Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 26

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 26

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp HS

- Nắm được luận điểm cơ bản và các phương pháp lập luận của bài văn nghị luận đã học.

- Chỉ ra được những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của mỗi bài văn nghị luận đã học.

- Nắm được đặc trưng chung của văn nghị luận qua sự phân biệt với các thể loại khác.

2. Kĩ năng:

- Hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu nhận diện, tìm hiểu và phân tích văn bản nghị luận.

3. Thái độ:

 - HS có ý thức hệ thống hoá kiến thức phần văn nghị luận.

II. Chuẩn bị

1. Thầy: Hệ thống câu hỏi và đáp án bài ôn tập.

2. Trò: Ôn tập văn nghị luận, chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.

III. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định tổ chức 7A:.vắng:.

 

doc 8 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Tiết 101: «n tËp v¨n nghÞ luËn 
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS
- Nắm được luận điểm cơ bản và các phương pháp lập luận của bài văn nghị luận đã học.
- Chỉ ra được những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của mỗi bài văn nghị luận đã học.
- Nắm được đặc trưng chung của văn nghị luận qua sự phân biệt với các thể loại khác.
2. Kĩ năng: 
- Hệ thống hoá, so sánh, đối chiếu nhận diện, tìm hiểu và phân tích văn bản nghị luận.
3. Thái độ:
 	- HS có ý thức hệ thống hoá kiến thức phần văn nghị luận.
II. Chuẩn bị 
1. Thầy: Hệ thống câu hỏi và đáp án bài ôn tập.
2. Trò: Ôn tập văn nghị luận, chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức 7A:..............vắng:....................................................................................
 7B:...............vắng:....................................................................................
2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới: : 
* Giới thiệu bài: Để nắm được nhữmg kiến thức các em đã học về văn nghị luận, tiết học này cô cùng các em đi ôn lại những kiến thúc về văn nghị luận.
Hoạt động 1: Lập bảng hệ thống kiến thức 
 GV kẻ bảng (theo mẫu SGK)
- Yêu cầu: Mỗi HS trả lời cho một văn bản
HS: lần lượt nêu đáp án đã chuẩn bị ở nhà.
I. Tóm tắt nội dung của bài nghị luận
STT
Tên bài
Tác giả
Đề tài nghị luận
Luận điểm
Phương pháp lập luận
1
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Hồ Chí Minh
Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam
Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta.
Chứng minh
2
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Đặng Thai Mai
Sự giàu đẹp của Tiếng việt
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng hay, một thứ tiếng đẹp.
Chứng minh kết hợp giải thích.
3
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Phạm Văn Đồng
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Bác giản dị trong mọi phương diện: Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết.
Chứng minh kết hợp giải thích và bình luận.
4
Ý nghĩa văn chương
Hoài Thanh
Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người
Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương người, thương muôn loài muôn vật. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống, nuôi dưỡng và làm giàu tình cảm con người.
Giải thích kết hợp bình luận.
Hoạt động 2: 
II. Đặc sắc nghệ thuật của các bài văn nghị luận
Tên bài
Đặc sắc nghệ thuật
Tình thần yêu nước của nhân dân ta 
- Bố cục chặt chẽ , dẫn chứng chọn lọc , toàn diện , sắp xếp hợp lí ; hình ảnh so sánh đặc sắc 
Sự giàu đẹp của tiếng việt 
- Bố cục mạch lạc , kết hợp giải thích và chứng minh ; luận cứ xác đánh , toàn diện chặt chẽ 
Đức tình giản dị của BH 
- Dẫn chứng cụ thể , xác thực ,toàn diện , kết hợp chứng minh giải thích và bình luận , lời văn giản dị và giàu cảm xúc 
Yù nghĩa văn chương 
- Trình bày những vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn giản dị , kết hợp với cảm xúc ; văn giàu cảm xúc 
Hoạt động 3:
III. Bảng hệ thông, so sánh đối chiếu các yếu tố tự sự, trữ tình với văn nghị luận
STT
Thể loại
Yếu tố
1
Truyện
- cốt truyện 
- Nhận vật 
- Nhân vật kể
2
Trữ tình
- Tâm trạng , cảm xúc 
- Hình ảnh , vần nhịp , nhân vật trữ tình 
3
Kí
- Nhân vật , nhân vật tự kể 
4
Thơ tự sự
- Nhân vật , nhân vật tự kể , vần nhịp 
5
Tuỳ bút
- Thường có tác giả biểu lộ ý nghĩ , cảm xúc 
6
Nghị luận
- Luận điểm , luận cứ 
GV: Qua bảng thống kê đó em hãy nêu sự khác nhau giữa văn bản nghị luận và các thể loại tự sự trữ tình ?
HS: - văn nghị luận: chủ yếu dùng lí lẽ ,dẫn chứng và cách lập luận để thuyết phục người đọc. 
- văn tữ sự chủ yếu để kể chuyện, thơ tự sự có vần, nhịp, văn thơ trữ tình chủ ỵếu là bộc lộ cảm xúc. 
GV: Vậy những câu tục ngữ có thể xem là những văn bản nghị luận đặc biệt hay không? vì sao?
HS: - có thể vì mỗi câu tục ngữ là một luận đề hình ảnh chưa được chứng minh.
GV: Qua đây cho biết nghị luận là gì? văn nghị luận khác với các thể tự sự , trữ tình ở chổ nào? nêu các phương pháp lập luận chính? 
HS: Trả lời ghi nhớ sgk
Hoạt động 4: HDHS luyện tập
GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm:
Câu 1: Yếu tố nào có ở cả ba thể loại: truyện kể, thơ kể chuyện?
A. Tứ thơ 	C. Nhân vật
B. Vần, nhịp 	D. Luận điểm
Câu 2: Yếu tố nào không có trong văn bản nghị luận?
 	A. Luận điểm
 	B. Văn nhịp
 	C. Nhân vật
 	D. Các kiểu lập luận
Câu3: Tục ngữ được xếp vào loại văn bản nào?
A. Một loại văn bản tự sự
B. Một loại văn bản biểu cảm
C. Một loại văn bản trữ tình
D. Một loại văn bản nghị luận đặc biệt ngắn gọn
- HS trình bày kết quả
- Các nhóm nhận xét chéo
- GV nhận xét
 4. Củng cố:
 - GV hệ thống hoá kiến thức cơ bản
	- Luận điểm chính của văn bản 'Đức tính giản dị của Bác Hồ" ?
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học bài theo phần tìm hiểu trên lớp, ôn tập toàn bộ văn nghị luận
- Chuẩn bị bài: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu.
 Tiết 102
DÙNG CỤM CHỦ - VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
Dạy 7a:
 7b:
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS
	- Hiểu mục đích của việc dùng cụm- chủ vị để mở rộng câu.
	- Các trường hợp dùng cụm- chủ vị để mở rộng câu.
2. Kĩ năng: 
 	 - Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần câu.
- Nhận biết các cụm chủ - vị làm thành phần cụm từ.
3. Thái độ: 
 	- Có ý thức vận dụng cụm C - V trong khi nói và viết mở rộng câu. 
II. Chuẩn bị 
1. Thầy: Bảng phụ (ghi ví dụ phần I)
2. Trò: Đọc và tìm hiểu các ví dụ trong SGK
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Cho ví dụ.
3. Bài mới: 
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách dùng cụm C - V để mở rộng câu 
GV treo bảng phụ ghi ví dụ mục I.
HS đọc ví dụ
GV: Hãy tìm các cụm danh từ có trong câu trên?
HS: - Chỉ ra các cụm danh từ được kẻ chân như VD bên.
GV: Phân tích cấu tạo của những cụm danh từ vừa tìm được và cấu tạo của phụ ngữ trong mỗi cụm danh từ?
HS: Phân tích 
GV: Theo em, phụ ngữ sau có cấu tạo như thế nào? 
HS: - là một cụm C - V
GV: Định ngữ đứng trước là một từ chỉ lượng.
GV: Qua phân tích ví dụ trên, em hiểu thế nào là dùng cụm chủ vị làm thành phần câu?
HS đọc phần ghi nhớ
Hoạt động 2: Tìm hiểu các trường hợp dùng cụm C - V để mở rộng câu
HS đọc ví dụ 1, 2, 3, 4
GV: Tìm chủ ngữ làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu trên. Cho biết trong mỗi câu cụm C - V làm thành phần gì?
GV có thể đặt các câu hỏi để giúp HS tìm các cụm C - V và vai trò của chúng trong câu như:
GV: Điều gì khiến tôi vui mừng và vững tâm?
HS: - Chị Ba đến
GV: Khi bắt đầu cuộc kháng chiến, nhân dân ta như thế nào?
HS: - tinh thần rất hăng hái
GV: Chúng ta có thể nói gì?
HS: - trời sinh lá sen để bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen.
GV: Nói cho đúng thì phẩm giá của Tiếng Việt chỉ mới thực sự được xác định và đảm bảo từ ngày nào?
HS: - Cách mạng tháng Tám thành công
GV: Qua các ví dụ trên, em thấy các thành phần nào của câu có thể mở rộng cụm C - V?
HS đọc phần ghi nhớ SGK
GV cho HS lấy thêm một vài ví dụ để minh họa.
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1: 
HS đọc yêu cầu bài tập: Tìm cụm C- V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ, nói rõ làm thành phần gì?
HS thảo luận, trình bày kết quả
Bài tập 2: 
GV: Chia HS làm bốn nhóm đặt câu
HS: Đại diện các nhóm trình bày 
GV nhận xét
Bài tập 3: 
GV hướng dẫn HS viết 
HS trình bày.
GV nhận xét, bổ sung
I. Thế nào là dụng cụm chủ – vị để mở rộng câu?
* Ví dụ: SGK
* Nhận xét: 
+ Cụm danh từ:
- những tình cảm ta không có
- những tình cảm ta sẵn có.
+ Phân tích cấu tạo cụm danh từ:
- Danh từ trung tâm: tình cảm
- Định ngữ trước: những
- Định ngữ sau: ta không có, ta sẵn có
* Cấu tạo định ngữ sau:
 ta / không có
 C	 V	
 ta / sẵn có
 C	 V
=>Là một cụm chủ vị
* Ghi nhớ: (SGK- T. 68)
II. Các trường hợp dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu
* Ví dụ:
a. Chị Ba đến -> chủ ngữ
b. tinh thần rất hăng hái -> vị ngữ
c. trời sinh lá sen để bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen. 
->bổ ngữ trong cụm động từ
d. Cách mạng tháng Tám thành công -> định ngữ trong cụm danh từ.
* Ghi nhớ: (SGK- T.69)
III. Luyện tập
1. Bài tập1 (T.69)
a.  chỉ riêng những người chuyên môn mới định được (cụm C- V làm phụ ngữ trong cụm danh từ)
b. khuôn mặt đầy đặn (cụm C- V làm vị ngữ)
c. - các cô gái Vòng đỗ gánh (phụ ngữ trong cụm danh từ)
- hiện ra  chút bụi nào (cụm C- V làm phụ ngữ trong cụm động từ)
d.- một bàn tay đập vào vai (làm chủ ngữ)
 - hắn giật mình (làm phụ ngữ)
2. Bài tập 2
Đặt câu có cụm C- V để mở rộng câu (Mỗi trường hợp một câu)
3. Bài tập 3
Viết một đoạn văn ngắn (3- 4 câu) nội dung tự chọn. Trong đoạn văn có dùng cụm C – V để mở rộng câu.
4. Củng cố:
- Thế nào là dùng cụm C - V làm thành phần câu?
- Những thành phần nào của câu có thể được mở rộng?
5. Hướng dẫn học ở nhà 
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Tự tìm các ví dụ có dùng cụm C - V để mở rộng câu.
- Trả bài viết tập làm văn số 5, bài kiểm tra văn, kiểm tra tiếng Việt.Hướng dẫn HS đọc lại bài, phát hiện và sửa lỗi
Tiết 103
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5,
BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT, BÀI KIỂM TRA VĂN
Dạy 7a:
 7b:
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Qua việc nhận xét, chữa lỗi ba bài kiểm tra thuộc ba phân môn Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn, giúp HS củng cố nhận thức, rèn luyện kĩ năng tổng hợp môn Ngữ văn đã học.
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng phân tích lỗi sai trong bài làm của bản thân, tự sửa trên lớp và ở nhà.
3. Thái độ: 
- HS có ý thức sửa những lỗi sai.
II. Chuẩn bị 
1. Thầy: Chấm, chữa bài, thống kê lỗi sai.
2. Trò: Ôn lại phần văn chứng minh và những phần tiếng Việt đã học.
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức 7A:..............vắng:....................................................................................
 7B:...............vắng:....................................................................................
2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới:	 
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1: Trả bài Tập làm văn số 5 
HS nhắc lại đề bài – GV ghi lên bảng
HS xác định thể loại: luận điểm cần chứng minh? Lấy dẫn chứng từ đâu?
HS xây dựng dàn ý (theo nhóm)
Đại diện nhóm trình bày – GV bổ sung
GV kết luận về dàn bài
HS nhận xét bài viết của mình
 ( Theo câu hỏi SGK )
 GV nhận xét nhận xét chung:
* Ưu điểm:
- Hoàn thiện bài viết
- Nhiều em biết cách viết bài văn ghị luận chứng minh.
- Một số bài lập luận chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể.
* Nhược điểm:
- Một số bài viết lập luận chưa chắc chắn
- Một số bài nghèo dẫn chứng, chưa biết cách lập luận.
- Mắc lỗi chính tả, lỗi câu.
GV yêu cầu HS tự sửa lỗi trong bài làm của mình.
Hoạt động 2: Trả bài kiểm tra Tiếng Việt 
* Ưu điểm:
- Nhiều em nắm khá vững kiến thức cơ bản về câu đặc biệt, câu rút gọn và trạng ngữ, có khả năng dùng từ đặt câu (Lộc, Ngân, Nguyệt Hương ( 7a); Nguyễn Ngân, Mai, Phi 9 7b)
.
 * Nhược điểm:
 - Một số em chưa nắm vững KTcơ bản, kĩ nắng đặt câu, dựng đoạn còn nhiều hạn chế ( Quang, Nhung ( 7a); Quang Anh, Duyên ( 7b).
GV: Đưa ra đáp án đúng.
HS: Đối chiếu đáp án của GV với bài làm của mình.
GV: Giải đáp thắc mắc của HS ( nếu có).
Hoạt động 3: Trả bài kiểm tra Văn 
GV nhận xét chung
* Ưu điểm:
Phần đa nắm được yêu cầu đè bài, một số bài đạt kết quả cao ( làm chủ kiến thức).
* Nhược điểm:
- Một số em chưa xác định đúng yêu cầuđề bài . Chưa nắm chắc kiến thức vềvề các văn bản được kiểm tra..
* GV: Đưa ra đáp án đúng, HS đối chiếu.
GV: kết luận chung cả ba bài kiểm tra:
* Ưu điểm: Có nhiều tiến bộ so với học kì I, nhiều em có ý thức vươn lên, đa số hiểu kiến thức cơ bản đã học, nắm vững các bước viết bài văn nghị luận chứng minh, bố cục bài viết tương đối rõ ràng.
* Hạn chế:
- Chữ viết: Một số em chua chuẩn chính tả ( Điển, Quâng, Tuấn, hoàng ( 7a); Trường, Quang Anh, Kiên 
( 7b).
- Kiến thức cơ bản một số em chưa nắm vững.
- Kĩ năng đặt câu, dựng đoạn văn còn nhiều em chưa thuần thục.
A. Trả bài tập làm văn số 5
I. Đề bài: Chứng minh câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tầm quan trọng của rừng đối với đời sống con người. Cần bảo vệ rừng
II. Dàn ý( tiết 95,96)
III. Nhận xét
IV. Chữa lỗi 
B. Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
I. Đáp án (tiết 90)
II. Nhận xét
III. Chữa lỗi
C. Trả bài kiểm tra Văn
Nhận xét:
 *Đáp án ( tiết 98)
4. Củng cố:
 - Lưu ý học sinh cách làm bài kiểm tra tổng hợp kiến thức của một phần đã học.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Ôn tập lại văn nghị luận chứng minh.
	- Ôn tập phần tiếng Việt về câu.
	- Ôn tập phần văn nghị luận và Ca dao, dân ca
 - Tìm hiểu bài: Tìm hiểu chung về phép lập giải thích.
Tiết 104: 
TÌM HIỂU CHUNG
VỀ PHÉP LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
Dạy 7a:
 7b:
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm của một bài văn nghị luận giải thích và yêu cầu cơ bản của phép lập luận giải thích.
2. Kĩ năng: 
- Nhận diện và phân tích các đề bài văn nghị luận giải thích để hiểu đặc điểm của kiểu văn abnr này,
- Biết so sánh để phân biệt lập luận giair thích với lập luận chứng minh.
3. Thái độ: 
- HS có ý thức vận dụng kiến thức vào làm các bài tập.
II. Chuẩn bị . 
1. Thầy: Một số đoạn văn giải thích (phần I)
2. Trò: Đọc kĩ văn bản trong SGK và trả lời các câu hỏi.
III. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là phép lập luận chứng minh?
3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1:
Tìm hiểu mục đích và phương pháp giải thích.
GV: Trong đời sống hàng ngày, những khi nào người ta cần giải thích?
HS: - Khi cần hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực. Cần giải thích khi gặp một hiện tượng lạ, con người chưa hiểu -> cần giải thích:
GV: Hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hàng ngày?
VD: - Vì sao có hiện tượng mưa nắng?
 - Vì sao nước biển mặn?
HS: Muốn trả lời (tức là giải thích) các vấn đề nêu trên thì phải làm như thế nào?
HS: - Phải hiểu, phải có tri thức khoa học chuẩn xác.
GV: Trong văn nghị luận, giải thích là một thao tác làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của một từ, một câu, một khái niệm, một hiện tượng xã hội, lịch sử nào đó (thường là một nhận định, một quan điểm). VD: Thế nào là một tình bạn đẹp?
GV cho HS đọc văn bản SGK
GV: Bài văn giải thích vấn đề gì?
HS: - Lòng khiêm tốn
GV: Giải thích bằng cách nào?
HS: - Khiêm tốn là gì? Khiêm tốn có lợi (hại) gì? Lợi (hại) cho ai? Các biểu hiện khiêm tốn có hạ thấp con người không?
GV: Tìm các câu định nghĩa về lòng khiêm tốn?
HS: + Lòng khiêm tốn có thể coi là với sự vật.
 + Khiêm tốn là sống nhã nhặn
GV: Vì sao việc đưa định nghĩa như vậy lại là một cách giải thích?
HS: - Đây là một trong những cách giải thích vì nó trả lời câu hỏi: Khiêm tốn là gì?
GV: Các biểu hiện đối lập với khiêm tốn là gì?
HS: - Kiêu căng, tự phụ, tự mãn, kiêu ngạo
- > Đó là thủ pháp đối lập
GV: Hãy chỉ ra mở bài, thân bài, kết bài của bài văn? 
HS: - Bố cục 3 phần liên hệ chặt chẽ với nhau.
GV: Qua việc phân tích đoạn văn trên, em hiểu thế nào là lập luận giải thích?
HS đọc phần ghi nhớ
GV đọc một số đoạn văn 
HS nhận diện đoạn văn giải thích
Hoạt động 2: Luyện tập 
HS đọc văn bản “Lòng nhân đạo”
GV: Vấn đề được giải thích là gì?
HS: - Thế nào là lòng thương người, lòng nhân đạo.
GV: Hãy chỉ ra phương pháp giải thích trong bài?
HS: - Dùng các câu định nghĩa, liệt kê các biểu hiện.
I. Mục đích và phương pháp giải thích.
1. Nhu cầu giải thích trong đời sống.
- Khi cần hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực đời sống => cần giải thích. 
2. Giải thích trong văn nghị luận
* Văn bản: Lòng khiêm tốn
- Bài văn giải thích về lòng khiêm tốn.
- Cách giải thích: 
+ Đưa ra những câu định nghĩa.
+ Liệt kê các biểu hiện khiêm tốn 
+ Tìm lí do cũng là một cách giải thích 
- Bố cục 3 phần liên hệ chặt chẽ với nhau.
* Ghi nhớ (SGK- T.11)
II. Luyện tập
* Văn bản: Lòng nhân đạo
- Vấn đề giải thích: Thế nào là lòng thương người, lòng nhân đạo.
- Phương pháp giải thích: Dùng các câu định nghĩa, liệt kê các biểu hiện.
4. Củng cố: 
- Mục đích, tính chất của lập luận giải thích?
- Các yếu tố của lập luận giải thích?
5. Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học bài theo câu hỏi SGK
- Vận dụng kiến thức phương pháp giải thích làm bài tập 3, 4 (SGK)
- Chuẩn bị bài: Sống chết mặc bay.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 tuan 26.doc