Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng

I/ Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh

 Về kiến thức:

- Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận CM.

 Về kĩ năng:

- HS biết nhận diện và phân tích 1 đề, 1 văn bản nghị luận CM.

II/ Chuẩn bị:

 Giáo viên : Soạn giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên.

 Học sinh : Đọc kỹ bài, chuẩn bị bài tập theo yêu cầu của SGK.

III/ Tiến trình tiết dạy:

 Ổn định:

 Kiểm tra: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh

 Bài mới:

 

docx 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 826Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 23
Tiết
85
Sự giàu đẹp của tiếng Việt
Tiết
86
Sự giàu đẹp của tiếng Việt
Tiết
87
Thêm trạng ngữ cho câu
Tiết
88
Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
Tiết 88
Ngày soạn: 18/02/2011
Tập làm văn: 	 TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh
Về kiến thức:
Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận CM.
Về kĩ năng:
HS biết nhận diện và phân tích 1 đề, 1 văn bản nghị luận CM.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : Soạn giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viênï.
Học sinh : Đọc kỹ bài, chuẩn bị bài tập theo yêu cầu của SGK.
III/ Tiến trình tiết dạy:
Ổn định:
Kiểm tra: Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HĐ 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục đích và phương pháp CM:
I/ Mục đích và phương pháp chứng minh:
Trong đời sống khi nào người ta cần CM ?
Khi bị nghi ngờ người ta cần CM.
Khi cần chứng minh điều đó là thật thì em phải làm thế nào?
Phải đưa ra những bằng chứng để thuyết phục (nhân chứng, vật chứng, số liệu).
Từ đó có thể nói CM là gì?
® C/m là đưa ra những bằng chứng để làm sáng tỏ, để chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề.
CM trong đời sống là gì?
 1/ Chứng minh trong đời sống:
Trong đời sống người ta dùng sự thật để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin cậy.
HĐ 2: Tìm hiểu phép LL chứng minh qua VB CM
 2/ Phép lập luận chứng minh:
HS đọc VB “ Đừng sợ vấp ngã”
Luận điểm cần CM là gì? (Đừng sợ vấp ngã )
Tìm những câu mang luận điểm?
Đừng sợ vấp ngã.
Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại.
Đứng trước tư tưởng “ Đừng sợ vấp ngã” người đọc sẽ thắc mắc : Tại sao không sợ?
Bài văn đã lập luận như thế nào?
Vấp ngã là lẽ thường và lấy VD mà ai cũng có kinh nghiệm để CM?
Những người nổi tiếng cũng từng bị vấp ngã nhưng vấp ngã không ngăn họ trở thành người nổi tiếng?
Bài viết nêu 5 danh nhân của thế giới mà ai cũng phải thừa nhận? 
KB: Nêu ra cái đáng sợ hơn vấp ngã là sự thiếu cố gắng.
Em có nhận xét gì qua cách lập luận ?
“ Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
 Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?”
 ( Tố Hữu – Dậy mà đi )
=> Bài văn dùng toàn sự thật mà ai cũng phải công nhận?
CM từ gần đến xa.
Từ bản thân đến người khác.
Qua đó em hiểu thế nào là phép lập luận chứng minh?
Là 1 phép lập luận dùng những lí lẽ và bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới là đáng tin cậy.
 3/ Lý lẽ và dẫn chứng trong bài văn chứng minh:
Qua VB “ Đừng sợ vấp ngã” em thấy lý lẽ và dẫn chứng dùng trong bài văn chứng minh là như thế nào?
Các lí lẽ bằng chứng dùng trong phép lập luận CM phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
HĐ 3: Luyện tập:
II/ Luyện tập:
GV cho HS đọc VB không sợ sai lầm.
Em hãy cho biết luận điểm của bài văn là gì?
Luận điểm: không sợ sai lầm.
Hãy chỉ ra những câu mang luận điểm?
Những câu mang luận điểm:
 * Không sợ sai lầm.
 * Thất bại là mẹ của thành công.
 * Những người sáng suốt dám làm mới là người làm chủ số phận của mình.
Để chứng minh cho luận điểm của mình bài viết đã nêu ra những luận cứ nào?
Những luận cứ:
 * “ Nếu bạn  cuộc đời”
 * “ Một người  tự lập được” 
 * “ Khi tiến bước  thành công” 
 * “ Tất nhiên  tiến lên” 
Cách lập luận của bài này có gì khác so với bài “ Đừng sợ vấp ngã”?
Cách lập luận của bài này khác so với bài “ Đừng sợ vấp ngã” là bài này chứng minh bằng cách đưa ra lý lẽ và phân tích lý lẽ.
Hướng dẫn học bài chuẩn bị bài:
Trong đời sống khi nào người ta cần chứng minh? 
Phép lập luận chứng minh là gì?
Lý lẽ và dẫn chứng trong bài văn chứng minh như thế nào?
Soạn: “ Thêm trạng ngữ cho câu” Đọc VD SGK và cho biết vì sao không thể lược bỏ trạng ngữ?
Trong bài Văn nghị luận trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận?
Trường hợp nào có thể tách trạng ngữ thành câu riêng?
Rút kinh nghiệm sau tiết 88
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docxGA7 T23.docx