Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 3, 4 - Bùi Thị Hương

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 3, 4 - Bùi Thị Hương

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

- Hiểu được khái niệm dân ca, ca dao.

- Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao, dân ca về tỡnh cảm gia đỡnh.

1. Kiến thức

- Khỏi niệm ca dao, dõn ca.

- Nội dung, ý nghĩa và một số hỡnh thức nghệ thuật tiờu biểu của những bài ca

doc 32 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 765Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Tuần 3, 4 - Bùi Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/ 9/ 2011
Tuần 3: tiết 9
Bài 3
Văn bản : Ca dao - dân ca
Những câu hát về tình cảm gia đình 
Mục tiêu cần đạt.
- Hiểu được khỏi niệm dõn ca, ca dao.
- Nắm được giỏ trị tư tưởng, nghệ thuật của những cõu ca dao, dõn ca về tỡnh cảm gia đỡnh.
1. Kiến thức
- Khỏi niệm ca dao, dõn ca.
- Nội dung, ý nghĩa và một số hỡnh thức nghệ thuật tiờu biểu của những bài ca dao về tỡnh cảm gia đỡnh.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu và phõn tớch ca dao, dõn ca trữ tỡnh.
- Phỏt hiện và phõn tớch những hỡnh ảnh so sỏnh, ẩn dụ, những mụ tớp quen thuộc trong cỏc bài ca dao trữ tỡnh về tỡnh cảm gia đỡnh.
3.Thỏi độ:
Học sinh đọc và cảm nhận :Tình cảm yêu quý nhớ thương và ơn nghĩa thấm thía sâu nặng dành cho những người ruột thịt . Đây là chủ đề nổi bật trong dân ca - ca dao. 
 - Hình thức thơ lục bát với các hình ảnh so sánh , ẩn dụ quen thuộc thường dùng để hát ru 
 B. Chuẩn bị của thày và trò : 
1. Thày : 
	- SGK , SGV , bài soạn , tư liệu tham khảo , đọc kỹ giáo án. 
Trò :
- Đọc kỹ bài và soạn bài ở nhà.
C. phương pháp: 
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, bình giảng, phõn tớch, khỏi quỏt
 D. Tiến trình dạy học : 
 1.Tổ chức : ổn định tổ chức – kiểm tra sĩ số . 
 2. Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu chủ đề và bố cục của văn bản " Cuộc chia tay của những con búp bê " ?
- ý nghĩa sâu sắc nhất rút ra từ văn bản này là gì? 
 3. Bài mới : 
 * Giới thiệu bài : 
	- Ca dao - dân ca là " Tiếng hát đi từ trái tim lên miệng" nó phát triển và tồn tại để đáp ứng nhu cầu bộc lộ tình cảm của nhân dân . Tình cảm của con người bao giờ cũng bắt nguồn từ tình cảm gia đình , nhất là với truyền thống văn hoá , đạo đức của người Việt Nam . 
 I. Đọc và tìm hiểu văn bản 
 - GV hướng dẫn học sinh và đọc mẫu . Cho học sinh đọc diễn cảm 4 bài ca trong văn bản . 
- Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích trong văn bản . 
- Theo em 4 bài ca dao khác nhau lại có thể hợp thành một văn bản ? 
- Trong chủ đề chung là tình cảm gia đình , em hãy c\xác định mỗi bài ca là lời của ai ? nói với ai ? 
- Có gì giống nhau trong hình thức diễn đạt của các bài ca dao trên . 
( GV cho HS thảo luận để trả lời ) 
- Bài ca 1 là lời của người mẹ nói với con điều gì? 
- Vì sao lời nhắn nhủ về công lao cha mẹ lại được thể hiện dưới hình thức lời hát ru? 
- Em hãy chỉ ra những hình ảnh so sánh đặc sắc ở bài ca ? ý nghĩa của những hình ảnh so sánh ấy? 
( Gv cho học sinh thảo luận nhóm đưa ra ý kiến nhận xét ) 
- ở cuối bài ca , công lao cha mẹ được diễn tả cụ thể hơn bằng từ ngữ nào? 
( GV yêu cầu học sinh nhắc lại nghĩa của cụm từ này) 
- Nêu rõ ý nghĩa của cách sử dụng cụm từ trên? 
- Em hãy đọc lại một vài câu hát về tình cảm ơn nghĩa cha mẹ trong ca dao? 
- Bài ca 2 diễn tả tâm trạng của người con nơi xa . tâm trạng đó diễn ra trong không gian và thời gian nào? 
- GV liên hệ 
- GV : " Ngõ sau"; " bến sông " là không gian biểu tượng trong ca dao , là nơi quen thuộc cho những người con gái ẩn giấu nỗi niềm riêng . 
- Hành động, nỗi niềm của người con gái được diễn tả qua những từ ngữ nào ? 
- Theo em tại sao người con gái có tâm trạng đó ? 
( Gợi ý : thân phận của những người con gái thuở xưa , không thể tự quyết định số phận của mình , phụ thuộc vào người khác do sự sắp đặt gả bán của cha mẹ . 
- Em có thuộc bài ca dao nào diễn tả tâm trạng của người con gái đi lấy chồng xa ? 
- Khi diễn tả nối nhớ ở bài 3 , tác giả ca dao dùng hình ảnh độc đáo nào ? 
- Theo em vì sao hình ảnh " nuộc lạt mái nhà " có thể diễn tả được nỗi nhớ sâu nặng của con cháu đối với ông bà? 
( GV cho học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi trên ) 
- Trong bài ca dao , cử chỉ " Ngó lên" còn gợi lên tình cảm gì đối với ông bà ? 
- Như vậy nội dung , tình cảm trong bài ca dao này là gì ? 
 - Trong bài các từ " người xa" ; " bác mẹ" ; "Cùng thân " ; có nghĩa như thế nào ? 
- Từ đó em hiểu tình anh em được cắt nghĩa trên cơ sở nào? 
- Tình cảm anh em được so sánh bằng những hình ảnh nào? Vì sao được ví như vậy ? 
-Tình anh em còn có ý nghĩa gì trong câu “Anh em hoà thuận hai thân vui vầy” ? 
- Như vậy bài ca dao này có ý nghĩa : đề cao tình cảm nào của con người ? Nhắn nhủ điều gì? 
- Tình anh em yêu thương hoà thuận là nét đẹp trong đạo lý dân tộc . Trong cổ tích có truyện " Trầu ca "nhứng lại có truyện " Cây khế " Em suy nghĩ gì về điều này ? 
( GV cho HS thảo luận nhóm trả lời ) 
1) Đọc - chú thích 
a) Đọc .
b) Chú thích 
- Chú ý các từ " Cù lao chín chữ "; " nuộc lạt " ; "Bác mẹ "
2)Cấu trúc văn bản . 
- Vì cả 4 bài đều có nội dung nói về tình cảm trong gia đình . 
Bài 1 : Lời của mẹ ru con , nói với con . 
Bài 2 : Lời của người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ và quê mẹ . 
Bài 3 : Lời của con cháu nói với ông bà (hoặc người thân ) về nỗi nhớ ông bà. 
Bài 4 : Là lời của những người thân trong gia đình, họ tộc nói với nhâu, khuyên nhủ nhau . 
- Thể thơ lục bát ( GV giới thiệu ngắn gọn ) 
- Giọng thơ tâm tình, nhắn nhủ .
- Diễn đạt bằng hình ảnh . 
3) Phân tích 
Bài ca dao 1 : 
- Nói về công lao cha mẹ đối với con và nhắc nhở bổn phận làm con trước công lao to lớn ấy . 
- Hát ru : Tạo nên sự gần gũi thiêng liêng trong tình mẹ - con, âm điệu của bài là âm điệu tâm tình , sâu lắng . 
Công cha - núi ngất trời
Nghĩa mẹ - nước biển đông .
đ Lối ví quen thuộc của ca dao : lấy cái to lớn mênh mông , vĩnh hằng của thiên nhiên làm hình ảnh so sánh có ý nghĩa biểu tượng . Núi và biển không thể đo được , cũng như công ơn sinh thành của cha mẹ là vô cùng , không giới hạn . 
đ Cách so sánh này làm cho những khái niệm trìu tượng trở nên cụ thể , sinh động . 
" Cù lao chín chữ"
đ Cho thấy công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề không sao kể siết . Đồng thời cũng gợi lên trong lòng người đọc lòng biết ơn sâu nặng đối với công lao cha mẹ . 
VD : " Công cha như núi Thái Sơn..."
" Công cha như núi ngất trời 
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông "
Bài 2 : 
- Thời gian : chiều chiều đ không phải là một buổi chiều mà là nhiều buổi chiều . Trong ca dao đây là thời điểm gợi buồn , gợi nhớ . 
" Vẳng nghe chim vịt kêu chiều ..."
" Chiều chiều ra ngõ em trông
Trông mây , mây khuất , trông người , người xa "
- Không gian : Ngõ sau đ nơi vắng lặng heo hút , vào buổi chiều lại càng vắng vẻ , gợi lên cảnh ngộ cô đơn của người con gái muốn giấu nỗi niềm riêng, bơ vơ nơi đất khách quê người 
- Ra đứng . 
Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều . 
đ trông về , ra đứng : hành động tĩnh , một tư thế chứa đựng tâm trạng đặc biệt ẩn chứa nhiều tâm sự khó bộc lộ . 
đ Ruột đau chín chiều : nhiều nỗi niềm ngổn ngang ( nỗi nhớ , nối buồn , nỗi xót xa ) . 
đ Tâm trạng , nỗi niềm thương nhớ , buồn đau khôn nguôi . 
+ Nỗi nhớ thương cha mẹ khi không được ở bên chăm sóc cha mẹ , sống cách xa cha mẹ . 
+ Nỗi nhớ về một thời con gái đã qua . 
+ Nỗi niềm về cuộc sống hiện tại ở nhà chồng . 
" Chiều chiều ra đứng bến sông
Muốn về quê mẹ mà không có đò ".
Bài 3 : 
- Hình ảnh so sánh " nuộc lạt mái nhà" đ Hình ảnh đơn sơ , nhỏ bé , gần gũi ( khác những hình ảnh núi cao , sông rộng ) 
- Nuộc lạt mái nhà : bao giờ cũng nhiều , gợi sự kết nối bền chặt không tách rời của sự vật , giống như tình cảm huyết thống trong gia đình ( Một giọt máu đào hơn ao nước lã, của đau con xót ).
- Nuộc lạt : Cũng gợi lên công sức lao động bền bỉ của ông bà để tạo lập mái ấm gia đình . 
đ Cách diễn tả vừa cụ thể, dễ hiểu, vừa sâu sắc , chân thật . 
- Niềm tôn kính . 
- Nhớ thương và kính trọng sâu sắc đối với ông bà tổ tiên . 
Bài 4 : 
- Người xa : người xa lạ . 
- Bác mẹ : cha mẹ . 
- Cùng thân : cùng ruột thịt . 
- Không phải người xa lạ . 
- Cùng cha mẹ sinh ra . 
- Có quan hệ máu mủ ruột thịt . 
" Yêu nhau như thể tay chân "
đ Tay chân liền một cơ thể , không thể tách rời chia cắt . 
- Anh em gắn bó yêu thương sẽ đem lại hạnh phúc , vui vầy cho cha mẹ , đó là một cách báo hiếu cha mẹ . 
đĐề cao tình cảm anh em - truyền thống đạo lý trong gia đình Việt Nam . 
đ Nhắn nhủ anh em đoàn kết vì tình ruột thịt , vì mái ấm gia đình. 
- Nếu đặt vật chất lên trên tình anh em không coi trọng tình anh em sẽ bị trừng phạt . 
đ Đây cũng là một cách khẳng định sự cao quý của tình anh em . 
 II. Tổng kết
- Bốn bài ca dao tập hợp lại thành một văn bản tập trung thể loại tình cảm gia đình . Từ tình cảm ấy , em cảm nhận được vẻ đẹp cao quý nào trong đời sống tinh thần của nhân dân ta ? 
- Nghệ thuật nổi bật của các bài ca dao - dân ca ? 
-
 GV gọi HS đọc ghi nhớ - Khắc sâu
- Coi trọng công ơn và tình nghĩa các mối quan hệ trong gia đình . 
- Sự ứng xử tinh tế , sự thuỷ chung son sắt trong nếp sống và tâm hồn người Việt Nam . 
- Dùng thể thơ lục bát . 
- Các hình ảnh so sánh , ẩn dụ mộc mạc nhưng sâu sắc. 
- Giọng điệu tâm tình, nhắn nhủ . 
* Ghi nhớ (SGK)
 III. Luyện tập 
	 Bài tập 1 : 
 Tình cảm diễn tả trong 4 bài ca là tình cảm gia đình đó là : Nỗi nhớ mẹ nơi quê nhà , nỗi nhớ và yêu kính ông bà , ơn nghĩa công lao cha mẹ , tình anh em ruột thịt . Nó gần gũi , gắn bó , thiêng liêng nhất đối với mỗi con người 
	 Bài tập 2 : 
 Hãy chép lại một số bà ca khác có nội dung tương tự - HS chép bài , GV đọc và nhận xét bài của học sinh .
	 Bài tập 3 :
 Đặc sắc về nghệ thuật của các bài ca dao trên là gì ? 
	A . Âm điệu hát ru 	B . Hình ảnh nhân hoá
	C . Lối so sánh ví von 	D . Hai ý A và C 
 D. Hướng dẫn về nhà : 
	- Học sinh đọc diễn cảm . 
- Hát ru em bằng một bài ca dao - dân ca .
- Làm BT trong sách BTNV. 
- Soạn bài mới .''Những câu hát về tình yêu quê 
-------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 01/ 9/ 2011
tiết 10
Bài 4
Văn bản 
Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
 A. Mục tiêu cần đạt.
	Giúp hs cảm nhận,nắm được giỏ trị tư tưởng, nghệ thuật của những cõu ca dao, dõn ca về tỡnh yờu quờ hương, đất nước, con người.
1. Kiến thức
Nội dung, ý nghĩa và một số hỡnh thức nghệ thuật tiờu biểu của những bài ca dao về tỡnh yờu quờ hương, đất nước, con người.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu và phõn tớch ca dao, dõn ca trữ tỡnh.
- Phỏt hiện và phõn tớch những hỡnh ảnh so sỏnh, ẩn dụ, những mụ tớp quen thuộc trong cỏc bài ca dao về tỡnh yờu quờ hương đất nước, con người
- Tình yêu và niềm tự hào chân thành , tinh tế , sâu sắc của nhân dân ta trước vẻ đẹp của quê hương đất nước , con người . 
- Hình thức đối đáp, hỏi mời, nhắn gửi là các phương thức diễn hành trong ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người .
3.Thỏi độ:
Học sinh đọc và cảm nhận :Tình cảm yêu quý quờ hương đất nước, con người . Đây là chủ đề nổi bật trong dân ca - ca dao. 
 B. Chuẩn bị của thày và trò : 
1. Thày : 
	- Soạn bài , đọc kỹ giáo án. Đọc thêm tư liệu về ca dao . 
2. Trò :
- Đọc và soạn b ...  tập 2 (sgk) .
 3. Bài mới : 
I. Thế nào là đại từ (10’)
- VD ( sgk ) 
- Gv treo bảng phụ ghi ý nghĩa các từ (DT,ĐT,TT)
? Từ "nó " trong bảng trên có trực tiếp gọi tên sự vật , hiện tượng, tính chất không?
- H/s đọc VD a,b (sgk) 
? Từ "nó " ở (a) trỏ ai?, ở (b) trỏ gì ?
? ở VD(c), từ "thế" trỏ sự việc gì? Vì sao em hiểu nghĩa của từ này ? 
? ở VD (d), từ "ai"dùng để làm gì ? 
Gv : Những từ "ai","nó ","thế"là đại từ. 
? Vậy đại từ là gì ? 
? Các từ : "Nó", "thế", "ai" giữ vai trò ngữ pháp gì trong các đoạn trên ?
G.v giảng giải . 
- H/s nhắc lại kiến thức 
- Đọc ghi nhớ (Sgk) - GV khắc sâu.
1. Ví dụ ( sgk ) - Bảng phụ 
2. Nhận xét 
- Ngựa : tên gọi một loài vật . 
- Cười : tên gọi một hoạt động . 
- Đỏ : tên gọi một loại tính chất . 
- Nó : để trỏ người , sự vật . 
- " Nó " không trực tiếp gọi tên sự vật, hoạt động tính chất, mà dùng để chỉ ra một sự vật hiện tượng, tính chất nào đó được nói đến . đại từ troe cái gì tuỳ thuộc vào trường hợp giao tiép cụ thể . 
- " Nó " ở (a) trỏ "em tôi " 
- " Nó" ở (b) trỏ " con gà của anh Bốn Linh" 
- "Thế " trỏ sự việc "mẹ ra lệnh chia đồ chơi .
- Nhờ văn cảnh cụ thể mà ta hiểu nghĩa của từ " thế " . 
- Dùng để hỏi một đối tượng chưa biết rõ . 
=> Đại từ : dùng để trỏ người , sự vật , hoạt động tính chất được nhắc đến trong ngữ cảnh hoặc dùng để hỏi. 
- "Nó" ở VD (a) : chủ ngữ . 
- " Thế " ở VD (e) : phụ ngữ của động từ . 
- " Ai" ở VD (d) : Chủ ngữ . 
- " Nó "ở VD (b) : Phụ ngữ của danh từ . 
* Người học giỏi nhất lớp là nó đ " Nó" là đại từ làm vị ngữ . 
đ đại từ có thể đảm nhận vai trò ngữ pháp như chủ ngữ , vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, động từ , trạng từ . 
3. Ghi nhớ1 : ( sgk ) 
II. Các loại đại từ (15'). 
? Các đại từ : tôi , tao , tớ , chúng tôi, chúng tao, chúng tớ, mày, nó, họ...trỏ gì? 
? Các đại từ "bấy", "bấy nhiêu" trỏ gì?
? Các đại từ :vậy, thế ...trỏ gì?
? Nhóm đại từ để hỏi gồm có mấy nhóm nhỏ?Cho VD? 
- H/s đọc "ghi nhớ " - GV khắc sâu kiến thức . 
G.v nhắc nhở một số chú ý khi sử dụng đại từ .
- G.v dùng bản đồ trống, cho học sinh điền sơ đồ phân loại đại từ . 
1) Đại từ để trỏ : 
- Đại từ trỏ người, sự vật gọi là đại từ xưng hô . 
- Đại từ trỏ số lượng . 
VD : +) Có bấy nhiêu thôi . 
 +) Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu. 
 +) Từ bấy đến giờ mà nó vẫn vậy .
- Đại từ trỏ sự việc : 
VD : Anh rất chăm học . Ngoan cũng vậy . 
* Ghi nhớ 2 ( sgk ) 
2. Đại từ để hỏi : 
- Hỏi về người , sự vật : ai, gì . 
VD : +) Nó làm gì? 
 +) Người mặc áo đỏ kia là ai? 
- Hỏi về số lượng : bao nhiêu, mấy . 
VD : +) Có mấy con gà ở ngoài sân? 
 +) Anh mua bao nhiêu cân muối? 
- Hỏi về hoạt động , tính chất, sự việc : sao, thế nào.
VD : Cô ấy hình thức thế nào? 
* Ghi nhớ ( sgk ) 
* Chú ý : 
- Phân biệt các đại từ, này, vậy với các từ than, gọi, đệm : này, nào, vậy . 
VD : +) Tôi đi một mình vậy. 
 +) Nào ta cùng đi . 
- Đại từ để hỏi còn dùng chỉ ý nghĩa không xác định ( phiếm chỉ) . 
VD : +) Ta không thể nói tiếng Việt đẹp thế nào, cũng như không phân tích được cái đẹp của ánh sáng thiên nhiên . 
 +) Không có gì quý hơn độc lập tự do . 
- Đại từ "ai" có thể dùng xưng hô ở các ngôi khác nhau . 
VD : " Ai ơi còn nhớ ai không ? "
III. Luyện tập (10')	 
Bài tập 1 : 
 a) Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu thế nào là ngôi thứ 1 , 2 , 3 thế nào là số ít , số nhiều để học sinh tự điền . 
 b) Xác định ngôi của đại từ mình . 
 " Mình "ở câu đầu thuộc ngôi thứ nhất . 
 " Mình "ở câu sau thuộc ngôi thứ hai .
	 Bài tập 2 :
 Giáo viên hướng dẫn học sinh làm theo gợi ý 
	- Ôi kể làm sao hết được anh ! 
	Bao nhiêu máu chảy , bấy dòng kênh 
	Phải chi em gửi cho anh được . 
	Nắm đất đang nồng lửa đấu tranh . 
	( Tố Hữu)
	- Nếu anh đi thì chờ tôi với nhé ! 
	- Con đã về đây , ơi mẹ Tơm . 
	 Bài tập 3 : 
 Đặt câu với các đại từ "ai", "sao"; "bao nhiêu",...trỏ chung . 
	Giáo viên hướng dẫn 
	+) Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang . 
	+) Bao nhiêu tấc đất , tấc vàng bấy nhiêu .
- Bài tập 5 : 
 GV hướng dẫn : 
	Đại từ xưng hô trong tiếng Anh , Pháp , Nga , Trung Quốc ít hơn từ xưng hô tiếng Việt , có tính chất trung tính , không mang ý nghĩa biểu cảm. 
 D. Hướng dẫn về nhà : (4’)
	- Cho học sinh đọc bài đọc thêm . 
	- Hướng dẫn học sinh làm một số bài tập trong sgk và SBT Ngữ văn 7 . 
	- Học bài và làm bài tập . 
	- Xem trước bài mới: “Tạo lập văn bản”.
Ngày soạn: 05/ 9/ 2011
tiết 16
Tậplàm văn
Luyện tập Tạo lập văn bản 
A.Mục tiêu cần đạt.
- Củng cố lại những kiến thức cú liờn quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn nữa với cỏc bước của quỏ trỡnh tạo lập văn bản.
- Biết tạo lập một văn bản tương đối đơn giản, gần gũi với đời sống và cụng việc học tập của học sinh.
1. Kiến thức
Văn bản và quy trỡnh tạo lập văn bản.
2. Kỹ năng:
Tiếp tục rốn luyện kĩ năng tạo lập văn bản.
3. Thái độ
- Rèn kỹ năng thực hiện các bước của tạo lập văn bản . Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, có thể tạo lập được một văn bản tương đối đơn giản gần gũi với đời sống và công việc học tạap của các em . 
B. Chuẩn bị của thày và trò : 
 1. Thày : - Soạn bài , đọc kỹ giáo án, giao bài cho học sinh chuẩn bị theo nhóm , một số bài vằ mẫu . 
 	2. Trò : Đọc và soạn bài ở nhà. Học bài cũ và làm bài tập, chuẩn bị ở nhà theo hướng dẫn của giáo viên . 
C. phương pháp: 
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, giải thích 
 d. Tiến trình hoạt động dạy học : 
 1.Tổ chức : ổn định tổ chức – kiểm tra sĩ số . (1’)
 	2.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15 phút Tập làm văn
đề bài
Câu 1: ( 2,5 điểm)Thế nào là bố cục của văn bản? Bố cục của văn bản gồm mấy phần, là những phần nào?
Câu 2: ( 3 điểm) Các điều kiện để bố cục được rành mạch và hợp lí?
Câu 3: ( 4,5 điểm)Có một văn bản tự sự như sau:
	“Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được Phật trao cho một bông cúc. Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: “Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm”. Vì muốn mẹ sống lâu, cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ.Từ đó hoa cúc có rất nhiều cánhNgày nay, cúc vẫn được dùng chữa bệnh. Tên y học của cúc là Liêu Chi. ”
Đánh dấu các câu trong văn bản? Văn bản có mấy câu?
Phân tích bố cục 3 phần của văn bản?
đáp án và biểu điểm
Câu 1: (2,5 điểm)
+ Thế nào là bố cục của văn bản? 
Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí. ( 1,5 điểm)
+ Bố cục của văn bản gồm 3 phần ( 0,25 điểm)
Mở bài ( 0,25 điểm)
Thân bài ( 0,25 điểm) 
Kết bài ( 0,25 điểm)
Câu 2: (3 điểm) Các điều kiện để bố cục được rành mạch và hợp lí
- Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau; đồng thời, giữa chúng lại phải có sự phân biệt rạch ròi. (1,5 điểm)
 	- Trình tự sắp xếp các phần các đoạn phải giúp cho người viết (người nói) dẽ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra. (1,5 điểm)
Câu 3: ( 4,5 điểm) “Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ(1). Em được Phật trao cho một bông cúc(2). Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: “Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm” (3).. Vì muốn mẹ sống lâu, cô bé dừng lại bên đường tước các cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ(4)..Từ đó hoa cúc có rất nhiều cánh(5). Ngày nay, cúc vẫn được dùng chữa bệnh(6).. Tên y học của cúc là Liêu Chi(7).. ”
Đánh dấu đúng các câu trong văn bản. Văn bản có 7 câu ( 1,5 điểm)
b) Phân tích bố cục 3 phần của văn bản
+ Phần 1: Câu 1: Giới thiệu hoàn cảnh của câu chuyện và nhân vật chính của truyện.( 1 điểm)
+ Phần 2: Câu 2,3,4,5:Diễn biến câu chuyện ( 1điểm)
+ Phần3:Câu 6,7: Khảng định vai trò, giá trị của hoa cúc đến tận ngày nay.(1điểm)
3. Bài mới : 
- GV hướng dẫn , cho đề bài 
( sgk) để học sinh chuẩn bị ở nhà 
- GV hướng dẫn theo gợi ý sgk để học sinh chuẩn bị . 
I. Chuẩn bị ở nhà (5')
Đề bài : Em cần viết một bức thư để tham gia cuộc viết thư do Liên minh Bưu chính quốc tế ( UPU) tổ chức , với đề tài " Thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình "
Hãy chuẩn bị viết bài theo các bước : Tìm hiểu đề , tìm ý , lập dàn bài , viết 1 số đoạn văn . 
II. Thực hành trên lớp ( 25')
- H/s nhắc lại các bước trong quá trình tạo lập văn bản 
- Gv hướng dẫn cách thực hành trong giờ :
? Với đề bài như trên, em sẽ viết cho ai? 
? Em sẽ viết về nội dung gi?
? Em viết bức thư ấy để làm gì?
? Em sẽ dự định viết như thế nào?
- Hãy lập một dàn ý đại cương cho bài viết của em? 
(Thảo luận nhóm để đi đến thống nhất dàn ý của mỗi nhóm).
- Cho học sinh đọc bài tham khảo 
- Hướng dẫn h/s viết từng phần : 
- Cho các em trình bày phần chuẩn bị của tổ mình .
- Gv liên kết các phần thành một bài hoàn chỉnh.
-G.v nhận xét, đánh giá về cách thức làm (thực hành) của học sinh dựa vào những yêu cầu đã nêu ra 
1) Nội dung kiến thức : Gồm 4 bước .
- Định hướng . 
- Tìm ý , sắp xếp ý . 
- Viết thành văn . 
- Kiểm tra văn bản . 
2) Hình thức luyện tập . 
- Hình thức một buổi thảo luận về những nội dung cụ thể liên quan đến tạo lập một văn bản theo đề bài đã được nêu .
- GV đóng vai trò người điều khiển . 
3) Nội dung luyện tập : 
a. Bước định hướng . 
- Viết cho một bạn nước ngoài mà em đã từng quen ( trong một chuyến du lịch , một lớp học ngắn ngày , 
trên máy bay,...) 
- Có thể viết về một số nét tiêu biểu : truyền thống lịch sử, cảnh đẹp thiên nhiên, những đặc sắc về văn hoá , phong tục. 
- Bức thư không chỉ nhắc lại kiến thức địa lý, mà quan trọng hơn là gây thiện cảm của bạn đối với đất nước mình , góp phần xây dựng tình hữu nghị . 
- Dùng thể loại văn viết thư : Phần đầu ; phần chính ; phần cuối . 
b. Tìm ý , sắp xếp ý . 
* Mở đầu : Trình bày lý do viết thư ( do nhận được thư của bạn hỏi về Tổ Quốc mình , nên em viết thư đáp lại, do xem truyền hình về nước bạn mà em viết thư cho bạn ,... ) 
* Phần chính : Giới thiệu về đất nước Việt Nam : 
+) Cảnh đẹp : núi sông, danh lam thắng cảnh ; truyền thống lịch sử yêu nước chống ngoại xâm,...
+) Phong tục đẹp : Yêu thương gắn bó , hiếu khách, tự hào về đất nước , ... 
* Phần cuối : Lời chào, lời chúc , lời hứa hẹn hoặc mời bạn tới thăm đất nước mình . 
c. Viết thành văn .
- Tổ 1 : Viết phần đầu ( lý do ) .
- Tổ 2 : Viết phần chính ( cảnh đẹp , ...)
- Tổ 3 : Viết phần cuối + phần chính ( phong tục , truyền thống...) 
d. Kiểm tra. 
III. Luyện tập ( 5')
	- GV cho học sinh đọc bức thư tham khảo sgk - 60 . 
	- Sau khi đọc xong cho học sinh nhận xét . 
 D. Hướng dẫn về nhà : (4’)
	- Nhận xét giờ thực hành . 
	- Thu một số bài viết để kiểm tra . 
	- Chuẩn bị bài cho tuần sau " Tìm hiểu chung về văn biểu cảm". 
.
Ngày 08 tháng 9 năm 2011
Nhận xét của tổ chuyên môn
Phạm Thị Hường

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 3,4 - moi.doc