Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 23 đến tuần 26

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 23 đến tuần 26

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Hiểu được những nét chung sự giàu đẹp của Tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh của tác giả.

- Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.

2. Tích hợp với "Tìm hiểu chung về văn chứng minh"; "tinh thần yêu nước của nhân dân ta"

3. Kĩ năng: Nhận biết và phân tích một văn bản nghị luận, chứng minh bố cục hệ thống lập luận, lí lẽ, dẫn chứng.

II. Chuẩn bị:

Giáo viên; Tuyển tập Đặng Thai Mai, bài soạn, SGK, máy chiếu.

Học sinh: Bài soạn, vở bài tập, SGK.

III. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định 1

2. Kiểm tra: 5'

Để chứng minh vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh đã luận chứng theo những hệ thống nào? Tác dụng của luận chứng đó là gì?

3. Bài mới: GTB (Thiết kế - tr. 74)

 

doc 27 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 768Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 23 đến tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 85: Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
 (Đặng Thai Mai)
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Hiểu được những nét chung sự giàu đẹp của Tiếng Việt qua sự phân tích, chứng minh của tác giả.
- Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.
2. Tích hợp với "Tìm hiểu chung về văn chứng minh"; "tinh thần yêu nước của nhân dân ta"
3. Kĩ năng: Nhận biết và phân tích một văn bản nghị luận, chứng minh bố cục hệ thống lập luận, lí lẽ, dẫn chứng.
II. Chuẩn bị: 
Giáo viên; Tuyển tập Đặng Thai Mai, bài soạn, SGK, máy chiếu.
Học sinh: Bài soạn, vở bài tập, SGK.
III. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định 1’
2. Kiểm tra: 5'
Để chứng minh vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh đã luận chứng theo những hệ thống nào? Tác dụng của luận chứng đó là gì?
3. Bài mới: GTB (Thiết kế - tr. 74)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
T/g
Nội dung
Hướng dẫn đọc, hiểu chú thích
Yêu cầu: Giọng đọc rõ ràng, mạch lạc khi thể hiện những câu dài, nhấn mạnh tới câu mở đầu.
Học sinh: Đọc văn bản (3 em)
Yêu cầu: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
H: Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào?
H: Tại sao em xác định như vậy?
(Chủ yếu dùng lí lẽ, dẫn chứng)
Yêu cầu: Xác định bố cục của văn bản.
Học sinh: Xác định.
Giáo viên: Chốt, chiếu.
Hoạt động 2
Hướng dẫn đọc, hiểu chi tiết văn bản.
Học sinh: Đọc đoạn văn một và trả lời câu hỏi.
- Câu 1 in nghiêng nói lên điều gì?
- Luận điểm chủ chốt của văn bản được thể hiện trong câu nào? Nó gồm mấy luận điểm phụ.
Học sinh: Tìm kiếm, trả lời.
H: Tại sao tác giả không viết : "thứ tiếng hay và đẹp" mà tách ra "một thứ một thứ"?
H: Nhận xét về cách giải thích và đánh giá của tác giả?
Học sinh: Suy nghĩ, trả lời.
H: Theo em, các đặc sắc của đoạn văn này là gì?
Đoạn 2 (đọc)
H: Để làm rõ cái hay, cái đẹp của Tiếng Việt, tác giả đưa ra mấy luận điểm nhỏ (2).
Yêu cầu: Tìm câu văn chứa đựng luận điểm 1'
H: Tác giả chứng minh đặc điểm Tiếng Việt đẹp với mấy dẫn chứng, rút từ đầu? Nêu cái hay của cách đưa dẫn chứng này?
Học sinh: Tìm kiếm, trả lời.
Giáo viên: Chốt, chiếu.
H: Vì sao là dẫn chứng khách quan, tiêu biểu.
Học sinh: Chứng minh.
H: Tác giả giải thích, chứng minh vẻ đẹp của Tiếng Việt ở những phương diện nào nữa?
Học sinh: Tìm kiếm trả lời.
Yêu cầu: nhận xét về cách nghị luận của tác giả về vẻ đẹp của Tiếng Việt?
Học sinh: Đọc phần tiếp theo : Từ "giá trị" 
Yêu cầu: Theo dõi đoạn tiếp theo và cho biết: Tác giả, quan niệm như thế nào về một thứ tiếng hay?
H: Dựa trên cơ sở nào, tác giả xác nhận các khả năng hay đó của Tiếng Việt?
Học sinh: Suy nghĩ, trả lời
Yêu cầu: Hãy lấy dẫn chứng trong ngôn ngữ văn học và đời sống.
Học sinh: Tìm kiếm, trả lời.
H: Nhận xét về cách lập luận của tác giả.
H: Các phẩm chất đẹp và hay mà tác giả vừa phân tích, phẩm chất nào thuộc hình thức, phẩm chất nào thuộc nội dung.
H: Quan hệ giữa hay và đẹp trong Tiếng Việt diễn ra như thế nào?
Hoạt động 3
Hướng dẫn đọc, hiểu ý nghĩa của văn bản.
H: Bài nghị luận này mang lại cho em những hiểu biết sâu sắc nào về Tiếng Việt?
H: NT nghị luận có gì nổi bật?
Học sinh: Đọc phần ghi nhớ: SGK.
Yêu cầu: Tìm 5 dẫn chứng thể hiện sự giầu đẹp của Tiếng Việt về ngữ âm , từ vựng trong các bài văn, thơ đã học.
Học sinh: Tìm kiếm, trả lời theo nhóm.
10’
24’
3’
I. Đọc, tìm hiểu chú thích:
1/ Đọc
2/ Chú thích.
- Tác giả, tác phẩm: sgk.
3/ Phương thức biểu đạt: nghị luận chứng minh.
*Bố cục.
a/ Mở đầulịch sử: Nếu lạc đề và luận điểm chủ đạo.
b/ Thân bài: chứng minh luận điểm (tiếpViệt Nam)
c/ Kết bài: Kết luận về sức sống của tiếng Việt.
II. Đọc, hiểu văn bản.
1/ Mở bài (nêu vấn đề)
- Cách 1, 2: Mang tính chất gợi dẫn vào vấn đề.
- Câu 3: Nêu luận điểm: "Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng hay, tiếng đẹp.
- Nhấn mạnh hai đặc sắc của Tiếng Việt và mở rộng ý văn.
+ Hài hoà về âm hưởng, thanh điệu.
+ Tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu.
+ Khả năng diễn đạt tt, tình cảm thoả mãn yêu cầu đời sống.
=> Cách giải thích đánh giá sâu sắc, mang tầm khái quát cao, thể hiện cái nhìn, tầm văn hoá uyên bác của người Việt.
* Đặc sắc: mạch lạc, mẫu mực.
2/ Giải quyết vấn đề (thân bài)
Chứng minh vẻ đẹp cái hay của Tiếng Việt.
a/ Tiếng Việt rất đẹp.
- Câu 1: Mang tính chất khái quát.
- Dẫn chứng:
+ Lời nhận xét của người ngoại quốc "Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc"
+ Lời giáo sĩ nước ngoài "tục ngữ ngon lành, lối mòn rành mạch uyển chuyển"
- Hai dẫn chứng khách quan và tiêu biểu.
- Hệ thống nguyên âm, phụ âm khá phong phú.
- Giàu thanh điệu.
- Cú pháp: Cân đối nhịp nhàng.
- Từ vựng dồi dào cả ba mặt: thơ, nhạc, hoạ.
* Lập luận chặt chẽ, ngôn từ cô đọng, hàm súc, lí lẽ sâu sắc.
b/ Tiếng Việt rất hay.
Gồm các luận cứ:
- Thoả mãn nhu cầu trao đổi tình cảm.
- Thoả mãn yêu cầu đời sống văn hoá ngày một phức tạp.
* Chứng cớ:
- Dồi dào về cấu tạo từ ngữ.
- Từ vựng: tăng mọi ngày một nhiều.
- Ngữ pháp: uyển chuyển, chính xác.
- Không ngừng đặt ra từ mới.
* Dùng lí lẽ và chứng cớ khoa học, thuyết phục bạn đọc về sự chính xác và mọi người tin vào cái hay của Tiếng Việt.
- Tiếng Việt đẹp- phẩm chất, hình thức.
- Tiếng Việt hay- phẩm chất, nội dung.
- Quan hệ gắn bó.
III. Tổng kết:
1/ Nội dung.
Ca ngợi Tiếng Việt đẹp và hay do có những đặc sắc trong cấu tạo và khả năng kích ứng với hoàn cảnh lịch sử
=> Biểu hiện sức sống của dân tộc.
2/ nghệ thuật.
Lí lẽ, chứng cớ chặt chẽ, hoàn thiện, mạch lạc thuyết phục người đọc, người nghe.
* Ghi nhớ: sgk trang 37.
IV. Luyện tập 
4. Luyện tập:
5. Củng cố: 1’
- Sự giàu đẹp, hay của Tiếng Việt.
- Tấm lòng của nhà văn với Tiếng Việt.
IV. Nhận xét đánh giá, hướng dẫn học tập ở nhà: 1’
1. Nhận xét đánh giá:
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
2. Hướng dẫn học tập ở nhà: 
- Bài tập (dành cho học sinh khá giỏi): Viết bài văn cảm nghĩ về sự giàu đẹp của tiếng Việt.
- Hoàn thiện bài tập vào vở bài tập.
- Nhặt các luận điểm, luận cứ được sử dụng trong bài.
- Soạn bài: Đức tính giản dị của Bác Hồ.
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 86: Thêm trạng ngữ cho câu
I. Mục tiêu bài dạy.
1/ Kiến thức.
- Học sinh nắm vững được khái niệm trạng ngữ trong cấu trúc câu.
- Phân loại trạng ngữ theo nội dung mà nó biểu thị.
- Ôn lại các loại trạng ngữ ở được học ở bậc tiểu học.
2/ Tích hợp với phần văn qua "Sự giàu đẹp của Tiếng Việt", ở tập làm văn:"Tìm hiểu chung về văn nghị luận chứng minh"
3/ Kỹ năng: Thêm thành phần trạng ngữ cho câu vào các vị trí khác nhau.
II. Chuẩn bị: 
Giáo viên: sgk, bài soạn, bảng phụ.
Học sinh: sgk, vở bài tập, chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình bài dạy:
1/ ổn định: 1’
2/ Kiểm tra(5’): Thế nào là trạng ngữ, xác định trạng ngữ trong câu sau: "Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang. Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp" 
(Bảng phụ) (Thép mới)
Dự kiến kiểm tra.
3/ Bài mới: Dẫn dắt từ nội dung kiểm tra vào bài.
Hoạt động của thầy và trò.
T/g
Nội dung
Yêu cầu: Tiếp tục tìm hiểu ví dụ sgk trang 39 các em đã tìm được trạng ngữ.
H: Trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho câu những nội dung gì?
Học sinh: Suy nghĩ, trả lời.
Giáo viên: Bảng phụ.
Cho các ví dụ sau:
"Buổi sáng, trên cây gạo ở đầu làng, những con chim hoạ mi, bằng chất giọng thiên phú, đã cất lên những tiếng hót thật du dương"
Ví dụ b: Bài tập 2 sgk trang 40.
Yêu cầu: Xác định trạng ngữ và nội dung.
H: Vậy về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để làm gì?
Học sinh: Trên cơ sở ví dụ rút ra nhận xét.
H: Nêu vị trí của các trạng ngữ?
H: Dấu hiệu để nhận biết trạng ngữ.
Giáo viên: Khi nói ta có thể ngừng nghỉ.
Yêu cầu: Trình bày đặc điểm của trạng ngữ?
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
Học sinh: Đọc yêu cầu của bài tập và cho biết: - Bài có mấy yêu cầu.
- Để giải quyết các yêu cầu ấy cần vận dụng các kiến thức nào? 
(ý nghĩa bổ sung của trạng ngữ)
Bài tập 2: yêu cầu: Gọi tên các trạng ngữ.
Kiến thức: Dựa vào bài học 1.
Hình thức làm: Chia nhóm.
Nhóm 1: Phần bài tập 1.
Nhóm 2: Phần bài tập 2.
- BT 3: Tìm những trường hợp có sử dụng các loại trạng ngữ.
16’
20’
I. Bài học.
* Đặc điểm của trạng ngữ.
a/ Ví dụ: sgk trang 39.
b/ Nhận xét.
Ví dụ a: Trạng ngữ bổ sung về thời gian, nơi chốn.
Ví dụ b: Bổ sung về thời gian.
Ví dụ bổ sung;
- Trạng ngữ: Buổi sáng => bổ sung thời gian.
- Trên cây gạo ở đầu làng:Nơi chốn.
- Bằng chất giọng thiên phú: Phương tiện.
- Với khả năng thích ứng: Bổ sung các thức.
* Trạng ngữ thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn.
- Ví trí: Đứng đầu câu, giữa câu, cuối câu.
- Phong cách bằng dấu phẩy.
c/ Kết luận: Ghi nhớ: sgk trang 39.
II. Luyện tập.
1/ Bài tập 1.
- Cụm từ "mùa xuân": trạng ngữ: b.
- Câu a: "Mùa xuân": Chủ ngữ và vị ngữ.
- Câu c: "Mùa xuân": Bổ ngữ.
- Câu d: "Mùa xuân": Câu đặc biệt.
2/ Bài tập 2: Xác định và gọi tên các trạng ngữ.
- Như báo trước mùa về- trạng ngữ cách thức.
3. Bài tập ( Dành cho học sinh khá giỏi): 
4. Luyện tập:
5. Củng cố: 1’
 Hướng dẫn học tập ở nhà: - Làm bài tập, chuẩn bị: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích.
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 87 : Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
I. Mục tiêu bài dạy.
1/ Bước đầu học sinh nắm được đặc điểm của một bài văn nghị luận chứng minh và yêu cầu cơ bản của luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận chứng minh.
2/ Tích hợp với phần văn ở: Sự giàu đẹp Tiếng Việt, với tập làm văn: Đặc điểm, bố cục, phương pháp lập luận của một bài văn nghị luận.
3/ Kỹ năng: Nhận diện và phân tích một đề, một văn bản nghị luận chứng minh.
II. Chuẩn bị: Giáo viên: sgk, bài soạn, bảng phụ.
Học sinh: sgk, vở bài tập, bảng nhóm.
III. Tiến trình bài dạy:
1/ ổn định. 1’
2/ Kiểm tra: 5'
Nêu khái niệm và đặc điểm của văn bản nghị luận? 
3/ Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
T/g
Nội dung chính
Hoạt động 2:Hướng dẫn tìm hiểu mục đích và phương pháp thuyết minh.
Giáo viên: Đưa tình huống (bảng phụ)
1/ Khi cần xác nhận mình là ai người ta thường làm gì?
2/ Khi muốn cho người khác biết về ngày tháng năm sinh của mình một cách chính xác. Lúc đó người ta cần làm gì?
3/ Làm thế nào để chứng minh mình vô tội khi bị người khác kết tội.
Học sinh: Thảo luận nhóm nhỏ, giải quyết tình huống nhóm trưởng trình bày.
TH1: Người ta đưa ra chứng minh thư để chứng minh.
TH2: Người ta đưa ra giấy khai sinh để chứng minh.
TH3: Ta đưa ra vật chứng, nhân chứng để chứng minh.
H: Như vậy, trong đó đời sống khi nào người ta cần chứng minh?
Học sinh: Suy nghĩ, trả lời.
Học sinh: Đọc văn bản: Đừng sợ vấp ngã "Theo trái tim có điều kỳ diệu"
Yêu cầu: Xác định luận điểm chính, tác giả đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng nào?
H: Nhận xét về lượng lý lẽ, được sử dụng trong bài (dẫn chứ ... ộc sống.
III. ý nghĩa văn bản.
1/ Nội dung.
Gốc của văn chương là tình cảm nhấn ái nó có công dụng đặc biệt vừa làm giàu tình cảm con người, vừa làm đẹp giàu cho cuộc sống.
2/ Nghệ thuật: Đặc sắc văn nghị luận của Hoài Thanh trong văn bản ý nghĩa văn chương là cách lập luận vừa có lý lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.
* Ghi nhớ: sgk.
IV. Luyện tập.
1/ Hoài Thanh là con người am hiểu văn chương, có quan điểm rõ ràng, xác đáng về văn chương.
- Trân trọng, đề cao văn chương
4. Luyện tập:
5. Củng cố: 1’
- Nguồn gốc của văn chương, ý nghĩa, công dụng.
- Tài năng của Hoài Thanh khi viết văn bản này.IV. Nhận xét đánh giá, hướng dẫn học tập ở nhà: 1’
1. Nhận xét đánh giá:
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
2. Hướng dẫn học tập ở nhà: 
- Hoàn thiện phần vở bài tập
- Soạn: Sống chết mặc bay (cơ sở vở bài tập)
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 98: Kiểm tra văn
I. Mục tiêu bài dạy.
- Giúp học sinh ôn tập và củng cố những kiến thức văn học (nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật trong các văn bản tác phẩm văn học, đã học ở học kì II - Lớp 7
- Rèn học sinh kĩ năng hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp, so sánh kết hợp kiểm tra trắc nghiệm và kiểm tra tự luận.
- Tích hợp: Tất cả các văn bản đã học thêm từ đầu kỳ II đến tuần 24
II. Chuẩn bị:
GV: đề, đáp án, hướng dẫn học sinh ôn tập
HS: ôn tập
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1/ ổn định: 1'
2/ Kiểm tra: 40'
Hoạt động của thầy và trò
Giáo viên: Đọc đề trên bảng phụ (Hoặc phát đề sẵn)
Học sinh: Soát lại đề.
Học sinh: Đọc kỹ yêu cầu của đề, làm bài.ư
Yêu cầu: Làm bài nghiêm túc, không trao đổi bài.
Học sinh: Làm bài nghiêm túc. 
Giáo viên: Dự kiến đáp án.
Phần I: 5 điểm. Mỗi câu trả lời đúng 1 điểm.
1.C 2. C 3. B 4. A 5. D
Phần II: Tự luận: 5 điểm.
- Đoạn văn viết đúng yêu cầu, luận điểm, đứng ở đầu, cuối đoạn. (1 điểm)
- Có dùng lý lẽ và dẫn chứng chứng minh phù hợp, tiêu biểu, liên kết câu mạch lạc làm nổi bật vấn đề. (lđ)
(4 điểm)
Nội dung chính
A. Đề bài.
Phần I: Trắc nghiệm.
Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất trong mỗi câu hỏi sau:
Câu 1: 
1/ Nhận xét nào sau đây phân biệt rõ nhất tục ngữ và ca dao?
A. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao câu đơn giản nhất cũng là một cặp lục bát (6/8)
B. Tục ngữ nói đến khả năng lao động sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng, tình cảm của con người.
C. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, ổn định thiên về lí trí nhắm nêu lên nhận xét khách quan còn ca dao là thơ trữ tình, thiên về tình cảm nhằm phô diễn nội tâm con người.
2/ Tục ngữ về con người và xã hội là gì? 
A. Là các quy luật của tự nhiên.
B. Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người.
C. Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có.
D. Là thế giới tình cảm phong phú của con người.
3/ Câu tục ngữ "Ăn quả nhớ quả nhớ kẻ trồng cây" dùng cách diễn đạt nào?
A. Bằng biện pháp so sánh.
B. Bằng biện pháp ẩn dụ.
C. Bằng biện pháp chơi chữ.
D. Bằng biện pháp nhân hoá.
4/ Giản dị là một đức tính, một phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người, trong công việc và cả trong lời nói, bài viết của chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều đó đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
5/ Dòng nào không nói lên đặc sắc nghệ thuật của bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ?
A. Dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ rãng.
B. Kết hợp chứng minh với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc.
C. Thấm đượm tình cảm chân thành.
D. Dùng nhiều câu mở rộng thành phần.
Phần II: Tự luận: Viết 1 đoạn văn ngắn chứng minh luận điểm: Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp
4. Củng cố: 
Thu bài, nhận xét quá trình làm bài của học sinh. 
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức các bài đã học.
- Làm các bài tập trắc nghiệm, trong cuốn: Bài tập trắc nghiệm.
Tiết 99: chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
(tiếp theo)
I. Mục tiêu bài dạy.
1/ Kiến thức: Nắm được cách chuyển đổi câu chủ động thành bị động và ngược lại.
2/ Tích hợp với bài: Chuyển đổi. (tiết 94) Với các văn bản đã học
3/ Học sinh có kĩ năng nhận diện và phân biệt câu chủ động, bị động tương ứng.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Bài soạn, sgk, bảng phụ.
Học sinh: Bài soạn, sgk, vở bài tập, bảng nhóm.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1/ ổn định: 1'
2/ Kiểm tra: 5'
- Thế nào là câu chủ động, bị động? Cho ví dụ?
- Mục đích của việc chuyển câu chủ động sang bị động là gì?
Dự kiến kiểm tra: 7B, Chu Tuấn:4; Hoàng: 4; Toàn: 5; Phương Thảo: 8,5.
3/ Bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
T/g
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Học sinh: Đọc ví dụ - trong sgk- trang 64.
H: 2 câu a, b thuộc kiểu câu chủ động hay bị động (câu bị động)
H: 2 câu đó giống và khác nhau như thế nào? (nội dung, hình thức, diễn đạt)
Học sinh: Suy nghĩ, trả lời, chốt.
Yêu cầu: Trên cơ sở định nghĩa về câu chủ động em thấy khi chuyển câu chủ động sang câu bị động ta làm thế nào?
Học sinh đọc ví dụ 3 - sgk - trang 64.
H: Những câu trong sgk có phải là câu bị động không? Tại sao?
Học sinh: Suy nghĩ, trả lời.
(Không: - Căn cứ vào định nghĩa câu bị động. Chủ ngữ không phải là đối tượng của hành động mà là chủ thể của hành động.)
Giáo viên: Chia 2 nhóm với câu chủ động "Tôi đã học thuộc bài"
Học sinh: Làm theo nhóm, trình bày, nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
Học sinh: Đọc, nêu yêu cầu bài tập 1.
H: Bài có mấy yêu cầu?(1)
H: Muốn làm được bài nên vận dụng kiến thức nào?
(Cách chuyển đổi câu chủ động sang bị động)
Học sinh: Làm theo nhóm (4 nhóm- 4 câu)
Yêu cầu: Đại diện nhóm lên trình bày.
Học sinh: Đọc yêu cầu bài tập 2.
H: Muốn làm được bài tập này vận dụng kiến thức nào? (ghi nhớ)
+ Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (bị, được)
+ Sắc thái ý nghĩa của việc dùng "bị", "được"
Học sinh: Nêu yêu cầu bài tập 3.
Yêu cầu: Tìm đề tài, viết bài.
I. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
1/ Ví dụ: sgk- trang 64.
2/ Nhận xét.
- Khác nhau về hình thức diễn đạt.
+ Câu a: Có từ "bị", "được"
+ Câu b: Không có từ "bị", "được"
3/ Kết luận: Ghi nhớ- sgk- trang 64.
II, Kết luận
1/ Bài tập 1- sgk- trang 65.
a/ Ngôi chùa ấy đã được xây từ thể kỉ 13.
b/ Tất cả cánh cửa chùa được làm bằng gỗ tấm.
c/ Tất cả cánh cửa chùa được làm bằng gỗ lim
a/ Em được thầy cô giáo phê bình: sthái tích cực.
Em bị thầy cô giáo phê bình: sthái, tiêu cực.
3/ Bài tập viết đoạn văn.
- Đề bài: Niềm say mê văn học
- Trong đoạn có dùng câu bị động.
4. Luyện tập:
5. Củng cố: 1’
1. Nhận xét đánh giá:
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
2. Hướng dẫn học tập ở nhà: 
- Ôn tập kiến thức về câu chủ động, bị động.
- Hoàn thiện bài tập 2.
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 100: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh.
I. Mục tiêu giảng dạy.
Hướng dẫn học sinh củng cố một bước nhận thức của học sinh về lập luận, chứng minh (luận điểm, luận cứ) về cách làm bài văn lập luận, chứng minh. Tìm hiểu đề bài, tìm ý, lập bố cục, viết từng đoạn, liên kết đoạn.
II. Chuẩn bị: 
Giáo viên: Soạn bài,sgk, bảng phụ.
Học sinh: Học bài, làm bài tập bằng vở bài tập.
III. Tiến trình bài dạy.
1/ ổn định:1'
2/ Kiểm tra: 5'
- Nêu cách làm bài văn lập luận chứng minh. Dự kiến kiểm tra.
3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
T/g
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà.
Giáo viên: Trên cơ sở bài tập ở nhà kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Giáo viên: Bảng phụ, đề bài.
Yêu cầu: Xác định phần tìm hiểu đề.
Học sinh: Trả bài.
H: Đề ra có mấy luận điểm. Đó là luận điểm nào?
Học sinh: Tìm kiếm, trả lời.
Yêu cầu: Nhắc lại: Dàn ý bài văn nghị luận, chứng minh gồm có mấy phần? Nội dung 
- Tìm các phần của đề bài.
+ Nhóm 1: Trình bày phần chuẩn bị (luận điểm 1)
+ Nhóm 3: Trình bày luận điểm 1 (bổ sung)
Học sinh, giáo viên: nhận xét, bổ sung.
Giáo viên: Chốt (bằng chiếu, bằng bảng phụ, bằng lời.
- Dẫn lời khái quát ý 1 (luận điểm 1) và mở phát triển ra luận điểm 2
Giáo viên (hướng dẫn chuyển ý): Tuy nhiên, trong thực tế, trong thẳm sâu trái tim và khối óc mỗi người đọc ít nhiều đã có tất cả những tình cảm đó. Có điều nhiều khi ở người này, người kia, hoàn cảnh này, hoàn cảnh khác nó bị mờ chìm, khuất lấp. Cho nên tác dụng rất quan trọng của văn chương đối với người đọc là luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
Nhóm 2: trình bày luận điểm 2.
Nhóm 4: Bổ sung, nhận xét.
Giáo viên: nhận xét, chốt.
Giáo viên: Yêu cầu, Viết đoạn:
- Nêu luận điểm.
- Luận cứ chứng minh luận điểm.
- Trong quá trình trình bày, biết đoạn chú ý các phương tiện liên kết.
Học sinh: Trình bày miệng ở trong tổ 
+ Phân công: Nhóm 1: Mở
Nhóm 2: Luận điểm 1
Nhóm 3: Luận điểm 2.
Nhóm 4: Kết.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
Giáo viên: Nhận xét, bổ sung cả về nội dung, hình thức diễn đạt, cách trình bày.
I. Chuẩn bị: 10'
Đề bài: Chứng minh ý kiến của Hoài Thanh "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có"
1/ Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: Chứng minh.
- Nội dung: nhận xét của Hoài Thanh 
- Phạm vi kiến thức: trong văn chương.
2/ Tìm ý: 2 luận điểm.
a/ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có.
b/ Văn chương luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
3/ Lập dàn ý.
a/ Mở:
- Nêu tác dụng của văn chương đối với người đọc.
b/ Thân: 
- Chứng minh luận điểm 1.
Luận cứ 1:
+ Giải thích ý nghĩa của câu nói.
Ta: người đọc, người thưởng thức tác phẩm văn chương.
+Những tình cảm mà ta không có là gì?
(Tình cảm mới sau quá trình cảm thụ: Có thể là: Lòng vị tha, tính cao thượng lòng căm thù cái ác, cái giả dối, ý chí vươn lên, tình yêu quê hương, đất nước.)
* Dẫn chứng: Tìm trong các tác phẩm đã học, đọc thêm.
+ Văn chương hình thành những tình cảm ấy như thế nào? Qua cốt truyện, tư tưởng, chủ đề, nhân vật, tình huống, chi tiết, hình ảnh, câu chữ.
=> HT: Thấm dần, ngấm dần hay lập tức thuyết phục và nảy sinh.
Dẫn chứng: Ngữ văn 6,7.
- Chứng minh luận điểm 2: Luyện cho ta những tình cảm ta đang có.
+ Tình cảm gia đình: dẫn chứng (ca dao)
+ Tình cảm quê hương, đất nước: dẫn chứng (ca dao)
+ Tình cảm bạn bè: dẫn chứng (ca dao, văn học)
+ Tình thầy trò.
c/ Kết:
Văn chương là người bạn đường, món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi con người.
II. Thực hành trên lớp.
1/ Trình bày miệng đoạn văn của bản thân ở trong tổ.
2/ Trình bày trước lớp.
- Nhóm 2: Đoạn 1: Luận điểm 1.
Nhóm 3: Đoạn 2: Luận điểm 2
Nhóm 1: Mở.
Nhóm 4: Kết.
4. Luyện tập:
5. Củng cố: 1’
- Khái quát lại kiến thức về văn lập luận chứng minh (bảng phụ)
- Khái quát lại cách viết đoạn văn chứng minh.
1. Nhận xét đánh giá:
- GV nhận xét, đánh giá tiết học.
2. Hướng dẫn học tập ở nhà: 
- Hoàn thiện các phần trong đề bài.
- Học, nắm chắc kiến thức về văn lập luận chứng minh.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 tuan 120112012.doc