I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Nắm được mục đích tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.
- Biết sử dụng lý lẽ, dẫn chứng trong văn chứng minh.
- GDHS có ý thức trong việc dùng lý lẽ dẫn chứng chính xác, khoa học.
II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng, bảng phụ
- Học sinh: soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: ( 1) KT sĩ số
2. KTBC: ( 3) Kiểm tra vở soạn của HS.
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Khi Bao Công xử án thường phải điều tra kĩ lưỡng để có đủ nhân chứng,vật chứng khiến người ta khâm phục,khẩu phục . Vậy đó có phải là chứng minh không ? Thế nào là chứng minh ?
Ngày soạn :11/2/2009 Tuần 22 Ngày dạy : 13/2/2009 Tiết 87 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Nắm được mục đích tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh. - Biết sử dụng lý lẽ, dẫn chứng trong văn chứng minh. - GDHS có ý thức trong việc dùng lý lẽ dẫn chứng chính xác, khoa học. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng, bảng phụ - Học sinh: soạn bài. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1.Ổn định tổ chức: ( 1’) KT sĩ số 2. KTBC: ( 3’) Kiểm tra vở soạn của HS. 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài. Khi Bao Công xử án thường phải điều tra kĩ lưỡng để có đủ nhân chứng,vật chứng khiến người ta khâm phục,khẩu phục . Vậy đó có phải là chứng minh không ? Thế nào là chứng minh ? TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 18’ 17’ HOẠT ĐỘNG 1: HDHS HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM CHỨNG MINH (MỤC ĐÍCH VÀ PP CHỨNG MINH) H. Từ 2 tác phẩm “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ”, “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt ” vừa học, em hiểu thế nào về văn chứng minh? HS. Chủ tịch HCM đã dùng lý lẽ và dẫn chứng lấy từ trong quá khứ xa xưa và trong cuộc kháng chiến chống Pháp để làm sáng tỏ tinh thần nồng nàn yêu nước của nhân dân ta. Cố GS Đặng Thai Mai đã dùng lý lẽ, dẫn chứng để lấy từ trong cấu tạo của Tiếng Việt (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) để làm sáng tỏ cái đẹp, cái hay của Tiếng Việt. * GV nêu câu hỏi SGK để HS hiểu nhu cầu của chứng minh trong đời sống. H. Hãy nêu ví dụ và cho biết : Trong đời sống khi nào người ta cần chứng minh? HS. Đưa ra dẫn chứng để chứng minh. Ví dụ : Đem đồ vật,tranh ảnh hay mời ai đó đến làm chứng. H. Vậy em hiểu thế nào là chứng minh trong đời sống? HS. Sử dụng các sự thật để phân biệt giả, thật. ( Ghi nhớ 1. SGK) H. Trong văn bản nghị luận, khi người ta sử dụng lời văn (không được dùng nhân chứng, vật chứng) thì làm thế nào để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy? HS. Dùng liù lẽ và dẫn chứng để chứng minh. H. Thế nào là liù lẽ trong văn chứng minh có thể bao gồm những gì? H. Dẫn chứng là gì và có thể gồm những gì? HOẠT ĐỘNG 2. HDHS TÌM HIỂU CHỨNG MINH QUA VĂN BẢN CHỨNG MINH. HS. Đọc bài văn “Đừng sợ vấp ngã” HS. Thảo luận. H. Em hãy nêu luận điểm của bài văn? (Là nhan đề: Đừng sợ vấp ngã) H. Hãy tìm những câu mang luận điểm đó? H. Để khuyên người ta đừng sợ vấp ngã, bài văn đã lập luận như thế nào? H. Các sự thật được dẫn ra có đáng tin cậy không ? H. Em đã bao giờ vấp ngã chưa? H. Qua việc tiếp cận tìm hiểu văn bản, em hiểu phép lập luận chứng minh là gì? HS. Trả lời. GV nhấn mạnh: Để cho bài văn có sức thuyết phục, mọi lí lẽ và dẫn chứng trong văn CM là phải “ quy về một mối ”, tập trung làm sáng tỏ từng luận điểm. Các luận điểm nêu ra phải “đúng đắn, xác đáng”,Dẫn chứng phải“toàn diện” (từ nhiều mặt của cuộc sống, từ các tầng lớp người, từ mọi phương diện của vấn đề) và cũng phải những dẫn chứng “tiêu biểu ” (cần chọn lựa để có những dẫn chứng thật đặc sắc) GV. Từ các câu trả lời của HS. GV khái quát theo ghi nhớ. (Ghi nhớ 1,2 ) HS. Đọc ghi nhớ SGK trang 42. I. MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH. 1. Trong đời sống: Khi cần chứng tỏ cho người khác tin rằng lời nới của em là sự thật, là nói thật không phải là nói dối.Em phải đưa ra những bằng chứng dẫn chứng để thuyết phục. Bằng chứng ấy có thể là người (nhân chứng), vật (vật chứng), sự việc, số liệu. * Nhận xét: Chứng minh là đưa ra những bằng chứng để làm sáng tỏ sự đúng đắn của vấn đề . 2. Dùng lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh. - Lí lẽ: Là những lời lẽ đưa ra làm sáng tỏ điều mình muốn nói. Trong văn chứng minh, lý lẽ có thể là những ý kiến, những chân lý, đạo lý mà mọi người đều thừa nhận. - Dẫn chứng trong văn chứng minh: Là những bằng chứng cụ thể,chân thực mà mọi người đã biết, đã công nhận, Dẫn chứng có thể là số liệu, là tài liệu, là những câu chuyện, là danh ngôn đã được công bố trên báo chí và được công nhận là sự thật. 3. Văn bản. ĐỪNG SỢ VẤP NGÃ. a. - Luận điểm cơ bản: Đừng sợ vấp ngã. - Những câu mang luận điểm : + Nhan đề + Câu cuối “Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại”. b. Để khuyên người ta “đừng sợ vấp ngã”,bài văn đã lập luận chứng minh Các luận cứ để chứng minh : - Luận cứ lí lẽ : + Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ. + Vậy xin ban chớ lo sợ thất bại.Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội vì không cố gắng hết mình. - Luận cứ chứng minh : Dẫn chứng 1: Ví dụ về vấp ngã mà ai cũng có kinh nghiệm. Dẫn chứng 2 : + Oan Đi – Xnây từng bị tòa án sa thải vì lý tưởng. + Lúc còn phổ thông Lu-i pa-x tơ chỉ là một học sinh. + Lép Tôn xôi ,tác giả ý chí học tập. + Hen-Ri Pho thành công. + Ca sĩ Ô-pê -ra nổi tiếng En -ri -cô Ca-ru- xô bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. * Nhận xét : Các sự thật( 5 dẫn chứng về những người nổi tiếng ở thế giới biết tới) được dẫn ra rất đáng tin cậy. * GHI NHỚ: SGK 42 4. CỦNG CỐ: (3’ ) - Thế nào là chứng minh? Lập luận chứng minh là gì? - Lí lẽ và dẫn chứng trong văn chứng minh cần có được những phẩm chất gì? Cần đạt được những yêu cầu gì? 5. DẶN DÒ: (2’) - Học thuộc lòng ghi nhớ . SGK/42. - Xem lại 2 bài văn chứng minh trong SGK để nắm rõ yêu cầu và cách chứng minh. - Đọc bài luyện tập SGK 43, 44 - Tìm luận điểm, luận chứng, cách lập luận trong bài.
Tài liệu đính kèm: