Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 15 năm 2010

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 15 năm 2010

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Hiểu biết sơ lược về thể loại văn tuỳ bút.

- Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị qua lối tùy bút tài hoa, độc đáo của nhà văn Thạch Lam.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, phân tích, cảm nhận thể tuỳ bút

3. Thái độ: Giáo dục sự trân trọng, nâng nui món ăn giản dị, quen thuộc của dân tộc

*Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:

1. Kiến thức:

- Nhận biết sơ giản về tác giả Thạch Lam.

- Nhận biết phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo, giản dị: Cốm.

 

doc 13 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 15 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/11/2011
Ngày giảng:7A-28;7B-30/11
Ngữ văn – Bài 15 - Tiết 57
MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức:
- Hiểu biết sơ lược về thể loại văn tuỳ bút.
- Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị qua lối tùy bút tài hoa, độc đáo của nhà văn Thạch Lam.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, phân tích, cảm nhận thể tuỳ bút
3. Thái độ: Giáo dục sự trân trọng, nâng nui món ăn giản dị, quen thuộc của dân tộc
*Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:
1. Kiến thức:
- Nhận biết sơ giản về tác giả Thạch Lam.
- Nhận biết phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo, giản dị: Cốm.
- Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.
2. Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu văn bản tùy bút có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Nhận biết tác giả sử dụng các yếu tố biểu cảm giới thiệu một sản vật của quê hương.
II. Các kỹ năng sống được gd trong bài:
- Kỹ năng nhận thức: Tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân.
- Kỹ năng giao tiếp: Là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa...
III: Đồ dùng: 
- Giáo viên: tranh.
- Học sinh: Tài liệu tham khảo.
IV: Phương pháp/kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: thuyết trình, giảng bình, phân tích.
2. Kỹ thuật:
V: Tổ chức dạy và học.
A. Ổn định tổ chức: 1’
B. Kiểm tra bài cũ: 4’
CH- Đọc thuộc lòng bài thơ “ Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh. Em cảm nhận điều gì về tình cảm bà cháu của tác giả thể hiện trong bài thơ?
TL- Tình bà cháu yêu thương chi chút, đùm bọc nhau trong cảnh nghèo khó tình cảm bình dị và đầm ấm, thiết tha. Bà yêu thương chăm sóc dạy bảo cháu, cháu kính trọng biết ơn yêu kính bà.
C. Tiến trình tổ chức các HĐ dạy học:
HĐ của thày và trò
Nội dung
HĐ 1. Khởi động: (1’)
- Mục tiêu: củng cố kiến thức cũ, gây hứng thú cho hs.
- Cách tiến hành.
GTB: Các em đã được ăn cốm chưa?
Hãy nhận xét hương vị của cốm
- Dẻo, thơm, ngon. Hương vị của cốm thật là tuyệt. Mà nổi tiếng là cốm làng Vòng. Để giới thiệu về thứ quà đặc biệt này, Thạch Lam đã có bài tuỳ bút: Một thứ quà của lúa non, mà hôm nay chúng ta sẽ học
HĐ 2: Đọc – tìm hiểu chú thích: (10’)
- Mục tiêu: Đọc lưu loát, diễn cảm. Nhận biết sơ giản về tác giả Thạch Lam, tác phẩm của ông.
- Cách tiến hành:
Gv hướng dẫn đọc. Đọc chậm giọng mượt mà, tình cảm thể hiện chất trữ tình sâu lắng mà tinh tế. Gv đọc mẫu, hs đọc tiếp.
Học sinh nhận xét, Gv nhận xét sau khi học sinh đọc
Đọc chú thích * sgk
H? Nêu vài nét về tác giả Thạch Lam?
H? Em hiểu biết gì về tác phẩm?
H? Giải thích từ “ Sêu tết”
- Đọc chú thích sgk?
H? Văn bản viết theo thể gì? Em hiểu gì về thể tuỳ bút?
- Là thể văn gần với bút kí và kí sự ở các yếu tố miêu tả, ghi chép những hình ảnh, sự việc. Nhưng tuỳ bút thiên về biểu cảm, chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả
I. Đọc - Thảo luận chú thích
1. Đọc 
2.Chú thích
- Tác giả Thạch Lam (1910 – 1942) sinh tại Hà Nội
- Tên thật: Nguyễn Tường Vinh sau đổi thành Nguyễn Tường Lân.
- Là nhà văn nổi tiếng, sở trường viết truyện ngắn.
- Là cây bút tinh tế nhạy cảm
* Tác phẩm
- Rút từ tập” Hà Nội băm sáu phố phường” 1943.
- Thể tuỳ bút.
* Từ khó(sgk)
+ Sêu tết: nhà trai đưa lễ vật đến nhà gái trong dịp tết, khi chưa cưới
HĐ 3: Tìm hiểu bố cụ: (5’)
- Mục tiêu: Nhận biết được bố cục của văn bản.
- Cách tiến hành:
H? Văn bản bố cục mấy phần? Tìm và nêu tiêu đề.
- Bài tuỳ bút của Thạch Lam có mạch cảm xúc và liên tưởng khá tự do nhưng vẫn hợp lí, gồm ba đoạn.
II. Bố cục :
gồm ba phần
-P1: từ đầu -> chiếc thuyền rồng: từ hương thơm của lúa non gợi đến cốm và sự hình thành cốm
- P2: tiếp -> kín đáo và nhũn nhặn. Phát hiện và ca ngợi giá trị nhiều mặt của cốm, đặc biệt là giá trị văn hoá
-P3: còn lại: sự thưởng thức cốm và ý nghĩa sâu xa
HĐ 4: Tìm hiểu văn bản: (15’)
- Mục tiêu: đọc diễn cảm văn bản, nắm nét chính về tác giả, tác phẩm và nội dung nghệ thuật chính cuat văn bản.
- Cách tiến hành:
H? Bài tuỳ bút nói về cái gì?
- Cốm: thứ quà của lúa non
H? Để nói về đối tượng ấy, tác giả sử dụng những phương thức biểu đạt chính nào?
(Miêu tả -> kể, nhận xét, bình luận, nổi bật nhất là biểu cảm, biểu cảm trực tiếp.Cảm xúc ấy thấm sâu vào các chi tiết miêu tả, nhận xét, bình luận
Như vậy phương thức biểu cảm không chỉ sử dụng trng thơ mà cả trong những tác phẩm văn xuôi -> tích hợp TLV biểu cảm.)
H? Đọc thầm đoạn đầu của tác phẩm?
H? Tác phẩm mở đầu bài viết về cốm bằng chi tiết, hình ảnh nào?
( Cảm xúc được gợi lên từ hương thơm của lá sen trong làn gió mùa hạ lướt qua)
H? Em nhận xét gì về cách mở đầu như vậy?
H? Theo em vì sao từ hương thơm của lá sen, tác giả suy nghĩ đến cốm?
 (Đó là hương thơm thiên nhiên đặc sắc đồng thời sen dùng để gói cốm)
H? Từ hình ảnh cốm tác giả tiếp tục liên tưởng đến hình ảnh nào? Vì sao?
 (Miêu tả lúa non)
H? Tìm những chi tiết miêu tả và nhận xét về sự miêu tả của tác giả?
 (Lướt qua, nhuần thấm, thanh nhã, tinh khiết, tươi mát, trắng thơm phảng phất, trong sạch)
H? tác giả nói đến nghề làm cốm ở làng Vòng như thế nào? Tác giả có miêu tả cách làm cốm không?
 ( Không miêu tả chi tiết việc làm cốm mà chỉ nêu: Đó là cả một nghệ thuật chế biến, những cách làm truyền tự đời này sang đời khác)
H? Tác giả tập trung miêu tả hình ảnh nào?
 hs đọc phần 2(sgk)
H?Tác giả nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta?
 (Đây là giá trị văn hoá đặc sắc của dân tộc ta)
H? Phương thức biểu đạt của đoạn này là gì ?
 (Miêu tả và bình luận rất sâu sắc)
* Dùng cốm làm đồ sêu tết thật thích hợp và có ý vị sâu xa, bởi cốm là thức dâng của đất trời, hương vị của đồng quê thứ lễ vật ấy cùng với hồng lại càng thích hợp.
H?Sự hoà hợp tương xứng giữa cốm và hồng được phát triển trên những phương diện nào?
 (Màu sắc và hương vị: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già)
Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc
H? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì khi pt đoạn? Tác dụng? Em cảm nhận gì về câu “ Cốm là thứ An Nam”
 ( Câu văn cô đúc, sâu sắc, bao quát đầy đủ các giá trị của thức quà riêng biệt của đất nước)
H? Hãy chỉ ra các giá trị ấy?
 Đọc đoạn cuối. (161)
H? Tác giả nói gì về việc thưởng thức cốm?
 ( ăn cốm phải thong thả, ngẫm nghĩ
Nhắc nhở người mua nhẹ nhàng, nâng đỡ)
? Điều đó chứng tỏ thái độ của tác giả đối với thứ quà này?
H? Bài văn thể hiện đặc sắc ngòi bút Thạch Lam và thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc, em hãy tìm và phân tích ví dụ cụ thể?
 (Học sinh thảo luận nhóm(KTKTB)5’
Đại diện báo cáo kết quả thảo luận)
- Gv gọi học sinh nhận xét -> gv kết luận
- Việc ăn cốm tưởng như không có gì phải bàn mà tác giả: “ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ” 
Từ đó tác giả đề nghị người mua cốm “ hãy nhẹ nhàng, trân trọng trước sản vật trước sản vật quý này thì sự thưởng thức sẽ được trang nhã và đẹp hơn.
+Kết luận: tác giả TL là người tinh tế trong việc cảm nhận giá trị độcđáo của 1 thức ăn dân dã những mang đạam giá trị truyền thống của dân tộc, với ngòi bút tinh tế, TL đã khiến cho người đọc cảm nhận được giá trị đó của Cốm.
III:Tìm hiểu văn bản
a. Cốm và sự hình thành của cốm.
- Phần mở đầu tự nhiên và gợi cảm từ hương thơm lá sen gợi nhớ đến hương vị cốm.
- Tác giả miêu tả lúa non: trong vỏ xanh có giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ
-> đó là sự miêu tả tinh tế và gợi cảm thông qua từ ngữ chọn lọc, câu văn nhịp điệu.
- Tác giả không miêu tả chi tiết quá trình làm cốm mà tập trung miêu tả hình ảnh cô làng vòng xinh xắn duyên dáng.
b.Giá trị của cốm
- Có giá trị văn hoá lớn: làm đồ sêu tết.
- Sự hòa hợp trên 2 phương diện:
+ màu sắc: xanh của cốm, đỏ thắm của hồng.
+ hương vị; 1 thứ thanh đạm, 1 thứ ngọt sắc.
- Tác giả sử dụng hình ảnh so sánh làm tăng giá trị và sự hoà hợp của cốm với hồng.
- Là thức quà riêng biệt của đất nước.
- Thức dâng của đồng lúa bát ngát.
- mang hương vị cái mộc mạc, giản dị, tinh khiết.
c.Thái độ của tác giả với việc thưởng thức cốm:
- ăn cốm phải thong thả, ngẫm nghĩ. Nhẹ nhàng, nâng đỡ.
- Tác giả phát hiện được nét đẹp văn hoá dân tộc trong thứ sản vật giản dị đặc sắc ấy nên có thái độ trân trọng nồng nàn.
HĐ 5: Hd tổng kết: (3’)
- Mục tiêu: Nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài văn.
- Cách tiến hành:
H?Cho biết nội dung chính và nghệ thuật đặc sắc của bài văn?
Học sinh đọc ghi nhớ(sgk)
Gv chốt
II. Ghi nhớ
HĐ 6: Hướng dẫn luyện tập: (2’)
- Mục tiêu: vận dụng vào làm bài tập .
- Cách tiến hành:
Gv hd học sinh về nhà làm.
III. Luyện tập: ( làm ở nhà)
D. Củng cố: 3’
Cốm có giá trị văn hoá như thế nào?
 Thái độ của tác giả trong bài tuỳ bút?
E. Hướng dẫn học ở nhà: 1’
- Học nội dung phân tích + ghi nhớ. Đọc nhiều lần để thấy hết cái hay của tác phẩm
- Làm bài tập phần luyện tập
- Soạn: “ Chơi chữ” trả lời câu hỏi, tìm ví dụ
Ngày soạn: 25/11/2011
Ngày giảng: 7A-28;7B-30/11
Ngữ văn – Bài 15 – Tiết 58
Tr¶ bµi tËp lµm v¨n sè 3
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được những đơn vị kiến thức cần đạt trong bài Tập làm văn. Nắm được các ưu, khuyết điểm và sửa chữa
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng dùng từ, viết câu, dựng đoạn, tạo văn bản biểu cảm
3. Thái độ: Có ý thức sửa lỗi, vận dụng các kiến thức đã học về từ khi sử dụng
II: Đồ dùng: 
- Giáo viện: bảng phụ.
- HS: Đồ dùng học tập.
III: phương pháp: nhận xét, 
IV: Tổ chức dạy và học.
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Tiến trình tổ chức các HĐ dạy học: 
HĐ của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1: Khởi động: (1’)
* Mục tiêu: gây hứng thú cho hs.
* Cách tiến hành.
GTB: Chúng ta đã được làm bài văn phát biểu cảm nghĩ. Để giúp các em củng cố kiến thức về văn phát biểu cảm nghĩ, nắm được các các đv kiến thức cần có trong bài viết của mình cũng như nhận biết và sửa chữa các lỗi thường gặp, chúng ta học tiết trả bài ngày hôm nay. 
HĐ 2: Tìm hiểu đề và lập dàn ý: (12’)
*Mục tiêu:
- Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản phát biểu cảm nghĩ.
- Đánh giá cụ thể những ưu khuyết điểm của học sinh về các mặt: bố cục, cách dùng từ, đặt câu, nội dung ý nghĩa sự việc qua đó giúp học sinh sửa các lỗi đó.
*Cách tiến hành:
H: Để viết thành một bài văn hoàn chỉnh gồm có những bước nào?
HS nêu đề bài, xác định yêu cầu
-GV hướng dẫn HS xây dựng dàn bài.
H? Dàn ý gồm có mấy phần? (3 phần )
H? Phần mở bài cần làm gì?
 - Gv đọc phần mở bài của học sinh:
 - Học sinh so sánh.
H? Thân bài cần triển khai những gì?
 - Gv đọc phần thân bài của học sinh:
 - Học sinh so sánh.
 H?Phần kết bài phải nêu điều gì?
 - Gv đọc ph ... răm tuổi ,trượt chân
2. Lỗi diễn đạt
Lỗi
Sai
mẹ em là người mẹ mà em yêu quý nhất
Mẹ là người em yêu quý nhất
Cái quần áo.
những chiếc quần áo
Hình dáng của chị ko to
chị có thân hình nhỏ nhắn
phải chịu ảnh hưởng của tuổi già
Qua năm tháng bà đã già
chị là một nhà đầm ấm
Tron nhà luôn đầm ấm vì có hình dáng của chị.
Tóc ông đã bạc luôn vui tươi
Tóc ông đã bạc nhưng ông vẫ mạnh khỏe và luôn vui tươi
mắt chị dsáng như mắt con chó nhà em 
chị có đôi mắt sáng thông minh.
HĐ 4: Công bố kết quả: (5’)
*Mục tiêu: Ghi kết quả kiểm tra của HS vào sổ điểm.
*Cách tiến hành:
GV gọi điểm
HS chủ ý nghe, biết kết quả bài làm của lớp . So sánh bài của mình -> vươn lên
V. Gọi điểm
D. Củng cố: 3’
GV hệ thống lại nội dung cơ bản của tiết học.
E. Hướng dẫn học ở nhà: 2’
Xem lại bài. Sửa chữa các lỗi
Soạn: Chơi chữ. Trả lời các câu hỏi sgk
Ngày soạn: 28/11/2011
Ngày giảng: 7A-01;7B-02/12
Ngữ văn – Bài 15 – Tiết 59
CHƠI CHỮ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Hiểu khái niệm chơi chữ
- Nắm được các lỗi chơi chữ
- Hiểu tác dụng của phép chơi chữ
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết phép chơi chữ
- Chỉ rõ cách nói chơi chữ trong văn bản
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng lối chơi chữ trong nói và viết nhằm tăng giá trị biểu cảm.
*Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:
1. Kiến thức: 
- Hiểu khái niệm chơi chữ
- Nắm được các lỗi chơi chữ
- Hiểu tác dụng của phép chơi chữ
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết phép chơi chữ
- Chỉ rõ cách nói chơi chữ trong văn bản
II. Các kỹ năng sống được GD trong bài:
- Kỹ năng giao tiếp: Là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa...
- Kỹ năng ra quyết định: Trong cuộc sống hàng ngày con người luôn đối mặt với những tình huống, những vấn đề cần giải quyết buộc chúng ta phải lựa chọn, đưa ra quyết định hành động.
III. Chuẩn bị:
1. GV: bảng phụ
2. HS: soạn bài theo câu hỏi
IV. Phương pháp/kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: vấn đáp, phân tích tình huống, gợi mở, nêu vấn đề 
2. Kĩ thuật: khăn trải bàn, thảo luận nhóm, động não.
V. Tổ chức các hoạt động:
A. Ổn định tổ chức: (1’)
B. Kiểm tra bài cũ: (1’)
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
C. Tiên trình các hoạt động dạy học:
HĐ của thầy và trò
Nội dung chính
HĐ 1: Khởi động: (1’)
*Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh.
*Cách tiến hành:
 GV đưa ví dụ: Rừng sâu mưa lâm thâm
H? Nhận xét gì về nghĩa của “ rừng sâu’ và “ lâm thâm”
- Nghĩa như nhau -> từ Hán Việt và thuần việt có nghĩa như nhau ->đặc sắc về nghĩa. Gv phân tích, tác dụng -> vậy cách nói này được gọi là gì chúng ta tìm hiểu bài mới hôm nay 
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới: (22’)
*Mục tiêu: 
- Hiểu khái niệm chơi chữ
- Nắm được các lỗi chơi chữ
- Hiểu tác dụng của phép chơi chữ
- Nhận biết phép chơi chữ
- Chỉ rõ cách nói chơi chữ trong văn bản
*Cách tiến hành:
Học sinh đọc bài tập(sgk), nêu yêu cầu bài tập
H? Em có nhận xét gì về nghĩa của từ” lợi” trong bài ca dao?
- Nghĩa lợi1 + nghĩa lợi2,3
H? Sử dụng từ lợi trong câu cuối bài ca dao dựa vào hiện tượng gì? Tác dụng?(KT động não)
 ( Đả kích, châm biến tạo sự hài hước, dí dỏm)
H? Việc sử dụng từ ngữ như vậy gọi là chơi chữ. Em hiểu thế nào là chơi chữ?
 ( Lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa, tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị)
- Học sinh đọc ghi nhớ. Gv chốt.
H? Lấy ví dụ trong văn bản đã học?
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Tích hợp văn biểu cảm.
H? Ngoài lối chơi chữ ở mục I, còn nhiều lối chơi chữ khác, em hãy chỉ rõ các lối chơi chữ trong bài tập 1 sgk? (thảo luận nhóm lớn)
Các nhóm báo cáo -> nhận xét
Gv đưa đáp án trên bảng phụ -> nhận xét chốt
Gv giải thích: Trại: nói chệch đi một chút một cách có ý thức
H? Qua các bài tập trên em hay cho biết có những lối chơi chữ nào?
 (5 lối chơi chữ)
- Học sinh đọc ghi nhớ.
H? Tìm một số ví dụ về các lối chơi chữ trên?
 (Học sinh thảo luận nhóm bàn-> ghi nhanh. Nhóm được nhiều nhất sẽ được khen thưởng.)
- Khi đi cưa ngọn khi về cũng cưa ngọn.
- Trên trời có quả tái bung.
- Trùng trục như con bò thui
Chín mắt chín mũi chín đuôi, chín đầu.
- Chàng Cóc ơi, chàng Cóc ơi
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Ngàn vàng không chuộc dấu bôi vôi.
- Chuồng gà kê sát chuồng vịt.
+Kết luận: trong giao tiếp hằng ngày người ta thường hay sd lối chơi chữ, có 1 số lối chơi chữ thường hay sd : trại âm, dùng từ đồng âm, từ trái nghĩa, nói lái.
I. Thế nào là chơi chữ
1. Bài tập:
*Phân tích ngữ liệu.
+ Lợi1: lợi ích
+Lợi2,3: bộ phận bao xung quanh răng, giữ cho răng chắc.
-> Dựa vào hiện tượng đồng âm.
Tạo sự dí dỏm, hài hước để châm biến nhẹ nhàng.
*Nhận xét.
2. Ghi nhớ : (sgk)
II. Các lối chơi chữ
1.Bài tập
*Phân tích ngữ liệu
a. Dùng lối nói trại âm( gần âm).
b. Dùng cách điệp âm.
c. Dùng lói nói lái.
d. Dùng từ trái nghĩa.
*Nhận xét.
2. Ghi nhớ. (sgk)
- Dùng yếu tố Hán Việt và thuần Việt có ý nghĩa tương đương.
VD; Rừng sâu mưa lâm thâm
HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập: (15’)
 *Mục tiêu: vận dụng lí thuyết vào làm bài tập.
*Cách tiến hành:
- Học sinh đọc, xác định yêu cầu, làm bài
- Gv hướng dẫn, bổ sung
 HĐN(KTKTB) 5’
Các nhóm báo cáo, nhận xét
GV chốt
( liu điu: rắn có nọc độc ở hàm trên, phía sau có răng nhỏ, đẻ con, sống ở ao hồ, ăn ếch , nhái); hổ trâu: rắn hổ mang chúa, da màu đen (hổ chúa)
- Học sinh đọc bài tập 2, xác định yêu cầu,làm bài -> nhận xét.
- Gv hướng dẫn, bổ sung.
- Đọc bài tập 3, nêu yêu cầu bài tập -> làm bài
- Học sinh nhận xét.
- Gv sửa chữa, bổ sung.
- Gv nêu yêu cầu bài tập bổ sung.
- Học sinh làm bài tập -> nhận xét.
- Gv sửa chữa, bổ sung.
III.Luyện tập
1. Bài tập 1: Đọc bài thơ, cho biết tác giả dùng từ ngữ nào để chơi chữ. 
liu điu, Rắn, hổ lửa, ráo,lằn,hổ mang, trâu, lỗ.
-> những từ ngữ chỉ họ hàng nhà rắn
2. Bài tập 2: Tiếng nào chỉ sự vật gần gũi nhau, đó có phải là hiện tượng chơi chữ không
- Thịt, mỡ,giò,nem, chả
-Nứa, tre, trúc, hóp
-> là hiện tượng chơi chữ theo lối dùng từ gần nghĩa.
3. Bài tập 3: Bác Hồ dùng lối chơi chữ : hiện tượng đồng âm
Cam (quả cam) –cam ( cam lai)
4. Bài tập bổ sung: Giải nghĩa câu đố. Chỉ ra hiện tượng chơi chữ
Ngả lưng cho thế gian ngồi
Rồi ra mới biết con người bất trung
-> là cái phản trái nghĩa trung (trung thành)
D. Cñng cè: (3’)
 GV kh¸i qu¸t néi dung bµi häc:
 Chơi chữ là gì? Có những lối chơi chữ nào?
 Tác dụng của việc chơi chữ
E. HD häc bµi: (2’)
- Bµi cò: về học bài , làm bài tập còn lại, sưu tầm các lối chơi chữ trong văn bản và lời ăn tiếng nói hằng ngày 
 - Bµi míi: Chuẩn bị: Làm thơ lục bát, trả lời câu hỏi .Làm một bài thơ lục bát theo hướng dẫn
Ngày soạn:28/11/2011
Ngày giảng: 7A-01;7B-06/12
Ngữ văn – Bài15 – Tiết 60
LÀM THƠ LỤC BÁT
I: Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
Nhận biết được thơ lục bát, có cơ hội tập làm thơ lục bát.
2. Kĩ năng:
Biết làm 1 bài thơ đoạn thơ lục bát đúng quy luật.
3. Thái độ: 
Ý thức sáng tác thơ lục bát đúng luật.
*Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:
1. Kiến thức:
Nhận biết được thơ lục bát, có cơ hội tập làm thơ lục bát.
2. Kĩ năng:
Biết làm 1 bài thơ đoạn thơ lục bát đúng quy luật.
II. Các kỹ năng sống được gd trong bài:
- Kỹ năng nhận thức: Tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân.
- Kỹ năng giao tiếp: Là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa...
III: Đồ dùng:
- Giáo viên: sưu tầm bài thơ lục bát.
- Học sinh: Sưu tầm các bài thơ lục bát.
IV: Phương pháp/kỹ thuật dạy học:
1. Phương pháp: Thuyết trình, giải thích.
2. Kỹ thuật:
V: Tổ chức dạy và học.
A. Ổn định tổ chức:1’
B. Kiểm tra bài cũ: 2’
Kiểm tra việc sưu tầm văn bản thơ lục bát của học sinh.
C. Tổ chức các hoạt động dạy học:
HĐ của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1 Khởi động: (1’)
- Mục tiêu: gây hứng thú cho hs
- Cách tiến hành.
Thơ lục bát là thể thơ rất thông dụng trong văn chương và đời sống con người. .Mỗi chúng ta đều có thể sáng tác thơ lục bát.Vậy đặc điểm của thơ lục bát như thế nào?Làm thế nào để sáng tác được bài thơ lục bát có giá trị? Chúng ta cùng học
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới: (18’)
- Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm của thể thơ lục bát, cách làm thơ lục bát đúng quy luật
- Cách tiến hành.
Học sinh đọc bài ca dao. (sgk 155)
H? Cặp câu thơ lục bát mỗi câu có mấy tiếng?
1câu 6 tiếng, 1 câu 8 tiếng -> hai câu tạo thành cặp
H? Nhận xét gì về cách gieo vần trong từng cặp
H? Kẻ sơ đồ vào vở và ghi ký hiệu B,T,V với mỗi tiếng trong bài ca dao?
H? Nêu nhận xét về luật thơ lục bát về số câu, số tiếng trong mỗi câu, số vần, vị trí vần?
 Gv kết luận.
Học sinh đọc ghi nhớ. Gv kết luận
I. Luật thơ lục bát
1. Bài tập
*Phân tích ngữ liệu.
*Nhận xét
- Trong một cặp: một câu 6 tiếng
 một câu 8 tiếng
- Tiếng 6 câu 6 vần tiéng 6 câu 8 cùng vần bằng
-Trong câu 8 tiếng thứ 6 là thanh ngang thì tiếng 8 là thanh huyền và ngược lại
Tiếng
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
6
-
B
-
T
-
BV
8
-
B
-
T
-
BV
-
BV
2. Ghi nhớ. (sgk)
B
B
B
T
B
BV
T
B
B
T
T
B
BV
BV
T
B
T
T
B
BV
T
B
T
T
B
B
BV
B
HĐ 3. HD luyện tập: (18’)
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức về thơ lục bát làm bài tập trong sgk
- Cách tiến hành:
- Học sinh đọc bài tập 1, nêu yêu cầu. 
- Học sinh làm bài.
- Gọi từng em lần lượt điền hoàn chỉnh.
- Học sinh nhận xét.
- Gv sửa chữa, bổ sung.
- Học sinh đọc bài tập 2, nêu yêu cầu bài tập.
- Học sinh làm bài.
- Gv nhận xét, sửa chữa.
- Học sinh đọc, xác định yêu cầu, làm bài lục bát chủ đề học tập
- Chia lớp hai nhóm
- Một nhóm xướng câu lục
- Một nhóm xướng câu bát
- Đội nào thắng được quyền xướng tiếp.
II.Luyện tập.
1.Bài tập 1(157): Điền nối tiếp theo mô hình ca dao, điền nối tiếp cho thành bài và đúng luật
Em ơi đi học trường xa
Cố học cho giỏi như là mẹ mong
Anh ơi phấn đấu cho bền
Mỗi năm mỗi lớp mới nên thân người
Ngoài vườn ríu rít tiếng chim
Đừng để cha mẹ phải tìm chúng ta
2. Bài tập 2: Cho biết các câu lục bát sau sai ở đâu và sửa lại cho đúng? 
Giải
Hai câu lục bát này gieo vần sai(loài –bóng; hành – lên)
+ Có thể sửa lại:
Vườn em có nhãn có hồng
Có cam có quýt có bòng có na
Thiếu nhi là tuổi học hành
Chúng em phấn đấu trở thành đoàn viên.
3.Bài tập 3: 
VD: Lớp em là lớp bảy C
Phong trào học tập không hề thua ai
Trong lớp tích cực hăng say
Ở nhà hăng hái mỗi ngày tốt hơn.
D. Củng cố: 3’
Luật thơ lục bát như thế nào?
Để làm được thơ lục bát ta phải nhớ những gì?
E. Hướng dẫn học ở nhà: 2’
- Học ghi nhớ
- Làm bài thơ lục bát
- Soạn: Chuẩn mực sử dụng từ, đọc kĩ trả lời câu hỏi sgk, xem bài tập. 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 tuan 15.doc