I. Mục đích yêu cầu : Giúp học sinh
- Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt (so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen, nghĩa bóng) của những câu tục ngữ trong bài học.
II. Các bước lên lớp :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nhắc lại khái niệm thế nào là tục ngữ.
- Đọc các bài tục ngữ mà em đã học và sưu tầm được những chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất.
3. Bài mới :
Giới thiệu : Tục ngữ thường ví như “túi khôn dân gian”. Không những thế tục ngữ là những lời vàng ngọc, là sự kết tinh kinh nghiệm, trí tuệ của nhân dân bao đời. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữ còn là kho báu những kinh nghiệm của dân gian về con người và xã hội. Hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu thêm một số câu
Tuần 21- Tiết 77 TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI Soạn ngày: 17/01/2010 I. Mục đích yêu cầu : Giúp học sinh - Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt (so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen, nghĩa bóng) của những câu tục ngữ trong bài học. II. Các bước lên lớp : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : - Nhắc lại khái niệm thế nào là tục ngữ. - Đọc các bài tục ngữ mà em đã học và sưu tầm được những chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất. 3. Bài mới : Giới thiệu : Tục ngữ thường ví như “túi khôn dân gian”. Không những thế tục ngữ là những lời vàng ngọc, là sự kết tinh kinh nghiệm, trí tuệ của nhân dân bao đời. Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữ còn là kho báu những kinh nghiệm của dân gian về con người và xã hội. Hôm nay chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu thêm một số câu tục ngữ nói về thiên nhiên và xã hội. Hoạt động của GV Hoạt đơng của Hs Ghi bảng Hoạt động 1 : Đọc văn bản - Giáo viên đọc mẫu sau đó học sinh đọc lại. - Cho học sinh đọc phần chú thích sgk Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản * Theo em, câu tục ngữ này muốn nói với chúng ta điều gì? - Em có đồng tình với nhận xét này của người xưa không? tại sao? - Nghệ thuật trình bày của câu tục ngữ này có điều gì đáng lưu ý? - Em còn biết câu tục ngữ nào đề cao giá trị con người nữa không * Học sinh đọc câu tục ngữ số 2 : - Em hiểu gì về câu tục ngữ này? - Nói tới nét đẹp của con người là có rất nhiều yếu tố, vậy tại sao ở đây lại nói tới “cái răng, cái tóc”? * Học sinh đọc câu 3 : - Từ sạch, thơm ở đây nghĩa là gì? - Em có thể cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ ? - Nhận xét về mặt kết cấu và về lối nói trong câu này? -Học sinh đọc câu 4 : -Câu tục ngữ này muốn khuyên chúng ta điều gì? - Thông qua đâu mà em khẳng định điều đó? - Nghệ thhuật sử dụng trong câu - Hãy tìm những câu tục ngữ khác có ý khuyên như nhân dân ta trong nói năng giao tiếp. * Học sinh đọc câu 5 : - Em hiểu gì về câu tục ngữ này ? *Học sinh đọc câu 6 : - Tày ? - Vậy nội dung hai câu tục ngữ này có liên quan với nhau như thế nào ? þ Hai câu tục ngữ này vừa đề cao vai trò của thầy, vừa đề cao vai trò của bạn. Học bạn và học thầy cả hai đều đúng. Mới đầu tưởng chừng như mâu thuẫn, đối lập nhau, nhưng thực ra chúng bổ sung cho nhau. Khuyên nhủ chúng ta phải biết tận dụng cả hai hình thức học bạn và học thầy để nâng cao trình độ. - Để nhấn mạnh vai trò của việc học thầy và học bạn, câu tục ngữ này sử dụng lối nói gì ? (nói quá sự thật) - Hãy tìm những câu tục ngữ tương tự như cặp câu trên ? *Học sinh đọc câu 7 : - Câu tục nhữ này khuyên chúng ta điều gì ? Tại sao ? * Học sinh đọc câu 8 : - Em hiểu gì về câu tục ngữ này ? - Em hãy kể vài sự việc nói lên lòng biết ơn của mình ? - Em có nhân xét gì về hình ảnh sử dụng trong bài ? *Học sinh đọc câu 9 : - Từ 1 cây, 3 cây, chụm lại ở đây có nghĩa gì ? - Vậy ý nghĩa câu tục ngữ này là gì ? - Lối nói trong bài này có gì đáng lưu ý. þ Khẳng định, phủ định để nêu bật ý muốn nói đó là tinh thần đoàn kết. Hoạt động 3 : Tổng kết. - Qua những câu tục ngữ vừa tìm hiểu em có thể rút ra những nhận xét chung gì về nội dung và hình thức nghệ thuật. + Nội dung : Những câu tục ngữ này luôn chú ý, tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về phẩm chất và lối sống mà con người cần có. + Nghệ thuật :- diễn đạt : so sánh (câu 1) - diễn đạt : ẩn dụ (câu 3, 8, 9)dùng lối nói quá (câu 5, 6)từ, câu có nhiều nghĩa (câu 4) * Mời học sinh đọc ghi nhớ : -Hs đọc. þ Đề cao giá trị con người. Con người là quý nhất, quý hơn mọi thứ của cải trên đời, con người quý hơn của cải. þ Con người là một nhân tố quyết định trong mọi việc. Người làm ra của chứ của không làm ra người. þ Từ, mặt ở đây được dùng để chỉ đơn vị. Trong quan hệ so sánh giữa 2 vế : Một mặt người bằng mười mặt của, trong sự đối lập giữa một và mười. Từ đó toát lên ý người quý hơn của. - Người ta là hoa đất. - Người sống đống vàng. þ Nêu lên quan niệm thẩm mỹ về nét đẹp của con người. þ Nét đẹp về hình thức bên ngoài của con người đều do tạo hóa tạo nên khó thay đổi. Răng tóc cũng thế, tuy nhêin răng và tóc ta có thể tác động tới, ví dụ như đánh răng cho trắng sạch, tóc tai gọn gàng, phù hợp với khuôn mặt thì con người sẽ đẹp hơn, bởi vì răng và tóc là bộ phân dễ gây ấn tượng nhất. + Sạch : Thiên về nghĩa trong sạch hơn là nghĩa sạch sẽ. + Thơm : Thiên về nghĩa tiếng thơm danh thơm hơn là nghĩa thơm tho + Nghĩa đen + Nghĩa bóng : Đừng vì nghèo túng mà xấu xa tội lỗi, phải giữ gìn phẩm giá của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào. + Kết cấu : Ở đây, cách đối (đối vế, đối từ. Được dùng chặt chẽ theo hướng kết hợp chơi chữ) + Lối nói : Hai vế tách ra các từ (như, đói, rách) được hiểu tách bạch thì có thể hiểu theo nghĩa hẹp. Nhưng gộp hai vế lại các từ đói rách mang nghĩa khái quát, chỉ sự nghèo khổ, sạch thơm mang nghĩa khái quát chỉ sự trong sạch. Hai vế diễn đạt cùng một ý cơ bản, nhờ lối nói sóng đôi nên có sự nhịp nhàng, giàu hình ảnh. þ Cái gì cũng phải học kể cả những cái nhỏ bé nhất mà mình ngỡ là biết rồi ( ăn, nói, gói, mở) þ Cách nói năng trong giao tiếp, nói thế nào cho người khác nghe được, hiểu được, không phật ý, phật lòng, nói có đầu, có đuôi hay nói cách khác là ăn nói cho khéo léo, dễ nghe. (Hai từ gói, mở không thể hiểu theo nghĩa đen mà còn hiểu theo nghĩa bóng mở lời, gói lời). þTừ giản dị, gần gũi với đời thường. Điệp từ học dược nhắc đi nhắc lại. þ+ Chim khôn dễ nghe. + Lời nói tiền mau nhau. þNhấn mạnh vai trò của người thầy trong việc hướng dẫn, giúp đỡ học sinh học tập. Đố þ khó, hiếm. þ bằng þSo sánh việc học thầy và học bạn. Trong thực tế thường chúng ta thường gặp bạn nhiều hơn, có nhiều điều học được ở bạn, lại có thể học bạn được thường xuyên hơn nên có thể đem lại hiệu quả. þ+ Bán anh em xa mua láng giềng gần. + Một giọt máu đào hơn ao nước là. þ Nên hết lòng, hết dạ giúp đỡ kẻ khó khăn. Trong cuộc sống nhiều khi vì một lý do nào đó, họ bị rơi vào hoàn cảnh lao đao, khốn đốn (lụt, hạn hán, sóng thần ) Chính lúc này họ rất cần những tấm lòng nhân ái của mọi người. Vậy chúng ta hãy coi nỗi đau của họ như của chính chúng ta và tạân tâm giúp đỡ. þ Chúng ta cần biết ơn những người đã gieo hạt giống để tạo nên quả thơm trái ngọt cho chúng ta hưởng thụ hôm nay. Và lòng hưởng thụ, biết ơn ở đây không chỉ dừng lại ở chỗ kẻ ăn quả biết ơn người trồng cây mà sâu xa hơn là phải biết ơn tất cả những người đã giúp đỡ, làm nên thành quả cho mình hưởng thụ. þ Biết ơn cha mẹ, thấy cô, anh hùng liệt sĩ þ “Quả, cây” þ bình dị, gần gũi, quen thuộc. Lối diễn đạt dễ hiểu nhưng ý nghĩa sâu xa. + Một cây : Lẻ loi. Cô độc + Ba cây : mà lại là 3 cây. Chụm lại tạo nên thế vững chãi khó lay chuyển. + Chụm lại : gắn bó, đoàn kết. þ Tinh thần đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh to lớn. I. Tìm hiểu bài : Câu 1 Một mặt người bằng mười mặt của þ Con nguời quý hơn của cải þ Nghệ thuật so sánh Câu 2 : Cái răng cái tóc là gốc con người. þ Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá, bình phẩm con người của nhân dân. Câu 3 : Đói cho sạch, rách cho thơm þ Phải giữ gìn phẩm giá của con người trong bất cứ hoàn cảnh nào. - Nghệ thuật : Ẩn dụ - Vần lưng (trắc) - Nhịp 3/3. Câu 4 : Học ăn học nói, học gói học mở. þ Điệp từ. Lời khuyên về tinh thần học hỏi, về sự vén khéo trong cách ứng xử và giao tiếp. Câu 5 : Không thầy đố mày làm nên þ Dùng lối nói quá Vai trò quan trọng của người thầy. Câu 6 : Học thầy không tày học bạn. þ Đề cao việc học hỏi bạn bè. Câu 7 : Thương người như thể thương thân. þ Nên hết lòng hết dạ giúp đỡ người gặp khó khăn. Câu 8 : -Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. þ Lời khuyên về lòng biết ơn đối với người đã làm nên thánh quả cho mình. Câu 9 : Một cây làm chẳng lên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao þ Sức mạnh của sự đoàn kết. Nghệ thuật : ẩn dụ. Ghi nhớ : Sgk II. Luyện tập Gọi học sinh đọc những câu tục ngữ mà các em đã sưu tầm. 4. Củng cố : Học sinh đọc lại ghi nhớ 5. Dặn dò : Chuẩn bị bài tiếp theo : Rút gọn câu. Tiết 78 RÚT GỌN CÂU I. Mục đích yêu cầu : Giúp học sinh - Nắm được cách rút gọn câu và tác dụng của câu rút gọn. II. Các bước lên lớp : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Bài mới : Giới thiệu : Trong giao tiếp hằng ngày đôi khi để thông tin nhanh gọn ta lược bỏ một số thành phần của câu. Như vậy là ta đã vô tình tạo thành câu rút gọn. Nhưng “rút gọn câu” là gì ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể qua tiết học ngày hôm nay. Hoạt động của gv Hoạt động của hs Ghi bảng Hoạt động 1 : Thế nào là rút gọn câu? - Các em cho biết cấu tạo của câu a và câu b có gì khác nhau ? - Các em hãy tìm những từ có thể làm chủ ngữ trong câu a ? - Theo em, vì sao chủ ngữ trong câu a được lược bỏ ? (thảo luận) - Trong những câu in đậm sau đây, thành phần nào của câu được lược bỏ ? - Bạn đã điền đúng chưa ? Vậy các em hãy so sánh câu bạn vừa điền vào và câu ban đầu có những thành phần câu nào được lược bỏ ? - Tại sao có thể lược bỏ vị ngữ ở vd a và chủ ngữ + vị ngữ ở vd b? - Qua quá trình phân tích các ví dụ trên em nào có thể định nghĩa được cho cô thế nào là câu rút gọn ? Hoạt động 2 : Cách dùng câu rút gọn - Giáo viên viết ví dụ 4 lên bảng. - Cho cô biết những câu in đ ... khi bị Pháp cai trị, còn khi giành được độc lập thì như thế nào? Bác đặt ra vấn đề gì ? - Theo người viết thì tại sao phải nâng cao dân trí ? - Vậy nâng cao dân trí để xây dựng nước nhà bằng cách nào ? - Mỗi lý lẽ và dẫn chứng cô gọi là luạân cứ (luận cứ 1, luận cứ 2). Vậy theo các em luận cứ là gì ? luận cứ đòi hỏi điều gì ? - Và các em thấy những cái lý lẽ, dẫn chúng (luận cứ) này, chân thật, đúng đắn và tiêu biểu không? - À! Luận cứ thì phải chân thật, đúng đắn và tiêu biểu thì mới làm cho luận điểm có sức thuyết phục được. * Cô mời một em nhắc lại cho cô luận cứ là gì ? và yêu cầu của luận cứ ? * Học sinh nhìn lên lập dàn bài. - Các em hãy nhận xét cho cô là bài văn này đã được sắp xếp trình bày một cách hợp lý và chặt chẽ chưa? - À, các ý được xắp xếp một cách hợp lý và chặt chẽ như thế thì người ta gọi là lập luận. Vậy các em hiểu lập luận là gì ? * Chúng ta tìm hiểu xong luận điểm, luận cứ và lập luận trong bài văn nghị luận rồi, cô mời một em nhắc lại cho cô phần ghi nhớ. - Đọc văn bản : Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội. - Vấn đề chính của bài văn này là gì ? - Để tạo ra những thói quen tốt trong bài đã đề cập những vấn đề gì? + Các em thấy trước hết người ta chỉ ra những thói quen tốt hay xấu ? + Tại sao lại đề cập đến những thói quen xấu như vậy ? - Từ những lý lẽ và dẫn chứng đó tác giả đã đưa ra nhận xét chung gì ? - Các em thấy bài văn này được xắp xếp xhặt chẽ và hợp lý chưa? - Các em có thực sự bị thuyết phục không ? * À như vậy bài văn này có lập luận rất chặt chẽ và hợp lý, tạo nên sức thuyết phục cao. -Hs đọc. -Chống nạn thất học. -Dưới dạng nhan đề. + Mọi người Việt Nam + Những người đã biết chữ + Những người chưa biết chữ . - Ý chính thể hiện tư tưởng bài văn. Hay luận điểm thể hiện tư tưởng bài văn. -(sgk) þ Bằng lý lẽ, dẫn chứng cụ thể làm cơ sở cho luận điểm . Lý lẽ : Pháp cai trị þ chính sách ngu dân -Người Việt nam thất học. -Nâng cao dân trí (Tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà Những người đã biết chữ những người không biết chữ ( ghi nhớ ) (có) -Theo ghi nhớ. -Hợp lý, chặt chẽ (ghi nhớ) * Ghi nhớ : Sgk -Hs đọc. -xấu. Biết xấu nhưng khó sửa. Chặt chẽ và hợp lý. (có). I. Luận điểm, luận cứ và lập luận : * Văn bản : Chống nạn thất học 1. Luận điểm : - Ý chính : Chống nạn thất học. þ Nhan đề. - Các câu văn cụ thể hóa ý chính. + Mọi người Việt Nam + Những người đã biết chữ + Những người chưa biết chữ - Ý chính thể hiện tư tưởng bài văn. Hay luận điểm thể hiện tư tưởng bài văn. 2. Luận cứ : Lý lẽ : Pháp cai trị þ chính sách ngu dân Luận cứ 1: Dẫn chứng: 95% ngườ Việt nam thất học. Lý lẽ : Khi giành được độc lập þ nâng cao dân trí Luận cứ 2: - Dẫn chứng những người đã biết chữ những người không biết chữ 3. Lập luận : Chặt chẽ, hợp lý. * Ghi nhớ : Sgk II. Luyện tập : 1. Luận điểm : Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội. 2. Luận cứ : Lý lẽ : Biết xấu nhưng khó sửa Luận cứ 1: Dẫn chứng : Trong gia đình þ hút thuốc lá Ngoài xã hội : vứt rác bừa bãi 3. Lập luận : chặt chẽ, hợp lý. 4. Củng cố : Học sinh đọc lại ghi nhớ 5. Dặn dò : Học bài, đọc bài đọc thêm Xem trước bài : Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận. Tiết 80 ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I. Mục đích yêu cầu : Giúp học sinh - Nhận rõ đăïc điểm và cấu tạo của bài văn nghị luận, các bước tìm hiểu đề văn nghị luận và các yêu cầu chung của một bài văn nghị luận, xác định luận đề và luận điểm - Nhận biết luận điểm, tìm hiểu đề bài văn nghị luận và tìm ý, lập ý. II. Các bước lên lớp : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ :Thế nào là luận đề, luận điểm, luận cứ, lập luận trong văn bản nghị luận? 3. Bài mới : Giới thiệu : Với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, trước khi làm bài người viết phải tìm hiểu kỹ càng đề bài và yêu cầu của đề. Với văn nghị luận cũng vậy. Nhưng đề nghị luận, yêu cầu của bài văn nghị luận vẫn có những đặc điểm riêng. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Thầy Ghi bảng Hoạt động 1 : - Giáo viên treo 9 đề bài lên bảng sau đó gọi học sinh đọc - Đề bài 1: đề cập đến vấn đề gì ? Giảng : Vậy thì các em thấy người ta đã nêu lên những vấn đề để chúng ta cùng bàn bạc, cùng nêu lên ý kiến của mình. Ví dụ như là Tiếng Việt có giàu đẹp không? Hay là đời sống của Bác giản dị như thế nào? - Và theo các em cô có thể lấy các đề tài trên làm đề cho bài văn nghị luận được hay không? - Đề 1, 2 có tính chất gì? - Đề 3, 4, 5 có tính chất gì? - Đề 6, 7 - Đề 8, 9 * Vậy thì các em thấy đề bài thường có những tính chất gì ? hãy kể *Trong quá trình tìm hiểu từ hồi nãy giờ em nào có thể nói lại thử xem (cho cô biết) đề văn nghị luận nêu lên điều gì và có tính chất gì? - Bây giờ cô sẽ chọn một đề văn để chúng ta cùng tìm hiểu. - Đề nêu lên vấn đề gì? Hay ý chính của vấn đề là gì? - Ai chớ nên tự phụ, tức là đối tượng ở đây là dành cho ai ? - Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định? - Với đề văn này đòi hỏi người viết phải làm gì? (tức là đề này có tính chất gì thì người viết phải làm như thế) * Từ việc tìm hiểu đề này các em hãy cho cô biết : Trước một đề văn, muốn làm bài tốt ta cần tìm hiểu điều gì trong đề ? * Chúng ta cần tìm hiểu xong đề văn nghị luận rồi, bây giờ chúng ta sẽ lập ý cho bài văn nghị luận. Chúng ta sẽ lập ý cho đề bài văn “chớ nên tự phụ” - Luận điểm được nêu ra trong bài là gì? - Vậy tự phụ là gì ? -Tự phụ tốt hay xấu. - Đã là tính xấu thì nó sẽ có lợi hay có hại đối với mọi người ? * Bước tiếp theo chúng ta sẽ tìm luận cứ. Em nào có thể nhắc lại cho cô luận cứ bao gồm gì ? - Cho nên trước tiên chúng ta cần phải có lý lẽ. - Trước hết chúng ta phải biết lý lẽ là gì ? ai trả lời được ? - Vì sao khuyên chúng ta chớ nên tự phụ ? ( Vì tự phụ thường dẫn đến những hậu quả xấu) như là gì ? - Vậy tự phụ là tốt hay xấu? Có lợi hay có hại ? - Tự phụ có hại như thế nào? Gợi ý : + Xem mình hơn người khác thì có cần phải học không? + Có cần phải trao dồi cố gắng trong học tập không? + Có nỗ lực trong học tập không? - Như vậy một con người không có nhu cầu học, không trao dồi, nỗ lực trong học tập thì sẽ trở thành 1 con người không có chí tiến thủ - Ngoài ra, khi thấy mình hơn người khác thì sẽ có thái độ gì? þ Coi thường, xem thường người khác. - Nếu xem người khác bằng mình thì mình không học, không cố gắng thì từ từ mình có giỏi không? þ Không giỏi þ trở nên lạc hậu. * Rõ ràng tự phụ là có hại, nhưng có hại cho ai?(cho bản thân, cho người khác) - Chúng ta đã đưa ra được những lý lẽ rồi, bây giờ chúng ta sẽ tìm những dẫn chứng để làm cho lý lẽ của mình càng thêm sức thuyết phục. + Học sinh tự phụ thì như thế nào? + Cơ quan có nhiều người tự phụ thì sẽ dẫn đến hậu quả gì + Bác sĩ mà tự phụ thì sẽ ra sao? (Blues trắng þ bs thanh) * Vậy các em thấy trình bày như thế này thì đã trình tự, hợp lý, chặt chẽ chưa ? (rồi) - À, khi mà chúng ta đã trình bày được như thế này là chúng ta đã biết cách lập luận rồi đó. *Chúng ta vừa hoàn thành xong bài học, cô mời 1 em đọc lại cho cô phần ghi nhớ. -Hs đọc. -Hs trả lời. þ Được vì mụch đích của các đoạn văn này là để người viết bàn luận, đưa ra ý kiến của mình. (giải thích, ca ngợi) (khuyên nhủ, phân tích) -suy nghĩ, bàn luận þ tranh luận,phản bác, lật ngược vấn đề. þ Giải thích, ca ngợi,phân tích, khuyên nhủ, suy nghĩ, bàn luận, phản bác, lật ngược vấn đề (ghi nhớ : sgk chấm 1) þ Gợi ý : chớ nên þ làm gì þ phủ định þ không nên. þ Khuyên nhủ, phân tích. (chấm 2 trong ghi nhớ sgk) -Chớ nên tự phụ. - Tự phụ là một tính xấu ( Lý lẽ + dẫn chứng ) þ Tự : bản thân. Phụ : đánh giá mình cao hơn người khác. I. Tìm hiểu đề văn nghị luận 1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận. 1. Lối sống giản dị của Bác Hồ. 2. Tiếng Việt giàu đẹp þ đề có tính chất giải thích, ca ngợi. 3. Thuốc đắng dã tật 4. Thất bại là mẹ thành công 5. Chớ nên tự phụ þ đề có tính chất khuyên nhủ, phân tích. 6. Không thầy đố mày làm nên và học thầy không tày học bạn có mâu thuẫn nhau hay không? 7. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng þ đề có tính chất suy nghĩ, bàn luận. 8. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nên chăng ? 9. Thật thà là cha dai phải chăng? þ đề có tính chất tranh luận, phản bác, lật ngược vấn đề. 2. Tìm hiểu đề văn nghị luận * Đề văn : Chớ nên tự phụ - Luận điểm : chớ nên tự phụ - Phạm vi đối tượng : cho mọi người - Khuynh hướng tt : Phủ định - Yêu cầu : khuyên nhủ, phân tích. II. Lập dàn ý cho bài văn nghị luận. 1. Xác định luận điểm. Luận điểm chính : - Luận điểm : Chớ nên tự phụ Luận điểm phụ : - Tự phụ ? - Tự phụ là một tính xấu - Tác hại của nó đối với mọi người - Tác hại của nó đối với bản thân. 2. Tìm luận cứ - Luận cứ 1 : Tự phụ ? - Luận cứ 2 : Có hại Lý lẽ : - Không có nhu cầu học - không có chí tiến thủ Hậu quả : - Thái độ đối với mọi người không tốt - Lạc hậu - Bị xã hội xa lánh Dẫn chứng : - Học sinh tự phụ - Cơ quan tự phụ - Bác sĩ tự phụ 3. Xây dựng lập luận : Trình tự, hợp lý, chặt chẽ * Ghi nhớ : Sgk 4. Củng cố : Đọc ghi nhớ 5. Dặn dò : Học bài Đọc bài tham khảo Chuẩn bị bài tiếp theo : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Tài liệu đính kèm: