Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 15

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 15

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

 - Có hiểu biết bước đầu về thể văn tùy bút

 - Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị qua lối viết tùy bút tài hoa, độc đáo của nhà văn Thạch Lam

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.

1. Kiến thức:

- Sơ giản về tác giả Thạch Lma

 - Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo, giản dị:cốm.

 - Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhàn văn Thạch Lam trong văn bản

2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

- Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật của quê hương

 

doc 10 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 765Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	Ngày soạn: 
Tiết: 57	Ngày dạy:
Văn bản
MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.	 
	- Có hiểu biết bước đầu về thể văn tùy bút
	- Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị qua lối viết tùy bút tài hoa, độc đáo của nhà văn Thạch Lam
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Thạch Lma
	- Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo, giản dị:cốm.
	- Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhàn văn Thạch Lam trong văn bản
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật của quê hương
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN. 
1. Ổn định lớp. (1phút)
	- Ổ định trật tự
	- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
? Nêu nôi dung văn bản Tiếng gà trưa.
	- Tiếng gà cất lên trên đường hành quân 
	- Tiếng gà gọi về tuổi thơ. 
	- Tiếng gà giục giã tinh thần chiến đấu 
? Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Tiếng gà trưa
	-> Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản Tiếng gà trưa
3. Dạy bài mới.	
	Vào bài : VN là một ĐN ngàn năm văn hiến. Văn hóa cổ truyền của dân tộc ta thể hiện ngay ở những thức quà bánh giản dị, độc đáo của từng vùng, miền. Nếu Nam Bộ có bánh tét, hủ tiếu; Huế có bún bò, giò heo, cơm hến, các loại chè thì Hà Nội ta lại có phở, bún ốc và đặc biệt thanh nhã là cốm vòng. Tìm hiểu bài tùy bút "Một thức quà của lúa non: Cốm của Nhà văn Thạch Lam" (Một cây bút tài hoa của Hà Nội), chúng ta sẽ thêm hiểu về sắc hởng của thức quà này. (1phút)
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
 HĐ1.TÌM HIỂU CHUNG
(10 phút)
- Em hãy nêu vài nét về tác giả - tác phẩm?
-> Giới thiệu thêm về bài thơ và tác giả Thạch Lam
 + Tập tùy bút "HN 36 phố phờng" (1943) gồm 17 bài tùy bút. Viết về cảnh sắc, phong vị của Hà Nội, đặc biệt là những thức quà, những món ăn thờng ngày bình dị, không mấy cao sang nhưng lại đậm đà Hương vị riêng, thể hiện sự tinh tế khép léo trong bản sắc văn hóa lâu đời của đất kinh kì. Tập tùy bút đã chứng tỏ sự am hiểu và yêu mến Hà Nội của nhà văn Thạch Lam. Có lẽ vì vậy mà ông được coi là nhà văn Hà Nội.
 + "Một thức quà lúa non: Cốm" khi đa vào SGK có 
lược bỏ đoạn cuối Þ Đây là văn bản thể hiện đặc điểm tâm hồn và ngòi bút của Thạch Lam.
- GV hướng dẫn cách đọc: Đây là bài tùy bút giàu chất trữ tình ® giọng truyền cảm.
. -> GV nhận xét. 
- Bài văn có mấy đoạn? Nội dung chính của tường đoạn là gì?
-> Chuyển ý: Vậy tình cảm của tác giả được biểu hiện trong văn bản nh thế nào chúng ta tìm hiểu văn bản để hiểu được điều đó?
- HS dưạ vào chú thích SGK.
- Giải thích từ. SGK.151
- HS đọc văn bản
-> nhận xét.
-Đ1: (đầu ® Chiếc thuyền rồng): Từ Hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm và sự hình thành của hạt cốm qua những tinh túy của tự nhiên và sự khéo léo của con người.
- Đ2: (Tiếp ® "nhũn nhặn". Sự phát hiện và ca ngợi giá trị của cốm- thức dâng của tự nhiên, sản phẩm văn hóa gắn liền với phong tục tết của dân tộc Việt Nam.
- Đ3: (còn lại): Bàn về sự thởng thức cốm, ý nghĩa sâu xa trong việc hởng thụ một thứ sản phẩm kết tinh những giá trị tự nhiên, đất trời; lời đề nghị với những người mua và thởng thức món quà này
A. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả, tác phẩm (SGK.150)
2. Giải thích từ
3. Đọc văn bản.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
HĐ2. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (21 phút)
? Đọc đoạn văn từ đầu ® "trong sạch của đất trời" tác giả đã mở đầu bài viết những chi tiết, hình ảnh nào?
? Sau những chi tiết mở đầu này, tác giả cho chúng ta biết điều gì? 
Þ Những cảm giác, ấn tượng của mình về Hương lúa non.
? Khi diễn tả những cảm giác, ấn tượng ấy, tác giả đã sử dụng từ loại nào và huy động chủ yếu giác quan nào?
Þ Đọc đoạn văn chúng ta cảm nhận được những dung động sâu sắc trong trái tim tác giả trước sắc màu xanh non, Hương thơm dịu ngọt thanh khiết của cánh đồng quê. Có lẽ vì vậy mà lời văn có nhịp điệu một đoạn thơ văn xuôi.
® Từ cánh đồng lúa non để có hạt cốm cần phải có công sức và sự khéo léo của con người. Vì vậy, tiếp sau đoạn mở đầu là đoạn tác giả giới thiệu về nghề làm cốm.
Þ Nếu ở đoạn đầu là những ấn tượng của tác giả về Hương cốm thì đoạn 2 cảm xúc của tác giả tập trung vào điều gì?
? Em thấy tác giả đã có những nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sau tết của nhân dân ta?
Þ Vậy là cốm, hồng đã trở thành cầu nối, chứng nhận của đôi lứa. Ca dao vì vậy cũng đã có câu:
"Nếu em lòng dạ đổi thay
Cốm này bị mốc, hồng này long tai".
-> Song hiện nay trong thực tế đã có những kẻ mới giàu có, vô học, chuộng ngoại bắt chước thói hào nhoáng, thô kệch mà không biết thởng thức, trân trọng những sản vật cao quí, kín đáo nhũng nhặn của dân tộc mình.
Þ Học sinh đọc đoạn cuối.
? Vốn là một món quà bình dị, chẳng có gì cầu kì, tượng như không cần bàn đến việc ăn cốm. Vậy mà tác giả đã có một cách nhìn thấu đáo và văn hóa về cách thức cốm. Điều đó đã được thể hiện nh thế nào trong đoạn văn cuối?
? Nghệ thuật của văn bản
? Ý nghĩa văn bản
.
1)Những cảm giác, án tượng của tác giả về Hương cốm.
+ Cơn gió mùa hạ lớt qua vừng sen thấm nhuần Hương thơm của lá.
+ Hương thơm ấy gợi nhớ ® Hương cốm ® một thức ăn thanh nhã, tinh khiết của lúa non.
- Dùng từ ngữ chọn lọc, tinh tế, chủ yếu là tính từ (lớt qua, nhuần thấm, phảng phất, thanh nhã, tinh khiết, thơm mát, tơi, xanh, trắng, thơm, trong sạch).
- Huy động nhiều giác quan, chủ yếu là khứu giác.
* Cách thức làm cốm:
- Tác giả không miêu tả tỉ mỉ kỹ thuật làm cốm mà chỉ giới thiệu khái quát, ca ngợi cách làm cốm như một nghệ thuật Þ trân trọng bí quyết làng nghề.
- Miêu tả những cô gái hàng cốm làng vòng ® nét độc đáo riêng.
2. Cảm nhận về những giá trị đặc sắc của cốm.
- Tác giả khái quát giá trị đặc sắc của cốm -> Thứ quà riêng biệt của đất nước.
- Thứ dâng của những cánh đồng lúa, mang trong Hương vị tất cả cái mộc mạc giá trị, thanh khiết của đồng quê VN.
- Cốm làm quà tết thích hợp, có ý nghĩa, bởi: cốm: xanh tơi như ngọc thạch
+ Màu sắc hồng: đỏ thắm như ngọc lựu.
+ Hương vị: cốm thanh đạm nâng đỡ hồng ngọt sắc nhau
Þ Hai sản vật:
+ Cốm đậm đà Hương vị đồng quê cỏ nội, thích hợp với lễ nghi của xứ sở NN lúa nước.
+ (Sánh cùng) hồng đỏ thắm ngọt ngào ® Biểu trng cho sự gắn bó hài hòa trong tình duyên đôi lúa, hạnh phúc lâu bền.
3. Bàn luận về sự thởng thức cốm:
- ăn cốm là thởng thức những giá trị được kết tinh từ đó.
- Là cái nhìn văn hóa ẩm thực.
Þ Người mua cốm phải Nhẹ nhàng Trân trọng 
Þ Thứ sản vật quí này.
- Lời văn trang trọng, tinh tế, đầy cảm xúc, giàu chất thơ
- Chi tiết gợi liên tưởng, kỉ niệm.
- Kể và tả, mang đậm chất tâm tình nhẹ nhàng
- Thể hiên những cảm giác lắng động, tinh tế mà sâu sắc của Thạch Lma về văn hóa và lối sống của người Hà Nội
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
HĐ3. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (1 phút)
- Đọc văn bản
- Tìm hiểu tác phẩm Thạch Lam.
C. TỰ HỌC
- Đọc văn bản
- Tìm hiểu tác phẩm Thạch Lam.
4.Củng cố. (5 phút)
	- Em hãy trình bày những hiểu biết về cốm?
	HS trình bày-Nhận xét
	- Liênhệ :Quê em có sản vật gì? Thái độ của em như thế nào?	
5. Dặn dò (1 phút)
1) Bài vừa học: 
- Nắm thể loại tùy bút, nội dung , nghệ thuật .
- Sưu tầm các tác phẩm khác nói về cốm.
	 2) Bài sắp học: Soạn bài: Chơi chữ.
	- Khái niệm, các dạng chơi chữ.
Tuần: 	Ngày soạn: 
Tiết: 59	Ngày dạy:
CHƠI CHỮ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.	 
	- Hiểu thế nào là phép chơi chữ và tác dụng của chơi chữ.
	- Nắm được các lối chơi chữ.
	- Biết cách vận dụng phép chơi chữ vào thực tiễn nói và viết 
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức:
- Khái niệm chơi chữ.
- Nắm được các lối chơi chữ.
- Tác dụng của phép chơi chữ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết phép chơi chữ.
- Chỉ rõ cách nói chơi chữ trong văn bản.
III. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN. 
1. Ổn định lớp. (1phút)
	- Ổ định trật tự
	- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút)
? Thế nào là điệp ngữ
	-> Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc câu) nhằm, gây cảm xúc mạnh.-> gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ
? Có mấy dạng điệp ngữ?
- Điệp ngữ nối tiếp.
- Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
- Điệp ngữ cách quãng
3 . Dạy bài mới.	
	Vào bài: Trong cuộc sống, đôi lúc để làm tăng sắc thái dí dỏm, hài hước để cuộc sống thêm vui vẻ, người ta dùng lối chơi chữ. Vậy chơi chữ là gì? Vận dụng chơi chữ như thế nào? Ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay. (1phút)
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NÔI DUNG
HĐ1. TÌM HIỂU CHUNG (21 phút)
1. Thế nào là chơi chữ
? Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ “lợi” trong bài ca dao ?
? Việc dùng từ “lợi” trong ví dụ là dựa vào hiện tượng gì của từ ngữ ?
? Cách sử dụng từ “lợi” như trên đã tạo nên cách hiểu như thế nào ?
-> Cách sử dụng từ ngữ như vậy gọi là chơi chữ. 
-> cách chơi chữ như ví dụ trên là dùng từ ngữ đồng âm. Ngoài ra còn những cách nào nữa ?
? Vậy em hiểu thế nào là chơi chữ ?
-> BT bổ sung: nửa đêm giờ tí, canh ba, vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi
HS đọc VD.SGK
- lợi” 1: ích lợi, lợi lộc.
- “lợi” 2: Phần thịt trong khoang miệng để răng cắm chặt vào đó.
-> Hai từ “lợi” đồng âm 
-> tạo cách hiểu và trả lời không khớp với ý hỏi -> chất hài hước, châm biếm nhẹ nhàng mà sâu sắc: Bà lão đã già rồi thì cần gì phải tính chuyện lấy chồng nữa.
- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước...làm câu văn thêm hấp dẫn và thú vị.
A. TÌM HIỂU CHUNG
I. Thế nào là chơi chữ
1).SGK.SGK
- lợi
-> chơi chữ
2.Khái niệm. 
- Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước...làm câu văn thêm hấp dẫn và thú vị.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NÔI DUNG
2. Các lối chơi chữ
? Chỉ rõ lối chơi chữ trong các ví dụ ?
? Nhận xét về hiện tượng từ ngữ được sử dụng trong từng lối chơi chữ ?
? Nêu tác dụng của từng lối chơi chữ trong các ví dụ ?
? Qua đó, em thấy các lối chơi chữ thường gặp là gì ?
-> BT bổ sung
a) " Đi tu phật bắt ăn chay
thịt chó ăn đợc thịt cầy thì không"
HS đọc VD.SGK
a) “ranh tướng”: lối nói trệch âm với “danh tướng”, “ranh” : tính cách xấu => giễu cợt Nava.
b) Điệp phụ âm “m” trong tất cả các tiếng -> tạo cảm giác miên man, mịt mờ.
c) Lối nói lái 
- Cá đối → cối đá
- mèo cái – mái Kỡo
-> cách hiểu bất ngờ, thú vị.
d) Hiện tượng từ trái nghĩa, nhiều nghĩa.
Sầu riêng – vui chung: lột tả trạng thái tâm lý vui sướng của tác giả.
-> các lối chơi chữ:
- Dùng từ đồng âm
- Dùng lối nói trại âm
- Dùng cách điệp âm
-Dùng nối nối lái
- Dùng từ trái ngĩa, đồng nghĩa.
- > Chơi chữ bằng cách dùng các từ cùng trường nghĩa
II. Các lối chơi chữ
1).SGK.SGK
a) “ranh tướng”
b) Điệp phụ âm “m” 
c) Lối nói lái 
d) Dùng từ trái nghĩa
2. Các lối chơi chữ
- Dùng từ đồng âm
- Dùng lối nói trại âm
- Dùng cách điệp âm
-Dùng nối nối lái
- Dùng từ trái ngĩa, đồng nghĩa.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NÔI DUNG
HĐ2. LUYỆN TẬP
 (10 phút)
BT1. Xác định từ ngữ dùng để chơi chữ ? 
BT2
=> Chơi chữ sử dụng hiện tượng đồng âm.
chả : thức ăn.
chả : không 
 hi hóp : tên gọi cây 
hi hóp : một trạng thái. lí thú.
BT4
1) liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lăn, trâu lỗ, hổ mang
-> chơi chữ gần nghĩa
a) thịt, mỡ, giò, nem, chả: chỉ thức ăn liên quan đến chất liệu thịt.
b) Nứa, tre, hóp, trúc: chỉ cây cối thuộc họ tre.
=> Chơi chữ sử dụng hiện tượng đồng âm
- cam – cam lai
-> chơi chữ đồng ầm
-> thành ngữ: khổ tận cam lai, hết đắng cay đến ngọt bùi
B. LUYỆN TẬP
BT1 liu điu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lăn, trâu lỗ, hổ mang
-> chơi chữ gần nghĩa
BT2
a) thịt, mỡ, giò, nem, chả: chỉ thức ăn liên quan đến chất liệu thịt.
b) Nứa, tre, hóp, trúc: chỉ cây cối thuộc họ tre.
=> Chơi chữ sử dụng hiện tượng đồng âm
BT4
- cam – cam lai
-> chơi chữ đồng ầm
-> thành ngữ: khổ tận cam lai, hết đắng cay đến ngọt bùi
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
HĐ3. TỰ HỌC (1 phút)
- Sưu tầm ca dao có sử dụng lối chơi chữ và phân tích
C. TỰ HỌC
. - Sưu tầm ca dao có sử dụng lối chơi chữ và phân tích
4. Củng cố (5 phút)
? Thế nào là chơi chữ?
	-> Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước...làm câu văn thêm hấp dẫn và thú vị.
? Có những kiểu chơi chữ nào?
- > đồng âm, nói trại âm, điệp âm, nói lái, từ trái ngĩa, đồng nghĩa.
-> Đọc những câu văn thơ có sử dụng chơi chữ?
	Nhiều HS trình bày- nhận xét
5.Dặn dò. (1 phút)
	1) Bài vừa học: 
	- Thuộc 2 ghi nhớ.
	- Tìm thêm 1 số cách chơi chữ khác.
 	2) Bài sắp học: Chuẩn bị bài: Làm thơ lục bát.
- Nắm luật thơ
- Tập làm thơ lục bát.

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 7 TUAN 15 CHUAN PPCT MOI.doc