Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 19 (tiết 73 - 76)

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 19 (tiết 73 - 76)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

 - Hiểu được khái niệm tục ngữ.

 - Hiểu nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật (kết cấu nhịp, điệu, cách lập luận) của những câu tục ngữ trong bài học.

 - Tích hợp: Liên hệ, sưu tầm tục ngữ liên quan đến bảo vệ môi trường.

2. Kĩ năng: - Đọc- hiểu, các lớp nghĩa của tục ngữ về TN và LĐSX.

 - Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.

3. Thái độ: Bước đầu biết tích luỹ kiến thức về thiên nhiên và lao động sản xuất qua các câu tục ngữ.

II. Chuẩn bị:

1. Thầy: Một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

2. Trò: Soạn bài theo câu hỏi SGK; sưu tầm tục ngữ liên quan đến môi trường.

III.Tiến trình bài dạy:

1. Ỏn định tổ chức

 

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 19 (tiết 73 - 76)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 ( Tiết 73- 76)
Tiết 73- Văn bản
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
Giảng 7A...............
 7B................
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 - Hiểu được khái niệm tục ngữ.
 - Hiểu nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật (kết cấu nhịp, điệu, cách lập luận) của những câu tục ngữ trong bài học.
 - Tích hợp: Liên hệ, sưu tầm tục ngữ liên quan đến bảo vệ môi trường.
2. Kĩ năng: - Đọc- hiểu, các lớp nghĩa của tục ngữ về TN và LĐSX. 
 - Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.
3. Thái độ: Bước đầu biết tích luỹ kiến thức về thiên nhiên và lao động sản xuất qua các câu tục ngữ.
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: Một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. 
2. Trò: Soạn bài theo câu hỏi SGK; sưu tầm tục ngữ liên quan đến môi trường.
III.Tiến trình bài dạy:
1. Ỏn định tổ chức 
2. Kiểm tra : Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1: 
Hướng dẫn HS tìm hiểu định nghĩa về tục ngữ.
HS: Đọc chú thích * SGK/3
GV? Đọc một số câu tục ngữ, em tục ngữ là gì? 
GV: Lưu ý: TN có khi không hoàn toàn đúng ( chỉ đúng từng nơi, từng lúc) bởi nó mang tính kinh nghiệm và chủ yếu là kết quả của KN-> chưa thể toàn diện, khoa học và chẩn xác.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu từ khó.
* Bước 1: Hướng dẫn đọc, giải nghĩa từ khó.
GV hướng dẫn HS cách đọc: Chú ý ngắt nhịp từng vế câu, giọng đọc to, rõ ràng, rành mạch, giọng điệu chẫm rãi, rõ ràng, chú ý các vần lưng.
GVđọc mẫu - HS đọc => Nhận xét
GV kiểm tra việc hiểu chú thích của HS: 3,7, 8
GV: VB này có 8 câu thuộc mấy đề tài ? Hãy sắp xếp các câu vào mỗi nhóm đề tài ?
 - Từ câu 1 đến câu 4 tục ngữ về thiên nhiên. 
 - Các câu còn lại tục ngữ về lao động sx.
GV: Có thể gộp các câu tục ngữ trên vào cùng một VB.
* Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
Bước 2.1: Tìm hiểu những câu tục ngữ về thiên nhiên.
HS đọc câu tục ngữ 1:
GV: Nhận xét về vần, nhịp và các biện pháp nghệ thuật khác trong câu tục ngữ? Nhịp 3/4 hoặc 3/2/2; vần lưng; 
p đối, phóng đại, nói quá.
GV: Câu tục ngữ này có ý nghĩa gì ? 
GV: Phép đối xứng giữa hai vế câu này có tác dụng gì?
HS: - Làm nổi bật sự trái ngược tính chất đêm và ngày giữa mùa hạ với mùa đông. Dễ nói, dễ nhớ.
GV: Bài học rút ra từ ý nghĩa câu tục ngữ này là gì? 
GV: Bài học đó được áp dụng NTN trong thực tế ?
HS: - giúp con người có ý thức chủ động sử dụng thời gian , công việc vào thời điểm khác nhau.
HS đọc câu tục ngữ thứ 2
GV: Câu tục ngữ nhận xét về hiện tượng gì? Từ mau, vắng đồng nghĩa với những từ nào? 
- Sao dày thì ngày hôm sau trời nắng.
- Nghĩa của vế: vắng sao thì mưa (Vắng: ít hoặc không có; sao đêm ít hoặc không có thì ngày hôm sau sẽ mưa.)
GV: Vậy nghĩa của cả câu là gì? Kinh nghiệm được đúc kết từ hiện tượng này là gì? Trông sao đoán thời tiết 
GV: Trong thực tế đời sống, kinh nghiệm này được áp dụng như thế nào ?
GV: Cấu tạo hai vế đối xứng trong các câu tục ngữ này có tác dụng gì? Nhấn mạnh sự khác biệt về sao sẽ dẫn đến sự khác biệt về mưa, nắng ( điều kiện- giả thiết- kết quả).
HS đọc câu tục ngữ thứ 3
GV: Câu tục ngữ này có mấy vế? Nghĩa của từng vế? 
HS: - ráng mỡ gà: sắc vàng màu mỡ gà xuất hiện ở phía chân trời; có nhà thì giữ: trông giữ nhà cửa của mình.
GV: Vậy nghĩa của cả câu tục ngữ này là gì ? 
GV: Dân gian không chỉ xem ráng đoán bão , mà còn xem chuồn chuồn để đoán bão. Câu tục ngữ nào đúc kết kinh nghiệm này ?
(Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão)
GV: Liên hệ thực tế.
HS đọc câu tục ngữ thứ 4
GV: Nghĩa của câu tục ngữ thứ tư là gì ? Kinh nghiệm nào được rút ra từ hiện tượng kiến bò tháng bảy này? 
HS: - Kiến ra nhiều vào tháng bảy âm lịch sẽ còn lụt. 
GV: Bài học thực tiễn từ kinh nghiệm dân gian này là gì?
HS: - Vẫn phải lo đề phòng lũ lụt sau tháng bảy âm lịch.
GV? Rút ra đặc điểm chung của 4 câu tục ngữ trên? 
*Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
GV? Trước những tai hoạ mà TN mang lại, chúng ta phải làm gì để hạn chế bão lũ hàng năm? ( trồng cây, bảo vệ rừng...)
Bước 2.2: Tìm hiểu những câu tục ngữ về kinh nghiệm trong lao động sản xuất. 
HS đọc từ câu tục ngữ thứ 5:
GV? Ý nghĩa câu tục ngữ này. Đây có phải là biện pháp so sánh không? Ngoài ra còn biện pháp nào nữa? 
GV: Hình thức câu rút gọn ngắn nhất với bốn tiếng đặt ra trong vế đối xứng có tác dụng gì? -Thông tin nhanh, nêu bật giá trị của đất, dễ nói, dễ nghe, dễ nhớ.
GV: Bài học thực tế từ kinh nghiệm này là gì ?
* Liên hệ thực tế:
GV: Vai trò, giá trị củat đất hiện nay,nhất là đất đô thị, đất mặt đường.
Ca dao: Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Baonhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
-> Phê phán hiện tượgn lãng phí đất.
HS đọc câu tục ngữ thứ 6:
GV: Chuyển lời câu tục ngữ này sang Tiếng Việt?
Thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng.
GV: Hình thức và nội dung có gì giống và khác các câu trên? Liệu kinh nghiệm ấy có hoàn toàn đúng không?
- Giống: Tục ngữ; khác: nói bằng từ Hán Việt.
GV: K/ nghiệm lao động sản xuất được rút ra ở đây là gì? - Nuôi cá có lãi, rồi mới đến làm vườn và trồng lúa.
GV: Bài học rút ra từ kinh nghiệm đó là gì? Trong thực tế, bài học này được áp dụng như thế nào?
GV: Liên hệ thực tế hiện nay về mô hình VAC.
HS đọc câu tục ngữ thứ 7:
GV: Kinh nghiệm trồng trọt được đúc kết từ câu tục ngữ này là gì ? nghề trồng lúa cần đủ bốn yếu tố.
GV? Nét đặc sắc của hình thức nghệ thuât? Liệt kê.
GV:Tìm những câu tục ngữ gần gũi với k/ nghiệm này ? Một lượt tát, một bát cơm; người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân. 
GV: Phân tích, chứng minh,liên hệ thực tế.
HS đọc câu tục ngữ thứ 8:
GV: Nêu nghĩa của câu tục ngữ này?
HS: - Thứ nhất là thời vụ , thứ 2 là đất canh tác.
GV: Kinh nghiệm được đúc kết từ câu tục ngữ này là gì ? Kinh nghiệm này đi vào thực tế nông nghiệp ở nước ta ntn? Lịch gieo cấy đúng thời vụ, cải tạo đất sau mỗi vụ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
GV? Hãy nêu nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trên?
 HC: Cá nhân trả lời.
GV? Tục ngữ có ý nghĩa như thế nào?
HS: Đọc ghi nhớ SGK
GV: Củng cố, khắc sâu: nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa.
I. Định nghĩa 
* Chú thích SGK / 3
.
II. Đọc- hiểu văn bản.
1. Đọc- giải nghĩa từ ( SGK)
2. Tìm hiểu văn bản
1. Tục ngữ về thiên nhiên
Câu1:
- Tháng 5: Ngày dài, đêm ngắn
- Tháng 10: Ngày ngắn, đêm dài
- Vần lưng, phép đối, nói quá. 
=> Cần phải tranh thủ, sắp xếp công việc, tiết kiệm thì gian.
Câu 2:
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
--> Nắm trước thời tiết nắng, mưa để chủ động công việc 
- Nghệ thuật đối xứng => nhấn mạnh sự khác biệt về sao sẽ dẫn đến sự khác biệt về mưa, nắng.
Câu 3:
Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ,
- > sắp có bão to.
Câu 4: 
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
- > Hiện tượng lũ lụt.
=> Bốn câu TN đúc kết về kinh ghiệm thì gian, thời tiết, bão lụt cho thấy phần nào cuộc sống vất vả, thiên nhiên khắc nghiệt ở nước ta.
2. Tục ngữ về kinh nghiệm trong lao động sản xuất
Câu 5:
Tấc đất tấc vàng.
- Nghệ thuật: ẩn dụ, phóng đại
- > Giá trị,vai trò của đất đối với mọi người đặc biệt là người nông dân.
.
Câu 6:
Nhất canh trì, nhì canh viên,tam canh điền. 
-> So sánh hiệu quả kinh tế của 3 công việc.
Câu 7: 
Nhất nước,nhì phân, tam cần, tứ giống.
- Trong nghề làm ruộng, cần đảm bảo đủ 4 yếu tố thì lúa tốt, mùa màng bội thu.
Câu 8: 
Nhất thì, nhì thục.
- Thứ nhất là thời vụ , thứ 2 là đất canh tác 
=> trong trồng trọt phải đủ 2 yếu tố thời vụ và đất đai. 
 III. Tổng kết
1. Nội dung
2. Nghệ thuật :
- Diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
- kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.
- Tạo vần nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ thuộc.
3. ý nghĩa: Tục ngữ biểu hiện kinh nghiệm và trí tuệ của nghân dân
* Ghi nhớ SGK / 5
4. Củng cố: 
- Tục ngữ là gì? nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ
- HS đọc phần đọc thêm SGK.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc những câu tục ngữ đã học, nắm chắc nội dung, nghệ thuật của từng câu.
 - Tập sử dụng một vài câu TN trong bài học vào những tình huống khác nhau,viết thành những đoạn đối thoại ngắn.
 - Sưu tầm một số câu tục ngữ liên quan đến môi trường.
 - Chuẩn bị bài: Chương trình đại phương phần văn và tập làm văn ( ST TN, ca dao địa phương tuyên Quang) 
Tiết 74: 	 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
( Phần văn và tập làm văn)
Giảng 7A...............
 7B................
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Giúp HS : 
- Yêu cầu của việc sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
- Cách thức sưu tầm tục ngữ, ca dao đại phương.
2. Kĩ năng : - Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ địa phương.
	- Biết cách tìm hiểu tục ngữ, ca dao địa phương ở mức độ nhất định.
3.Thái độ : Trân trọng tục ngữ, ca dao địa phương.
II. Chuẩn bị của GV và HS 
1. Thầy: Cuốn sách “Kinh nghiệm sản xuất qua ca dao – tục ngữ” của Nhà xuất bản văn 
 hóa dân tộc, Chương trình văn địa phương Tuyên Quang.
2. Trò: Sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ.
III.Tiến trình bài dạy 
1. Ỏn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Tục ngữ là gì? Ca dao là gì? 
 	- Đọc và giải thích nghĩa những câu tục ngữ nói về lao động sản xuất đã học?
3. Bài mới :
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 Hoạt động 1 HS sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ.
HS trình bày các bài ca dao, tục ngữ đã sưu tầm được. 
GV nêu ví dụ một số bài ca dao, tục ngữ của các dân tộc.
GV: Các câu tục ngữ nói về đề tài nào ?
 HS: - thời tiết, lựa chọn thời vụ sản xuất, sắp xếp thời gian lao động, dự đoán mùa màng...
GV đọc cho HS nghe các câu tục ngữ và giải thích nghĩa của từng câu theo tài liệu “Kinh nghiệm sản xuất qua ca dao – tục ngữ” của Nhà xuất bản văn hóa dân tộc.
II. Sưu tầm ca dao, dân ca, tục ngữ.
 1. Kinh nghiệm về thời tiết
- Người Chăm có câu: Vảy trúc thì khô, vảy hổ thì mưa, vảy cá thì gió.
- Người Mông: 
 Quầng xa thì nắng
 Quầng gần sắp mưa
- Người Dao: 
 Người vàng người có bệnh
 Trời vàng trời có mưa
- Người Tày: 
 Mưa buổi sớm phơi thóc ngoài sàn
 Mưa buổi trưa trâu bị nhốt chuồng.
2. Kinh nghiệm chọn thời vụ sản xuất.
- Người Tày, Nùng: Mười cây cấy muộn không bằng năm cây cấy sớm.
- Người Thái: Làm ruộng đến tháng chín được rơm không được thóc.
- Người Mường: Nóng tốt mạ, giá (rét) tốt cải.
- Người Cao Lan: Sấm động ầm ầm, đất phồng lên mầm hạt.
3. Kinh nghiệm trong việc sắp xếp thời gian lao động.
- Người Tày: 
+ Tháng giêng hái rào, tháng hai hái cọc phai.
+ Tháng ba gieo mạ, tháng năm cấy ruộng.
- Người Dáy:
+ Tháng ba đắp phai cá, tháng tư đắp phai ruộng.
+ Tháng ba vãi mạ, tháng năm cấy lúa.
4. Kinh nghiệm dự đoán mùa màng.
- Người Dáy: Sấm kêu tháng chạp, thóc gánh không hết.
- Người Tày, Nùng: Mất mùa măng sẽ chết đói, mất mùa quả được ăn.
4. Củng cố:
 	- Nêu khái niện ca dao, dân ca, tục ngữ ?
- Qua tìm hiểu các bài ca dao, dân ca, tục ngữ giúp em hiểu gì thêm về đời sống tinh thần của nhân dân ta ?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Ôn các bài ca dao, dân ca, tục ngữ đã học, nắm được nội dung từng bài.
 - Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ chép vào sổ tay văn học.
	- Chuẩn bị bài: "Tìm hiểu chung về văn nghị luận" theo câu hỏi SGK, giờ sau học
Tiết 75- Tập làm văn TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
Giảng 7A...............
 7B................
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS :
	- Hiểu được khái niệm văn nghị luận.
	- Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống.
 	- Nắm được những đặc điểm chung của văn nghị luận.
2. Kĩ năng : 
- Nhận biết được văn bản nghị luận khi đọc sách, báo chuẩn bị tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này.
3. Thái độ : Hiểu đúng giá trị của loại văn bản này trong đời sống. 
II. Chuẩn bị  
1. Thầy: Bài soạn, một số bài nghị luận. 
2. Trò: Đọc kĩ đoạn văn và tập trả lời các câu hỏi trong SGK.
III. Tiến trình bài dạy 
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Kể tên những thể loại Tập làm văn các em đã học ở lớp 6 và kì I lớp 7?
3. Bài mới :
* Giới thiệu bài: Văn nghị luận là 1 trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã hội của con người, có vai trò rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt những quan niệm, tư tưởng sâu sắc trước đời sống. Vậy văn nghị luận là gì? Khi nào chúng ta có nhu cầu nghị luận? Tiết học này, sẽ trả lời cho câu hỏi đó . 
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
*Bước 1: Hình thành khái niệm
HS đọc văn bản Chống nạn thất học
GV: Bác viết bài này nhằm mục đích gì? Bác viết cho ai đọc , ai thực hiện?
HS: - Mục đích Bác viết bài này là chống giặc dốt , đối tượng Bác hướng tới là quốc dân VN – toàn thể ND VN .
GV: Để thực hiện mục đích ấy, bài viết nêu những ý kiến như thế nào? Những ý kiến ấy diễn đạt thành những luận điểm nào? Tìm những câu văn mang luận điểm đó? 
HS: - Luận điểm: “Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là : nâng cao dân trí” và “Mọi người Việt Nam...viết chữ Quốc ngữ”. 
GV: Các câu đó gọi là luận điểm bởi chúng mang quan điểm của tác giả. Với các luận điểm đó, tác giả đề ra nhiệm vụ cho mọi người.
GV: Câu có luận điểm có đặc điểm gì?
HS: - Đó là những câu khẳng định một ý kiến, một tư tưởng.
GV: Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên lí lẽ nào? Hãy liệt kê các lí lẽ ấy?
HS: + Những câu mang luận điểm đó: 
 - Chính sách ngu dân của thực dân pháp đã làm cho hầu hết người VN mù chữ 
 - Phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ thì mới có kiến thức để tham gia xây dựng Tổ quốc. 
 - Làm cách nào để nhanh chóng biết chữ quốc ngữ? những điều kịên tiến hành công việc.
 - Góp sức vào bình dân học vụ...
 - Đặc biệt phụ nữ càng phải học...
 - Thanh niên cần sốt sắng giúp đỡ....
 - Dẫn chứng: 95% dân số mù chữ
 - Công việc quan trọng to lớn ấy có thể và nhất định làm được ( tạo nièm tin cho người đọc...)
GV: Tác giả có thể thực hiện mục đích của mình bắng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không? Vì sao?
HS: - Không vì phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục (các văn bản trên không có). 
GV: Vậy em hiểu thế nào là văn nghị luận?
HS: Trả lời ghi nhớ sgk 2/ 9
GV: Chuẩn kiến thức.
* Bước 2: Tìm hiểu về nhu cầu nghị luận.
GV: Nêu yêu câu trong mục 1.a ( SGK/ 7)
? Trong đời sống em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu dưới đây không?
HS: - Rất thường gặp
GV: Hãy nêu thêm các câu hỏi về các vấn đề tương tự?
HS: + Học như thế nào có hiệu quả?
 + Vì sao con cái phải có hiếu với cha mẹ?
 + Vì sao em thích đọc sách ?
 + Vì sao em thích xem phim?
 GV: Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu vb đã học như kể chuyện, miêu tả , biểu cảm hay không? Vì sao? 
HS: - Không thể vì: 
- Tự sự là thuật lại, kể câu chuyện dù đời thường hay tưởng tượng, dù hấp dẫn, sinh động đến đâu cũng mang tính cụ thể – Hình ảnh, vẫn chưa có sức thuyết phục. 
- Miêu tả là dựng chân dung cảnh, người, vật, sự vật, sinh hoạt .. cũng tương tự như tự sự. 
- Biểu cảm đánh giá đã ít nhiều cần dùng lí lẽ, lập luận nhưng chủ yếu vẫn là cảm xúc, tình cảm, tâm trạng mang nặng tính chủ quan và cảm tính cho nên cũng không có khả năng giải quyết các vấn đề trên 1 cách thấu đáo. 
GV: Để trả lời những câu hỏi như thế, hằng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những kiểu vb nào? Hãy kể tên một vài kiểu vb mà em biết ?- bình luận, xã luận, bình luận thời sự, bình luận thể thao, các mục nghiên cứu, phê bình, hội thảo khoa học 
GV ? Khi nào con người có nhu cầu nghị luận? 
HS: Đọc ghi nhớ 1/ 9.
GV: cho HS q/ sát cuốn tạp chí văn học ( bài phê bình VH).
I. Tìm hiểu chung
1. Thế nào là văn bản nghị luận?
a. Tìm hiểu văn bản: Chống nạn thất học ( Hồ Chí Minh).
- Đối tượng Bác hướng tới: Toàn dân Việt nam.
- Mục đích: chống giặc dốt.
- Luận điểm chủ chốt: Nâng cao dân trí
- Lí lẽ:Thuyết phục người đọc, người nghe.
b. Kết luận: Nghị luận là kiểu VB được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó.
2. Nhu cầu nghị luận
- 
- Trong đời sống, khi gặp những vấn đề cần bàn bạc, trao đổi,phát biểu, bình luận, bày tỏ quan điểm ta thường dùng văn nghị luận.
4. Củng cố: Khái niệm và nhu cầu văn bản nghị luận trong đời sống?
 5. Hướng dẫn học ở nhà:
 	- Học bài Theo nội dung vở ghi và SGK. - Chuẩn bị bài : Phần tiếp theo (Luyện tập).
Tiết 76- Tập làm văn TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
Giảng 7A...............
 7B................
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS :
	- Hiểu được khái niệm văn nghị luận.
	- Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống.
 	- Nắm được những đặc điểm chung của văn nghị luận.
2. Kĩ năng : 
- Nhận biết được văn bản nghị luận khi đọc sách, báo chuẩn bị tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này.
3. Thái độ : Hiểu đúng giá trị của loại văn bản này trong đời sống. 
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: Đoạn văn nghị luận mẫu
2. Trò: Đọc và tìm hiểu kĩ phần luyện tập
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: Văn nghị luận là gì ? Văn nghị luận tồn tại ở những dạng nào?
3. Bài mới :
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
GV yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung kiến thức giờ học trước.
Hoạt động 1: HDHS làm bài tập 1
HS đọc bài tập 1. 
GV: Đây có phải là bài văn nghị luận không?
HS: Trả lời
GV: Tác giả đề xuất ý kiến gì? Những dòng, câu văn nào thể hiện ý kiến đó?
HS: Nêu các câu văn
GV: Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?
HS: Trả lời
GV: Bài nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế hay không? Em có tán thành ý kiến của bài viết không? Vì sao?
HS: Nêu ý kiến
Hoạt động 2: HDHS làm bài tập 2
GV: Hãy tìm hiểu bố cục của bài văn trên?
HS: Xác định và nêu bố cục bài văn
Hoạt động 3: HDHS làm bài tập 4
HS đọc vb Hai biển hồ 
GV: Bài văn bản tự sự hay nghị luận? Vì sao?
HS: - Bài văn kể chuyện để nghị luận. Cái hồ có ý nghĩa tượng trưng. Từ hai cái hồ mà nghĩ tới hai cách sống của con người.
II. Luyện tập
Bài tập 1: 
- Đây là 1 bài văn nghị luận vì nhan đề là 1 ý kiến, một luận điểm. Mở bài là nghị luận, kết bài là nghị luận, thân bài trình bày những thói quen xấu cần loại bỏ. Bài viết gọn. 
- Ý kiến đề xuất của tác giả: cần chống lại những thói quen xấu và tạo ra những thói quen tốt trong đời sống xã hội. 
- Ý kiến đó được thể hiện bằng những câu sau: có thói quen tốt và thói quen xấu ..có người biết phân biệt tốt xấu nhưng đã thành thói quen xã hội. 
- Tác giả đưa ra những lí lẽ dẫn chứng: 
+ thói quen tốt: luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách 
+ Thói quen xấu : hút thuốc là, hay cáu giận, mất trật tự, gạt tàn thuốc bừa bãi ra cả nhà, vứt rác bừa bãi ( ăn chuối xong là vứt toẹt cái vỏ ra cửa, ra đường ) những nơi khuất, nơi công cộng, rác ừa lên ném chai, cốc vỡ ra đường rất nguy hiểm 
+ Bài viết này nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế khắp cả nước ta. Chúng ta tán thành với ý kiến trong bài viết vì những kiến giải của tác giả nêu đều đúng đắn, cụ thể. 
 Bài tập 2: 
Bố cục của văn bản trên: 2 phần 
+ Phần 1 : từ đầu đến nguy hiểm 
+ Phần 2: phần còn lại 
Bài tập 4: 
- Đây là bài văn nghị luận viết theo lối qui nạp mà phần tự sự ở đầu đoạn chính là dẫn chứng được đưa ra trước để rối từ đó rút ra 1 suy nghĩ, một định lí trong cuộc sống con người.
4. Củng cố:
- Nghị luận là gì?
- Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận cần như thế nào?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Tìm một đoạn văn nghị luận và chỉ ra các lí lẽ được sử dụng trong đoạn văn đó.
- Chuẩn bị bài: Tục ngữ về con người và xã hội
*Yêu cầu: Soạn bài, sưu tầm tục ngữ về con người và xã hội. 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 tuan 19 dinh.doc