I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Hiểu được trên những nét chung sự giàu đẹp của Tiếng Việt qua sự phân tích chứng minh của
tác giả.
- Nắm được những đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn lập luận chặt chẽ,
chứng cứ toàn diện, văn phong có tính khoa học.
- GDHS có ý thức giữ gìn trong sáng của Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Chân dung giáo sư Đặng Thai Mai
- Học sinh: soạn bài.
Ngày soạn : 8 /2/2009 Tuần 22 Ngày dạy : 10 /2/2009 Tiết 85 (Đặng Thai Mai) I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Hiểu được trên những nét chung sự giàu đẹp của Tiếng Việt qua sự phân tích chứng minh của tác giả. - Nắm được những đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn lập luận chặt chẽ, chứng cứ toàn diện, văn phong có tính khoa học. - GDHS có ý thức giữ gìn trong sáng của Tiếng Việt. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Chân dung giáo sư Đặng Thai Mai - Học sinh: soạn bài. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1.Ổn định tổ chức: (1’) KT sĩ số 2. KTBC: (4’) - Để chứng minh “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.Đó là một truyền thống quý báu của ta ” HCM đã đưa ra những dẫn chứng nào và được sắp xếp theo trình tự như thế nào? - Theo em nghệ thuật nghị luận ở bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” có những đặc điểm gì nổi bật ? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài. Từ trước cách mạng, nhà thơ Huy Cận đã viết trong bài thơ “Nằm trong tiếng nói yêu thương”, trong đó có những câu vừa duyên dáng vừa sâu sắc : “Nằm trong tiếng nói yêu thương”; Nằm trong tiếng Việt vấn vương một đời” Cố thủ tướng PhạmVăn Đồng có bài viết rất hay về tiếng Việt : “ Tiếng Việt của chúng ta rất giàu; tiếng ta giàu bởi đời sống muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp; đẹp ntn, đó là điều khó nói”. GS Đặng Thai Mai lại có những suy nghĩ riêng về vấn đề hấp dẫn và lý thú này. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 12’ 19’ 3’ HOẠT ĐỘNG 1: HDHS TÌM HIỂU CHUNG. HS. Đọc chú thích (*) SGK. H. Cho biết vài nét về tác giả và xuất xứ của tác phẩm? GV. Nhận xét, bổ sung một vài nét về tác giả Đặng Thai Mai ,xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác. GV. HDHS đọc và đọc mẫu 1 đoạn, 2,3 HS đọc . Chú ý: Giọng đọc cần rõ ràng, mạch lạc khi thể hiện những câu dài, có nhiều thành phần phụ, nhấn mạnh khi đọc tới câu mở đầu 1 đoạn, những chỗ in nghiêng trong văn bản. HS. Tìm hiểu các chú thích trong SGK. GV. Giải thích thêm 1 số từ khó: Nhân chứng: Người làm chứng, người có mặt, tai nghe, mắt thấy sự việc xảy ra. H. Bài văn gồm mấy (phần ) đoạn? Nêu nội dung từng phần? HOẠT ĐỘNG 2. HDHS TÌM HIỂU VĂN BẢN: PHÂN TÍCH PHẦN 1. H. Đoạn trích nêu lên vấn đề gì?ức sống của nó . cảnh lịch sử ... HS. PHÂN TÍCH PHẦN 2 : HS . Đọc lại đoạn : “Tiếng Việt lịch sử” H. Trong đoạn này,tác giả nhận định : “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp,một thứ tiếng hay ” và nhận định này được giải thích cụ thể như thế nào? HS. Được giải thích một cách cụ thể có tính khẳng định là “Thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng,thanh điệu tế nhị,uyển chuyển trong cách đặt câu. Có khả năng diễn đạt tình cảm,tư tưởng ”. H. Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả đã đưa ra những chứng cứ gì và sắp xếp các chứng cứ ấy như thế nào? GV. Nhấn mạnh : Sắp xếp theo lối tăng tiến (Từ những người ít hiểu biết đến những người thành thạo về ngôn ngữ tiếng Việt ) . H. Theo tác giả,vẻ đẹp ấy có ý nghĩa như thế nào? HS. Lòng tự hào trước vẻ đẹp về mặt hình thức dễ đi sâu vào lòng người. H. Em có nhận xét gì về cách đưa dẫn chứng của tác giả? GV: Nhận xét, bổ sung: Các dẫn chứng khá toàn diện, bao quát nhiều mặt. Đặc biệt, tác giả đưa ra dẫn chứng là nhận xét của người nước ngoài: Một là của người hoàn toàn không biết gì về Tiếng Việt, chỉ nghe rồi cảm nhận một cách cảm tính cái chất nhạc độc đáo của tiếngViệt.Hai là của một giáo sĩ giỏi tiếng Việt không kém gì người Việt è Đây là 2 dẫn chứng rất khách quan và tiêu biểu. H. Tác giả đã chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt về những mặt nào ? H . Cách đưa dẫn chứng về sự giàu có có gì khác khi đưa dẫn chứng về cái đẹp của tiếng Việt? HS. Đưa một cách cụ thể,tỉ mỉ . è Giải thích ngắn gọn, rõ ý, chứng minh bằng chứng cụ thể và toàn diện. H. Cho HS tìm một số từ ngữ mới xuất hiện trong thời gian gần đây để chứng minh từ vựng TiếngViệt mỗi ngày một nhiều phong phú. Ví dụ: Ma–két-tinh, Com–pu –tơ, đối tác, hội thảo, giao lưu, GV chốt: Tác giả đưa ra cách giải thích ngắn gọn, rõ ý, chứng minh bằng chứng cụ thể và toàn diện (từ vựng, ngữ pháp, ngữ âm) đã làm nổi bật cái hay ,cái đẹp của tiếng Việt. GV giảng : Đưa ra một số ví dụ để phê phán việc lạm dụng từ Hán Việt, cách nói tắt, chen ngang từ nước ngoài khi nói và viết làm cho TiếngViệt bị nghèo nàn, lai tạp. PHÂN TÍCH PHẦN 3 . H. Em có nhận xét gì về cách kết thúc vấn đề ? GV nhấn mạnh : Tác giả sơ bộ kết thúc vấn đề ( vì đây không phải là toàn bộ văn bản) bằng lời khẳng định sức sống mạnh mẽ lâu bền ở cấu tạo và khả năng thích ứng của tiếng Việt trong tiến trình lịch sử Việt Nam. HOẠT ĐỘNG 3 : HDHS TỔNG KẾT. H. Sau khi đọc xong văn bản này,em có đồng tình với vấn đề mà tác giả đưa ra không? Tại sao? HS. Đồng tình bởi bên cạnh những lí lẽ là những dẫn chứng cụ thể ,chặt chẽ toàn diện . H. Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận ở bài văn này là gì? (Câu hỏi khó, GV HDHS nêu những ưu điểm NT trong bài). HS. Nghệ thuật: + Kết hợp giải thích, chứng minh bình luận. + Lập luận chặt chẽ: đưa nhận định ngay ở phần mở bài, tiếp đó giải thích và mở rộng nhận định ấy, sau cùng dùng các dẫn chứng để chứng minh. - Các dẫn chứng được đưa ra khá toàn diện, bao quát không quá cụ thể à người đọc phải hiểu biết cụ thể để minh hoạ cho các chứng cứ của tác giả. - Sử dụng biện pháp mở rộng ở nhiều câu à làm rõ nghĩa hoặc bổ sung) GV. Khái quát nội dung và nghệ thuật bài văn, văn bản .Ghi nhớ SGK/37 HS. Đọc ghi nhớ. I. TÌM HIỂU CHUNGêhiểu 1.Tác giả ,tác phẩm. - Tác giả : Đặng Thai Mai (1902 – 1984) . Quê Nghệ An . + Là nhà văn ,nhà nghiên cứu văn học,nhà hoạt động xã hội có uy tín - Xuất xứ : Trích từ bài nghiên cứu dài “Tiếng Việt – một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc” (1946) 2. Đọc và tìm hiểu chú thích. 3.Thể loại: Nghị luận chứng minh. 4. Bố cục: 3 phần. - Phần 1 : Từ đầu đến “của nó” : Niềm tự hào về sự giàu đẹp của tiếng Việt . - Phần 2 : TT đến “văn nghệ”: Phân tích và chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt . - Phần 3 : Còn lại : Khẳng định sức sống mạnh mẽ của tiếng Việt . I. TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1.Nêu vấn đề : Sự giàu đẹp của tiếng Việt. - Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình . 2. Giải quyết vấn đề: a. Tiếng Việt rất đẹp : - Là một thứ tiếng hài hoà về âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. - Tiếng Việt có đầy đủ khả năng diễn đạt tư tưởng,tình cảm,thỏa mãn các yêu cầu phát triển của đời sống xã hội. - > Giải thíchâ thích cụ thể . – Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta nhận xét : Tiếng Vvétsang thăm nước ta ởng,tình cảm . và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình . iệt là một thứ tiếng giàu chất nhạc. - Một giáo sĩ nước ngoài đã nói đến Tiếng việt là một thứ tiếng đẹp tục ngữ. - > Sắp xếp theo lối tăng tiến. è Tác giả không bàn nhiều,nói nhiều mà chỉ đưa ra 2 lời bình phẩm của 2 người nước ngoài nhưng đã bao quát toát lên vẻ đẹp của tiếng Việt. b. Tiếng Việt rất giàu: - Có một hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú. - Giàu về thanh điệu. - Giàu về hình tượng ngữ âm. - Về mặt cú pháp (phép đặt câu) Tiếng Việt rất tự nhiên về cân đối, nhịp nhàng,uyển chuyển,chính xác . - Từ vựng dồi dào. -Tiếng việt giàu chất thơ, nhạc, hoạ. - Ngữ âm không ngừng đặt ra những từ mới những khái niệm mới. è Dẫn chứng cụ thể,chi tiết . 3. Kết thúc vấn đề : Khẳng định sức sống của tiếngViệt. - Tiếng Việt với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử một chứng cứ khá rõ về sức sống của nó. III. TỔNG KẾT. * GHI NHỚ SGK/ 37 4. CỦNG CỐ: ( 4’) - Em hãy tìm thêm những dẫn chứng trong các tác phẩm thơ văn để minh hoạ cho vẻ đẹp C ủa TV? (GV gợi ý:) a. Đẹp ở sư trong sáng,giản dị : Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu. (Ca dao) Hỡi cô tác nước bên đàng Sao cô múc ánh trang vàng đổ đi. (Ca Dao) Long lanh đáy nước in trời Thành xây khói biêt non phơibóng vàng.( Nguyễn Du) Người lên ngựa, kẻ chia bào. Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san! (Nguyễn Du) b. Đẹp trong sự tế nhị ,uyển chuyển,duyên dáng gợi cảm : Bây giờ mận mới hỏi đào (Ca dao) c. Đẹp trong sự hồn nhiên,dí dỏm,nghệ thuật : Chuột chù chê khỉ rằng hôi Cô kia cắt cỏ bên sông ( Ca dao). d.Tiếng Việt rất giàu : - Giàu nhạc điệu: Sự có mặt của 6 thanh làm cho tiếng nói của dân tộc nhẹ nhàng,uyển chuyển gợi cảm: Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan Đường bạch dương sương trắng nắng tràn. ọn có có gì khác khi đưa dẫn chứng về cái đẹp của tiếng Việt.âng ngữ tiếng Vie(Tố Hữu) - Giàu vốn từ : Từ ăên : ăn ,xơi,chén ; Chết : mất,từ trần,lên tiên - Giàu hình thức diễn đạt: Màu vàng : Vàng xuộm,vàng hoe,vàng lịm,vàng ối,vàng tươi * Qua bài học em thấy mình cần phải làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ? Gợi ý : Biết trân trọng ,yêu quýtiếng nói giàu đẹp của dân tộc . * Theo quan niệm của tác giả, điều gì đã tạo nên cái hay,vẻ đẹp của Tiếng việt? - GV. Củng cố bằng sơ đồ. 5. DẶN DÒ: ( 2’) - Học bài, ghi nhớ SGK/37 - Nắm được nội dung, nghệ thuật của bài. - Hoàn chỉnh bài tập 1 + 2 SGK/37 - Chuẩn bị kỹ CH : Qua 2 tác phẩm nghị luận vừa học, em hiểu thế nào là chứng minh, giải thích ? - Chuẩn bị bài mới: “THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU” + Tìm đặc điểm của trạng ngữ ? Về hình thức ? Ý nghĩa?
Tài liệu đính kèm: