Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 20 (chuẩn)

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 20 (chuẩn)

A, Mục tiêu bài học:

Kiến thức:

- Thế nào là tục ngữ? Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật ( kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) của những câu tục ngữ trong bài học .

Nắm được yêu cầu và cách thức sưu tầm ca dao tục ngữ, tục ngữ địa phương.

Kĩ năng: Từng bước rèn kĩ năng phân tích tìm hiểu ý nghĩa của các câu tục ngữ Việt Nam.

 Thái độ: Học sinh có thái độ kính trọng , bảo tồn, giữ gìn những câu tục ngữ của dân tộc.

 

doc 12 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 707Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 20 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 18
* Kết quả cần đạt:
1, Kiến thức:
- Thế nào là tục ngữ? Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật ( kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) của những câu tục ngữ trong bài học .
Nắm được yêu cầu và cách thức sưu tầm ca dao tục ngữ, tục ngữ địa phương.
- Hiểu rõ nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn nghị luận.
2, Kĩ năng: Từng bước rèn kĩ năng phân tích tìm hiểu ý nghĩa của các câu tục ngữ Việt Nam. Hình thành kĩ năng làm văn nghị luận.
3, Thái độ: Học sinh có thái độ kính trọng , bảo tồn, giữ gìn những câu tục ngữ của dân tộc.
Ngày soạn : / 2010 
Ngày dạy : 7A 11 / 2010 
	 7B:	 11 / 2010 
Tiết 73 Tục ngữ 
về thiên nhiên và lao động sản xuất
A, Mục tiêu bài học: 
Kiến thức:
- Thế nào là tục ngữ? Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật ( kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) của những câu tục ngữ trong bài học .
Nắm được yêu cầu và cách thức sưu tầm ca dao tục ngữ, tục ngữ địa phương.
Kĩ năng: Từng bước rèn kĩ năng phân tích tìm hiểu ý nghĩa của các câu tục ngữ Việt Nam. 
 Thái độ: Học sinh có thái độ kính trọng , bảo tồn, giữ gìn những câu tục ngữ của dân tộc.
B, Chuẩn bị:
- Giáo viên : Bảng phụ.
- Học sinh : Soạn bài theo hướng dẫn SGK.
C- Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: : 7A: ..
7B: ..
2, Kiểm tra bài cũ:
 - Không kiểm tra
3, Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 - Học sinh đọc chú thích * ( trang 3)
H: Thế nào là tục ngữ?
- Giáo viên : Phân biệt tục ngữ với thành ngữ và ca dao:
+giống nhau:Tục ngữ và thành ngữ đều là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ và lời nói, đều dùng hình ảnh để diễn đạt, đều được sử dụng ở nhiều hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống.
+Khác nhau: Thành ngữ thường là đơn vị tương đương như từ, mang hình thức cụm từ cố định( VD: Đắt như tôm tươi, cao như sếu) còn tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh.
Thành ngữ có chức năng định danh gọi tên sự vật, tính chất trạng thái, hoạt động của sự vật, hiện tượng. Còn tục ngữ diễn ddatj trọn ven một phán đoán, một kết luận, một lời khuyên.
- Ca dao là lời thơ của dân ca. Ca dao thiên về biểu đạt thế giới nội tâm thuộc thể trữ tình. Còn tục ngữ thiên về dạy đạo lý thuộc thể nghị luận.
- Giáo viên nêu yêu cầu đọc:Chú ý ngắt nhịp theo từng vế câu. Giọng đọc rõ ràng rành mạch.
- Gọi 2 học sinh đọc bài.
H: Văn bản gồm 8 câu tục ngữ, có thể xếp thành mấy nhóm? là những nhóm nào?
- Từ câu 1->4:Tục ngữ về thiên nhiên.
- Từ câu 5-> câu 8:Tục ngữ về lao động sản xuất.
- Học sinh đọc câu 1
H: Câu tục ngữ nói gì?
- Tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn.
H:Câu tục ngữ sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng của nghệ thuật đó?
- Nghệ thuật nói quá-> Nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười, gây ấn tượng độc đáo, khó quên.
- Nghệ thuật đối làm nổi bật tính chất trái ngược giữatháng năm và tháng mười, giúp dễ thuộc dễ nhớ.
Giáo viên :ở nước ta, tháng năm thuộc mùa hạ, tháng mười thuộc mùa đông.
H:Từ đó suy ra câu tục ngữ này có ý nghĩa gì?
-Học sinh đọc câu 2.
H: Em hãy giải thích nghĩa của câu tục ngữ?
--Mau:Dày, nhiều. Mau sao:Trời đêm dày sao thì ngày hôm sau trời nắng.
-Vắng:ít, không có.Trời ít sao hoặc không có thì ngày hôm sau dễ mưa.
H:Câu tục ngữ sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng của nghệ thuật ấy?
-Đối xứng -> nhấn mạnh sự khác biệt về sao sẽ dẫn đến sự khác nhau về thời tiết mưa, nắng, khiến câu tục ngữ dễ nhớ dễ thuộc.
H: Câu tục ngữ nêu ra kinh nghiệm gì? Kinh nghiệm đó có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
-Học sinh đọc câu tục ngữ 3.
H: “Ráng mỡ gà” nghĩa là thế nào?
-Nền trời có màu vàng như màu mỡ gà.
H:Tại sao khi nền trời có màu mỡ gà thì “ ai có nhà thì giữ”?
-Vì đó là dấu hiệu báo trời sắp có bão.
H: Câu tục ngữ nêu ra kinh nghiệm gì? có ý nghĩa gì trong cuộc sống?
Giáo viên :Dân gian không chỉ xem ráng mỡ gà để đoán bão mà còn xem chuồn chuồn để đoán mưa, bão.Em hãy đọc câu tục ngữ nói về kinh nghiệm đó?
-Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
-Tháng bẩy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
H: Hiện nay câu tục ngữ còn có tác dụng không? vì sao?
- Học sinh đọc câu tục ngưc thứ 4.
H:Câu tục ngữ có mấy vế? Em hãy giải thích nghĩa của từng vế?
-2 vế: Tháng 7 âm lịch kiến ra nhiều( rời khỏi tổ từng đàn) thì sẽ lại lụt hoặc có lụt vào tháng 8.
H: Câu tục ngữ này nêu ra bài học gì? có ý nghĩa gì?
Giáo viên : Câu tục ngữ này còn một dị bản khác là: Tháng 7 kiến đàn, đại hàn hồng thủy.
- Học sinh đọc 3 cau tục ngữ còn lại.
-1 học sinh đọc câu tục ngữ 5.
H: Em hãy giải thích nghĩa của câu tục ngữ?
-Tấc: Đơn vị đo lường trong dân gian bằng 1/10 thước. Tấc đất: mảnh đất rất nhỏ.
-Vàng: Kim loại quí thường được đo bằng cân tiểu li. Tấc vàng: Một lượng vàng rất lớn
=>Mảnh đất nhỏ bằng một lượng vàng lớn.
H: Kinh nghiệm nào được đúc kết từ câu tục ngữ?
- Đât ta quí hơn vàng.
H:Bài học thực tế từ kinh nghiệm này là gì?
-Đất là của cải, cần sử dụng có hiệu quả nhất.
H:Hiện tượng bán đất đang diễn ra có nằm trong ý nghĩa câu tục ngữ này không?
- không vì đó là hiện tượng kinh doanh đất.
- học sinh đọc câu tục ngữ 6.
H: Em hãy chuyển câu tục ngữ này sang tiếng Việt?
H: ở đây,thứ tự nhất, nhị, tam xác định tầm quan trọng hay lợi ích của nuôi các, làm vườn, trồng lúa?
H:Nếu thế kinh nghiệm sản xuất được rút ra ở đây là gì?
- Nuôi các có lãi nhất rồi mới đến làm vườn và trồng lúa.
H:Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ trên là gì?
H:Trong thực tế bài học này được áp dụng như thế nào?
-Học sinh đọc câu 7.
H:Em hãy giải thích nghĩa của câu tục ngữ?Nghiã đó chứng tỏ câu tục ngữ nói về vấn đề gì?
H:Câu tục ngữ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của nghệ thuật đó?
-Nghệ thuật liệt kê nhấn mạnh vai trò của từng yếu tố trong nghề trồng lúa.
H:Em hãy tìm những câu tục ngữ gần gũi với kinh nghiệm này?
-Một lượt tát một bát cơm.
-Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân.
-Công cấy là công bỏ công làm cỏ là công ăn.
H:Bài học kinh nghiệm được rút ra từ kinh nghiệm này là gì?
-Học sinh đọc câu tục ngữ thứ 8.
H:Em hãy giải nghĩa của các từ “ thì” và “ thục”?
-Thì:Thời vụ thích hợp nhất cho trồng từng loại cây.
-Thục:Đất canh tác đã hợp với trồng trọt.
H:Câu tục ngữ sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng của nghệ thuật đối xứng?
H:Kinh nghiệm được đúc kết trong câu tục ngữ này là gì?
-Trồng trọt cần đảm bảo hai yếu tố là thời vụ và đất đai trong đó yếu tố thời vụ là quan trọng hàng đầu.
H:Kinh nghiệm này đi vào thực tế sản xuất nông nghiệp ở nước ta như thế nào?
-Lịch gieo cấy đúng thời vụ
-Cải tạo đất sau mỗi vụ.
Giáo viên :8 câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm về các hiện tượng thời tiết : nắng, mưa, bão, lụt và hoạt động trồng trọt chăn nuôi như: giá trị của đất, giá trị của chăn nuôi, các yêu tố quan trọng trong nghề trồng trọt.
H:Tại sao các câu tục ngữ này nói về hai chủ đề khác nhau nhưng lại được sắp xếp trong cùng một văn bản?
-H:Các câu tục ngữ sử dụng những nghệ thuật gì? Biểu đạt những nội dung nào?
-Học sinh đọc ghi nhớ(5).
-Giáo viên hướng dẫn->học sinh về nhà sưu tầm tục ngữ theo chủ đề bài học
 I, Khái niệm về tục ngữ:
 SGK(3)
II,Phân tích:
1, Tục ngữ về thiên nhiên:
a, Câu 1:
- Nêu ra một bài họcvề cách sử dụng thời gian trong cuộc sống con người sao cho hợp lý với thời gian mỗi mùa, giúp con người chủ động trong công việc, giao thông, đi lại( nhất là đi xa).
b, Câu 2:
- Nêu ra kinh nghiệm trông sao đoán thời tiết mưa nắng để từ đó chủ động trong công việc hôm sau.
c,Câu 3:
- Nêu ra kinh nghiệm dự đoán bão để từ đó chủ động phòng chống bão,giảm bớt thiệt hại.
d, Câu4:
- Nêu ra kinh nghiệm dự đoán lũ lụt để từ đó chủ động phòng chống lũ lụt sau tháng 7 âm lịch, giảm bớt thiệt hại.
2,Tục ngữ về lao động sản xuất:
a,Câu 5:
- Giá trị của đất đai trong đời sống lao động sản xuất của con người
- Chỉ thứ tự lợi ích của các nghề.Nhắc nhở muốn làm giàu cần phải phát triển thủy sản.
c,Câu 7:
-Vai trò của 4 yếu tố trong nghề trồng lúa.
d,Câu 8:
- Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và đất đai đối với nghề trồng trọt.
*Ghi nhớ:SGK(5).
III,Luyện tập:
4, Củng cố:
-Học sinh đọc lại toàn bài tục ngữ.
5, Hướng dẫn học ở nhà:
-Học thuộc lòng các câu tục ngữ trong bài.
-Sưu tầm các câu tục ngữ theo nội dung bài học.
D, Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
.
Ngày soạn : / 2010 
Ngày dạy : 7A 11 / 2010 
	 7B:	 11 / 2010 
Tiết 74 Chương trình Ngữ Văn địa phươ 
Ca dao ở đại từ, phú lương, phú 
bình, định hoá
A, Mục tiêu bài học: 
 Giúp học sinh :
 1, Đọc và tìm hiểu những bài ca dao viết về quê hương Đại Từ. Nắm được nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao đó. Sưu tầm một số bài ca dao cùng viết về quê hương Đại Từ, Võ Nhai.
2, Tiếp tục rèn kĩ năng tìm hiểu ca dao cho học sinh.
3, Giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương đất nước.
B, Chuẩn bị: 
- Giáo viên : Sưu tầm những bài ca dao ở địa phương.
- Học sinh : Đọc trước các bài ca dao trong cuốn “văn học Thái Nguyên”.
C- Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: : 7A: ..
7B: ..
2, Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc thuộc lòng các bài ca dao về quê hương Đại từ đã học và sưu tầm được.
3, Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Học sinh đọc các bài ca dao trong văn bản.
- 1 học sinh đọc bài ca dao 2.
Giáo viên :Bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “ ngồi buồn” một cụm từ quen thuộc trong ca dao.
H: Em hãy đọc các câu ca dao cùng có cách mở đầu như thế?
- Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương.
H: Hình ảnh “ ra đứng cầu thang” cho thấy bài ca dao là lời của ai? ở vùng nào?
- Là lời của người con gái (nhân vất trữ tình) ở vùng núi Việt Bắc(Đại từ, Phú Lương, Định Hóa)
H: Cô gái trong bãy tỏ điều gì?
- Nỗi nhớ người thương.
Giáo viên : Đó là nỗi mong nhớ ,bâng khâng nên cô gái mới cảm nhận được những chuyển động tinh tế của cảnh vật” gió đưa ngọn cỏ tưởng chàng sang chơi”.Ca dao ở vùng trung bộ cùng có câu mang nội dung tương tự như: “ai về trồng dứa qua truông.
 Gió lay bông sậy bỏ buồn cho em”.
- Gọi 1 học sinh đọc 4 lời thơ còn lại.
H: “Cổng đào” là cổng như thế nào?
- Cổng đào là mĩ từ làm đẹp ( giống như: yếm đào) chỉ chiếc cổng của ngôi nhà đang có người mong nhớ người thương(Cổng nhà cô gái).
H: Bốn lời ca này là lời của ai ? người ấy đang trong tâm trạng như thế nào?
- Là lời của chàng trai, Chàng trai đang có tâm trạng buồn đều đó được thể hiện qua bức tranh tâm cảnh: “Ve sầu nó hót cành cao não nùng”.Tiếng ve mùa hè vốn không buồn nhưng dưới con mắt của chàng trai thì nó trở nên não nùng bởi chàng trai đang không vui .
H: Hình ảnh “ nước đầy đổ đĩa khôn bưng” ngầm chỉ điều gì?
- Hình ảnh ẩn dụ nhằm kín đáo, tế nhị tái hiện một tình huống éo le:Em về nhà chồng giữ gìn hạnh phúc cũng khó như bưng đĩa nước đầy ấy.
Giáo viên : Dù vậy chàng trai vẫn tha thiết nhắn nhủ “Nàng về ấm phận xin đừng quên anh”. 
- Học sinh đọc lại toàn bài ca dao 2.
H: Bài ca dao hai lời nhưng có phải là lời đối đáp không? vì sao?
H: Cái hay ,cái đẹp của bài ca dao là gì?
-Học sinh đọc bài ca dao 4.
H: Bài ca dao nói về địa danh Nhã Lộng, Cầu Mây. Vậy bài ca dao nói về huyện nào của tỉnh ta.
-Huyện Phú Bình.
H: Bài ca dao sử dụng biện pháp tu từ gì đã học?
-Điệp ngữ cách quãng( rồi mai,) và điệp ngữ chuyển tiếp( chốn này).
H: Những biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì?
 ,Bài 2:
- Hình ảnh ẩn dụ tượng trưng thể hiện tình cảm nhân văn cao đẹp của những người yêu nhau mà không lấy được nhau.
4,Bài 4:
- Khắc sâu với người đọc những vùng đất của huyện Phú Bình .
4, Củng cố:
 -Học sinh đọc lại toàn bài ca dao.
5, Hướng dẫn học ở nhà:
 -Học thuộc lòng 4 bài ca dao đã học.
-Tiếp tục sưu tầm ca dao về địa phương mình.
D, Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
.
Ngày soạn : / 2010 
Ngày dạy : 7A 11 / 2010 
	 7B:	 11 / 2010 
Tiết 75 
Tìm hiểu chung về văn nghị luận
A, Mục tiêu bài học: 
 Giúp học sinh :
1,Kiến thức:Hiểu được nhu cầu của nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn nghị luận. Học sinh bước đầu tiếp xúc với văn nghị luận.
2,Thái độ:Học sinh biết trình bày quan điểm của mình trước một vân đề của cuộc sống.
3,Kĩ năng:Bước đầu rèn kĩ năng xác định tình huống cần nghị luận cho học sinh và cách làm một bài văn nghị luận.
B,Chuẩn bị:
-Giáo viên :Bảng phụ.
-Học sinh :Đọc trước bài ở nhà.
B- Chuẩn bị : GV : Giáo án, sgk, tranh : Thành phố Hồ Chí Minh
 	 HS : Bài soạn, vở ghi, sgk
C- Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động dạy học:
1- Ổn định tổ chức: : 7A: ..
7B: ..
2, Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc những bai ca dao về quê hương em mà em biết?
3, Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
 Giáo viên giảng:Trong đời sống , con người thường gặp nhiều tình huống giao tiếp khác nhau, đòi hỏi phải sử dụng phương thức tương ứng khác nhau.
-Khi cần kể một câu chuyện, người ta dùng phương thức biểu đạt nào? (tự sự).
-Khi cần giới thiệu hình ảnh một người,một sự vật, một con người , một cảnh sinh hoạt hoặc một cảnh thiên nhiên , người ta dùng phương thức biểu đạt nào? (miêu tả).
-Khi cần bộc lộ cảm xúc, người ta thường dùng phương thức biểu đạt nào? (biểu cảm).
-Khi trong giao tiếp, con người cần phải bộc lộ phát biểu thành lời những nhận định suy nghĩ ,quan niệm, tư tưởng của mình trước một vấn đề nào đó của cuộc sống. Tình huống này có dùng một trong 3 phương thức biểu đạt trên được không? Vì sao? Cần phải sử dụng phương thức biểu đạt nào? (nghị luận).
-Học sinh đọc các tình huống trong SGK(5).
-Giáo viên treo bảng phụ có ghi nộidung các câu hỏi:
-Vì sao em đi học?Em học để làm gì?
-Vì sao em cần có bạn bè?
-Theo em như thế nào là sống đẹp?
-Trẻ em hút thuốc lá tốt hay xấu? lợi hay hại?
H:Gặp các câu hỏi như trên em cần dùng phương thức biểu đạt nào? để làm gì?
-Nghị luận để bày tỏ quan điểm, thái độ của mình đối với từng vắn đề đó.
H:Muốn thuyết phục người nghe tin theo những điều mình nhận thức em phải nói với người nghe như thế nào?
-Dùng lí lẽ và dẫn chứng để người nghe hiểu và làm theo (nghĩa là phải dùng phương thức nghị luận)
H:Em hãy tìm những câu hỏi dạng như trên?
(Học sinh thảo luận theo nhóm, đại diện từng nhóm trình bày->giáo viên nhận xét)
H:Trên báo chí hoặc đài phát thanh ta thường gặp những phần nào thường dùng phương thức nghị luận?
-Xã luận, bình luận về sự kiện, nhân vật, vấn đề.
H:Như vậy em thấy văn bản nghị luận giữ vai trò gì trong cuộc sống?
 I,Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận:
1,Nhu cầu nghị luận:
4, Củng cố:
5, Hướng dẫn học ở nhà:
D, Tự rút kinh nghiệm giờ dạy:
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20 van 7(1).doc