Đói cho sạch còn rách cho thơm c. Nếu đói cho sạch, thì rách phải cho thơm. 5. DẶN DÒ: (2’) - Học thuộc ghi nhớ SGK/24 - Hoàn thành bài tập luyện tập vào vở. - Chuẩn bị bài mới: “TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA” + Đọc văn bản 2 – 3 lần, đọc kỹ chú thích SGK/25. + Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản. + Đọc ghi nhớ SGK/27. + Làm bài tập luyện tập.
Tài liệu đính kèm: