Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 24 đến tuần 27

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 24 đến tuần 27

A-Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức.

- Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng .

- Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống , trong quan hệ với mọi người , trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói , viết hàng ngày .

- Tìm hiểu kết cấu và nhận xét chung về đức tính của Bác .

 2. Kỹ năng .

- Đọc – hiểu văn bản nghị luận xã hội .

- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị luận.

 3. Thái độ

- Giáo dục thái độ tôn kính Bác , học tập nghiêm túc đức tính giản dị của Bác.

B-Chuẩn bị:

-Gv: Tranh ảnh về c.tịch HCM và thủ tướng Phạm Văn Đồng.

 Những điều cần lưu ý: Đây là bài viết nghị luận CM. Thao tác nghị luận chủ yếu là dùng dẫn chứng và sắp xếp các dẫn chứng ấy theo một hệ thống lập luận hợp lí.

 

doc 38 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 586Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 24 đến tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 
 Tiết 93: Văn bản: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
	-Phạm Văn Đồng-
A-Mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức.
- Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng . 
- Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống , trong quan hệ với mọi người , trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói , viết hàng ngày . 
- Tìm hiểu kết cấu và nhận xét chung về đức tính của Bác .
 2. Kỹ năng .
- Đọc – hiểu văn bản nghị luận xã hội . 
- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị luận.
 3. Thái độ 
- Giáo dục thái độ tôn kính Bác , học tập nghiêm túc đức tính giản dị của Bác.
B-Chuẩn bị: 
-Gv: Tranh ảnh về c.tịch HCM và thủ tướng Phạm Văn Đồng.
 Những điều cần lưu ý: Đây là bài viết nghị luận CM. Thao tác nghị luận chủ yếu là dùng dẫn chứng và sắp xếp các dẫn chứng ấy theo một hệ thống lập luận hợp lí.
-Hs:Bài soạn
C-Tiến trình lên lớp: 
 1.Ổn định lớp
 Ngày dạy..2/2012 lớp 7B.
 2.Kiểm tra: Kiểm tra 15 phút.
 ĐỀ BÀI.
ĐỀ BÀI
I/ TRẮC NGHIỆM: ( 2đ)
1/ Nội dung của những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về điều gì?
A. Các hiện tượng thuộc về quy luật tự nhiên 
B. Công việc lao động sản xuất của nhà nông	
C. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người
D. Kinh nghiệm của dân lao động trong việc quan sát tự nhiên và lao động sản xuất
2/ Câu tục ngữ “ Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt” cho ta biết vào tháng bảy hễ thấy kiến bỏ hàng đàn lên tường là dự báo sắp có mưa to, lụt lớn xảy ra.
 A. Đúng	 B. Sai 
3/ Văn bản nào sau đây không thuộc văn bản nghị luận ?
A . Cuộc chia tay của những con búp bê B. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt 
C. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta D. Tục ngữ về thiên nhiên và LĐSX
4/ Bài văn nghị luận cần có những yếu tố nào?
A. Luận điểm, luận cứ, Lí luận 
B. Luận điểm, luận cứ, lập luận 
C. Luận điểm, luận cứ 
D. Lập luận
 II/ TỰ LUẬN:( 8đ)
Câu 1: Em hãy chép lại câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất mà em biết ? Em hiểu câu tục ngữ “tất đất tất vàng ” như thế nào ? (4. điểm)
Câu 2: Em hãy viết một đoạn văn nêu ý nghĩa và nghệ thuật văn bản “tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (4. điểm)
 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
 I . Phần trắc nghiệm . khoanh tròn mỗi câu đúng cho 0,5 điểm .
 Câu 1D. Câu 2A. Câu 3A . Câu 4B.
II. Phần tự luận .
 Câu 1. Chép đúng chính xác bài tục ngữ về thiên nhiên và LĐSX 8 câu : 1 điểm.
 + Câu tục ngữ “Tấc đất , tấc vàng” có thể hiểu là .
 - Ñaát ñöôïc coi nhö vaøng, quyù nhö vaøng.
 - Nghệ thuật : hình thöùc ngaén goïn, so saùnh ñôn thuaàn, khoâng duøng quan heä töø.
 - Caùch noùi aån duï, nhaán maïnh, khuyeân phaûi bieát traân troïng, giöõ gìn ñaát, quyù troïng lao ñoäng bieán ñaátà vaøng. Pheâ phaùn haønh ñoäng laõng phí ñaát.( 3điểm ).
 Câu 2.Nêu được ý nghĩa và nghệ thuật lập luận văn bản “tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. ( 4 đ)
 - Biết viết đoạn văn lập luận chứng minh có mở đoạn , phát triển đoạn , kết đoạn 
 - Trình bày mạch lạc , không mắc lỗi chính tả và diễn đạt 
 3.Bài mới: 
 Chúng ta nhất là thanh thiếu niên VN đã từng được nghe nhiều người kể chuyện về c.tịch HCM, về những k.niệm được gặp Bác Hồ, được làm việc bên Bác, h.tập ở Bác biết bao điều bổ ích. VăN BảN Đức tính giản dị của Bác Hồ sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về Bác kính yêu.
Đọc- Hiểu văn bản (25 phút)
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Dựa và phần c.thích*, em hãy nêu 1 vài nét về tác giả Phạm Văn Đồng ?
-Nêu xuất xứ của văn bản ?
+Hd đọc: Đọc rõ ràng, mạch lạc, sôi nổi, lưu ý những câu cảm.
+Giải thích từ khó.
-Trong văn bản này, tác giả đã kết hợp các kiểu nghị luận Chứng minh, giải thích, bình luận. Theo em kiểu nghị luận nào là chính ?
-V.đề mà tác giả nghị luận là gì ?
-Tác giả đã CM ở những ph.diện nào trong đời sống và con người của Bác ? (Đc biểu hiện trong cách ăn ở, s.hoạt, cách ứng xử và trong lời nói, bài viết).
-ở bài này tác giả đã lập luận theo trình tự nào ? (Từ nhận xét k.q đến những biểu hiện cụ thể).
-Dựa vào trình tự lập luận, em hãy nêu bố cục của bài văn ? 
+Gv: Vì là đ.trích nên văn bản này không đủ 3 phần như trong bố cục thông thường của bài văn nghị luận. Bài chỉ có 2 phần MB và TB.
-Hs đọc Đ1,2-ý chính của đoạn này là gì ?
-ở phần mở đầu, câu văn nào nêu nhận xét chung ? Đây có phải là câu văn nêu l.điểm chính của bài không
-Từ “với” biểu thị qh gì giữa 2 vế câu ? Tác dụng của sự đối lập đó là gì ?
-Câu văn nêu l.điểm chính của bài cho ta hiểu gì về Bác ?
-Câu nào là câu giải thích nhận xét chung ấy?Đức tính giản dị của Bác được tác giả nhận định bằng những từ nào? 
+Rất lạ lùng... là trong 60 năm của cuộc đời đầy sóng gió... trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
-Lời giải thích này có t.d gì ?
->Giải thích và nhấn mạnh thêm nét đ.trưng về “sự nhất quán” trong cuộc đời và phong cách sống của Bác.
-Lời nhận định đó đã thể hiện thái độ gì của tác giả ?
-Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ở đ.v này? 
(Gv chuyển ý)
IV:Luyện tập, củng cố(5 phút)
-Tìm một số ví dụ chứng minh sự giản dị trong thơ văn của Bác ?
- Nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác
V.Hướng dẫn (2 phút) 
- Sưu tầm một số bài viết về đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh .
- Giờ sau học tiếp phần 2 . Chứng minh sự giản dị của Bác.
Về nhà chuẩn bị phần luyện tập.
A-Tìm hiểu bài:
I-Tác giả – Tác phẩm:
1-Tác giả: PVĐ (1906-2000)
2-Tác phẩm: Trích từ bài Chủ tịch HCM, tinh hoa và khí phách của DT, lương tâm của thời đại - Diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh c.tịch HCM (1970).
II-Kết cấu:
-Thể loại: Nghị luận chứng minh.
-Bố cục: 2 phần.
+MB (Đ1,2): Nêu nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác.
+TB (Đ3,4,5): Trình bày những biểu hiện cụ thể về đức tính giản dị của Bác
(Chứng minh sự giản dị của Bác).
III-Phân tích
1-Nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác:
-Điều rất q.trong... là sự nhất quán giữa đời h.đ c.trị lay trời chuyển đất với đ.s vô cùng giản dị và khiêm tốn của HCT.
->Sử dụng qh từ đối lập có t.d bổ sung cho nhau.
=>Bác Hồ vừa là bậc vĩ nhân lỗi lạc, phi thường vừa là người b.thường, rất gần gũi thân thương với mọi người.
 =>Ngợi ca cuộc đời và phong cách sống cao đẹp của Bác.
->Cách lập luận ngắn gọn, sâu sắc.
2-Chứng minh sự giản dị của Bác:
=>Có sức tập hợp, lôi cuốn, cảm hoá lòng người.
- Tiểu kết
-Tác giả: Là người kính yêu và trân trọng Bác.
Tiết 94 : Văn bản: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ( tiếp)
	-Phạm Văn Đồng-
A-Mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức.
-Cảm nhận được một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác Hồ là đức tính giản dị: giản dị trong lối ssống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và lời nói, bài viết.
-Nhận ra và hiểu được nghệ thuật cách nêu dẫn chứng và bình luận , nhận xét : giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả 
 2. Kỹ năng .
- Đọc – hiểu văn bản nghị luận xã hội . 
- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị luận.
 3. Thái độ 
- Giáo dục thái độ tôn kính Bác , học tập nghiêm túc đức tính giản dị của Bác
B-Chuẩn bị: 
-Gv: Tranh ảnh về c.tịch HCM và thủ tướng Phạm Văn Đồng.
 Những điều cần lưu ý: Đây là bài viết nghị luận CM. Thao tác nghị luận chủ yếu là dùng d.c và sắp xếp các d.c ấy theo 1 h.thống lập luận hơpk lí.
-Hs:Bài soạn
C-Tiến trình lên lớp: 
 1.Ổn định lớp
 Ngày dạy.2/2012 lớp 7B
 2.Kiểm tra: 
 Trình bày những hiểu biết về tác giả và kết cấu của bài văn “Đức tính giản dị của Bác Hồ”.
 3. Bài mới. GV vào bài .
GV nhắc lại dàn ý đã học ở tiết 1.
+Hs đọc Đ3,4,5-ý chính của 3 đoạn này là gì ?
-Đ3 CM sự giản dị của Bác ở mặt nào ?
-ở Đ3, tác giả đã đề cập tới 2 phương diện trong lối sống giản dị của Bác. Đó là những ph.diện nào ? (Giản dị trong s.hoạt, làm việc và giản dị trong qh với mọi người).
-Để làm rõ nếp s.hoạt giản dị của Bác, tác giả đã đưa ra những chứng cớ nào ?
-Em có nhận xét gì về các d.c mà tác giả đưa ra ở đây?
-Các d.c trên cho ta hiểu thêm gì về Bác ?
-Ph.diện thứ 2 trong lối sống giản dị của Bác là gì ?
-Để thuyết phục bạn đọc về sự giản dị của Bác trong qh với mọi người, tác giả đã đưa ra những d.chứng cụ thể nào ?
-Em có nhận xét gì về cách nêu d.c ở đây ?
-Những d.c nêu ra ở đây có ý nghĩa gì ?
+Gv:Đoạn văn “Nhưng chớ hiểu lầmtrong thế giới ngày nay” là câu sơ kết đoạn vừa có g.trị kq nhấn mạnh l.điểm, vừa rút ra bài học thiết thực.
=>Khẳng định lối sống giản dị của Bác và bày tỏ tình cảm quí trọng đối với Bác.
-Để làm s.tỏ sự giản dị trong cách nói và viết của Bác, tác giả đã dẫn những câu nói nào của Bác ? 
-Vì sao tác giả lại dẫn những câu nói này ? 
-Khi nói và viết cho quần chúng n.dân, Bác đã dùng những câu rất giản dị, vì sao ? (Vì muốn cho quần chúng hiểu được, nhớ được, làm được).
-Những lời nói và viết của Bác có tác dụng gì ?
:Tổng kết (5 phút)
-Văn bản này cho em hiểu biết thêm gì về Bác ? (Cùng với nhiều ph.chất cao quí khác, giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ. Giản dị trong đời sống, trong qh với mọi người, Bác Hồ cũng giản dị trong lời nói và bài viết. ở Bác đời sống v.chất giản dị hoà hợp với đ.s tinh thần ph.phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp).
-Em h.tập được gì về cách nghị luận của tác giả ? (Nghị luận của tác giả giàu sức th.phục. Vì: L.điểm rõ ràng, mạch lạc, d.c toàn diện, ph.phú, xác thực; xen giữa d.c là giải thích, bình luận nhẹ nhàng, sâu sắc).
-Hs đọc ghi nhớ.
-Qua văn bản, em hiểu gì về tình cảm của tác giả đối với Bác ?
4:Luyện tập, củng cố(5 phút)
-Tìm một số ví dụ chứng minh sự giản dị trong thơ văn của Bác ?
-Gv đánh giá tiết học
5.Hướng dẫn (2 phút) 
-Học thuộc ghi nhớ.
-Soạn bài: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Phần I, II.
- Giờ sau làm bài TLV 2 tiết . HS xem đề sách giáo khoa , chọn đề văn tìm ý ,lập dàn bài chuẩn bị tư liệu đề viết bài chứng minh . ( đề 4)
A-Tìm hiểu bài:
I-Tác giả – Tác phẩm:
1-Tác giả: PVĐ (1906-2000)
2-Tác phẩm: Trích từ bài Chủ 
II-Kết cấu
III-Phân tích
1-Nhận xét chung về đức tính giản dị của Bác:
2-Chứng minh sự giản dị của Bác:
a-Giản dị trong lối sống:
* Trong s.hoạt, làm việc:
-Bữa cơm chỉ có vài ba món...
-Cái nhà sàn chỉ vẻn vẹn vài ba phòng...
-Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc lớn... đến việc rất nhỏ...
->D.c chọn lọc, tiêu biểu, rất đời thường, gần gũi với mọi người nên dễ hiểu, dễ thuyết phục.
=>Bác là người giản dị trong s.hoạt cũng như trong công việc.
*Trong quan hệ với mọi người:
-Viết thư cho 1 d.chí.
-Nói chuyện với các cháu M.Nam.
-Đi thăm nhà tập thể của c.nhân.
->Liệt kê những d.c tiêu biểu.
=>Thể hiện sự quan tâm, trân trọng và yêu quí tất cả mọi người.
b-Giản dị trong cách nói và viết:
-Không có gì quí hơn ĐL TD.
-Nc VN là 1, DT VN là 1, Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.
- ...  các loại lỗi gì? Vì sao mắc lỗi ?
+Gv nêu nhận xét chung của mình về bài làm của hs. Chú ý biểu dương những ưu điểm của hs và chỉ ra những khuyết điểm cụ thể. Phân tích nguyên nhân và nêu hướng sửa chữa.
+Hs tự sửa lỗi của mình, sau đó trao đổi bài cho bạn để sửa lỗi cho nhau.
4-Củng cố- Hướng dẫn :
Kết quả điểm :
TS
0-2
3
4
5
6
7
8-10
35
 1
2
3
12
10
4
3
-Về nhà tiếp tục sửa bài viết của mình.
-Chuẩn bị bài sau: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích.
*Đề bài: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.
I-Tìm hiểu đề và xđịnh ND của bài viết
II-Lập dàn ý:
1. Mở bài : (Nêu luận điểm cần chứng minh - dẫn dắt vào đề - chuyển ý).
 2. Thân bài : (Dùng lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh). 
-Lí lẽ: Thật không sai, hằng ngày mỗi người đều lo lắng cho cuộc sống: chỗ ở, miếng ăn, sinh hoạt, giao lưu làm việc... Vì sao cống rãnh bị tắc ? Con 
-Dẫn chứng thực tế: Thực tế cho thấy, vì con người không có ý thức bảo vệ m.trường sống, nên chính họ mang tai hoạ bi thảm: 
+Mưa xuống đường ngập nc vì cống rãnh bị tắc. 
+Nước mương rạch thối gây bệnh ngoài da.
+Súc vật chết, ném bừa bãi, gây bệnh dịch hạch...
+Những chỗ nc đọng sinh muỗi, gây bệnh sốt xuất huyết.
3. Kết bài : 
 (Tổng kết đánh giá chung, rút ra bài học, suy nghĩ).
 Tất cả chỉ tại con người không giữ gìn sạch đẹp m.trong sống.
 III-Nhận xét bài làm của hs:
1-Nội dung:
* Ưu điểm .
- Đa số nắm được yêu cầu bài nghị luận , biết nêu dẫn chứng thực tế phù hợp với đề bài để chứng minh.
 * Nhược điểm . 
- Một số không chọn được dẫn chứng phù hợp , dẫn chứng ít bố cục bài làm lộn xộn do thiếu kiến thức .
2-Về NT nghị luận và hình thức trình bày:
- Đa số biết cách lập luận hợp lý , chọn lọc cách diễn đạt diễn dịch hoặc qui nạp. 
- Một số bài sơ sài , trình bày cẩu thả , chữ viết sai lỗi nhiều còn dập xóa tùy tiện .
3-Đọc 1 bài khá và 1 bài yếu:
- Bài khá : Tô Nhung , ..
- Bài kém : Kiều , Nam
IV-Hs sửa bài:
- Học sinh tự giác sửa chữa bài của mình .
 Tiết 107. TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT , KIỂM TRA VĂN .
 A. Mục tiêu cần đạt.
 1, Kiến thức.
- Củng cố lại kiến thức về tiếng việt : Câu đặc biệt , câu rút gọn , thêm trạng ngữ cho câu . Kiến thức về văn bản nghị luận của các văn bản đã học : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta , đức tính giản dị của Bác Hồ , ý nghĩa văn chương . 
 2, Kỹ năng .
- Rèn kỹ năng tổng hợp sử dụng các loại câu đặc biệt , câu rút gọn và trạng ngữ . 
- Kỹ năng cảm thụ tác phẩm nghị luận , kỹ năng viết đoạn văn nghị luận chứng minh và kỹ năng diễn đạt vấn đề nghị luận. 
 3. Thái độ . Giáo dục ý thức học tập và làm bài nghiêm túc . 
 B. Chuẩn bị . 
- GV : Soạn bài ; chấm bài của học sinh môn văn , tiếng việt.
- Học sinh . Ôn lại kiến thức tiếng việt và các văn bản nghị luận đã học . 
 C. Nội dung và phương pháp .
 1. Tổ chức. 
 Ngày dạy..3/2012 lớp 7B.
 2. Kiểm tra .
 ? Thể nào là câu đặc biệt , câu rút gọn .
 ? Nêu những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” .
 3. Bài mới . 
 I . Bài kiểm tra văn .45’
*Giáo viên nhắc lại đề bài kiểm tra văn .
* Yêu cầu đáp án làm bài kiểm tra văn .
A.PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 2 điểm – mỗi câu đúng 0.25 điểm)
 1.d, 2.d, 3.c, 4.b, 5.c, 6.a, 7.b, 8..Điền từ:chụm lại nên hòn núi cao
B. PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu 1: Nêu được khái niệm tục ngữ(1đ)
 Phân tích câu tục ngữ :
Nghĩa đen : 1,5đ
Nghĩa bóng : 1,5đ
Câu 2:Trình bày được những dẫn chứng trong lịch sử (2đ)
 Trình bày được những dẫn chứng trong thời đại ngày nay (2đ)
 (HS trình bày cách giải khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)
* Nhận xét bài làm của học sinh .
 + Ưu điểm . 
Đa số nắm được yêu cầu của đề , phần trắc nghiệm trả lời tương đối đủ các câu hỏi chính xác về các văn bản đã học . 
Phần tự luận phân biệt được khái niệm tục ngữ , biết phân tích được nghĩa đen , nghĩa bóng của câu tục ngữ . Bài văn ngắn đã nêu được trình tự dẫn chứng trong bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta . Viết văn có cảm xúc , trình bày rõ ràng mạch lạc . 
 + Nhược điểm . Nhiều em chưa có kỹ năng viết đoạn văn , chưa có câu mở đoạn , kết đoạn , chưa chọn được cách lập luận quy nạp hay diễn dịch . 
Trình bày cẩu thả , dập xóa tùy tiện , chưa biết tách đoạn văn , chưa cảm nhận được những nét chủ yếu về nghệ thuật của văn bản . 
II. Bài kiểm tra tiếng việt. 
* GV nhắc lại yêu cầu bài kiểm tra tiếng việt . 
 A. . Phần trắc nghiệm (2đ) Mỗi câu đúng cho o,25đ , câu 6 cho 0,75đ
Đáp án : Câu 1c, Câu 2c, Câu 3a, Câu 4b, Câu 5a, Câu 6a. 
B. Phần tự luận ( 8đ)
 Câu 1: Nêu đúng sự khác nhau giữa câu đặc biệt – câu rút gọn (3đ)
* Câu rút gọn:
- Về bản chất: được cấu tạo theo mô hình CN – VN
- Căn cứ vào ngữ cảnh có thể khôi phục lại được thành phần rút gọn.
* Câu đặc biệt
- Về bản chất: không được cấu tạo theo mô hình CN – VN
+ Không thể khôi phục vì không xđ được cụm từ hoặc từ đó làm thành phần nào trong câu.
 Câu 2. ( 2 đ) Tác dụng của việc thêm trạng ngữ vào câu : Câu a chỉ mục đích của việc học tập , Câu b, c chỉ trạng thái hành động , Câu d chỉ quan hệ nhân – hê quả 
 Câu3 : (3 đ)
Y/cầu: Đoạn văn có câu mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn
+ Có sử dụng câu đặc biệt. Câu rút gọn. 
+ Mạch lạc nổi bật chủ đề.
+ Biết trình bày không sai lỗi chính tả.
* Nhận xét bài làm của học sinh . 
 + Ưu điểm . 
Đa số nắm được yêu cầu đề ra , biết phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn 
Đoạn văn đã sử dụng câu đặc biệt và câu rút gọn đã nêu được chủ đề bằng việc dẫn dắt vấn đề . Trình bày đoạn văn ngắn gọn dễ hiểu . trình bày có tiến bộ .
 + Nhược điểm . 
Một số nắm bài chưa chắc nên còn trả lời sai .
Đoạn văn chưa phân biệt câu mở đoạn , phát triển đoạn , kết đoạn . Trình bày cẩu thả , sai lỗi dập xóa còn tùy tiện . Chưa biết vận dụng kiên thức vào viết văn . 
 . *Kết quả chung 2 bài văn và tiếng việt. 
Môn
T số 
0-2
3
4
TS
DướiTB
5
6
7
8-10
TS
TrênTB
Văn 
 3
2
2
7
13
10
2
3
28
TV
 2
2
2
6
12
11
3
3
29
* Học sinh tự chữa lỗi bài làm của mình . GV phát bài cho học sinh 
4. Củng cố .
 - Nhận xét chung về yêu cầu bài làm của học sinh
 5. Hướng dẫn .
 - Về nhà xem lại kiến thức đã học về tiếng việt và các bài văn đã học . 
 - Chuẩn bị bài sau . Tìm hiểu về phép lập luận giải thích . 
Tiết 108: Tập làm văn:
 TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
A-Mục tiêu bài học: 
 1. Kiến thức. 
- Đặc điểm của bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích.
 2. Kỹ năng 
-Nhận diện và phân tích một văn bản nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu văn bản này .
- Biết so sánh để phân biệt lập luận giải thích với lập luận chứng minh . 
 3. Thái độ .Giáo dục ý thức học tập tích cực tự giác. 
B-Chuẩn bị: 
-Gv:Những điều cần lưu ý: Giải thích là chỉ ra các nội dung của hiện tượng cần được giải thích, hay nói cách khác là phân tích nội dung ấy ra.
-Hs:Bài soạn
C-Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp
 Ngày dạy........3/2012 lớp 7B
 2.Kiểm tra: 
 3.Bài mới: Giải thích là một nhu cầu rất phổ biến trong đời sống XH. Trong nhà trường, giải thích là một kiểu bài nghị luận q.trong. Vậy nghị luận giải thích là gì ? Nó liên quan gì đến kiểu bài nghị luận chứng minh ? Chúng ta đi tìm hiểu ND bài hôm nay.
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Trong cuộc sống, khi nào thì người ta cần giải thích ? (Khi gặp 1 h.tượng mới lạ, khó hiểu, con người cần có 1 lời giải đáp. Nói đơn giản hơn: khi nào không hiểu thì người ta cần giải thích rõ).
-Hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hằng ngày ?
-Vì sao có lụt ? (Lụt là do mưa nhiều, ngập úng tạo nên).
-Vì sao lại có nguyệt thực ? (Mặt trăng không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản quang lại ánh sáng nhận từ mặt trời. Trong q.trình vận hành, trái đất-mặt trăng-mặt trời có lúc cùng đứng trên một đường thẳng. Trái đất ở giữa che mất nguồn ánh sáng của mặt trời và làm cho mặt trăng bị tối.)
-Vì sao nc biển mặn ? (Nc sông, nc suối có hoà tan nhiều loại muối lấy từ các lớp đất đá trong lục địa. Khi ra đến biển, mặt biển có độ thoáng rộng nên nc thường bốc hơi, còn các muối ở lại. Lâu ngày muối tích tụ lại làm cho nc biển mặn).
-Muốn giải thích các v.đề nêu trên thì phải làm thế nào 
-Em hiểu thế nào là giải thích trong đời sống ?
+Gv: trong văn nghi luận, người ta thường yêu cầu giải thích các v.đề tư tưởng, đạo lí lớn nhỏ, các chuẩn mực hành vi của con người. Ví dụ như: Thế nào là hạnh phúc ? Trung thực là gì ? ...
+Hs đọc bài văn.
-Bài văn giải thích v.đề gì ? (Giải thích về lòng khiêm tốn).
-Lòng khiêm tốn đã được giải thích bằng cách nào ? (Giải thích bằng lí lẽ).
-Để hiểu phương pháp giải thích, em hãy chọn và ghi ra vở những câu định nghĩa như: Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính,... ?
-Theo em cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn có phải là cách giải thích không ?
-Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn có phải là nội dung của giải thích không ?
:Tổng kết (5 phút)
-Em hiểu thế nào là lập luận giải thích ?
-Người ta thường giải thích bằng những cách nào ?
-Lí lẽ trong văn giải thích cần phải như thế nào ?
-Muốn làm được bài văn giải thích cần phải làm gì ?
:Luyện tập, củng cố(10 phút)
-Hs đọc bài văn.
-Bài văn giải thích v.đề gì ?
-Bài văn được giải thích theo ph.pháp nào ?
A-Tìm hiểu bài:
I-Mục đích và phương pháp giải thích:
1-Giải thích trong đời sống:
-Vì sao có lụt ? 
-Vì sao lại có nguyệt thực ? 
-Vì sao nc biển mặn ? 
=>Muốn giải thích được sự vật thì phải hiểu, phải học hỏi, phải có k.thức về nhiều mặt.
*Ghi nhớ 1: sgk (71 ).
2-Giải thích trong văn nghị luận:
*Bài văn: Lòng khiêm tốn
-Những câu văn giải thích có tính chất định nghĩa: Khiêm tốn có thể coi là 1 bản tính căn bản,Khiêm tốn là chính nó tự nâng cao g.trị cá nhân của con người, Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, Khiêm tốn là tính nhã nhặn,...
-Cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn là 1 cách giải thích bằng h.tượng.
-Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn cũng là cách giải thích về lòng khiêm tốn.
II-Tổng kết:
*Ghi nhớ: sgk (71 ).
B-Luyện tập:
*Bài văn: Lòng nhân đạo
-Bài văn giải thích v.đề về lòng nhân đạo.
-Phương pháp giải thích: Định nghĩa, dùng thực tế, mở rộng vấn đề bằng cách nêu khó khăn và tác dụng của vấn đề.
 4. Củng cố .
- Em hiểu thế nào là lập luận giải thích .?
- Muốn làm văn giải thích cần phải chú ý điều gì ?
 -Gvđánh giá tiết học
 5. Hướng dẫn .)
-Học thuộc ghi nhớ, làm tiếp phần luyện tập.
-Soạn bài “Sống chết mặc bay”
 Ngày 5 tháng 3 năm 2012 .
 Ký duyệt.
 Phạm Minh Thoan. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24 27 20112012.doc