Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 21

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 21

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Hiểu nội dung ý nghĩa chùm tục ngữ tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về lối sống, đạo đức đúng đẵn, cao đẹp, tình nghĩa của người Việt Nam.

- Nắm được đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội

2. Kĩ năng:

- Củng cố, bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ.

- Biết đọc – hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội.

- Vận dụng ở một mức độ nhất định tục ngữ về con người và xã hội trong đời sống.

B. CHUẨN BỊ:

- GV nghiên cứu bài, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học.

- HS học bài cũ, đọc bài mới.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 796Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 02/ 01/ 2012
TUẦN 21
TIẾT 76 – VĂN BẢN
 TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT
Kiến thức: Giúp HS:
Hiểu nội dung ý nghĩa chùm tục ngữ tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về lối sống, đạo đức đúng đẵn, cao đẹp, tình nghĩa của người Việt Nam.
Nắm được đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội
Kĩ năng:
Củng cố, bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ.
Biết đọc – hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội.
Vận dụng ở một mức độ nhất định tục ngữ về con người và xã hội trong đời sống.
CHUẨN BỊ:
GV nghiên cứu bài, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
HS học bài cũ, đọc bài mới.
TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Em hãy đọc thuộc lòng các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Nêu nội dung và đặc điểm hình thức của một câu tục ngữ mà em thích nhất.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1
-GV hướng dân HS đọc kĩ để nắm được nội dung các câu tục ngữ, chú ý nhịp điệu, các từ khó đã được chú thích ở SGK.
? Qua nội dung các câu ca dao đó, em hãy cho biết có thể phân loại các câu tục ngữ đó thành mấy nhóm?
Hoạt động 2:
GV cho HS hoạt động theo nhóm, tìm
hiểu các câu tục ngữ theo 3 nội dung:
Nghĩa của câu tục ngữ.
Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ
thể hiện.
Trường hợp cụ thể có thể ứng dụng
câu tục ngữ.
Đại diện nhóm trình bày.
HS đọc câu tục ngữ 1.
? Em hiểu nghĩa của câu tục ngữ này như thế nào? 
? Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ này thể hiện là gì? 
? Có thể vận dụng câu tục ngữ này vào những trường hợp nào? Tìm một số câu tục ngữ có nội dung tương tự?
Người ta là hoa đất
Người sống hơn đống vàng.
? Em hãy nhận xét về cách thức và hình thức thể hiện của câu thơ trên.
HS đọc câu tục ngữ 4.
?Nghĩa của câu tục ngữ là gì? Giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ? Vận dụng?
( ? Em hiểu câu tục ngữ này như thế nào? Vì sao điều ngỡ như đơn giản ấy lại phải học? )
Con người phải học để chứng tỏ
mình là người lịch sự,tế nhị, kín đáo,thành thạo trong công việc, biết đối nhân xử thế, tức là con người có văn hóa, nhân cách.
? Vận dụng được câu tục ngữ này khi nào?
? Hãy nhận xét về hình thức của câu tục ngữ trên?
? Theo em, câu tục ngữ khuyên ta điều gì? 
? Do đâu mà lời khuyên dễ hiểu, dễ nhớ và thấm sâu? Lời khuyên ấy cũng nói lên một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, đó là truyền thống gì?
? Có thế vận dụng câu tục ngữ này vào những hoàn cảnh nào? với HS,các em vận dụng câu tục ngữ này ntn?
? Nhận xét của em về hình thức của câu tục ngữ?
? Từ việc tìm hiểu các câu tục ngữ của cả ba nhóm, theo em, các câu tục ngữ trong bài thể hiện những nội dung gì?
? Những giá trị nào của con người được đề cập đến?
Đạo lí: cái lẽ hợp với khuôn phép, đạo
đức ở đời.
Lẽ sống nhân văn: điều thường thấy
ở đời được coi là hợp với quy luật thuộc về văn hóa, con người.
? Nghệ thuật thể hiện của các câu tục ngữ này có gì đặc biệt?
? Những câu tục ngữ trên có ý nghĩa như thến nào đối với cuộc sống của con người?
Tìm hiểu chung
Đọc 
Những bài học kinh nghiệm về con
người và xã hội là một nội dung quan trọng của Tục ngữ.
 Tìm hiểu từ khó
Bố cục: 3 nhóm:
Tục ngữ về con người ( câu 1, 2 ).
Tục ngữ về học tập ( 4,5,6 ).
Tục ngữ về ứng xử ( 3, 7, 8, 9 ).
 Đọc – hiểu
Câu 1: 
Một mặt người bằng mười mặt của
Nội dung: Người quý hơn của, quý hơn
gấp nhiều lần.
Không phải là nhân dân không xem
trọng của cải, nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải.
Giá trị kinh nghiệm: Khẳng định tư
tưởng coi trọng con người,giá trị củ con người của nhân dân ta.
Vận dụng:
Đề cao giá trị con người.
Phê phán coi của hơn người.
An ủi, động viên người mất của.
Khuyến khích đẻ nhiều con ( giá trị
này đã lạc hậu, không còn phù hợp. )
*Nghệ thuật: 
- Ngắn gọn, hàm súc, giàu hình ảnh.
- sử dụng lối so sánh hơn kém để nhấn mạnh ý.
- nhịp điệu, vần điệu hài hòa, cân đối.
Câu 4: 
Học ăn, học nói, học gói, học mở
Nội dung: ăn, nói, gói, mở đều được
xem là những hoạt động có ý thức, cần phải học một cách cẩn thận.
Học ăn, học nói: Lời ăn tiếng nói
trong giao tiếp thể hiện con người tinh tế, lịch thiệp.
Học gói, học mở: Thể hiện con người
khéo léo, lịch thiệp, biết giữ gìn
Giá trị kinh nghiệm: 
Mỗi hành vi của con người đều tự “ giới thiệu về mình ” với người khác và đều được người khác đánh giá. 
Vận dụng:
Giáo dục, khuyên nhủ con cái trong
hành vi ứng xử, cư xử.
*Nghệ thuật: 
- ngắn gọn, giàu nhịp điệu.
- sử dụng nhiều vế có quan hệ đẳng lập.
- điệp từ “học” để nhấn mạnh việc học
Câu 8: “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ”
Nội dung:
Khi được hưởng thành quả nào đó ( ăn quả) thì phải nhớ đến người đã có công gây dựng, phải biết ơn người đã giúp mình ( kẻ trồng cây ).
GT Kinh nghiệm: Đó là đạo lí ân tình,
nghĩa tình của nhân dân ta từ bào đời nay đã thành một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam – truyền thống “ Đền ơn đáp nghĩa ” và “ uống nước nhớ nguồn ” sâu nặng.
Vận dụng:
Thể hiện tình cảm của con cái đối với
ông bà, cha mẹ.
Tình cảm của học trò đối với thầy , cô
giáo.
Lòng biết ơn của nhân dân đối với các
anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu, hi sinh bảo vệ đất nước.
*Nghệ thuật:
- Ngắn gọn, hàm súc, giàu ý nghĩa.
- sử dụng lối nói và hình ảnh ẩn dụ.
III. Tổng kết:
Về nội dung:
Tục ngữ về con người và xã hội thể
hiện truyền thống tôn vinh giá trị con người:
+ về đạo lí:
+ về lẽ sống nhân văn.
Tục ngữ còn là những bài học, những
lời khuyên về cách ứng xử cho con người ở nhiều lĩnh vực:
+ Đấu tranh xã hội
+ Quan hệ xã hội.
Nghệ thuật:
-Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
-Sử dụng các phép so sánh, ẩn dụ, đối, điệp từ, ngữ
- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
Ý nghĩa của các văn bản:
Kinh nghiêm quý báu của nhân dân ta về cách sống, cách đối nhân xử thế.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ
HS về nhà học bài cũ, nắm nội dung ý nghĩa, cách vận dụng các câu tục ngữ đã học đồng thời nắm được hình thức nghệ thuật của các câu tục ngữ đó.
Soạn bài mới, tiết 77: Rút gọn câu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 21 TIET 76 TUC NGU VE CON NGUOI VA XAHOI.doc