Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 10

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 10

A. Mức độ cần đạt:

- Cảm nhận tình yêu quê hương bền chặt, sâu nặng chợt nhói lên trong một tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ được ghi lại một cách hóm hỉnh trong bài thơ tứ tuyệt luật Đường.

- Thấy được tác dụng nghệ thuật đối và vai trò của câu cuối trong bài thơ.

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:

 1. Kiến thức:

 - Sơ giản về tác giả Hạ Tri Chương.

 - Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong câu thơ.

 - Nét độc đáo về tứ thơ của bài thơ.

 - Tình cảm quê hương là tình cảm sâu nặng, bền chặt suốt bài thơ.

 2. Kỹ năng:

 - Đọc – hiểu văn bản thơ tuyệt cú qua bản dịch tiếng Việt.

 - Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.

 3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quê hương.

 C. Phương pháp: - Đọc diễn cảm, phát vấn, phân tích, thảo luận nhóm.

 

doc 9 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 953Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Ngày soạn: 27/10/2012
Tiết 37 Ngày dạy: 29/10/2012 
Văn bản : NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ 
(Hồi hương ngẫu thư – Hạ Tri Chương)
A. Mức độ cần đạt:
- Cảm nhận tình yêu quê hương bền chặt, sâu nặng chợt nhói lên trong một tình huống ngẫu nhiên, bất ngờ được ghi lại một cách hóm hỉnh trong bài thơ tứ tuyệt luật Đường.
- Thấy được tác dụng nghệ thuật đối và vai trò của câu cuối trong bài thơ.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Hạ Tri Chương.
 - Nghệ thuật đối và vai trò của câu kết trong câu thơ.
 - Nét độc đáo về tứ thơ của bài thơ.
 - Tình cảm quê hương là tình cảm sâu nặng, bền chặt suốt bài thơ.
 2. Kỹ năng: 
 - Đọc – hiểu văn bản thơ tuyệt cú qua bản dịch tiếng Việt.
 - Bước đầu tập so sánh bản dịch thơ và bản phiên âm chữ Hán, phân tích tác phẩm.
 3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quê hương.
 C. Phương pháp: - Đọc diễn cảm, phát vấn, phân tích, thảo luận nhóm.
 D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện Hs
 	7A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 7A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Đọc thuộc lòng bài thơ « Xa ngắm thác núi Lư » và nêu ý nghĩa văn bản?
 - Phát biểu cảm nghĩ của em về tâm hồn thi sĩ của nhà thơ Lí Bạch ?
 3. Bài mới: Đọc thơ Lí Bạch các em cảm nhận được một tình yêu quê hương tha thiết. Một ánh trăng nơi đát khách quê người cũng đủ làm nhà thơ chạnh lòng nhớ quê hương. Còn Hạ Tri Chương- người bạn vong niên của thi hào Lí Bạch thì sao ? Tình cảm của ông đối với quê hương như thế nào ? Chúng ta sẽ tìm hiểu tấm lòng của nhà thơ qua bài «  Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ».
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung kiến thức
Giới thiệu chung
HS đọc chú thích sgk.
GV: Nêu hiểu biết về tác giả? Tác phẩm? Chỉ ra thể thơ, cách nhận biết?
HS: trình bày
Đọc – hiểu văn bản
GV: Nêu yêu cầu đọc; Chú ý ngắt nhịp.
GV: qua tiêu đề có thể thấy biểu hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì độc đáo? 
HS: Trả lời:Tình quê hương được thể hiện ngay lúc vừa mới đặt chân tới quê nhà ® Tình huống tạo nên tính độc đáo.
GV giảng từ “Ngẫu thư”: có nghĩa là ngẫu nhiên, cảm xúc đến một cách bất ngờ
HS đọc hai câu thơ đầu
GV: Hai câu thơ này nói về việc gì? (Sự việc trở về quê hương sau ba năm xa cách).
GV: Việc trở về quê được kể lại thông qua những hình ảnh đối nào?
HS: Chỉ ra.
GV giảng: mặc dù số chữ không cân nhưng vẫn đảm bảo đối cả ý lẫn lời.
GV: ở câu 1 phép đối có tác dụng gì?
HS: trả lời/nhận xét.
GV chốt: Phép đối đã khái quát được quãng đời xa quê làm quan của tác giả->nổi bật sự thay đổi về vóc người và tuổi tác, nổi bật thời gian xa cách. Song có một điều không thay đổi cùng thời gian. Đó là gì?
HS: trả lời/nhận xét (Tiếng quê không đổi).
GV: "Tiếng quê không đổi" được đặt trong sự đối lập với "tóc mai đã rụng" nhằm khẳng định điều gì?
HS: trả lời/nhận xét/bổ sung. 
GV giảng: Tác giả lấy cái thay đổi khẳng định cho sự không thay đổi, tác giả khéo léo dùng một chi tiết vừa có tính chân thực vừa có ý nghĩa tượng trưng để làm nổi bật tình cảm gắn bó với quê hương (tiếng nói, giọng quê).
GV: Phương thức biểu đạt của câu 1 câu 2 là gì?
HS: Trả lời/nhận xét/bổ sung.Câu 1: Biểu cảm qua tự sự.
Câu 2: Biểu cảm qua miêu tả.
GV: Giọng điệu hai câu thơ này bình thản, khách quan song vẫn phảng phất nỗi buồn? Vì sao vậy?
HS đọc 2 câu cuối. 
GV: Có 2 ý kiến trái ngược nhau về giọng điệu của 2 câu cuối: một cho rằng giọng điệu hài hước, hóm hỉnh, một cho rằng giọng điệu ngậm ngùi xót xa. Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao? 
HS: thảo luận/nhận xét.
GV: Cả hai. Dí dỏm trong cách nói, ngậm ngùi xót xa trong tâm khảm. Lấy cái dí dỏm để làm nổi bật nỗi buồn trước những đổi thay sau bao năm trở về quê hương. Tha thiết, gắn bó chính là tình cảm của nhà thơ dạt dào nơi mỗi câu chữ.
GV: Về làng tác giả đứng trước một tình huống rất đặc biệt. Đó là gì? HS: trả lời/bổ sung.
GV: Theo em tại sao không phải người già ra đón mà lại là trẻ con?
HS: Có lẽ những người cùng lứa tuổi với nhà thơ nay không còn ai, hoặc có còn hẳn cũng không ai nhận ra nhà thơ nữa.
GV: Câu hỏi của trẻ: "Khách từ đâu đến" có làm nhà thơ vui lên không? Vì sao?
HS: Trả lời/nhận xét/bổ sung.
GV: phân tích tâm trạng, tình cảm của nhà thơ để giáo dục tình yêu quê hương cho các em.	
GV: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung bài thơ
HS: đọc ghi nhớ SGK.
Hướng dẫn tự học
- Gợi ý: Tâm trạng buồn, là người xa lạ trên chính quê hương mình.
- Chuẩn bị bài: đọc bài, tình hiểu gia cảnh và tấm lòng của nhà thơ.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: Hạ Tri Chương(659-744), là nhà thơ lớn của Trung Quốc thời Đường. Ông là bạn vong niên của thi hào Lí Bạch 
2. Tác phẩm: 
- Hoàn cảnh: viết khi nhà thơ cáo quan về quê.
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc - tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 2 phần 
Hai câu đầu: kể chuyện về quê
Hai câu sau: Cảm xúc về quê hương
b. Phân tích:
b1/Hai câu đầu
 “Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
 Hương âm vô cải, mấn mao tồi”
- Thời gian xa cách: trẻ-già
-> gần một đời người.
- Tóc mai đã rụng-> sự thay đổi vóc dáng tuổi tác.
- Giọng quê không đổi -> vẫn mang theo, vẫn giữ lại chất giọng của quê hương, bản chất của quê hương.
Þ Đối hình ảnh, từ trái nghĩa: Khẳng định sự bền bỉ của tình cảm con người đối với quê hương.
b2/ Hai câu cuối:
- Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
 Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai?
- Trẻ gặp - không quen biết.
- Trẻ hỏi - khách ở đâu.
-> Tính huống bất ngờ: Quê hương và nhà thơ có sự thay đổi.
Þ Giọng hài hước mà ngậm ngùi: Tâm trạng lạc lỏng, ngậm ngùi trở thành người xa lạ ngay trên chính quê hương mình.
=> Biểu hiện tình yêu quê hương thắm thiết, bền bỉ, sâu nặng.
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Sử dụng yếu tố tự sự, cấu tứ độc đáo.
- Sử dụng phép đối hiệu quả.
- Giọng điệu bi hài ở hai câu cuối.
b. Nội dung: Câu chuyện về thăm quê.
c. Ý nghĩa văn bản:
Tình yêu quê hương là một trong những tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất của con người.
III.Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng 2 bản dịch thơ 
- Phân tích tâm trạng tác giả
- Soạn bài: “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”. 
E. Rút kinh nghiệm:
Tuần 10 Ngày soạn: 27/10/2012
Tiết 38 Ngày dạy: 29/10/2012 	
 Hướng dẫn tự học: BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
(Mao ốc vị thu phong sở phá ca – Đỗ Phủ)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA VĂN
A. Mức độ cần đạt:
- Hiểu được hiện thực và giá trị nhân đạo của tác giả.
- Thấy được đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ Đỗ Phủ được thể hiện qua bài thơ.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Đỗ Phủ.
 - Giá trị hiện thực phản ánh chân thực cuộc sống con người.
 - Giá trị nhân đạo: thể hiện hoài bão cao cả và sâu sắc của Đỗ Phủ, nhà thơ của những người nghèo khổ, bất hạnh.
 - Vài trò, ý nghĩa của yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình; đặc điểm bút pháp hiện thực của nhà thơ trong bài thơ.
2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu văn bản nước ngoài qua bản dịch tiếng Việt.
 - Rèn kĩ năng đọc – hiểu, phân tích bài thơ qua bản dịch tiếng Việt
3. Thái độ: - Bồi dưỡng tình yêu quê hương.
 C. Phương pháp: - Phát vấn, phân tích, bình giảng , đọc diễn cảm.
 D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: Kiểm diện Hs
 	7A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 7A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Đọc thuộc lòng bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê?
- Phân tích tâm trạng của nhà thơ?
3. Bài mới: Nếu Lí Bạch là nhà thơ lãng mạn vĩ đại (Thi tiên – Ông tiên làm thơ ) thì Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực nhân đạo (Thi sử thi thánh – Ông thánh làm thơ). Có lẻ cuộc đời long đong, khốn khổ, nghèo đói, bệnh tật đã giúp Đỗ Phủ tạo nên những vần thơ thấm đẫm tình người. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá là một bài thơ như thế.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung kiến thức
Giới thiệu chung
HS đọc chú thích sgk.
GV phát vấn tìm hiểu tác giả tác phẩm: Nêu hiểu biết về tác giả? Tác phẩm? Hoàn cảnh ra đời bài thơ? Chỉ ra thể thơ, cách nhận biết?
HS Trả lơi
GV: Giới thiệu tiểu sử Đổ Phủ, cho Hs xem chân dung, giới thiệu thơ cổ thể (cổ phong): Thể thơ có trước đời Đường, là loại thơ tự do: Chỉ cần có vần, không phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt về số câu, chữ niêm, luật, đối...
HS: trình bày, GV nhận xét và chốt ý.
Đọc- hiểu văn bản
GV: Nêu yêu cầu đọc; Chú ý ngắt nhịp, đọc diễn cảm.
HS đọc
GV: Ở bài này có thể phân tích theo bố cục nào cũng được, tuy nhiên phân tích theo bố cục 2 phần để thấy rõ ý nghĩa của văn bản.
GV: mười tám câu thơ này nói về những nỗi khổ của nhà thơ. (Nỗi khổ bị gió thu cuốn mất các lớp tranh được thể hiện ở phần văn bản nào). Đọc đoạn 1
GV: Theo em phương thức biểu đạt chính của những dòng thơ vừa đọc là gì?
HS: Phương thức miêu tả - kết hợp với tự sự.
GV: Hình ảnh nhà bị phá được miêu tả tập trung trong chi tiết nào? (qua hình ảnh nào): Đọc những câu thơ ấy?
HS: trả lời/nhận xét.
GV: Hình ảnh các mảnh tranh bay gợi cảnh tượng như thế nào? Hình dung gì về gia cảnh chủ nhân ngôi nhà?
HS: Trả lời/nhận xét/bổ sung.
GV: Và nỗi xót xa ấy còn ngập tràn trong khổ thơ tiếp theo? Vì sao vậy? (Bọn trẻ cướp tranh).
HS: thảo luận/nhận xét.
GV: Nhà thơ kể về việc bọn trẻ cướp tranh như thế nào?
HS: trả lời/nhận xét/GV ghi bảng.
GV: Em thử tưởng tượng về cuộc sống xã hội thời nhà thơ đang sống qua hình ảnh lũ trẻ?
HS: phát biểu theo ý kiến cá nhân.
GV: Kết luận: Cuộc sống khốn khổ đáng thương.
GV: Chứng kiến bọn trẻ như vậy nhà thơ lòng "ấm ức". Theo em cái "ấm ức" ấy là vì tiếc những miếng tranh hay buồn vì thời thế đảo điên? Tại sao em khẳng định như vậy?
GV: Song chưa hết nổi khổ nào lại ập đến với nhà thơ?
HS: trả lời/GV ghi bảng.
GV: Đọc khổ thơ thứ 3: Hình ảnh cơn mưa đêm được tả qua những chi tiết nào?
HS: tìm chi tiết.
GV: Và nỗi khổ của con người trong cảnh nhà tranh bị tốc mái giữa đêm mưa được đặc tả qua hình ảnh mền vải. Đúng hay sai? Vì sao?
HS: Đúng. Vì cái chăn cũ, mỏng, lâu năm bình thường đã không đủ ấm, đêm nay con đạp, mưa thấm ướt làm cho cái lạnh càng như lạnh hơn, phản ánh cảnh sống nghèo, cùng cực của một gia đình tàn tạ giữa thời loạn.
GV: Việc nhà thơ mất ngủ có phải chỉ vì nhà dột, phải chịu cảnh trời lạnh, lại nghe con quấy khóc?
HS: trả lời/bổ sung
GV: Nhà thơ mất ngủ không phải chỉ vì nỗi khổ riêng về gia cảnh, bản thân mà còn vì nỗi lo cho vận dân, nước nghiêng nghèo. Bởi vậy hoàn cảnh riêng, chung khiến cho nỗi khổ như càng nhân lên.
GV: Đến khổ thơ thứ 3: mọi nổi khổ dồn dập, đến cùng một lúc được thể hiện rõ ràng hơn chính nhờ nghệ thuật miêu tả vừa khái quát vừa cụ thể tỉ mỉ. Hãy chứng minh điều đó?
HS: thống kê chi tiết: Miêu tả khái quát: - Tranh bay. Mưa dày hạt, chẳng dứt.Miêu tả cụ thể: Tranh  ... 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kể tên các lỗi thường gặp về quan hệ từ?
- Chỉ ra lỗi về quan hệ từ trong các câu sau
+ Tôi đi học nên bạn ở nhà.
+ Bài kiểm tra tôi được 8 điểm.
+ Câu hỏi này khó cho tôi.
+ Hà học giỏi vì mẹ vui.
- Làm bài tập 4 trong sgk/108
 3. Bài mới: Sự vay mượn ngôn ngữ giữa các quốc gia, giữa các vùng miền làm cho tiếng Việt chúng ta phong phú, giàu đẹp. Hiện tượng đồng nghĩa đã hình thành trong qua trình vay mượn ấy. Muốn trau dồi vốn ngôn ngữ các em cần hiểu từ đồng nghĩa.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Tìm hiểuchung
HS đọc bản dịch thơ: " Xa ngắm thác núi Lư và Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ: rọi, trông.
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV:Tìm từ ứng với các nghĩa sau của từ trông
- Nhìn để nhận biết
- Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn
- Mong đợi
GV: Từ các ví dụ trên em hãy nhắc lại khái niệm từ đồng nghĩa?
HS đọc ghi nhớ.
* GV ghi bảng phụ
GV: So sánh nghĩa của từ quả và từ trái trong 2 ví dụ trên?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Nghĩa của 2 từ bỏ mạng và hy sinh trong 2 câu trên có chỗ nào giống, khác nhau?
Em rút ra kết luận gì?
HS đọc ghi nhớ.
GV: Thay đổi các từ quả, trái, bỏ mạng, hy sinh cho nhau rồi rút ra nhận xét?
HSTL theo cặp – 3 phút. Các nhóm khác nhận xét, GV sửa chữa, bổ sung.
GV: ở bài 7, tại sao tiêu đề là Sau phút chia ly mà không phải là chia tay?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Vậy khi dùng từ đồng nghĩa ta cần chú ý những điều gì?
HS đọc ghi nhớ.
Luyện tập
Bài 1
GV:Tìm từ Hán - Việt đồng nghĩa?
GV hướng dẫn học sinh tìm từ
Chú ý giải nghĩa yếu tố hán Việt.
HS thảo luận theo cặp và làm bài. GV nhận xét. 
Bài 2
GV: Tìm từ gốc ấn - âu đồng nghĩa...?
Bài 3
GV:Tìm từ đồng nghĩa thay thế?
HS: Tìm từ thay thế
Bài 5
GV:Phân biệt nghĩa của các nhóm từ đồng nghĩa. Và đặt câu để phân biệt nghĩa.
HS thảo luận theo cặp và làm bài. GV nhận xét, ví dụ.
- Con mời mẹ ăn cơm.
- Nấu xong rồi tụi mình chén một bữa cho đã.
Hướng dẫn tự học
GV gợi ý: Bài thơ “ Bạn đến chơi nhà”
- Chuẩn bị bài: Đọc bài, tìm hiểu khái niệm từ trái nghĩa, cách sử dụng từ trái nghĩa.
I. Tìm hiểuchung:
1. Thế nào là từ đồng nghĩa:
* Ví dụ sgk/113:
 - Rọi: chiếu ( soi, tỏa )
- Trông: nhìn ( ngó, dòm )
- trông: Trông coi, coi sóc, chăm sóc.
- trông: Hy vọng, trông ngóng, mong đợi.
-> Nhận xét:
- Từ đồng nghĩa có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
* Ghi nhớ: ( sgk - 114 )
2. Phân loại từ đồng nghĩa:
* Ví dụ sgk /114
->Nhận xét: - Quả - trái: giống nhau hoàn toàn
 đồng nghĩa hoàn toàn
- Bỏ mạng - Hi sinh:
+ giống: đều chỉ cái chết
+ khác: Bỏ mạng: ý giễu cợt, coi thường.
 Hy sinh: ý tôn trọng
 đồng nghĩa không hoàn toàn.
* Ghi nhớ: sgk /115
3. Sử dụng từ đồng nghĩa:
* Ví dụ:
- quả = trái có thể thay đổi được vì không mang sắc thái biểu cảm.
- Hy sinh khác bỏ mạng không thay thế được vì sắc thái ý nghĩa khác nhau
- chia ly: chia tay lâu dài, có khi là không gặp lại.
- chia tay: xa nhau tạm thời, thường sẽ gặp lại sau thời gian ngắn.
->Nhận xét:
- Có những trường hợp các từ đồng nghĩa không thể thay thế cho nhau.
- Khi sử dụng từ đồng nghĩa cần sử dụng chính xác
( nghĩa + sắc thái ý nghĩa)
* Ghi nhớ: sgk /115
II. Luyện tập:
Bài 1: sgk/115 
- Gan dạ: dũng cảm ; Nhà thơ: thi nhân	
- Mổ xẻ: giải phẫu ; Của cải: tài sản
- Nước ngoài: ngoại quốc ; đòi hỏi: yêu cầu
- chó biển: hải cẩu ; Loài người: nhân loại 
- Năm học: niên khóa ; Thay mặt : đại diện
Bài 2: sgk/116
- Máy thu thanh: radio - Dương cầm: piano
- Sinh tố: vitamin - Xe hơi: ôtô
Bài 4: sgk/116
- đưa tận tay: trao tận tay - Kêu: phàn nàn
- đưa khách: tiễn khách - đi : từ trần ( mất)
Bài 5: sgk/116
- ăn, xơi, chén: khác sắc thái ý nghĩa
- cho, tặng, biếu: khác quan hệ xã hội
- yếu đuối: nghiêng về tinh thần
- yếu ớt: nghiêng về trạng thái
- xinh: cái đẹp nghiêng về hình thức
- đẹp: đẹp + sự đánh giá ngưỡng mộ.
- tu, nhấp, nốc: khác cách thứ
* Đặt câu phân biệt các từ đông nghĩa trên
III. Hướng dẫn tự học
- Tìm trong một số văn bản đã học những cặp từ đồng nghĩa.
- Soạn bài: “Từ trái nghĩa”. 
E. Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................
Tuần 10 Ngày soạn: 27/10/2012
Tiết 40 Ngày dạy: 29/10/2012 
 Tập làm văn: CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM
A. Mức độ cần đạt:
- Hiểu những cách lập ý đa dạng của bài văn biểu cảm để có thể mở rộng phạm vi, kĩ năng làm văn biểu cảm.
- Nhận ra cách viết của mỗi đoạn văn.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 1. Kiến thức: - Ý và cách lập ý trong bài văn biểu cảm.
 - Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm.
 2. Kỹ năng: - Biết vận dụng các cách lập ý hợp lí đối với các đề văn cụ thể.
 3. Thái độ: - Học sinh có thói quen suy nghĩ, tưởng tượng, cảm xúc trước một đề văn biểu cảm.
 C. Phương pháp: Phát vấn, tích hợp, phân tích ví dụ, HS thảo luận nhóm.
D. Tiến trình bài dạy:
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện Hs
 	7A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 7A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu các bước tạo lập văn bản biểu cảm?
	 - Khi làm bài văn biểu cảm cần chú ý yêu cầu gì?
 3. Bài mới: Văn biểu cảm dùng để bộc lộ tình cảm cảm xúc của người viết. Làm thế nào để có cảm xúc khi làm văn biểu cảm? Lập ý là bước các em định hình tình cảm cảm xúc cho bài viết của mình. Có những cách lập ý nào? Tiết học này cô và các em cùng tìm hiểu. 
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung kiến thức
Tìm hiểu chung
HS đọc đoạn văn 1 SGK/ 117
GV tích hợp văn bản “Cây tre Việt Nam”: Cây tre đã gắn với đời sống người dân Việt Nam như thế nào?
HS: suy nghĩ và trả lời
GV: Là người từng trải, nhạy cảm tác giả phát hiện ra quy luật gì? Quy luật đó khẳng định điều gì? dẫn chứng?
HS: phát hiện và nêu dẫn chứng
GV: Từ việc liên tưởng tới xã hội tương lai, tác giả bộc lộ cảm xúc gì? Cách bộc lộ cảm xúc?
HS đọc đoạn văn 2 SGK/ 117
GV: Niềm say mê con gà đất của tác giả bắt nguồn từ suy nghĩ nào? Suy nghĩ ấy thể hiện khát vọng gì?
HS: phát hiện
GV: Từ đồ chơi ( con gà đất) tác giả phát hiện ra đặc điểm gì của đồ chơi?
HS: suy nghĩ và trả lời
GV: Đặc điểm ấy cho tác giả những suy nghĩ liên tưởng gì?
HS: suy nghĩ và trả lời
GV: Tác giả đã đưa ra những suy nghĩ gì về đồ chơi của trẻ em?
HS: suy nghĩ và trả lời
HS đọc đoạn 3 - 119
GV: Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật và cảm hứng được khơi nguồn từ cảm hứng về cái gì?
GV: Đối tượng ấy thuộc thiên nhiên hay xã hội? Nêu ý nghĩa của tình cảm đó?
HS: suy nghĩ và trả lời
GV:Từ cực Bắc của đất nước tác giả liên tưởng tới đâu? Nêu ý nghĩa của những liên tưởng đó?
HS: suy nghĩ và trả lời
GV: Tình cảm của tác giả trong bài viết có tác động gì đến người đọc?
HS: suy nghĩ và trả lời
HS đọc đoạn 4 - 120
GV: Tình cảm của tác giả đối với mẹ được bắt nguồn từ sự quan sát trực tiếp hay trong tâm tưởng?
HS: suy nghĩ và trả lời
GV:Tình cảm của tác giả với mẹ là tình cảm gì? Vì sao lại có những khía cạnh tình cảm đó?
HS: suy nghĩ và trả lời
GV: Để nhấn mạnh tình cảm của mình tác giả đã dùng những biện pháp gì?
HS: suy nghĩ và trả lời
GV: Văn bản đã thể hiện những tình cảm gì?
HS đọc ghi nhớ
Luyện tập
GV ghi đề bài lên bảng. HS yêu cầu của đề.
GV: hướng dẫn học sinh tạo lập 4 bước tạo lập văn bản.
GV: Nhắc lại các bước tạo lập văn bản?
HS: nhắc lại các bước tạo lập văn bản
GV: Nêu những yêu cầu định hướng cho đề bài trên?
GV yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm.
GV dẫn dắt để học sinh nắm được yêu cầu của phần dàn ý.
Thảo luận nhóm - 5 phút – 3 nhóm
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hướng dẫn tự học
GV gợi ý: HS đọc bài tham khảo “Quà bánh của tuổi thơ”, “Kẹo mầm” SGK/130,138
- Chuẩn bị bài mới: Gv cho 4 nhóm chọn 2 đề trong sgk/129-130 về nhà lập dàn ý. 
I. Tìm hiểu chung
1. Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm:
a. Liên hệ hiện tại với tương lai:
* Tìm hiểu ví dụ:
- Vị trí của cây tre trong đời sống của người dân Việt Nam: bảo vệ làng xóm, có mặt trong hoạt động đời sống của con người...
 Quy luật của sự phát triển và đào thải ( sắt thép thay tre nứa...)
- Khẳng định sự bất tử của một trong bốn biểu tượng của văn hóa cộng đồng làng, xã Việt nam cổ truyền: cây đa, bến nước, sân đình...
* Kết luận:
- Tác giả gợi nhắc quan hệ với sự vật liên hệ với tương lai để trực tiếp bày tỏ tình cảm của mình với cây tre.
b. Hồi tưởng về quá khứ và suy nghĩ về hiện tại:
* Tìm hiểu ví dụ:
- Niềm say mê gà đất bắt nguồn từ suy nghĩ: được hóa thân thành con gà trống để dõng dạc cất lên điệu nhạc sớm mai
 Khát vọng: trở thành người nghệ sĩ thổi kèn đồng.
- Phát hiện ra tính mong manh
- Nhớ về những con gà đất vỡ giọng theo tuổi thơ liên tưởng đến linh hồn của những đồ chơi.
* Kết luận:
- Suy nghĩ sâu sắc nhất của tác giả: đồ chơi không phải là những vật vô tri vô giác, chúng có cuộc sống, linh hồn riêng. Nhờ chúng mà con người có khát vọng, vươn tới cái đẹp.
c. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn mong nước
* Tìm hiểu ví dụ:
- Tình cảm của tác giả được khởi nguồn từ cảm hứng về mùa thu biên giới.
- Đối tượng thiên nhiên.
- Tình yêu đất nước, sự gắn bó máu thịt với mảnh đất tột Bắc của đất nước.
- Tác giả liên tưởng tới cực Nam của đất nước, ( Cà Mau ) với sự giàu đẹp, phong phú của đất nước.
* Kết luận:
- Khơi dậy trong lòng người đọc niềm tự hào và ý thức trách nhiệm với Tổ Quốc.
d. Quan sát, suy nghĩ:
* Ví dụ:
- Tình cảm bắt nguồn từ sự quan sát, suy nghĩ trong tâm tưởng ( hình ảnh mẹ luôn theo sát trong tâm tưởng người con có hiếu)
- Tình cảm vừa tha thiết vừa thấp thoáng nỗi buồn day dứt, ân hận.
+ Tha thiết vì đó là tình cảm ruột thịt
+ Day dứt, ân hận vì đôi khi con quên mất những vất vả, khó khăn mà mẹ phải chịu đựng để nuôi con.
Cách biểu cảm:
- Đặt câu hỏi tu từ, điệp câu “U tôi già đi từ lúc nào”
* Kết luận:
- Người con hiểu một cách sâu sắc, cảm động về sự hy sinh thầm lặng của người mẹ đồng thời xót xa ân hận về những lỗi lầm hoặc sự vô tâm của mình.
* Ghi nhớ:( sgk - T121)
II. Luyện tập:
Tập lập ý cho đề bài sau:
Phát biểu cảm nghĩ của em về vườn nhà.
1. Tìm hiểu đề
- Thể loại: văn biểu cảm
- Đối tượng biểu cảm: vườn nhà
- Tình cảm cần thể hiện: yêu quý, gắn bó với vườn nhà.
2. Tìm ý - lập ý
a. Mở bài: Giới thiệu khu vườn và tình cảm chung
b.Thân bài:
- Miêu tả vườn, lai lịch vườn
- Vườn và cuộc sống vui, buồn của gia đình
- Vườn và lao động của cha mẹ
- Vườn qua bốn mùa
c. Kết bài: Cảm xúc về vườn nhà
III. Hướng dẫn tự học
- Tìm ví dụ chứng tỏ cách lập ý đa dạng trong các bài văn biểu cảm .
- Soạn bài: “Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người.” 
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10 ngu van 7.doc