Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 23, 24

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 23, 24

I. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học giúp học sinh:

 - Nắm được công dụng của trạng ngữ( bổ sung những thông tin tình huống và liên kết các câu, các đoạn trong bài.)

 - Nắm được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng( nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc bộc lộ cảm xúc.)

II. Chuẩn bị: - GV : ĐDDH

 - HS: Xem bài trước.

 III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học:

 

doc 18 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 910Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 23, 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU(TT)
Tuần 23 Tiết 89
NS : /./2008 
ND : /./2008 
I. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học giúp học sinh: 
	- Nắm được công dụng của trạng ngữ( bổ sung những thông tin tình huống và liên kết các câu, các đoạn trong bài.)
 - Nắm được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng( nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc bộc lộ cảm xúc.)
II. Chuẩn bị: - GV : ĐDDH 
	 - HS: Xem bài trước.
	III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung
HĐ1: Khởi động 
 - KTBC:
 H. Đặc điểm của trạng ngữ trong câu( về hình thức và ý nghĩa)
 H. Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào? 
 a. Theo các nội dung mà chúng biểu thị
 b. Theo vị trí của chúng trong câu
 c. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau
 d. Theo mục đích nói của câu
Sửa bài tập về nhà
 - GTB: “ Thêm trạng ngữ cho câu( TT)”
HĐ2: Bài mới
HS đọc VD1 a,b/45,46/SGK
H. Tìm những trạng ngữ trong các câu văn được trích trong VD trên? Ý nghĩa của chúng?
a/- Thường thường, vào khoảng đó -> thời gian
 - Sáng dậy -> thời gian
 - Trên giàn hoa lí -> nơi chốn
 - Chỉ độ tám chín giờ sáng,-> thời gian; trên nền trời trong trong -> nơi chốn
b/ Về mùa đông -> thời gian
GV. Trạng ngữ là thành phần không bắt buộc trong câu. 
H. Vì sao trong các câu văn trên, ta không nên hoặc không thể lược bỏ trạng ngữ? 
- Vì trạng ngữ bổ sung cho câu những thông tin cần thiết, làm cho câu miêu tả đầy đủ, thực tế khách quan hơn.
- Trong nhiều trường hợp, nếu không có phần thông tin bổ sung ở trạng ngữ, nội dung của câu sẽ thiếu chính xác?
VD: Về mùa đông, lá bàng đỏ như màu đồng hun.
H. Trong một bài văn nghị luận, em phải sắp xếp luận cứ theo những trình tự nhất định. Trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận ấy?
* Nhiều trường hợp không thể lược bỏ trạng ngữ được.( VD: các trạng ngữ ở hai câu cuối đoạn a)
HS cho VD
VD2: Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn vào tương lai của nó.
H. Câu in đậm trong VD trên có gì đặc biệt?
H. Câu thứ nhất có trạng ngữ là gì?
 Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình.
Thảo luận: So sánh trạng ngữ câu này với câu thứ hai trong VD2 để thấy sự giống và khác nhau?
 * Giống nhau:
 Về ý nghĩa: cả hai có quan hệ như nhau với chủ ngữ và vị ngữ.( có thể gộp hai câu thành một câu duy nhất có hai trạng ngữ)
 * Khác nhau: Trạng ngữ(để tin tưởng hơn vào tương lai của nó) được tách ra thành một câu riêng.
H. Việc tách câu như trên có tác dụng gì?
HS cho VD
* GDTT, liên hệ
HĐ3: Luyện tập
HS đọc yêu cầu của BT 1/47/SGK: nêu công dụng của các trạng ngữ trong các đoạn trích sau: 
HS đọc yêu cầu của BT 2/47/SGK: Chỉ ra những trường hợp tách trạng ngữ thành câu riêng. Nêu tác dụng của những câu do trạng ngữ tạo thành
I. Bài học
 1. Công dụng của trạng ngữ:
 - Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầu đủ, chính xác;
- Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
2. Tách trạng ngữ thành câu riêng
 Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, người ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu, thành những câu riêng.
II. Luyện tập
 BT 1/47/SGK:
 Trạng ngữ:
 a/ 
Ở loại bài thứ nhất
Ở loại bài thứ hai
 b/ Đã bao lầnLần đầu tiên chập chững bước điLần đầu tiên tập bơi? Lần đầu tiên chơi bóng bàn Lúc còn học phổ thông Về môn hoá
Trạng ngữ trên vừa có tác dụng bổ sung những thông tin tình huống, vừa có tác dụng liên kết các luận cứ trong mạch lập luận của bài văn, giúp cho bài văn trở nên rõ ràng, dễ hiểu.
BT 2/47/SGK: 
Năm 72 => nhấn mạnh đến thời điểm hi sinh của nhân vật được nói đến trong câu trước
Trong lúc tiếng đờn..bồn chồn.=> Làm nổi bật thông tin ở nồng cốt câu.
HĐ4: Củng cố, dặn dò
 H. Tách trạng ngữ thành câu riêng, người viết, người nói nhằm mục đích gì?
 a. Làm cho câu ngắn gọn hơn 
 b. Để nhấn mạnh, chuyển ý thể hiện những cảm xúc nhất định
 c. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ
 d. Làm cho nội dung câu dễ hiểu hơn.
 Dặn dò: - Học bài, xem lại bài tập
 - Xem bài: Chuẩn bị Kiểm tra Tiếng Việt 
Rút kinh nghiệm:........................................................................................................................
...............................................................................................................................................
............................................................................................................................................... ...............................................................................................................................................
˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Tuần 23 Tiết 90
NS : ././2008 
ND: ././2008 
 I. Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp học sinh rèn kĩ năng thực hành qua các bài đã học
 II. Chuẩn bị:
 - GV : Đề kiểm tra
 - HS: Học bài.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học
HĐ1: Khởi động
 KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
 GTB: kiểm tra Tiếng Việt
 HĐ2 : Bài mới: Phát đề cho HS
 Đề: (Trình bày sạch sẽ: 1 điểm)
Trắc nghiệm: 4 điểm
Trong câu “Hồng cốm tốt đôi”, từ “hồng” chỉ sự vật gì ? (0.25đ)
Quả hồng 	 c. Giấy hồng 
Tơ hồng	 d. Hoa hồng
 2. Em hãy lựa chọn các từ trong câu hỏi sau để điền vào chỗ trống cho phù hợp a. Phơi	 c. Rơi	(0.25đ)
 b. Rụng d. Bay
Tay nhè nhẹ chút, người ơi,
Trông đôi hạt rụng, hạt ........ xót lòng
 Dễ rơi là hạt đầu bông
Công một nén, của một đồng là đây.
 3. Từ nào sau đây là từ ghép ?	(0.25đ)
 	a. Lúng liếng	c. Lụt lội
	b. Lung linh	d. Lung lay
 4. Từ nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập ? (0.25đ)
	a. Cổng trường	c. Quần áo 
	b. Chăn màn 	d. Cửa nhà 
 5. Chữ “tử” trong các từ dưới đây không có nghĩa là con? (0.25đ)
	a. Thiên tử	c. Bất tử
	b. Phụ tử 	d. Hoàng tử
 6. Điền các từ trái nghĩa thích hợp vào các thành ngữ sau: (1điểm)
	a. Hạt chắc hạt lép	c. Miền ngược miền xuôi
	b. Làm ít nói nhiều 	d. Trong Nam ngoài Bắc.
 7. Trong bảng sau, cột A ghi các từ viết sai âm, sai chính tả. Hãy viết lại các từ đó vào cột B cho đúng: (1 điểm)
	Cột A Cột B
	_ xấu sa	_ xấu xa
	_ xung xướng	_ sung sướng
	_ chung thành	_ trung thành
	_ gìn dữ	_ gìn giữ
Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa giống với câu “Đói cho sạch, rách cho thơm”. (0.25đ)
Đói ăn vụng, túng làm càn
Aên trông nồi, ngồi trông hướng 
Aên phải nhai, nói phải nghĩ 
Giấy rách phải giữ lấy lề.
Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn.” được rút gọn thành phần nào ? (0.25đ)
Trạng ngữ	c. Vị ngữ 
Chủ ngữ 	d. Bổ ngữ 
Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt? (0.25đ)
Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.
Lan được đi tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều .
Hoa sim !
Mưa rất to.
Tự luận: (5 điểm)
Thế nào là câu đặc biệt ? Tác dụng của câu đặc biệt ?(1.5điểm)
Đặt 3 câu có trạng ngữ đứng ở các vị trí khác nhau:
 	Đầu câu, giữa câu, cuối câu.	(1.5điểm)
Khi sử dụng câu rút gọn ta cần chú ý điều gì ? (1 điểm)
Viết 2 câu tục ngữ là câu rút gọn. ( 1 điểm)
ĐÁP ÁN
Tự luận:
1. – Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ
 _ Câu đặc biệt thường được dùng để:
Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn
Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng
Bộc lộ cảm xúc
Gọi đáp.
2. HS tự đặt
3. Khi sử dụng câu rút gọn cần phải chú ý:
Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc không hiểu đầy đủ nội dung câu nói.
Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.
4. HS tự làm 
HĐ3 : Củng cố-dặn dò
 Thu bài
Dặn dò: - Chuẩn bị tiết sau: Cách làm bài văn lập luận chứng minh
Rút kinh nghiệm:...
CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
Tuần 23 Tiết 91 
NS ://2008 
ND ://2008
I. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học giúp HS:
 - Ôn lại những kiến thức cần thiết( về tạo lập văn bản, về văn bản lập luận chứng minh,) để việc học cách làm bài có cơ sở chắc chắn hơn.
 - Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận chứng minh, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
 II. Chuẩn bị:
GV: ĐDDH.
HS: Xem bài
 III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1:Khởi động.
 KTBC:
 H. Mục đích và phương pháp chứng minh?
 Kiểm tra vở bài tập của HS
 GTB: “ Cách làm bài văn lập luận chứng minh”
 HĐ2: Bài mới
 HS đọc đề bài: Nhân dân ta thường nói: “ Có chí thì nên”. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trên?
H. Muốn làm được đề bài trên, ta phải thực hiện qua những bước nào? 
* Tìm hiểu đề và tìm ý:
H. Xác định yêu cầu chung của đề?
H. Luận điểm mà đề bài yêu cầu chứng minh là gì?
Ý chí quyết tâm học tập rèn luyện.
H. Câu tục ngữ khẳng định điều gì?
Vai trò, ý nghĩa to lớn của chí trong đời sống.
H. Chí có nghĩa là gì?
H. Có mấy cách lập luận để chứng minh cho câu tục ngữ trên? Hai. Một là nêu dẫn chứng xác thực, hai là nêu lí lẽ. ( SGK)
* Lập dàn bài:
H. Một văn bản nghị luận thường gồm mấy phần chính? Đó là những phần nào? Bài văn nghị luận chứng minh có đi ngược lại quy luật đó không?
HS đọc các đoạn Mở bài ơ ...  tình cảm chân thành; các câu văn trong sáng với cách dùng từ ngữ độc đáo, tài hoa có tính nghệ thuật cao.
 2. Nội dung: Giản dị là đức tính nổi bật của Bác Hồ. Ở Bác, sự giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm đẹp.
V. Luyện tập
 BT 1/55/SGK
HĐ4: Củng cố- dặn dò
H. Bài viết Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào?
 a. Bữa ăn, công việc.
 b. Đồ dùng, căn nhà.
 c. Quan hệ với mọi người và trong lời nói, bài viết.
 d. Cả ba phương diện trên.
 - Học bài, làm bàt tập 2 - Xem bài: “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động”
 Rút kinh nghiệm:...
 ˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
Tuần 24 Tiết 94 
NS ://2008
ND:..//2008
 I. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học giúp học sinh:
 - Nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động.
 - Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Chuẩn bị:
Giáo viên: ĐDDH.
Học sinh: Soạn bài.
Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học 
Hoạt động của thầy và trò
HĐ1: Khởi động
 KTBC: 
 H. Công dụng của trạng ngữ được thêm vào trong câu?
 KT bài tập 3/48
 H. Dòng nào nói đúng nhất các loại từ có thể làm trạng ngữ trong câu?
a. Danh từ, động từ, tính từ
b. Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
c. Các quan hệ từ
d. Cả a và b đều đúng.
GTB: “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động”
HĐ2: Bài mới
VD: a/ Mọi người yêu mến em.
 b/ Em được mọi người yêu mến.
H. Tìm chủ ngữ trong hai VD trên?
H. Tìm từ ngữ chỉ hoạt động?
H. Chủ ngữ thường do những từ loại nào đảm nhiệm?
H. Ý nghĩa của chủ ngữ trong các câu trên khác nhau như thế nào?
- Chủ ngữ trong câu a biểu thị người thực hiện một hoạt động hướng đến người khác ( Chủ ngữ trong câu a biểu thị chủ thể của hoạt động) => Câu chủ động.
H. Thế nào là câu chủ động?
- Chủ ngữ trong câu b biểu thị người được hoạt động của người khác hướng đến( Chủ ngữ trong câu b biểu thị đối tượng của hoạt động) => Câu bị động
H. Thế nào là câu bị động?
HS cho VD
HS đọc VD:
- Thuỷ phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.
Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của từ mấy năm nay.., tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.
 a/ Mọi người yêu mến em.
 b/ Em được mọi người yêu mến. 
Thảo luận: Em sẽ chọn câu a hay b để điền vào chỗ trống( ) trong đoạn trích trên? Giải thích vì sao em chọn cách viết như thế?
Câu b. Vì nó giúp cho việc liên kết các câu trong được tốt hơn: Câu đi trước đã nói về Thuỷ ( thông qua chủ ngữ Em tôi), vì vậy sẽ là hợp logíc và dễ hiểu hơn nếu câu sau cũng nói về Thuỷ ( thông qua chủ ngữ Em)
- Thuỷ phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.
Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của từ mấy năm nay. Em được mọi người yêu mến, tin này chắc làm cho bạn bè xao xuyến.
H. Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích gì?
* Liên hệ, GD
 HĐ3: Luyện tập
HS đọc yêu cầu BT /58/SGK
Tìm câu bị động trong các đoạn trích và giải thích vì sao tác giả chọn cách viết như vậy?
Nội dung
I. Bài học
Câu chủ động và câu bị động
 - Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác ( chỉ chủ thể của hoạt động)
 - Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào ( chỉ đối tượng của hoạt động)
2. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
 Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ( và ngược lại, chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
II. Luyện tập
BT /58/SGK: 
* Câu bị động:
- Có khi(các thứ của quý)được trưng bày.pha lê[].
- Tác giả “mấy vần thơ”..thi sĩ.
=> Tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó, đòng thời tạo sự liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn.
HĐ4: Củng cố, dặn dò:
 H. Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?
 a. Mẹ đang nấu cơm b. Lan được thầy giáo khen
 c. Trời mưa to d. Trăng tròn
Dặn dò: - Học bài, xem lại BT; - Xem bài: Viết bài Tập làm văn số 5 tại lớp
 Rút kinh nghiệm:...
Tuần 24 Tiết 95,96
NS :/./2008 
ND ://2008
 ™š–›¯™š–› &™š–›¯™š–›
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
 I. Mục tiêu cần đạt: Qua bài viết giúp HS:
 - Ôn tập về cách làm bài văn lập luận chứng minh, cũng như về các kiến thức Văn và Tiếng Việt có liên quan đến bài làm, để có thể vận dụng kiến thức đó vào việc làm một bài văn lập luận chứng minh cụ thể.
 - Có thể tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân để có phương hướng phấn đấu phát huy ưu điểm và sửa chữa khuyết điểm.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Đề bài; - HS: Học bài 
 III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Khởi động
KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
GTB: “ Viết bài Tập làm văn số 5”
HĐ2: Bài mới
HS chép đề bài vào giấy kiểm tra
HS làm bài. 
Đề bài: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
HĐ3 : Củng cố, dặn dò
Nhắc nhở HS xem lại bài; Thu bài
Dặn dò: Xem bài: Ý nghĩa văn chương.
 Rút kinh nghiệm:...
 ˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™
TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH
Tuần 22 Tiết 88 
NS ://2008 
ND :/./2008
 I. Mục tiêu cần đạt: Qua bài học giúp HS :
 Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận chứng minh.
II. Chuẩn bị:
 - GV: ĐDDH
 - HS: Xem bài ở nhà 
 III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Khởi động
KTBC: So sánh cách lập luận trong đời sống và trong văn nghị luận?
GTB: “ Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh”
HĐ2: Bài mới
H. Hãy nêu VD và cho biết: Trong đời sống, khi nào người ta cần chứng minh?
H. Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải làm như thế nào?
H. Thế nào là chứng minh?
H. Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ sử dụng lời văn ( không dùng nhân chứng, vật chứng) thì làm thế nào để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật? 
Dùng lời văn để phân tích các chứng cứ đó nhằm xác định tính chân thực của chúng, tạo ra sức thuyết phục.
H. Trong đời sống, muốn chứng minh điều gì đáng tin cậy, ta phải làm gì?
HS đọc bài văn nghị luận “ Đừng sợ vấp ngã”
H. Luận điểm cơ bản của bài văn này là gì? 
- Đừng sợ vấp ngã.
H. Tìm những câu mang luận điểm đó?
- Đừng sợ vấp ngã.
- Vậy bạn chớ lo sợ thất bại.
H. Để khuyên người ta “ đừng sợ vấp ngã”, bài văn đã lập luận như thế nào?
-Nêu câu hỏi về các lần vấp ngã của bạn và khẳng định đừng sợ vấp ngã.
- Nêu ra một loạt dẫn chứng về sự vấp ngã mà một số người đã trải qua nhưn sau đó họ đã vươn tới những thành công về các mặt.
=> Sự vấp ngã không đáng sợ mà thiều cố gắng vươn lên mới là điều đáng sợ hơn cả.
H. Các sự thật đựơc dẫn ra có đáng tin cậy không?
Đều rất đáng tin cậy vì chúng được rút ra rừ tiểu sử những người đã thành công, nổi tiếng.
H. Em hiểu phép lập luận chứng minh là gì?
H. Em có nhận xét như thế nào về lí lẽ và dẫn chứng trong phép lập luận chứng minh?
HĐ3: Luyện tập
Đọc thêm: Có hiểu đời mới hiểu văn.
 HS đọc BT/ SGK/43
Thảo luận: c/ Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài Đừng sợ vấp ngã?
 I. Bài học
 * Thế nào là chứng minh?
 Chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ một ý kiến( luận điểm) nào đó là chân thực.
 * Mục đích và phương pháp chứng minh:
- Trong đời sống, người ta dùng sự thật ( chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó đáng tin cậy.
- Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới( cần được chứng minh) là đáng tin cậy.
- Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục
II. Luyện tập
 BT/ SGK/23: 
 a/ - Luận điểm: Không sợ sai lầm. Dù có phạm sai lầm thì vẫn suy nghĩ, rút kinh nghiệm, tìm con đường khác để tiến lên.
- Những câu mang luận điểm:
 + Câu đầu đề
 + Một người.tự lập được.
 + Thất bại là mẹ của thành công.
 + Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm
 b/ Luận cứ:
 - Nếu muốn sống mà không phạm chút sai lầm nào thì chỉ là ảo tưởng hoặc hèn nhát trước cuộc đời.
 - Nếu sợ thất bại, sợ sai lầm thì không bao giờ có thể làm được việc gì. Sai lầm đem đến bài học cho đời.
 - Chẳng ai thích sai lầm, nhưng khi phạm sai lầm thì phải biết rút kinh nghiệm để tiến lên.
c/ - Phần mở đầu nêu vấn đề cũng khác. Câu này khẳng định: Đã sống là phải phạm sai lầm.
 - Phần thân bài:
 + Ở bài Đừng sợ vấp ngã tác giả nêu lên một loạt dẫn chứng thực tế rút ra từ tiểu sử của những người đã thành công, đã nổi danh để làm chứng cứ.
 + Ở bài này, tác giả chủ yếu dùng lí lẽ để phân tích, lí giải nhằm chứng minh vấn đề.
HĐ4: Củng cố-dặn dò:
H. Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tính thuyết phục?
 a. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng b. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận
 c. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm d. Không đưa dẫn chứng, đưa lí lẽ làm sáng tỏ luận đểm
Dặn dò: Học bài. Xem bài: Thêm trạng ngữ cho câu( TT).
 Rút kinh nghiệm:...
 ˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™˜™
 Tổ duyệt  
 .
™š–›¯™š–› &™š–›¯™š–›

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 tuan 2324.doc